Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập

Ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, có tầm quan trọng rất đặc biệt trên khắp thế giới trong đó có cả ở Việt Nam, càng quan trọng hơn khi nước ta đã gia nhập vào WTO. Môn tiếng Anh là môn học bắt buộc và phải thi tốt nghiệp ở cả hai cấp THCS Và THPT. Tiếng Anh ngày nay có tầm quan trọng như thế là bởi nó được xem như là ngôn ngữ quốc tế mặc dù không được khẳng định một cách chính thức. Theo số liệu gần đây cho biết ở nhiều nước trên thế giới kể cả những cường quốc như Trung Quốc, Nga, Nhật, Đức số lượng người học tiếng Anh chiếm khoảng 95 – 98% trong tổng số người học ngoại ngữ và có khoảng 98,5 % số lượng học sinh phổ thông ở Việt Nam học tiếng Anh.

 Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông ở Việt Nam nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa như Khánh Hưng còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế cần phải khắc phục như trình độ chung của đội ngũ giáo viên tiếng Anh còn yếu, phương pháp dạy còn lạc hậu, không có điều kiện để cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy mới, ít có khả năng sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy.

 Học sinh còn thiếu động cơ học tập, khả năng tư duy rất hạn chế, thiếu môi trường thực hành giao tiếp, chất lượng học tập còn thấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng tăng của việc đổi mới trong nước và trên thế giới.

 Là giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ bất kì ai cũng muốn cho chất lượng dạy và học bộ môn mình luôn đạt hiệu quả cao nhất, tức là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, hứng thú với nội dung bài học, có tình cảm và đam mê môn học, biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoài bằng lời nói, bài viết thông qua ngoại ngữ từ đó học sinh tự hình thành và phát triển những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên nữa hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Theo số liệu gần đây cho biết ở nhiều nước trên thế giới kể cả những cường quốc như Trung Quốc, Nga, Nhật, Đức số lượng người học tiếng Anh chiếm khoảng 95 – 98% trong tổng số người học ngoại ngữ và có khoảng 98,5 % số lượng học sinh phổ thông ở Việt Nam học tiếng Anh.
	Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông ở Việt Nam nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa như Khánh Hưng còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế cần phải khắc phục như trình độ chung của đội ngũ giáo viên tiếng Anh còn yếu, phương pháp dạy còn lạc hậu, không có điều kiện để cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy mới, ít có khả năng sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy.
	Học sinh còn thiếu động cơ học tập, khả năng tư duy rất hạn chế, thiếu môi trường thực hành giao tiếp, chất lượng học tập còn thấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng tăng của việc đổi mới trong nước và trên thế giới.
	Là giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ bất kì ai cũng muốn cho chất lượng dạy và học bộ môn mình luôn đạt hiệu quả cao nhất, tức là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, hứng thú với nội dung bài học, có tình cảm và đam mê môn học, biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoài bằng lời nói, bài viết thông qua ngoại ngữ từ đó học sinh tự hình thành và phát triển những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên nữa hoặc đi vào cuộc sống lao động.
	Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân và các đồng nghiệp trong trường tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng giảng dạy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để ngày càng có nhiều phương pháp truyền thụ và rèn luyện mới mẽ hơn, hiệu quả hơn. Trong những năm giảng dạy bộ môn tiếng Anh tôi thấy đây là một môn học rất khó, đòi hỏi người dạy phải biết thực hiện nhiều thủ thuật để tạo cho giờ dạy sôi nổi, học sinh hứng thú học tập bộ môn, phải cung cấp cho học sinh những phương pháp học bài và làm bài hiệu quả Còn đối với người học không chỉ có chăm chỉ siêng năng là đủ mà còn phải có nhiều kĩ năng khác, trong đó phương pháp học bài để nhớ, hiểu và vận dụng được kiến thức vào việc làm bài tập, vào thực tế giao tiếp là một trong những vấn đề quan trọng nhất. 
	Qua điều tra, theo dõi từ thực tế những năm vừa qua, tôi thấy rằng đa phần các em còn lười học, hoặc học vẹt; chất lượng làm bài còn thấp trong các kì thi do các em còn thiếu những phương pháp học tập hợp lí , khoa học và hiệu quả; khi phải vận dụng kiến thức vào việc làm bài thi, bài kiểm tra nhất là đối với môn tiếng Anh thì các em còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh cuối cấp. Từ đó hầu hết các em có tâm lí ngán ngại và hoan man khi phải đối diện với các kì thi nhất là các kì thi tú tài.
