Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Tiết 13 - Tiết ôn tập Địa lý 7 theo định hướng đổi mới

 Môn địa lý nói chung, môn địa lý 7 nói riêng là một môn học giúp học sinh có được kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên trái đất và các châu lục. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn để học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lý ứng sử phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới. Từ đó giúp cho học sinh có ý thức tích cực tham gia bảo vệ môi trường, tôn trọng các giá trị kinh tế, văn hóa của nhân dân lao động trong nước và thế giới. Kiến thức này trừu tượng rất khó hiểu, nhiều khi rất xa lạ đối với các em.

Tài liệu SGK đã thể hiện các kiến thức này bằng nhiều hình thức khác nhau cả kênh chữ và kênh hình, tuy nhiên để HS nắm chắc các kiến thức này một cách lô gích quả là một điều rất khó đối với các em. Vai trò của người giáo viên là phải biết dùng PPDH hợp lí, đặc biệt cần quan tâm đến định hướng PPDH đổi mới.

Tiết ôn tập trong địa lí đóng vai trò quan trong trong chương trình, thế nhưng lại không được biên soạn trong bất kì một tài liệu nào vì vậy việc xác định sử dụng PPDH cho phù hợp lại càng khó khăn hơn. Tiết ôn tập không đơn thuần là ôn lại tất cả các kiến thức đã học mà học sinh cần phải biết phân tích, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí, các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở các châu lục và mối quan hệ của các thành phần tự nhiên kinh tế các phần lãnh thổ hoạc các nước mà các em đã được học. Để có các bài kiểm tra có chất lượng tốt thì tiết ôn tập có vai trò quan trọng, đặc biệt là vấn đề sử dụng PPDH của GV.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4853 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Tiết 13 - Tiết ôn tập Địa lý 7 theo định hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi đã mạnh dạn cải tiến, bổ sung dần dần PPDH mới áp dụng cho các bài địa lý nói chung đặc biệt trong tiết ôn tập (Tiết 14 địa lý 7) trong hai năm học thấy kết quả tiến bộ rõ rệt
Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Xuất phát từ yêu cầu chung ĐM PPDH và ĐM KTĐG nhằm nâng cao chất lượng dạy và học để phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Giúp cho học sinh có những kiến thức và kĩ năng là hành trang để hòa nhập dễ dàng cùng các nước trong khu vực và thế giới. Đòi hỏi mỗi giáo viên trong ngành giáo dục phải đổi mới PPDH cho phù hợp.
Mọi giáo viên phải có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện vấn đề đổi mới PPDH. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ cái cũ mà phải biết kết hợp tốt các PPDH truyền thống và PPDH mới đó là: Đàm thoại, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm nhỏ (Kĩ thuật thường dùng trong phương pháp này là “khăn trải bàn” hay “các mảnh ghép”.
Đổi mới PPDH phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phượng
Đặc biệt phải biết chọn những nội nào dùng PPDH truyền thống, nội dung nào dùng PPDH mới cho phù hợp để gây hứng thú học tập cho học sinh và phát huy được mọi đối tượng.
2.Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.1. Biện pháp tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở lý luận.
2.1. 1. Thiết kế kế hoạch bài học:
+ Xác định được mục tiêu.
+ Xác định được kiến thức trọng tâm.
+ Thiết kế các hoạt động của GV và HS phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp.
21.2. Vận dụng các PPDH 
+ Cải tiến PPDH truyền thống theo định hướng đổi mới, 
+ Tăng cường áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới.
2.1. 3. Thiết bị dạy học:
+ Các phương tiện thiết bị dạy học địa lý có chức năng kép: Vừa là nguồn tri thức địa lí vừa là phương tiện minh họa nội dung dạy học. Vì thế chúng ta cần biết 
được khi nào thì sử dụng thiết bị để khai thác kiến thức, khi nào dùng để minh họa cho phù hợp với yêu cầu.
+ Để nâng cao hiệu quả sử dụng cần có phương pháp và quy trình khai thác
 kiến thức hợp lí từ các thiết bị dạy học
2.1.4. Tổ chức dạy học trên lớp:
+ Tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với các phương tiện dạy học địa lý phù hợp.
+ Tổ chức hướng dẫn HS thu thập, sử lí thông tin và trình bày lại.
