Sáng kiến kinh nghiệm Phong trào trong nhà trường Tiểu học

Hoạt động phong trào trong các nhà trường nói chung và trong nhà trường tiểu học Chiềng Lương 2 nói riêng ,đang là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội , nhất là của các bậc quản lý giáo dục, bởi đây là một hoạt động giáo dục, nó hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò trong các nhà trường được tốt hơn. Nó góp phần vào mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo và phát triển con người mới có đủ, tài đức để gánh vác sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới cho đời sau.

 Trong giai đoạn hiện nay hoạt động phong trào trong các nhà trường tiểu học , đã được Đảng và nhà nước quan tâm, hiện nay trong bậc tiểu học (HĐPT) đã giúp thầy trò có những tiết học, những kinh nghiệm, những kiến thức lịch sử của đất nước ta trải qua thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhưng phần đa trong công tác phong trào của các nhà trường còn mang tính thụ động, chưa sáng tạo (Hoạt động theo chỉ đạo của cấp trên, hoặc đến gần các ngày kỷ niệm mới hoạt động). Nói tóm lại việc HĐPT của các nhà trường vẫn còn “cách nhật”. Việc lồng ghép các hoạt động chưa thực sự có thu hút trong các phong trào thể dục- thể thao với văn hoá văn nghệ. Chính công tác HĐPT trong các nhà trường đã góp phần đắc lực vào kết quả dạy và học của thầy và trò trong nhà trường. Nói một cách khác HĐPT trong các nhà trường luôn luôn đi song song cùng dạy và học tập của thầy và trò.

 

doc23 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9496 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phong trào trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h văn nghệ.
 + Thi múa hát giữa các lớp.
 + Tổ chức vẽ theo tự do hoặc theo đề tài.
3. Hoạt động vui chơi giải chí thể dục thể thao:Vui chơi giải chí là một nhu cầu thiết yếucủa trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hình hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở rường tiểu học.Hoạt động này là thoả mãn về tinh thần cho trẻ sau những giờ học căng thẳng.
- Góp phần rèn 
luyện một số phẩm chất: Tính tổ chức, kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, 
tinh thần đoàn kế, lòng nhân ái,.
- Một số trò chơi:Đứng ngồi theo lệnh(Rèn khả năng tập chung)Nhúm ba nhóm bảy (Rèn phản xạ nhanh, tinh thần tập thể)
+ Chi chi chành chành( Rèn khả năng nhanh, tinh thần tập chung)
+Truyền bóng truyền bóng tiếp sức( rèn sự khéo léo nhanh nhẹn và sự phói hợp)4. Hoạt động xã hội:
- Bước đầu đưa các em vào các hoạt động xã hộiđể giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước xã hội, để nhằm giáo dục tình cảm đối với quê hương đất nước con người Việt Nam.
- Các hình thức hoạt động: Tham gia công tác từ thiện, Quỹ nhi đồng, ủng hộ đóng góp cho nạn nhân chất độc màu da cam , làm vệ sinh cho sạch đẹp môi trường,.5.Hoạt động công ích:
Là một loại hình thức đặc trưng của hoạt động phong trào
- HĐNGLL thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với cuộc sống xã hội.
- Lao động công ích góp phần làm cho trẻ em biết được về giá trị của lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh.
- Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào cuộc sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường lớp.6. Hoạt động tiếp cận khoa học:- Là hoạt động giúp các em tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, tìm hiểu các danh nhân, các nhà khoa học.
+ Ngoài năm điều đã nêu trên còn có những hoạt động khác đa dạng phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Chúng ta có thể lựa chọn tuỳ theo trình độ, điều kiện cơ sở vật chất, con người cụ thể, tham gia cho thích hợp
Phần II. Cơ sở thựctiễn:
I. Đặc điểm tình hình:
 Tìm hiểu thực tế nhà trường và địa phương: Huyện mai sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La. Trình độ dân trí ở đây chưa đồng điều (Các xã vùng 3 biên giới còn nghèo nàn và lạc hậu) chủ yếu là trồng các loại cây nông nghiệp và chăn nuôi theo kiểu tự cung tự cấp.
