Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua trò chơi vận động

 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc Vì vậy giáo dục thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Trong giáo dục thể chất, nhiệm vụ giáo dục và phát triển toàn diện các tố chất thể lực là hết sức quan trọng. Đấy chính là một trong những phương tiện giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường các cấp. Mặt khác các tố chất thể lực bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo là năng lực thể chất của học sinh.

docx19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8867 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua trò chơi vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay.Khơi dậy tinh thần tự giác tích cực ở học sinh, phấn đấu vươn lên từ chính bản thân mình để góp phần giáo dục các em một cách toàn diện cả về trí lẫn thể lực cho học sinh hiện nay, tương lai cho xã hội.
Muốn có kết quả tốt không chỉ kết hợp các dạng trò chơi trong tiết dạy mà còn phải quan tâm toàn diện, không ngừng chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý của các em, tập luyện thường xuyên, không ngừng tăng cường giáo dục đạo đức ý chí cho học sinh thông qua giờ dạy.
Mong đề tài này sẽ mang nhiều điều bổ ích cho các em trong việc học của các em hiện nay.
Thực trạng giáo dục chúng ta nói chung và giáo dục thể chất trong học đường nói riêng, cùng với những đổi mới về phương pháp dạy học, sách giáo khoa thì yêu cầu về tính tự giác, tích cực của học sinh và tính chủ đạo của giáo viên là then chốt. Trò chơi vận động giúp học sinh tự giác luyện tập và tập luyện một cách nghiêm túc, có điều kiện chứng tỏ thực lực của bản thân mình. Qua đó trò chơi vận động giúp cho các em ngày càng hoàn thiện hơn về các tố chất vận động nhất là tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo
Với yêu cầu về phương pháp và nội dung cần phong phú và đa dạng hơn, lượng vận động ( cường độ và khối lượng) cao hơn trong một tiết giảng dạy thì việc áp dụng nâng cao nội dung bài dạy và kết hợp liên hoàn các bài tập nhất là trò chơi vận động trong tiết giảng dạy bộ môn Thể dục là điều vô cùng cần thiết , nhằm mục đích tăng cường lượng vận động của học sinh trong tiết dạy thể dục , hào hứng hơn trong học tập của bộ môn. Không những thế mà còn làm cho tiết học vui hơn , hấp dẫn, lôi cuốn các em nhiều hơn các em tự nguyện và tự giác tham gia. Chính điều đó gây nên sự hưng phấn trong tập luyện , quên đi mệt mỏi, phấn đấu và phấn đấu hết sức điều nay làm tăng lượng vận động trong tiết dạy mà không nhàm chán ở học sinh.
Qua thời gian thực hiện bản thân tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ đáng kể, phần lớn các em có hứng thú học môn thể dục hơn, trong tập luyện các em không chỉ thể hiện khả năng của mình ở lớp, mà còn thể hiện ở các hoạt động ngoại khóa. Các em có ý thức tự nâng cao, tiết học vui tươi, sinh động hơn, từng bước làm thay đổi cách nhìn của các em đối với bộ môn này. Không ít học sinh đã cảm thấy yêu thích môn học và có những đột phá trong học tập. Mỗi giờ học thể dục đã có nhiều học sinh tích cực tham gia nhiệt tình hơn, nhất là khi tổ chức trò chơi cho các em, khi tham gia các em đoàn kết hơn quyết tâm hơn để giành chiến thắng về cho đội, nhóm mình, các em hồ hởi, động viên nhau từng bạn thậm chí các em con reo hò, hô to cổ động cho các bạn. Chất lượng kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở các lần sau cao hơn lần trước một cách rõ rệt.
Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể năm học 2013- 2014.
Mức
Nội dung thi
Lớp ( tổng số học sinh)
6A
6B
6C
8A
8B
Chưa Đạt
1.Chạy 60m
20
25
16
29
18
2. Bật xa
18
20
20
32
27
3. Chạy 500m
25
28
18
26
25
4. Ném bóng trúng đích
24
20
21
35
30
Đạt
1.Chạy 60m
8
5
10
10
15
2. Bật xa
10
10
6
7
6
3. Chạy 500m
3
2
8
13
8
4. Ném bóng trúng đích
4
10
5
4
3
Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học kì I năm học 2014- 2015.