	Từ những thực tế đã nêu, nên trong quá trình giảng dạy, nhất là đối với những lớp cuối cấp, tôi tự đặc cho mình mục tiêu phải làm gì để thực hiện được những yêu cầu đổi mới nói chung và giúp các em học sinh có được những cách học hợp lí, hiệu quả, tự tin hơn trong 
môn học tiếng Anh, đặc biệt là tự tin hơn trong các kì thi tốt nghiệp THPT. Với những lý do trên, tôi đã tìm tòi, đút rút được những kinh nghiệm nhằm giúp các em học sinh phần nào tháo gỡ bớt những khó khăn và học tập có kết quả cao hơn qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập”. 
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Trong quá trình học tập của các em, khó khăn nhất là khi phải ôn bài để chuẩn bị thi, đặc biệt là thi tốt nghiệp vì cùng một lúc các em phải học rất nhiều nội dung, nhiều môn học. Do đó buộc các em cần phải nhớ nhiều thứ trong một khoảng thời gian nhất định, nhất là đối với các em yếu kém thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do vậy cách học như thế nào để dễ nhớ là vấn đề hết sức cần thiết đối với các em nhất là việc các em phải đối diện với quá trình đổi mới thi cử, đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng trắc nghiệm tổng hợp như hiện nay.
	Thế nên, khi giảng dạy hoặc ôn kiến thức, ngoài việc truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản của bài học bao giờ tôi cũng rất chú trọng đến việc hướng dẫn cách học bài cho các em. Mỗi một nội dung bài học, đơn vị bài học cần phải có cách học, cách nhớ khác nhau mà người giáo viên phải phân loại để giúp các em có phương pháp học phù hợp để hiểu và nhớ lâu.
	Từ những thực tế như đã nêu trên nên trước khi ôn tập cho các em chuẩn bị dự các kỳ thi thì chúng ta phải nắm được toàn bộ kiến thức. Trong đó kiến thức nào là chủ yếu, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm nhất làm nền cho tất cả các dạng kiến thức còn lại. Ví dụ như trong quá trình ôn tập thi cuối cấp đối với lớp 9 hoặc lớp 12 ở bộ môn tiếng Anh thì chúng ta thấy có rất nhiều kiến thức cần phải rèn luyện, nhưng chúng ta phải xác định rằng kiến thức về thì động từ là quan trọng nhất để chúng ta đầu tư nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn bởi nếu hỏng nội dung kiến thức này thì các em sẽ không thể nào làm được những dạng bài tập còn lại dù có rèn luyện đến đâu đi nữa.
	Như thế bây giờ chỉ còn lại là cách dạy học sinh biết định hướng, biết tìm ra những phương pháp học hợp lí để dễ hiểu và nhớ lâu nhằm vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập đạt kết quả cao nhất.
	Thứ nhất, tôi xin nói về cách làm bài tập thì động từ. Một trong những vấn đề đau đầu nhất mà các em học sinh gặp phải khi làm bài tập chia thì và nếu không nắm rõ cách thức làm các em sẽ rất dễ dàng làm sai. Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra những cách thức sau đây vừa đơn giản vừa dễ sử dụng nhằm giúp các em,cũng như các đồng nghiệp có cách thức tiếp cận vấn đề một cách ngắn gọn nhất. 
	Đa số các em còn lúng túng không biết biết lúc nào động từ chia thì hoặc không chia thì ( to inf. ,nguyên mẫu ..v..v ) do vậy trước khi vào nội dung chính chúng ta hướng dẫn cho học sinh cần nắm vững một nguyên tắc căn bản nhất trong tiếng Anh là : Có chủ từ thì động từ chia thì, không có chủ từ thì động từ không chia thì mà phải chia dạng. Xem ví dụ sau:
	When he saw me he (ask) me (go) out.