 - Trường tiểu học Chiềng Lương 2 cách trung tâm huyện Mai Sơn hơn 20 km, 
trường có 2 khu lẻ cách trung tâm khoảng 5km trang thiết bị phục vụ cho công tác HĐPT tương đối đảm bảo. Phần lớn cha mẹ học sinh làm nghề nông nghiệp vì vậy một số học sinh chưa được cha mẹ thực sự quan tâm nên cũng phần nào ảnh hưởng đến công tác HĐPT ngoài giờ lên lớp.
- Học sinh 100% la học sinh dân tộc. Qua nhận thức của học sinhcòn chậm, học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động ngoài giờ
II. Điều tra:
- Từ ngày 20/8/2007 tôi khẩn chương điều tra thực trạng của trường tiểu học Chiềng Lương 2 xoay quanh vấn đề thực hiện (HĐPTNGLL) để nắm được hình thức tổ chức các hoạt động phong trào của các đoàn thể cũng như của giáo viên, học sinh và kết quả của các hoạt động đó.
1. Đối với các đoàn thể:
Tôi tìm hiểu và nắm bắt các tổ chức đoàn thể đề ra nội dung các hoạt động trong từng chủ điểm.
2. Đối với giáo viên:
- Tổng phụ trách đội: Lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động theo từng chủ đề tình ban giám hiệu phê duyệt, sổ ghi chép, phân công theo dõi,
- Giáo viên chủ nhiệm (Anh chị phụ trách) lên kế hoạch hoạt động cụ thể trong sổ chủ nhiệm( Ban gíam hiệu phê duyệt)
- Giáo viên chuyên: Là cánh tay đắc lực, giúp tổng phụ trách đội, anh chị phụ trách trong các hoạt động.
3. Đối với học sinh:
- Chuẩn bị trang phục cho mọi hoạt động như: Giầy, tất, quần áo, mũ,.
+ Một số ý kiến trong vấn đề điều tra: BGH cần lên kế hoạch cụ thể cho đoàn thanh niên, đội thiếu niên hoạt động theo từng chủ đề lớn trong năm học; Anh 
chị tổng phụ trách có năng lực nhiệt huyết với phong trào, các giáo viên chủ 
nhiệm là một anh chị phụ trách, có lên kế hoạch cùng với tổng phụ trách đội trong các buổi sinh hoạt đội, các buổi HĐPT không? Học sinh có tham gia, có đầy đủ trang phục không?
- Kinh phí chi cho các hoạt động phong trào.
** Kết quả cho thấy:
 Trong kế hoạch nhiệm vụ năm học Chi bộ- BGH nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể cho các đoàn thể trong nhà trường các nội dung HĐPT theo từng chủ đề lớn.
- Tổng phụ trách đội nhiệt tình tham gia nhưng năng lực còn hạn chế chưa có kinh nghiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm- Anh chị phụ trách đội đã lên kế hoạch phối hợp với tổng phụ trách đội, tuy nhiên một số giáo viên vẫn còn chưa sinh hoạt đội cùng với tổng phụ trách đội và học sinh. Một số giáo viên còn chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.
- Học sinh có ý thức tham gia song tỷ lệ tham gia chưa cao mới đạt khoảng 90%. Trang phục của học sinh chưa đồng điều, hiệu quả các hoạt động chưa cao.
 	Phần III: đề xuất giải pháp: 
 Xuất phát từ vị trí, vai trò nhiệm vụ của HĐPT trong nhà trường tiểu học, căn cứ nghiên cứu tôi đưa ra một số giải pháp lớn như sau.
	1. Những điều kiện để chuẩn bị cho các HĐPT theo từng chủ đề lớn.
 - ý nghĩa của việc chuẩn bị cho một hoạt động phong trào ngoài giờ lên lớp. Việc lập kế họạch chuẩn bị cho HĐPTNGLL có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả của hoạt động phong trào.