Mức
Nội dung thi
Lớp ( tổng số học sinh)
7A
7B
7C
9A
9B
Chưa Đạt
1.Chạy 60m
2. Bật xa
1
3. Chạy 500m
1
1
4. Ném bóng trúng đích
1
1
 Đạt
1.Chạy 60m
28
30
26
39
33
2. Bật xa
28
30
26
38
33
3. Chạy 500m
28
29
26
39
32
4. Ném bóng trúng đích
27
30
25
39
33
Cùng với đó là một là thành tích ngày một tiến bộ khi học sinh tham gia thi các kì thi học sinh giỏi TDTT các cấp đều đạt giải
B. Giải quyết vấn đề
I . Các giải pháp thực hiện:
Để phát triển các tố chất thể lực thông qua trò chơi vận động, thực sự là một vấn đề không phải là nhỏ đối với người giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải hết sức tận tụy theo sát, uốn nắn từng bước trong quá trình của các em, thường xuyên vận dụng một cách linh hoạt các dạng trò chơi trong từng tiết dạy có như vậy mới mang lại kết quả mong muốn. Tôi mạnh dạn sử dụng một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Phát huy tính tích cực của học sinh trong trò chơi vận động
Giải pháp 2: Lựa chọn trò chơi và bố trí một cách hợp lý trong các giáo án giảng dạy môn thể dục trước khi lên lớp.
Giải pháp 3: Không nên yêu cầu học sinh phải thực hiện động tác quá phức tạp, không phù hợp với tâm sinh lý của học sinh.
Giải pháp 4: Khai thác những dụng cụ hiện có hay tự giáo viên làm, thường xuyên liên hệ bài học vào thực tế, nghiên cứu nghiêm túc trong việc hướng dẫn học sinh đảm bảo an toàn trong tập luyện và tham gia trò chơi.
Giải pháp 5: Nâng dần độ khó, hoặc thay đổi cách thức để hấp dẫn học sinh thực hiện .
Giải pháp 6: Khuyến khích học sinh sưu tầm hoặc sáng tạo ra các trò chơi mới phù hợp với bộ môn.
Giải pháp 7: Tham mưu với nhà trường, địa phương thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động. Nhằm giúp học sinh được tham gia góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất tại nhà trường.
Với một vài giải pháp nêu trên mà bản thân tôi thấy có hiệu quả, hợp với điều kiện thực tế của trường, đối tượng học sinh của lớp dạy.
Trong khi tham khảo nội dung trình bày tôi rất mong có thêm nhiều ý kiến góp ý chân tình của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
II : Các biện pháp thực hiện
Phát huy tính tính cực của học sinh trong giảng dạy trò chơi vận động: Giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
Giáo viên giúp học sinh biết và hiểu được tên trò chơi, mục đích ý nghĩa và cách thức thực hiện trò chơi, nhứng yêu cầu do giáo viên hoặc tập thể đề xuất luật lệ chơi.
Học sinh thực hiện trò chơi và cố gắng đảm bảo các yêu cầu đã được thống nhất, công khai trước cả lớp.
Đánh giá cá nhân hoặc tập thể học sinh tham gia trò chơi .
Lựa chọn trò chơi giáo dục các tố chất ( nhanh, mạnh, bền, khéo léo ).
Giáo viên khi soạn giáo án cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học và bố trí trong bài dạy một cách hợp lý để phát huy được tập thể học sinh tham gia. Để tiến hành giáo viên cần làm tốt các khâu sau:
Chọn trò chơi : Lập kế hoạch bài học.
Chuẩn bị sân chơi và phương tiện.
Tổ chức cho học sinh chơi
Giới thiệu và giải thích trò chơi.
Điều khiển trò chơi.
Đánh giá kết quả.
Các bạn có thể tham khảo một tiết giáo án lớp 6 mà tôi đã giảng dạy năm học 2013 – 2014.