	Xét động từ ask : nhìn phía trước nó có chủ từ he vì thế ta phải chia thì - ở đây chia thì quá khứ vì phía trước có saw; xét đến động từ go, phía trước nó là me là túc từ nên không 
thể chia thì mà phải chia dạng - ở đây là to go ,cuối cùng ta có câu đúng:
	 When he saw me he asked me to go out. 
	Ngoài ra để làm được dạng bài tập này thì thông thường các em phải nhớ cùng một lúc khoảng 6, 7 thì động từ và đi kèm theo chúng là 6, 7 công thức, cách sử dụng  Như thế sẽ rất khó nhớ và rất dễ nhằm giữa các cấu trúc với nhau. Thế nên chúng ta phải hướng cho các em biết xác định thời gian xảy ra của các hành động hoạt động trong câu và chia ra làm ba cụm thì: Hiện tại, quá khứ và tương lai. Khi ấy các em sẽ chỉ còn đối phó với 1,2 hoặc 3 công thức mà thôi. 
	Ví dụ cho bài tập: Hoàn thành câu sau với dạng đúng của động từ trong ngoặc:
	He (go)_________ to the zoo with his family yesterday.
	Như trên đã nói, để bớt khó khăn ta định hướng cho các em học sinh xác định được câu trên phải là ở thì quá khứ do có dấu hiệu chỉ thời gian “yesterday”. Như vậy các em sẽ chỉ nhớ cụm thì quá khứ gồm có 3 thì : quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ hoàn thành. Thay vì phải nhớ rất nhiều thì động từ cùng một lúc. Tương tự như vậy chúng ta định hướng cho các em làm tất cả các dạng bài tập về thì động từ khác sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh được những sai sót trong quá trình làm bài kiểm tra hoặc bài thi.
	Thứ hai, là tôi xin nói cách dạy các em làm bài tập và nhớ công thức về câu điều kiện. Thường thì loại bài tập này các em cũng phải chia thì động từ ở hai mệnh đề (main clause và If clause) trong câu. Trước hết cho các em nắm được cấu trúc của các loại câu điều kiện ( Ba loại ).
If (1) + Simple present + main clause: Simple present / simple future.
If (2) + Ved/2/were  + main clause : Would / should/ could + V(o) 
If (3) + had + Ved/3  + main clause : Would / should/ could + have + Ved/3
	Từ các cấu trúc trên chúng ta hướng cho các em nắm được qui luật của ba loại câu điều kiện chứ không nên học thuộc lòng các cấu trúc đó.
	Thứ nhất, nếu xuất hiện câu điều kiện mà mệnh đề if (mệnh đề điều kiện) động từ ở thì hiện tại đơn (simple present) thì mệnh đề chính dứt khoát phải có cấu trúc động từ ở dạng tương lai đơn (future simple) hoặc hiện tại đơn (present simple) và ngược lại cũng từ đây chúng ta dễ dàng xác định đấy là câu điều kiện loại 1.
	Thứ hai, nếu xuất hiện câu điều kiện mà mệnh đề if (mệnh đề điều kiện) động từ ở thì quá khứ đơn, thì động từ ở mệnh đề chính dứt khoát phải có cấu trúc: would/ should/ could + bare infinitive và ngược lại và cũng từ đây chúng ta dễ dàng xác định đấy là câu điều kiện loại 2. Chúng ta cũng thực hiện như thế với câu điều kiện loại 3.
*Ví dụ cho bài tập: Chia động từ đúng trong ngoặc của câu sau:	
	If I (see) ________ him, I will give him this present .
	Như trên đã nói, ta thấy will give trong mệnh đề chính là ở thì tương lai vậy chắc chắn mệnh đề điều kiện (If-clause) động từ sẽ ở thì hiện tại đơn. Vậy ta có câu đúng: 
	If I see him, I will give him this present.
	*Ví dụ tiếp: Chia động từ đúng trong ngoặc của câu sau:
	If I had enough money, I (buy) __________a new car.
	Đối với câu này, ta thấy động từ had ở mệnh đề điều kiện (If-clause) ở dạng quá khứ (V2), vậy chắc chắn nó sẽ là câu điều kiện loại 2. Thế ta có câu đúng là: 
 If I had enough money, I would buy a new car.
	Như thế chúng ta lại tiếp tục dùng qui lực này cho tất cả các câu điều kiện loại 1, 2, 3 giúp học sinh rất dễ dàng trong việc làm bài tập về câu điều kiện mà không phải mất thời gian học thuộc lòng nhưng rất khó nhớ. 