- Lên kế hoạch cụ thể giúp cho giáo viên, học sinh hoạt động có mục đích cụ thể, không bị phân tán.
- Chuẩn bị tốt cho giáo viên, học sinh tự tin hơn, ít căng thẳng trong khi thực 
hiện các động tác, nhiệm vụ của mình.
- Khi lên kế hoạch rõ ràng giáo viên, học sinh sẽ chủ động tốt hơn, bình tĩnh 
hơn để giải quyết những tình huống bất thường xẩy ra trong quá trình thực hiện.
 2. Những việc cần làm trong khi chuẩn bị:
 Lập kế hoạch chuẩn bị cho một HĐPTNGLL đoì hỏi Chi bộ – BGH- Tổng phụ trách, giáo viên phải lập kế hoạch vạch ra tất cả các yếu tố, điều kiện cần chuẩn bị trước khi cần hoạt động, những công việc và thực hiện công việc, và ai là người đảm nhiệm công việc cụ thể đó. 
- Các tổ chức đoàn thể, giáo viên cần xác định rõ, liệt kê những nội dung công việc, dự định sẽ thực hiện theo trình tự nhất định.
	Để giải quyết nội dung công việc cụ thể các tổ chức đoàn thể, giáo viên phải dự kiến cách thức, biện pháp tương ứng để nội dung công việc đó. Tóm lại 
phải đưa ra một hệ thống các biện pháp để tiến hành HĐPTNGLL. Các biện pháp này không bất biến mà có thể thay đổi trong quá trình thực hiện vì vậy cần có một số biện pháp dự trữ.
- Người thực hiện: Dự kiến và phân công nhiệm cho từng người.
	+ Giáo viên: giữ vai trò chủ đạo, quan tâm, đôn đốc động viên hỗ trợ học 
sinh và liên kết các lực lượng giáo dục khác.
	+ Học sinh chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị.
	+ Các lực lượng khác: Quan tâm hỗ trợ và tạo mọi điều kiện.
** Có hai loại phân công:
- Phân công theo từng cá nhân .
+ Lò Văn B đảm nhiệm công việc 1, cô ng việc 4.
+ Lò Thị C đảm nhiệm công việc 2, công việc 6.
 	+ Lò Văn A đảm nhiệm công việc 3, công việc 5.
- Phân công theo nội dung công việc.
	+ Công việc 1: Do Lò Thị C và Lò Văn B thực hiện.
	+ Công viêc 2: Do Lò Văn A và Lò Thị C thực hiện.
- Phương tiện vật chất: Dự trù kinh phí, bãi tập, chuẩn bị những dụng cụ trang bị 
cần thiết.
	+ Hoạt động thể dục- thể thao: Gồm vợt, cầu, giầy,
	+ Hoạt động văn nghệ- Lễ hội: Gồm phông màn, cắt chữ, trang phục, nhạc công.
	+ Hoạt động tham quan du lịch: Hợp đồng xe, nhà nghỉ,
- Thời gian: Dự kiến phân bố thời gian cho từng công việc trong toàn bộ hoạt động. Lập biểu đồ, tiến độ thực hiện từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.
3. Những kỹ năng cần có của người giáo viên;
	Việc rèn luyện kỹ năng tiến hành HĐ giáo dục ngoài giờ lên lớp là một 
việc làm không thể thiếu được trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên. Để tổ chức một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay thực khâu tiến hành HĐPTNGLL, người giáo viên cần có một khả năng sau. 
	+ Kỹ năng tổ chức trò chơi.
	+ Kỹ năng tổ chức trại.
	+ Kỹ năng múa hát tập thể.
	+ Kỹ năng giao tiếp.
	+ Kỹ năng nói trước đông người.