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhiều hình thức khác nhau.
* Từ tình hình thực tế và dựa trên cơ sở lý luận trên tôi không thể viết tất cả các giải pháp về đổi mới PPDH cho tất cả các bài Địa lý nói chung hay các bài ôn tập nói riêng mà mong muốn của tôi chỉ trình bày PPDH của tiết 13 tiết ôn tập địa lý 7. 
2.2. Biện pháp tổ chức thực hiện tiết 13 : TIẾT ÔN TẬP
2.2,1 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU.
a. Kiến thức và k ĩ năng: Củng cố các nội dung sau:
Phạm vi và cơ cấu các môi trường tự nhiên của đới nóng
So sánh đặc điểm của 3 môi trường tự nhiên ở đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa)
So sánh đặc điểm của 3 môi trường tự nhiên ở đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa)
Cách phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa (hay dựa vào biểu đồ khí hậu) biết được đặc điểm môi trường đới nóng. 
Các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng, So sánh được tính ưu thế của các hình thức này (về sự ra đời, an ninh lương thực, sản xuất hàng hóa )
b. Thái độ: Giáo dục cho HS thấy được :
Tầm quan trọng của các môi trường tự nhiên đối với đời sống của chúng ta .
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch.
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHO TỪNG NỘI DUNG
HĐ
Nội dung
Phương pháp được sử dụng
1
1.Phạm vi và cơ cấu các môi trường tự nhiên của đới nóng
Đàm thoại
2
2. So sánh đặc điểm của 3 môi trường tự nhiên ở đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa)
Hợp tác nhóm (sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép”
3. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
Hợp tác nhóm (sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép”
3
4. Cách phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa (hay dựa vào biểu đồ khí hậu) để nhận biết đươợc đặc điểm môi trường đới nóng. 
Đàm thoại kết hợp với thuyết trình và trực quan
4
5. Các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng, So sánh được tính ưu thế của các hình thức này (về an ninh lương thực, sản xuất hàng hóa )
Phát hiện và giải quết vấn đề
5
6. Dân số sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng, Biện pháp khắc phục
Đàm thoai (kết hợp với trực quan nghe và nhìn) Nội dung các câu hỏi được chuẩn bị vào các Slide hay vào bảng phụ)
2.2.3. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: + Chuẩn bị các phiếu học tập và đầy đủ nội dung cần ôn tập.
 + Chuẩn bị các phương án trả lời chuẩn về kiến thức
 + Làm công tác tổ chức, phân công công việc chuẩn bị cho HS
HS: + Phân công công việc cho từng thành viên trong tổ nhóm rõ ràng.
 + Chuẩn bị nội dung được yêu cầu vào các phiếu học tập.
2.2.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRÊN LỚP
Giáo viên: Kiểm tra việc thực hiện của học sinh, nhận xét đánh giá ý thức chuẩn bị bài của các em, nhắc nhở những em chưa hoàn thành cần phải cố gắng nhiều trong giờ.
 Hoạt động 1. Phạm vi và cơ cấu các môi trường tự nhiên của đới nóng.
 Hoạt động cá nhân. Nội dung đã chuẩn bị trong bảng phụ
 Thời gian: 2 phút (theo phiếu học tập số 1)
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Môi trường tự nhiên trong đới nóng trải dài từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam bao quanh trái đất Gồm các môi trường.
Xích đạo ẩm
Hoang mạc
Nhiệt đới gió mùa
Nhiệt đới
Hoạt động 2. So sánh đặc điểm của 3 môi trường tự nhiên ở đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa)
Phương pháp: Hợp tác theo nhóm
Hình thức: Được thực hiện 2 vòng
Vòng 1. (Học sinh đã được chuẩn bị ở nhà sau tiết học trước)
* Công tác tổ chức:
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung.
+ Nhóm màu đỏ gồm các em theo số thứ tự chia hết cho 3.
(Các em thuộc số thứ tự: 3; 6;9;12;15;18;21;24;27;30 )
+ Nhóm màu xanh gồm các em theo số thứ tự chia cho 3 dư 1.
(Các em thuộc số thứ tự: 1;4;7;10;13;16;19;22;25;28;31 )
+ Nhóm màu vàng gồm các em chia cho 3 dư 2.