Tiết 23
Chạy nhanh – bóng đá – chạy bền
 I.Mục tiêu:
A.Kiến thức:
-Chạy nhanh
+ Ôn động tác và bài tập bổ trợ : đứng mặt, vai, lưng hướng chạy xuất phát.
+ Trò chơi: “ Chạy nhanh tiếp sức”.
+ Học: Xuất phát cao chạy nhanh 40 – 50m
-Môn tự chọn Bóng đá
+ Ôn dẫn bóng bằng má ngoài bàn chân.
+ Học: Đá bóng bằng lòng bàn chân.
-Chạy bền.
+ Trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức”.
B. Kỹ năng:
-Học sinh thực hiện tương đối chính xác một số động tác bổ trợ, xuất phát cao chạy nhanh.
-Học sinh biết và thực hiện tương đối đúng động tác dẫn bóng bằng má ngoài bàn chân và đá bóng bằng lòng bàn chân.
-Phát triển các tố chất thể lực cho học sinh
C. Thái độ:
-Học sinh tập luyện tích cực, sôi nổi, nghiêm túc, an toàn.
II Địa điểm và phương tiện:
1 Địa điểm: Sân tập thể dục trường THCS Mỹ Hưng
2 Phương tiện:
a.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bóng đá ( 10 quả), còi, kẻ sân, tranh minh họa ( đá bóng và chạy nhanh ).
b.Chuẩn bị của học sinh: Vệ sinh sân tập , chuẩn bị dụng cụ, trang phục gọn gàng theo quy định.
III Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A Mở đầu
*Nhận lớp
-Lớp trưởng tập hợp lớp, điểm số báo cáo.
-Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
* Khởi động
-Chạy nhẹ nhàng một vòng sân tập
-Tại chỗ tập các động tác
+ Động tác Cổ
+ Động tác Tay
+ Động tác Lườn
+ Động tác Vặn mình
+ Động tác Bụng
+ Động tác Chân
+ Động tác Toàn thân
-Xoay các khớp.
+khớp cổ chân kết hợp cổ tay, khớp vai, khớp hông, khớp gối.
-Ép dọc, ép ngang.
-Tại chỗ thực hiện các động tác bổ trợ cho chạy nhanh.
+Chạy bước nhỏ
+Chạy nâng cao đùi
+Chạy gót chạm mông
B Cơ bản
*Chạy nhanh
-Ôn
+Đứng mặt hướng chạy xuất phát.
+Đứng Lưng hướng chạy xuất phát.
+ Đứng Vai hướng chạy xuất phát.
-Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
+Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 hàng , 2 hàng nam, 2 hàng nữ.
+Cách chơi: khi có hiệu lệnh chạy người số 1 nhanh chóng xuất phát chạy vòng qua vạch quy định chạy về chạm tay bạn thì bạn số 2 mới được xuất phát sau đó bạn số 1 đứng xuống cuối hàng. Cứ như thế cho đến hết đội nào về trước giàng chiến thắng.
-Học : Xuất phát cao chạy nhanh 40m.
+Chuẩn bị: Đứng thẳng , chân khỏe đứng trước, sát sau vạch xuất phát. Mũi chân sau cách gót chân trước một bàn chân. Trọng tâm dồn đều hai chân, hai tay buông tự nhiên, mắt nhìn trước.
+Động tác: Khi có lệnh “Sẵn sàng” khuỵu hai gối, trọng tâm dồ nhiều vào chân trước, thân trên ngả về trước, tay buông tự nhiên.
Khi có lệnh “Chạy” bước nhanh chân sau về trước, đồng thời nâng thân, tay phối hợp tự nhiên.Khi chạy cần đặt nửa bàn chân chạm đất và tích cực đạp sau.
*Bóng đá
-Ôn tậpkĩ thuật và thể lực. Dẫn bóng bằng má ngoài bàn chân.
-Học mới: Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
Hình – kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của lòng bàn chân (từ cổ chân tới đốt xương ngón chân cái) để đá bóng đi.
Nguyên lý kỹ thuật động tác đá bóng bằng lòng bàn chân 
- Đá bóng nằm tại chỗ ( chia làm 5 giai đoạn): Chạy đà thẳng với hướng bóng. Tiếp đến bạn đặt chân trụ rồi vung chân lăng. Cuối cùng là tiếp xúc bóng. Kết thúc động tác.