	Dạng bài tập thứ 3 tôi muốn đề cập dưới đây là dạng câu bị động (passive form).
	Đây là một trong những dạng bài tập rất khó, các em thường làm sai rất nhiều. Sau khi cho các em biết cách chuyển tổng quát từ câu chủ động sang câu bị động với công thức chung như sau: 
	Active: 	 S + V + O
	Passive: S + be (thì) + V(P.P) + (by + O)
	Như vậy động từ bị động sẽ có dạng khái quát như sau: be (thì) + P.P. 
Từ công thức khái quát này chúng ta sẽ áp dụng cho rất nhiều công thức của các thì cụ thể khác chỉ việc chia thì động từ tobe hợp lí với câu chủ động đã cho mà thôi. Học sinh không phải tốn thời gian và công sức để học thuộc lòng nhiều công thức ở dạng bị động của nhiều thì khác nhau.
	Ví dụ: Chuyển câu sau sang bị động:	Mr. Nam taught me English last year.
	Như trên, theo công thức khái quát ta có cấu trúc của câu bị động này là : 
	I + be + V(P.P) + by Mr. Nam.
Thì động từ của câu chủ động là ở dạng quá khứ đơn. Vậy để có câu bị động đúng ta chỉ việc chia tobe ở thì quá khứ đơn là xong. Vậy ta có câu đúng:
	I was taught English by Mr. Nam last year.
	Cứ tương tự như thế ta áp dụng cho tất cả các dạng câu bị động ở các thì khác nhau với cách trên sẽ giúp học sinh rất dễ dàng trong việc làm bài tập ở dạng này mà không phải tốn công sức để học và nhớ nhiều công thức trong cùng một lúc. 
 Tiếp tôi muốn đề cập đến dạng bài tập đại từ quan hệ - mệnh đề quan quan hệ (Who ,Which ,Whom.... ), được xem là một trong " tứ trụ" trong cấu trúc câu tiếng Anh ( cùng với : câu tường thuật , chia động từ ,câu bị động ). Hầu như trong bài văn, bài text nào cũng ít nhiều dính dáng đến nó. Do đó các em học sinh cũng hết sức chú ý và nên học kỹ cấu trúc này nhất là trong các kì thi tú tài. 
 Ở dung lượng kiến thức này thường các em học sinh phải đối diện với hai loại bài tập: Nối câu và điền đại từ quan hệ vào chổ trống. Trước tiên, để làm được tốt loại bài tập này, yêu cầu các em phải học thuộc cách sử dụng của các đại từ / (trạng từ) quan hệ:
	WHO : dùng thế cho chủ từ - người 
	WHOM : dùng thế cho túc từ - người 
	WHICH : dùng thế cho chủ từ lẫn túc từ - vật
	WHEN :dùng thế cho thời gian 
	WHERE :dùng thế cho nơi chốn 
	THAT :dùng thế cho tất cả các chữ trên ( có 2 ngoại lệ xem phần dưới )
	WHOSE :dùng thế cho sở hữu ,người / vật 
	OF WHICH :dùng thế cho sở hữu vật 
	WHY :dùng thế cho lý do ( reason /cause )
 Thứ nhất tôi muốn nói đến dạng bài tập nối câu, đây là một trong những dạng bài tập thường hay gặp, chúng ta hướng dẫn cho các em những bước làm như sau :
	Bước 1 :Chọn 2 từ có mối quan hệ với nhau (giống nhau) ở 2 câu. (Câu đầu phải chọn danh từ ,câu sau thường là đại từ như: he ,she ,it ,they ...)
	Bươc 2 : Thế who, whom, which... vào chữ đã chọn ở câu sau, tùy vào nghĩa và chức năng của nó trong câu.
	Bước 3: Dem đại từ quan hệ cùng với nguyên câu sau đặt vào ngay phía sau danh từ có liên quan đã chon ở câu đầu.
	Ví dụ: Nối hai câu sau đây thành một câu:
	The girl is my daughter. She is standing over there.
 Ta thấy trước tiên hai câu trên có hai từ giống nhau đó là “the girl” và “she” (có liên quan đến người), vậy đại từ thay thế cho “she” sẽ là “who” vì nó làm chức năng chủ từ trong câu sau.	