	+ Kỹ năng tiếp cận, huy động, phói hợp các lực lượng xã hội tham gia tổ chức HĐPTNGLL.
	+ Kỹ năng dẫn chương trình.
- Trong những kỹ năng cần có, cần rèn luyện đã được nêu ở trên, thì kỹ năng tiếp cận, huy động phối hợp các lực lượng giáo dục, xã hội tham gia tổ chức HĐPTNGLL và kỹ năng dẫn chương trình là những kỹ năng cần có và rất quan 
trọng khi giáo viên tiến hành HĐPTNGLL.
I. Giải pháp I:
Thực hành đánh giá hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm sau khi 
thực hiện HĐPTNGLL ( Theo từng chủ điểm lớn)1. Mục đích ý nghĩa:- Hoạt động đánh giá nhận biết được kết quả hoạt động có phù hợp với mục tiêu đề ra hay chưa? những việc đã thực tốt và những việc chứa đạt yêu cầu, đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả của HĐPTNGLL kế tiếp.
II. Giải pháp 2: Rèn luyện kỹ năng tổ chức trong thực hiện, các HĐPTNGLL.
	1. Mục đích;
 -Khi tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp. GV phải nắm rõ trình tự nội dung công việc, ngày thực hiện, thời gian thực hiện để có thể triển khai tổ chức tốt các hoạt động. Vì thế giáo viên phải có khả năng tham gia điều khiển chương trình hoạt động.
Giáo viên phải biết cách tiếp cận, huy động, phối hợp trong điều hành các lực lượng giáo viên khác tham gia tổ chức HĐPTNGLL.
	Trong tiến hành hoạt động ngoài giờ lên lớp mặc dù đã có kế hoạch cụ thể nhưng vẫn có tình huống xẩy ra ngoài dự kiến vì thế giáo viên phải có khả năng quan sát, linh hoạt, chủ động để giải quyết kịp thời.
Tiến hành hoạt động là dịp để học sinh rèn luyện khả năng tự điều chỉnh, tự quản trong hoạt động tập thể. Vì thế giáo viên phải có khả năng quan sát, hướng dẫn để theo dõi và giúp đỡ các em khi cần thiết nhằm giảm bớt sự lúng túng của học sinh trong vai trò tự quản của mình.
Đồng thời phải có khả năng điều khiển để hình thành khả năng nàycho chính các các em học sinh để thu hút gây hứng thú cho các em học sinh khi tham gia.
2. Nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm:
	Nêu ra tất cả những công việc đã thực tốt hoặc chưa được thực hiện. Khi 
nêu hiệu quả công việc đó để tiện cho việc tìm hiểu nguyên nhân.
- Việc đánh giá rút kinh nghiệm thường được thực hiện khi kết thúc hoạt động, 
nhưng cũng có thể thực hiện từng giai đoạn nếu thấy cần thiết.Việc làm này có thể do giáo viên tự thực hiện hoặc kết hợp với các lực lượng giáo dục khác cùng thực hiện. Chúng ta cũng có thể tổ chức cho cả giáo viên và học sinh cùng thực 
hiện. Hoặc giáo viên tổ chức cho học sinh tự nhận xét và rút kinh nghiện để phát huy tính tích cực, chủ động và tự quản của các em học sinh.
II: Giải pháp 3: Thực hành sưu tầm các tài liệu hỗ trợ cho việc tổ chức HĐPTNGLL.
	Trong năm học có những chủ điểm lớn. Tuỳ theo yêu cầu của phòng giáo dục và của sở giáo dục, nhà trường và giáo vien chọn sự kiện trong tháng để tổ chức.