 - Đá bóng lăn sệt Đá bóng lăn từ phía trước tới: Trước hết cần phán đoán thời điểm vung chân và vị trí bóng lăn tới để tiếp xúc bóng được chính xác. Đá bóng đang lăn về trước: Chân trụ nên đặt trước về phía trước bóng. Trường hợp bóng lăn từ các bên tới về phía chân trụ thì nên đặt chân trụ hơi xa về phía bên của bóng.
 - Đá bóng nửa nảy phải đá bóng ngay những quả bóng từ trên cao rơi xuống vừa nảy từ đất lên mà không làm động tác giữ bóng. Trước hết phải phán đoán tốc độ bay và điểm rơi của bóng, từ đó nhanh chóng di chuyển chọn vị trí cho việc đặt chân trụ. 
-Chuẩn bị: để bóng đứng ở điểm xuất phát, đứng chân trước, chân sau gần bóng, hai tay buông tự nhiên, thân người hơi ngả ra trước, mặt cúi theo bóng.
-Động tác: dồn trọng tâm nhiều vào chân trụ, thân trên ngả nhiều hơn về trước. Đưa chân ra sau lên cao, hướng lòng bàn chân về phía bóng. Dùng sức mạnh của đùi, cẳng chân đá vào1/3 phía dưới bóng bằng lòng bànChân. Phối hợp giữ thăng bằng.
Tiến hành tổ chức, hướng dẫn tập luyện động tác đá bóng bằng lòng bàn chân 
- Tập mô phỏng không bóng, tại chỗ thực hiện động tác đánh lăng và xoay bẻ bàn chân ra ngoài. Vẽ đường chạy đà, điểm đặt bóng và chân trụ rồi thực hiện kỹ thuật chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng. 
- Đặt bóng chết, một người dùng gầm bàn chân đè lên phía trước của bóng, người kia tập chạy đà, đặt chân trụ rồi tiếp xúc bóng.
 - Đặt bóng chết đá vào các điểm cố định trên tường, tập từ chậm đến nhanh, từ nhẹ, gần sau tăng dần cự ly và lực đá.
 - Tập hai người hoặc với nhiều người, kết hợp di chuyển và đá các loại bóng đang lăn sệt.
 - Tập sút cầu môn với bóng chết và các loại bóng đang lăn sệt.
*Các sai lầm khi rèn luyện kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 
- Khái niệm về kỹ thuật không chính xác. Mắt không quan sát bóng khi đá. 
- Cảm giác cơ bắp và sự phối hợp toàn thân chưa tốt. Cảm giác không gian chưa được chuẩn xác. 
- Quá căng thẳng khi thực hiện. Sức mạnh cơ chân yếu. 
*Phương pháp khắc phục 
- Xây dựng khái niệm về kỹ thuật chính xác cho người tập. Tập mô phỏng nhiều lần động tác chạy đà, đặt chân trụ. Mô phỏng nhiều lần động tác tiếp xúc bóng.
 - Bố trí tập theo nhóm để cùng nhau sửa chữa những động tác sai.
 - Tập đá bóng chết rồi lăn sệt vào các mục tiêu cố định trên sân hoặc trên tường.  
*Chú ý: Khi chạm bóng, cổ chân cứng lại.
Củng cố:
-Chạy nhanh
-Đá bóng bằng lòng bàn chân.
*Chạy bền:
Trò chơi” Chuyền bóng tiếp sức”.
-Chuẩn bị:chia số học sinh lớp thành 4 hàng
Có số lượng bằng nhau( hai hàng nam- hai hàng nữ).
-Cách chơi: 
+Thi đấu giữa hai nhóm nam- nữ riêng.
+Khi có hiệu lệnh, hoặc tín hiệu của GV em đứng đầu hàng của mỗi hàng chạy lên nhặt bóng mang về đưa cho bạn sau mình và chạy lên nhặt quả bóng tiếp theo và chạy về hàng của mình. Khi về đến hàng thì bạn tiếp theo chạy mang bóng lên để lại vị trí như ban đầu. Các em cứ thực hiện tương tự như hai em đầu tiên cho đến hết. Hàng nào thự hiện xong trước là chiến thắng.