	(The girl is my daughter. She is standing over there.)
	 	 S (who)
 Quá đơn giản, ta chỉ còn thực hiện bước ba nữa là xong, vậy ta có câu đúng:
	The girl who is standing over there is my daughter.
	Ví dụ tiếp: Nối các cập câu sau đây thành một câu:
1. I saw the woman. She wrote the book.
	 S (người) who wrote the book.
=> I saw the woman who wrote the book.
2. I know the man. You want to meet him.
 	 O (người) whom you want to meet
=> I know the man whom you want to meet him.
3. The pencil is mine. The pencil is on the desk.
 S (vật) which is on the desk.
=> The pencil which is on the desk is mine. 
4. The dress is beautiful. She is wearing that dress. 
 O (vật) which she is wearing
=> The dress which she is wearing is beautiful. 
5. The girl is my sister. You took the girl’s/ her picture picture.
 ( s.hữu) whose picture you took
=>The girl whose picture you took is my sister.
6. He showed me his car. The engine of the car is good.
 ( s.hữu) the engine of which
=> He showed me his car, the engine of of which is good.
 * Lưu ý thêm:
 1. Khi nào không được dùng THAT : Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ. 
 VD: - This is my book , that I bought 2 years ago. (Sai vì phía trước có dấu phẩy nên phải dùng which.)
	 - This is the house in that I live. (Sai vì phía trước có giới từ in nên phải dùng which.)
 2. Khi nào bắt buộc dùng THAT: Khi danh từ mà nó thay thế gồm 2 danh từ trở lên trong đó vừa có người vừa có vật. 
	(Ví Du: The man and his dog that .... => That thay thế cho : người và vật)
 Dạng thứ hai mà tôi muốn nói đến đó là dạng bài tập điền từ vào chổ trống. Đây là một trong hai dạng bài tập về đại từ quan hệ thường gặp khi làm ta chú ý các bước sau :
 * Nhìn danh từ phía trước xem người hay vật ( hoặc cả hai ):
	- Nếu vật thì ta điền Which 
	- Nếu người thì ta điền Who hoặc whom (Nếu từ phía sau là chủ từ thì ta điền Whom nếu nó là động từ thì ta điền Who).
	VD: + The dog _______ runs .....(Ta thấy phía trước là dog – vật - nên dùng Which)
	 + The boy ________ speaks Vietnamese is my student. (Ta thấy phía trước là boy – người, phía sau là động từ - nên dùng Who)
	 + The girl ________ you met at the party is a good student. (Ta thấy phía trước là girl – người, phía sau là chủ từ - nên dùng Whom)
 - Nếu phía trước vừa có người và vật thì phải dùng That 
	Ví dụ: The man and his dog That ....
 - Nếu là : Reason ,Cause thì dùng Why
	The reason ________ he came ... ( dùng WHY )
 -Nếu là thời gian thì dùng When
 -Nếu là nơi chốn thì dùng Where 
 * Lưu ý: 
	When ,Where ,Why không làm chủ từ ,do đó nếu ta thấy phía sau chưa có chủ từ thì ta phải dùng Which chứ không được dùng When ,Where ,Why.
	Ví dụ: Do you know the city _______ is near here ?
 Ta nhận thấy city là nơi chốn ,nhưng chớ vội vàng mà điền Where vào nhé ( cái này bị dính bẩy nhiều lắm đấy ! 
 ) .Hãy nhìn tiếp phía sau và ta thấy kế bên nó là IS ( động từ ) tức là chữ IS đó chưa có chủ từ ,và chữ mà ta điền vào sẽ làm chủ từ cho nó -> không thể điền Where mà phải dùng Which (That).
=> Vậy câu đúng là: Do you know the city WHICH is near here ?
 - Nếu ta thấy rõ ràng là thời gian ,nơi chốn nhưng xem kỹ phía sau động từ người ta có chừa lại giới từ hay không ,nếu có thì không đựoc dùng When, Where , Why mà phải dùng Which.
 Ví dụ: The house ________ I live in is nice .
 Ta thấy house là nơi chốn ,nhưng chớ vội điền Where nhé ,nhìn sau thấy người ta còn chừa lại giới từ IN nên phải dùng Which (That).