	HĐPTNGLL cho học sinh để tổ chức tốt các hoạt động. Cần có những thong tin, tài liệu liên quan cần có. Lịch sử ý nghĩa của các ngày lễ lớn, bài hát liên quan đến chủ điểm,
- Tháng 9-10: Tìm hiểu về truyền thống nhà trường, nội quy nhà trường, ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà(2/9/1945) Ngày quốc tế trẻ em, ngày 
môi trường sống quốc tế (Tuần đầu tháng 10). Ngày giải phóng thủ đô Hà Nội (10/10/1945) Ngày Bác Hồ gửi thư cho nghành giáo dục(15/10/1968) ngày thành lập liên hiệp phụ nữ(20/10/1930)
- Thangs 12: Ngày 22/12 thành lập quan đội nhân dân Việt Nam.
- Tháng 1-2: Ngày học sinh- Sinh viên Việt Nam(9/1/1950)ngày thành lập ĐCSVN(3/2/1930) 
 - Tháng 3: Ngày quốc tế phụ Nữ (8/3/1910) Ngày thành lập ĐTNCSHCM 
(26/3/1931)
- Thang 4: Ngày chiến thắng giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4/1975)
Thang 5: Ngày quốc tế lao động(1/5/1886) ngày chiến thắng Điện biên 
phủ(7/5/1954) ngày thành lập đội TNTPHCM và đội NĐHCM (15/5/1941) ngày 
sinh Hồ Chủ Tịch(19/5/1890).
Đó là một số ngày lễ lớn trong năm, trong chủ đỉêm trong kế hoạch 
 Phần IV: Hoạt động thực nghiệm:
Chủ đề: kính yêu thầy cô giáo
1. Yêu cầu giáo dục:
- Hình thành nhân cách đúng đắn về ngày nhà giáo Việt Nam, hiểu ý nghĩa của hành động thi đua học tốt, tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao , diễu hành, đồng diễn múa vòng, tập dượt các tiết mục văn nghệ. Của cả thầy và trò
- Rèn luyện kỹ năng tự quản, tự rèn luyện, tự học, tự đánh giá cho học sinh. Biết cách thể hiện tình cảm đối với thầy cô.
2. Nội dung và hình thức tổ chức:
- Thi đua học tập giữa học sinh, các tổ, giữa các khối lớp.
- Thi tập các tiết mục văn nghệ.
- Tập và tham gia diễu hành, đồng diễn múa vòng, ..
3. Các bước chuẩn bị 
a. Tiến độ thực hiện
- Tuần 4 tháng 10 chuẩn bị tổ chức hoạt động.
- Tuần đầu của tháng 11: Phát động cuộc thi đua, luyện tập trong toàn trường.
- Tuần 2 của thangs 11: Diễu hành và theo dõi cuộc thi.
- Tuần 3 của tháng 11: Tổng kết và phát phần thưởng.
b. Nội dung thực hiện.
- Đối với học sinh: Tất cả các điểm 10, các tiết mục văn nghệ hay điều được ghi nhận, đối với từng cá nhân học sinh, theo lớp và theo khu lớp.
- Những học sinh và lớp có điểm 10 nhiều nhất và những tiết mục văn nghệ hay, độc đáo nhất sẽ được khen thưởng.
- Cá nhân lớp có ý thức chuẩn bị trang phục, ( diễu hành, đồng diễn) dụng cụ (vòng) đẹp và luyện tập đồng điều nhất sẽ được tuyên dương, khên thưởng.
+ Đối với giáo viên: 
 - Chỉ đạo lớp đạt nhiều tiết mục hay nhất, nhiều thành tích nhất cũng sẽ được khen thưởng.
- Tham gia tích cực các hoạt động: Chỉ đạo học sinh và luyện tập văn nghệ cùng các đoàn thể.
C. Phương tiện vật chất:
** Dự trù kinh phí cho giải thưởng: 1000.000đ chi cho các giải.
** Dự trù cơ cấu các giải thưởng.
- Tiết mục văn nghệ độc đáo nhất, hay nhất mỗi giải 20.000đ.
- Cá nhân lớp giành được nhiều điểm 10 nhất: 50.000đ.
- Giải nhì: 30.000đ
- Giải ba: 20.000đ
- Lớp có ý thức luyện tập đồng diễn+ diễu hành+ trang phục+ dụng cụ luyện tập:50.000đ.