*Chú ý: Làm rơi bóng thì nhặt bóng và tiếp tục thực hiện trò chơi.
C . Phần kết thúc.
-Thả lỏng: cúi người vung tay, thở sâu.
-Nhận xét đánh giá tiết học.
-Bài tập về nhà: Ôn một số nôi dung thực hiện chưa tốt.
6-8’
1V x 200m
2lx8n/đ.tác
2lx8n/đtác
2Lx30”/đ.tác
30-32’
8-10’
2 lần/đ.tác
3 hiệp
3-4 lần/hs
10-15’
2-3’
10-12’
2-3’
4-5’
 -Nhận lớp 4 hàng ngang 
 x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x 
 .GV
-Lần lượt từng hàng quay phải ( trái ) chạy nhẹ nhàng và xếp thành hình vòng tròn.Chạy xong về thành 4 hàng ngang để khởi động.Đội hình so le.
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
 .GV 
-GV hô cả lớp cùng thực hiện. Yêu cầu học sinh thực hiện đúng biên độ động tác.
Học sinh ép sâu ở nhịp 3-7
-Thực hiện theo nhịp vỗ tay của GV tần số động tác tăng về cuối của động tác.
-Lớp di chuyển về đội hình 4 hàng dọc, tập luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
-Giáo viên qan sát nhắc nhở học sinh thực hiện.
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
-Giáo viên nhận xét đáng giá, tuyên dương học sinh tham gia chơi tích cực.
-Giáo viên làm mẫu và nêu mấu chốt kĩ thuật.
-Từng tốp 4 học sinh đầu hàng thực hiện chạy theo sự chỉ huy của cán sự bộ môn.
x x x x	
x x x x
x x x x
x x x x
-Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh thực hiện.
-Đội hình thực hiện: Từng nhóm đứng đối diện 3-4m thực hiện dẫn bóng.
x x x x	
x x x x	 
x x x x 	
x x x x 
Giáo viên làm mẫu và phân tích động tác.
Giáo viên cho một học sinh đứng đối diện thực hiện kĩ thuật động tác. Sau đó cho học sinh thực hiện.
4-5m
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
GV
Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.
 x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x 
 .GV
Gọi học sinh thực hiện – học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Yêu cầu: học sinh tham gia chơi tích cực, sáng tạo và tuân thủ đúng luật của trò chơi.
Giáo viên thay đổi hình thức các lần chơi tiếp theo, để tăng hứng thú cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn các em thả lỏng.
Nhận xét ưu điểm va nhược điểm của tiết học.
Xuống lớp.
.GV trước khi thiết kế bài giảng cần nghiên cứu SGK hoặc tham khao bảng phân loại các trò chơi phù hợp với nội dung cần giảng dạy sau:
Thuộc nội dung
Tên trò chơi
Phân bố trò chơi vận động
môn thể dục ở THCS
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Chạy
nhanh
Tiếp sức chuyển vật
x
x
Lò cò tiếp sức
x
x
Chạy tiếp sức
x
x
Hoàng Anh Hoàng Yến
x
x
Ai nhanh hơn?