(Các em thuộc số thứ tự: 2;5;8;14;17;20;23;26;29;32 ...)
* Nội dung Gồm 3 nội dung sau:
Vị trí đặc điểm môi trường xích đạo ẩm? Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp?
Vị trí đặc điểm của môi trường nhiết đới? những thuận lị và khó khăn về tự 
nhiên đối với sản xuất nông nghiệp?
Vị trí đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa? những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp?
*Phân công từng công việc cho các mhóm chuẩn bị.
Tên nhóm
Nội dung chuẩn bị
Màu đỏ
Vị trí và đặc điểm môi trường xích đạo ẩm, những thuận lợi và khó khăn đối sản xuất nông nghiệp.
Màu xanh
Vị trí và đặc điểm môi trường nhiệt đới, những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.
Màu vàng
Vị trí và đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa, những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.
Vòng 2 Được thực hiện trên lớp, thời gian 23 phút:
Trong đó: PHTsố 2: thời gian 15 phút,
 PHT số 3: thời gian 8 phút 
* Công tác tổ chức, giao nhiệm vụ
Hình thành 1 nhóm 6 em (gồm 2 đỏ; 2 xanh; 2 vàng)
+ Nhóm 1: Từ số thứ tự 1 đến 6.
+ Nhóm 2: Từ số thứ tự 7 đến 12
+ Nhóm 3: Từ số thứ tự 13đến 18 
+ Nhóm 4: Từ số thứ tự 19 đến 24 
+ Nhóm 5: Từ số thứ tự 25 đến 30
+ Nhóm 6: Từ số thứ tự 31 đến 36
+ Nhóm 7: Từ số thứ tự 37 đến 42
GV: - Thông báo nội dung hoạt động cho các nhóm.
 - Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
* Nội dung cho tất cả các nhóm hoạt động: 
1. So sánh đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của 3 môi trường trong đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa) (Được chuẩn bị trong phiếu học tập PHT số 2)
2. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.(Được chuẩn bị trong phiếu học tập PHT số 3)
* Hoạt động của học sinh
HS: Hoạt động trong vòng 23 phút.
 Đại diện các nhóm trìmh bày kết quả.
 Các nóm nhận xét chéo.
* Củng cố, chuẩn kiến thức
GV: Nhận xét đánh giá hoạt động của từng nhóm và chuẩn kiến thức để tất cả HS cùng chỉnh sửa nội dung cho
 đúng.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHIẾU SỐ 2
* Đặc điểm giống nhau của 3 môi trường trong môi trường đới nóng
Nhiệt độ cao quanh năm luôn trên 20 0C.
Có gió tín phong đông bắc và tín phong đông nam thổi quanh năm.
Lượng mưa lớn.
Chất hữu cơ thường phân hủy nhanh , tầng mùn mỏng dễ xảy ra hiện tượng xói mòn rửa trôi nếu không có cây che phủ.
Sâu bệnh phát triển mạnh.
Cả 3 môi trường đều rất phong phú và đa dạng thảm thực vật, giới động thực vật.
* Các đặc điểm khác nhau.
CÁC YẾU TỐ
MÔI TRƯỜNG 
XÍCH ĐẠO ẨM
MÔI TRƯỜNG 
NHIỆT ĐỚI
MÔI TRƯỜNG
 NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
Vị trí
Từ 50B đến 50N 
Từ 50 đ ến chí tuyển
ở hai nửa cầu
Nằm trong : MT nhiệt đới có hoạt động của gió mùa
Khí hậu
Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ:cao quanh năm trên 250C
- Biên độ giao động nhiệt: nhỏ khoảng 30
- Nhiệt độ:cao trên 200C có sự thay đổi theo mùa
- Biên độ giao động nhiệt:khá lớn 5-90C
- Trong năm có 2 lần nhiệt độ lên cao vào thời kì mặt trời đi qua thiên đỉnh
- Nhiệt độ trên 200C thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường
- Biên độ giao động nhiệt: khá lớn 5-90C 
- Trong năm có 2 lần mặt trời lên cao, càng gần xích đạo khoảng cách càng xa, số lần càng rõ.
Chế độ mưa
Mưa quanh năm TB từ 1500 2500mm/năm
Mưa theo mùa TB từ 500 1500mm/năm.
Mưa tập trung vào một mùa, thời kì khô hạn kéo dài 3 9 tháng.
- Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài
Mưa theo mùa TB trên 1000 m/năm.
 Mùa mưa từ T5 T10 tập trung 70 95% lượng nước.Còn lại là mùa khô.
- Lượng mưa phụ thuộc vào:
+ Nơi gần biển hay xa biển.
+ Sườn đón gió hay sườn khuất gió.
Các đặc điểm khác của môi trường
Rừng xanh quanh năm, rừng nhiều tầng tán, cây dây leo chằng chịt 
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa.
- Mùa mưa cây cỏ tươi tốt, chim thú linh hoạt; sông ngòi có nhiều nước, thường gây lũ lụt.
- Mùa khô là mùa lá vàng, rụng lá; sông ngòi ít nước, thường gây hạn hán.
- Các cảnh quan thay đổi theo vĩ tuyến càng dần về chí tuyến có thảm thực vật: Rừng thưa xa van nửa hoang mạc 
- Cảnh quan, thảm thực vật thay đổi tùy theo sự phân bố lượng mưa.
+ Nơi nhiều mưa cây cối xanh tốt nhiều tầng tán.
+ Nơi ít mưa: xa van.
Ven biển có rừng ngập mặn.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHIẾU SỐ 3
 Sự phát triển nông nghiệp chịu sự chi phối mạnh mẽ của khí hậu. Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trường đới nóng có những thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp song cũng không ít khó khăn
*Thuận lợi: 
Cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, cho năng xuất cao.
Cho phép trồng xen canh luân canh, trồng được nhiều vụ trong một năm.
*Khó khăn: 
Sâu bệnh phát triển ảnh hưởng đến năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm.
Có nhiều thiên tai xảy ra làm thiệt hại đến người và tài sản cho người dân.
Đất đai dễ bị phong hóa, tầng mùn mỏng dễ bị rửa trôi trong điều kiện độ che phủ thấp.
Trong môi trường nhiệt đới gió mùa có mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng trong việc tưới tiêu.
Thay đổi thất thường của khí hậu trong môi trường nhiệt đới gió mùa làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định cơ cấu mùa vụ.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa để rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường đới nóng
 Thời gian: 8 phút.
ND. Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy phân tích và nêu nhận xét cho biết đó là môi trường khí hậu nào? (PS4)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ 0C
20
22
27
30
28
24
27
24
23
22
22,5
21
Lượng mưa (mm)
20
30
30
50
150
300
320
325
250
110
30
15
GV: Hướng dẫn cách phân tích bảng số liệu về khí hậu. 
*Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ TB năm là bao nhiêu? cao hay thấp?
+ Tháng thấp nhất là tháng nào? bao nhiêu độ C
+ Tháng cao nhất là tháng nào? bao nhiêu độ C
+ Biên độ giao động nhệt là bao nhêu độ C ? Cao hay thấp?
*Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trong năm là bao nhiêu? cao hay thấp?
(Mưa quanh năm hay mưa theo mùa).
Nếu mưa theo mùa thì chia làm mấy mùa:
	+ Mùa mưa từ tháng nào đến tháng nào? Tổng lượng mưa trong mùa mưa là bao nhiêu mm? chiếm bao nhiêu % tổng lượng nước trong năm?
	+ Mùa khô từ tháng nào đến tháng nào? Tổng lượng mưa trong mùa khô là bao nhiêu mm? chiếm bao nhiêu % tổng lượng nước trong năm?
Hoạt động 4.Các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng, So sánh được tính ưu việt của các hình thức này (về sự ra đời, an ninh lương thực, sản xuất hàng hóa )
Hoạt động trong thời gian 5 phút
GV Đưa câu hỏi yêu cầu HS trả lời
 Các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng:
Làm nương rẫy
Thâm canh lúa nước
Gồm các hình thức
Sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn
Tính ưu việt của các hình thức trên
 Làm ruộng thâm canh lúa nước: Đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân và một phần cho xuất khẩu.
 Sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn: Tạo ra khối lượng hàng hoá lớn có giá trị cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia.
Hoạt động 5.
Nội dung: Dân số sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng, Biện pháp khắc phục
Thời gian hoạt động 4 phút
Sử dụng phương pháp: Đàm thoại (kết hợp với trực quan nghe và nhìn) Nội dung các câu hỏi được chuẩn bị vào các Slide hay vào bảng phụ)
Câu hỏi 1. Khi dân số ở đới nóng tăng nhanh nảy sinh những hậu quả gì:
HS cần trả lời được:
Bùng nổ dân số..