 => Vậy câu đúng là: The house which/that I live in is nice. 
 *Nhưng đôi khi người ta lại đem giới từ lên để tước thì cũng không được dùng Where nữa nhé :
 Ví Du: The house in which I live is nice 
 - Nếu phía trước là danh từ, phía sau cũng là danh từ thì khả năng dùng Whose là rất lớn.
 Ví dụ: The girl whose picture you took is my sister. 
	Đây chỉ là một số cách học, cách nhớ của của một số dạng cấu trúc nền và trọng tâm nhất trong chương trình của những lớp cuối cấp mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên trong thực tế sẽ còn rất nhiều cấu trúc, kiến thức quan trọng khác với nhiều cách học, cách nhớ khác mà mỗi người thầy phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để giúp các em dễ dàng học tập bộ môn, nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng tốt hơn.
	C.PHẦN KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
	Trên đây là một số cách nhằm giúp các em dễ học và nhớ trong quá trình ôn thi để làm bài tập trong các kỳ thi. Thực tế cho thấy có rất nhiều em áp dụng và làm bài có kết quả cao. Thời gian học tập, lượng kiến thức để nhớ ít đi rất nhiều so với cách học bình thường khác. Sau đây là kết quả điều tra nhằm so sánh chất lượng học sinh qua hai năm học để thấy tính hiệu quả mà tôi đã nêu.
Kết quả các năm: Các khối lớp đã dạy (Tỷ lệ TB trở lên)
	2006- 2007 
	Kết quả khảo sát ban đầu:	Kết quả sau cuối năm: (Chưa thực nghiệm)
	Khối 10: 45,3%	Khối 10: 48,62%
	Khối 11: 65,3%	Khối 11: 73,76%
2007- 2008
	Kết quả khảo sát ban đầu:	Kết quả cuối năm (sau khi thực nghiệm):
	Khối 10: 55,3% 	Khối 10: 76,1% - Tăng 26,10% so chỉ tiêu
	Khối 11: 44,2% 	Khối 11: 66,38% - Tăng 11,38% so chỉ tiêu
	Khối 12: 65,5%	 	Khối 12: 77,78% - Tăng 7,78%% so chỉ tiêu
Như vậy có thể nói ngoài kĩ năng sư phạm dạy học nói chung, người thầy còn phải có kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhằm đưa ra được những phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, biết xác định phương pháp học tập khoa học, có hiệu quả đồng thời biết phân tích tình huống, biết tóm tắc vấn đề, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức cũng như phaie biết cách khuyến khích học sinh giải quyết được vấn đề khi các em bị bế tắc.	
	Đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi rút ra từ những năm giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Mong được sự góp ý, học hỏi thêm từ các bạn đồng nghiệp.
	Tôi mong rằng, trong thời gian tới, đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung và những người dạy ở vùng sâu, vùng xa như tôi và các đồng nghiệp ở trường THPT Khánh Hưng được sự quan tâm nhiều hơn nữa trong việc cung cấp thêm tài liệu đổi mới, thiết bị dạy học, được đi bồi dưỡng, đi học nâng chuẩn, các lớp học được trang bị tốt hơn nữa về cơ sở vật chấtĐể việc dạy và học bộ môn tiếng Anh trong trường THCS và THPT ngày càng có chất lượng cao hơn nữa, nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay của đất nước cũng như của thế giới.
 Khánh Hưng, ngày 30 tháng 03 năm 2009
 Người viết
Huỳnh Hữu Nhân
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GÍ XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Phương pháp dạy giúp học sinh nhớ kiến thức để làm tốt bài tập
Tên tác giả: Huỳnh Hữu Nhân
Tổ chuyên môn NN-NK
Trường THPT Khánh Hưng
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
___________
___________
___________
___________
___________
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
___________
___________
___________
___________
___________
Xếp loại chung:
 Ngày ...... tháng ...... năm 2009
 Tổ phó CM
 Trịnh Tuyết Trinh
Xếp loại chung:
 Ngày ...... tháng ...... năm 2009
 Hiệu trưởng
 Nguyễn Vũ Lan
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: ..
	Ngày . tháng  năm 200 .
	Giám đốc

File đính kèm:

  • docSKKN - HUYNH HUU NHAN.doc
Sáng Kiến Liên Quan