- Các lớp có nhiều giải nhất nhất sẽ được tính vào điểm thi đua sơ kết học kỳ I.
** Cách phát phần thưởng: Trao giải trong buổi lễ mít tinh kỷ niệm ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam.
Đ. Địa điểm: Tổ chức tại lớp và sân trường.
E. Phân công công việc và cách thức thực hiện.
Bảng phân công
Người thực hiện
Nội dung công việc và cách thức thực hiện
Thời gian
Toàn thể giáo viên
Họp chuẩn bị cho hoạt động 
Tuần 4 tháng 10
Giáo viên
Phát động thi đua dưới cờ và trong từng lớp
Đầu tuần1 tháng 11
Học sinh 
Học tập tích cực, tham gia luyện tập các tiết mục văn nghệ 
- Luyện tập diễu hành và đồng diễn múa vòng.
Đầu tuần 1 đến tuần 3 tháng 11
- Các tiết hoạt động thể thao thứ 6 tuần 1, 2,3 và ra chơi giữa giờ
Tổ trưởng
Theo dõi, ghi nhận điểm số học sinh b áo cáo cho lớp phó học tập 
Tuần 1+ Tuần 2
Lớp phó học tập 
Tổng kết báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm 
Giáo viên
Theo dõi học sinh tham gia, chỉ đạo cho học sinh tự đánh giá và báo cáo kết quả, động viên học sinh 
Lớp trưởng và chi đội trưởng
Đôn đốc chỉ đạo lớp, chi đội luyện tập diễu hành
Tổng phụ trách và anh chị phụ trách(GVCN)
- Chuẩn bị màn đồng diễn( Múa vòng) chỉ đạo cho học sinh luyện tập 
Tuần 1, 2, 3 tháng 11
Phó hiệu phụ trách hoạt động phong trào ngoài giờ lên lớp
- Chỉ đạo chung
Phó chủ tịch công đoàn
Phụ trách về phần thưởng
Cuối tuần 2
Chủ tịch công đoàn và Ban giám hiệu, đoàn thanh niên, tổng phụ trách
Tổng kết
Giữa tuần 3
Hiệu trưởng
Phát phần thưởng
Cuối tuần 3(20/11)
4. Dự kiến diễn biến công việc : Tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam(20/11/2007) theo chủ đê kính yêu thầy cô giáo.
- Từ 7giờ 15 phút đến 7giờ 30 phút: Tập trung toàn trường.
- Các lớp kiểm tra sĩ số, kiểm tra khăn quàng đỏ, mũca nô, cờ đã chuẩn bị, biển hiệu các chi đội, sao nhi đồng.
- Từ 7giờ 30 phút đến 8 giờ diễu hành kết cờ đồng diễn múa vòng.
- Từ 8giờ đến 8 giờ 30 phút văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt nam.
- Từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ mít tinh kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20/11.
-Từ 9 giờ đến 9 giờ 15 phút tổng kết đội thi đua trao phần thưởng, cho tập thể, cá nhân(GV+HS) đạt nhiều thành tích trong đợt thi đua.
5. Đánh giá kết quả.
	Qua hoạt động phong trào với chủ đề kính yêu thầy cô giáo tôi nhận thấy:
- Các tổ chức đoàn thể, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh điều tham gia tích cực các hoạt động như.
+ HS: -Thi đua học tốt giành được nhiều điểm 9,10
	- Tích cực tham gia luyện tập các tiết mục văn nghệ và có hiệu quả.
	- ý thức luyện tập cũng như tham chuẩn bị vòng. Trang phục cho bài đồng diễn múa vòng rất tốt.
	- Tham gia luyện tập diễu hành tương đối đầy đủ và điều.
+ Giáo viên chủ nhiệm, anh chị phụ trách: Đôn đốc học sinh hoạt động theo đúng lịch đã được phân công.
+ Các đoàn thể: Hoạt động sôi nổi theo lịch.