Hạn chế quỹ tích luỹ, làm cho nền kinh tế chậm phát triển.
Đời sống nhân dân chậm được cải thiện.
Có nhiều tiêu cực tới tài nguyên, môi trường, Giáo dục, y tế . (có thể lấy một số dẫn chứng cụ thể ở địa phương)
2.2.5. Dặn dò củng cố (2 phút)
Giáo viên khái quát lại một lần nữa về các tiêu mục nội dung cơ bản để học sinh có những tư duy khái quát về nội dung của tiết ôn tập.
Những môi trường tự nhiênở đới nóng, vị trí của từng môi trường.
Chỉ ra được đặc điểm của từng môi trường.
Những thuận lợi của từng môi trường cho sản xuất nông nghiệp.
Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của từng môi trường.
Hậu quả và biện pháp khắc phục của dân số tăng nhanh.
Liên hệ ở địa phương:
Thuộc môi trường tự nhiên nào?
 Có những hoạt động kinh tế nào ảnh hưởng đến môi trường.
 Kinh tế và điều kiện học tập, chăm sóc sức khoẻ của những gia đình đông con.
 Bản thân phải làm gì?
PHẦN III. KẾT LUẬN.
I. Bài học kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng tiết ôn tập địa lý nói chung tiết 13 địa lý 7 nói riêng là một tiết trong khoảng thời gian chỉ 45 phút giáo viên phải làm sao củng cố được hết các kiến thức trọng tâm của khá nhiều bài, khá nhiều nội dung của những phần mà học sinh đã được học. Một phần phải rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh tổng hợp. Vì thế đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên thật sự phải đầu tư suy nghĩ, không những nắm vững đầy dủ kiến thức mà cần biết lựa chọn nội dung nào cần củng cố, đồng thời phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để đảm bảo được yêu cầu đề ra.
Trong nhiều năm trước đây trong các tiết ôn tập tôi chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại, vì thế nhiều khi không gây hứng thú học tập cho học sinh nên chất lượng đạt được còn thấp. Trong 3 năm qua tôi đã có nhiều thay đổi cải tiến dần dần đặc biệt trong năm học 2009 - 2010 tôi có bổ sung thêm một kỹ thuật dạy học mới "Các mảnh ghép" trong phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, nhìn chung chất lượng được nâng lên rõ rệt.
KẾT QUẢ ĐIỂM KIỂM TRA ĐẠT ĐƯỢC Ở TIẾT 14 ĐỊA LÝ 7
TRONG NĂM HỌC 2009 - 2010
Bảng II
Năm học
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2009-2010
7A
30
3
10,0
14
46,7
12
40,0
1
3,3
0
0
7B
29
3
10,3
13
44,9
11
37,9
2
6,9
0
0
Tổng số
59
6
10,2
27
45,7
23
39,0
3
5,1
0
0
So sánh kết quả ở bảng I (khi chưa áp dụng đầy đủ các phương pháp đổi mới vào tiết ôn tập) và bảng 2 khi thực hiện áp dụng nhiều phương pháp dạy học đổi mới, tôi nhận thấy chất lượng được nâng lên rõ rệt. Từ chỗ trong tiết kiểm tra 14 địa lý 7 không có 1 học sinh nào đạt điểm giỏi, tăng lên 1 em (1,3 %)sau 1 năm đổi mới và tăng lên 6 (đạt 10,2 %) em trong 3 năm thực hiện. Tỷ lệ điểm yếu kém cũng giảm đi rõ rệt từ 2,5 % tỷ lệ học sinh có điểm kém xuống không còn em nào bị điểm kém và số học sinh yếu cũng giảm từ 21,3 % xuống còn 5,1 % giảm 16,2 %. 
II. Ý kiến đề xuất:
Đề nghị các nhà trường, chuyên môn phòng giáo dục tăng cường kiểm tra các tiết ôn tập, góp ý định hướng để nâng cao chất lượng tiết ôn tập, sẽ góp phần không nhỏ đến việc nâng cao chất môn địa lý nói chung.