Tổ chức thành công buổi lễ mít tinh kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20/11/2007 được các cấp các ngành ủng hộ .
	*Kết quả cụ thể: + Cá nhân: - Lớp 5a 5 em
	 - Lớp 5b 5 em
	 - Lớp 3a 5 em
 * Các lớp giành được nhiều điểm 9, 10 nhất là lớp 5a, 5c, 2b, 1a.
* Các lớp có tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất: Lớp 4a, 4b, 3a, 1a.
* Các lớp có ý thức luyện tập đồng diễn diễu hành nhất: Lớp 5a, 5b, 3c.
_ Tiết mục văn nghệ của các thầy cô trong nhà trường cũng được đánh giá rất cao, xong bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như:
	Một số đội viên chuẩn bị vòng chưa tốt, kích thước vòng chưa đúng, giấy màu phối hợp được đẹp .
	Một số tiết mục văn nghệ của một số lớp chuẩn bị còn sơ sài, nội dung bài hát múa còn nghèo nàn( Năng lực chỉ đạo của giáo viên còn hạn chế)
Rút kinh nghiệm anh chị phụ trách, giáo viên chủ nhiệm lớp phải quan tâm nhiều hơn nữa tới hoạt động phong trào ngoài giờ lên lớp của nhà trường, thường xuyên trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường cũng như trường bạn	
 Phần V: Kết luận:
- Hoạt động phong trào là một hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học hoạt động phong trào là hoạt động nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp, giúp trẻ làm quen với các hoạt động tích luỹ dần những kinh nghiệm của cơ sở. Đồng thời hoạt động phong trào cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ, và đây cũng là con đường để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn bộ nhân cách.
- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự là cần thiết, và là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình sư phạm tổng thể ở trường tiểu học nói riêng và ở trường phổ thông nói chung. Trường nào thực hiện HĐPTNGLL có nọi dung, kế hoạch, biện pháp và có phương pháp đa dạng phong phú tẻường đó sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao.
Những chủ nhân tương lai sẽ có tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo dáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với sự phát triển kinh tế trong khu vực và quốc tế.
	 Phần VI . Kiến nghị: 
-Để hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường tiểu học được chú trọng và có hiệu quả cao tôi xin có một số đề xuất, kiến nghị tới các cấp các ngành có liên quan xen xét và từng bước giải quyết tháo gỡ khó khăn:
- Mỗi trường lên có một anh chi tổng phụ trách chuyên biệt được đào tạo qua trường lớp ( có năng lực hoạt động phong trào)
- Huy 	động các nguồn vốn( Từ hội phụ huynh học sinh, họi phụ nữ,) để nhà trường có tiền hoạt động .
- Duy trì và hoạt động có hiệu quả các tiết hoạt động thể thao trong tuần ( Mõi tuần 2 tiết )
	- Tổng phụ trách đội tổ chức sinh hoạt chi đội, liên đội theo đúng lịch , nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng .
	- Chi bộ – BGH nhà trường duyệt lập kế hoạch hoạt động và có kế hoạch huy động các nguồn vốn cho phù hợp. Thường xuyên chỉ đạo sát sao các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động có hiệu quả.
	- Tổ chức giao lưu với các trường bạn: Giao lưu bóng chuyền (giáo viên) bóng đá (học sinh) giao lưu văn nghệ ( giáo viên và học sinh) trong các ngày lễ lớn, các chủ điểm hoạt động trong năm học .
	Tài liệu tham khảo
1. Sinh lý trẻ em ( Bộ giáo dục & ĐT, dụ án phát triển giáo viên tiểu học.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL( Bộ GD& ĐT dự án phát triển GVTH)
3. Giáo trình công tác đội nhà xuất bản giáo dục năm 2001.
4. Các tạp chí giáo dục tiểu học và một số tài liệu khác có liên quan.

File đính kèm:

  • docSKKNQL.doc
Sáng Kiến Liên Quan