Qua thực tế giảng dạy, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, đúc rút kinh nghiệm của bản thân nhưng không khỏi có những sai sót, tôi rất mong hội đồng khoa học bổ sung góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trên địa bàn Bá thước nhằm nâng cao chất lượng học sinh bộ môn địa lý nói chung và nội dung về môi trường tự nhiên nói riêng.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường , tập thể cán bộ giáo viên trong tổ chuyên môn đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
 Thị trấn Cành Nàng, ngày 1 tháng 2 năm 2010 
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Phạm Thị Lộc
CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
ND: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô tróng để được nội dung đúng và đầy đủ
Môi trường tự nhiên trong đới nóng trải dài từ 
.. Gồm các môi trường.
HS: Trình bày vào phiếu, các HS khác nhận xét.
GV: chốt kiến thức
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
So sánh đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của 3 môi trường trong đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa
* Các đặc điểm giống nhau (Đặc điểm chung của môi trường đới nóng)
.
.
.
.
.
.
* Các đặc điểm khác nhau của các moi trường tự nhiên ở đới nóng (theo mẫu sau)
CÁC YẾU TỐ
MÔI TRƯỜNG 
XÍCH ĐẠO ẨM
MÔI TRƯỜNG 
NHIỆT ĐỚI
MÔI TRƯỜNG
 NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
Vị trí
Từ .. đến 
Từ . đến 
ở hai nửa cầu
Nằm trong : ..
.có hoạt động của .
Khí hậu
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ: 
.
- Biên độ giao động nhiệt: 
- Nhiệt độ: ..
.
- Biên độ giao động nhiệt: ..
- Trong năm có .lần nhiệt độ lên cao vào thời kì .
- Nhiệt độ trên  thay đổi theo..
, thời tiết diễn biến 
.
- Biên độ giao động nhiệt: ................... 
- Trong năm có .lần mặt trời lên cao, càng gần xích ..
Chế độ mưa
Mưa ....................TB từ ........... .......mm/năm
Mưa ................ TB từ ...... ....... mm/năm.
Mưa tập trung vào....
.........., thời kì khô hạn kéo dài ... ...... tháng.
- Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn ...........
...................................
Mưa................. TB trên ................. m/năm.
 Mùa mưa từ T.. T.... tập trung .... ....% lượng nước.Còn lại là mùa .......
- Lượng mưa phụ thuộc vào:
+ Nơi ............ hay xa .........
+ Sườn ........... hay sườn .....................
Các đặc điểm khác của môi trường
Rừng ...........................
....................................
...................................
...................................
- Thiên nhiên thay đổi ..................................
- Mùa mưa ..
...........................................................................
-Mùa khô .
- Các cảnh quan thay đổi theo . càng dần về chí tuyến có thảm thực vật: 
từ .đến  đến .
- Cảnh quan, thảm thực vật thay đổi ..
 phân bố .
+ Nơi nhiều mưa ..
..
.
+ Nơi ít mưa: .............
...................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
2. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
*Thuận lợi
.
.
* Khó khăn
.
.
.
.
.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
ND. Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy phân tích và nêu nhận xét cho biết đó là môi trường khí hậu nào? (PS4)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ 0C
20
22
27
30
28
24
27
24
23
22
22,5
21
Lượng mưa (mm)
20
30
30
50
150
300
320
325
250
110
30
15
	* Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ TB năm là bao nhiêu? cao hay thấp?
+ Tháng thấp nhất là tháng nào? bao nhiêu độ C
+ Tháng cao nhất là tháng nào? bao nhiêu độ C
+ Biên độ giao động nhệt là bao nhêu độ C ? Cao hay thấp?
	*Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trong năm là bao nhiêu? cao hay thấp?
(Mưa quanh năm hay mưa theo mùa).
- Nếu mưa theo mùa thì chia làm mấy mùa:
	+ Mùa mưa từ tháng nào đến tháng nào? Tổng lượng mưa trong mùa mưa là bao nhiêu mm? chiếm bao nhiêu % tổng lượng nước trong năm?
	+ Mùa khô từ tháng nào đến tháng nào? Tổng lượng mưa trong mùa khô là bao nhiêu mm? chiếm bao nhiêu % tổng lượng nước trong năm?

File đính kèm:

  • docSKKN_DAT_GIAI.doc
Sáng Kiến Liên Quan