x
x
Chạy đuổi
x
x
Chạy tốc độ cao
x
x
Chạy bền
Hai lần hít vào, hai lần thở ra
x
x
Nhẩy dây bền
x
x
Tâng cầu
x
x
Chạy theo địa hình quy định
x
x
Chạy dích dắc tiếp sức
x
x
Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức
x
x
Bật nhảy
Nhảy ô tiếp sức
x
Bật xa tiếp sức
x
Nhảy cừu
x
Khéo vướng chân
x
Nhảy vào vòng tròn tiếp sức
x
Nhảy vượt rào tiếp sức
x
Lò cò chọi gà
x
Trồng nụ trồng hoa
Ném bóng
Ném trúng đích
x
Ném vòng vào cổ chai
x
Cưỡi ngựa chuyền bóng
x
Đập bóng
x
x
x
Ném bóng vào vòng tròn
x
x
x
Đá bóng
Dẫn bóng tiếp sức
x
x
x
x
Đá chuyền
x
x
x
x
Đá bóng trúng đích
x
x
x
x
Tâng bóng
x
x
x
x
Tranh bóng
x
x
x
x
Chuyển bóng tiếp sức
x
x
x
x
3. Nghệ thuật phối hợp các trò chơi vào đầu hay giữa bài tập phụ thuộc vào yêu cầu nội dung của bài giảng.
Nhận lớp GV tỏ ra quan tâm các em học sinh thông qua việc hỏi thăm sức khỏe từ đó biết chắc chắn hơn về đối tượng học sinh từ đó phân nhóm và cho các em kiến tập phân các bạn kiến tập làm nhóm trưởng hay trọng tài. Chia nhóm với phương pháp thi đấu giữa các đội các nhóm sau ch các em thực hiện trong thời gian ngắn khoảng từ 10-15” cho một học sinh. Khai thác triệt để sức phấn đấu của cá nhân và đội hay nhóm học sinh thông qua từng trò chơi vận động.
Xây dựng các trò chơi, muốn giáo dục các tố chất ( nhanh, mạnh, bền, khéo léo ) phải thường xuyên bổ trợ và lập lại nhiều lần trong từng nội dung, từng học kỳ. Chính vì thế tố chất thể lực của học sinh sẽ không ngừng phát triển cao độ, đúng chiều hướng nhất là hệ xương và hệ cơ trong độ tuổi trung học cơ sở.
4. Đảm bảo an toàn trong thực hiện các trò chơi vận động: Giáo viên phải xác định trò chơi xem trò chơi đó dễ hay qua khó không? Có làm mất vệ sinh không? Có nguy hiểm không?
*Phân loại trò chơi dễ khó để áp dụng cho đối tượng học sinh.
*Học sinh khi tham gia trò chơi nhất thiết phải được đảm bảo vệ sinh, an toàn. Tránh trường hợp không đảm bảo vệ sinh và chấn thương. Như vậy là đi ngược với mục đích phát triển tố chất thể lực cho học sinh.
* Bên cạnh đó cơ sở vật chất và phương tiện cũng là yếu tố cần thiết, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao phát triển tố chất vận động. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ thật đầy đủ trước khi lên lớp và tổ chức trò chơi cho học sinh.
5. Lựa chọn các trò chơi vận động của địa phương: khi lựa chọn các trò chơi của địa phương giáo viên không mất nhiều thời gian hướng dẫn, vì đa số các em đã biết nội dung và cách thức. Qua đó góp phần giữ gin nét văn hóa độc đáo của địa phương. Tuy nhiên khi lựa chọn các trò chơi của địc phương giáo viên cần chú ý:
*Tương đương những trò chơi vận động trong chương trình.
*Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính của học sinh trung học cơ sở.
*Không chọn trò chơi nguy hiểm, mất vệ sinh, thiếu tính giáo dục.
Bên cạnh đó sau mỗi trò chơi giáo viên có tính khích lệ tinh thần học sinh qua lời khen cac em, phân biệt đội thắng ,đội thua có khen thưởng và phạt nhẹ nhàng, từ đó tiết dạy hiệu quả cao vì lượng vận động đảm bảo, nội dung phong phú đa dạng.
Chú ý tổ chức đội hình luyện tập chia nhóm và bố trí bài tập liên hoàn trong đó giáo viên tổ chức lớp có từng nhóm trưởng hướng dẫn các bạn nhóm nam, nữ, giáo viên thường xuyên khen các em qua lời nói, vỗ tay hoan hô các bạn khi thắng hay hoàn thành trò chơi.
C Kết luận – Khuyến nghị
Từ thực tế giảng dạy tại các trường trung học cơ sở. Hiện nay rất ít trường đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị của bộ môn. Do đó đã không ít ảnh hưởng cho công tác giáo dục các tố chất thể lực cho học sinh. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình áp dụng vào công tác giảng dạy tại trường, kết quả ban đầu cho thấy chất lượng giáo dục thể chất được tăng lên. Cụ thể học sinh tích cực hơn trong các nội dung trò chơi vận động nói riêng và giờ học thể dục nói chung. Đa số học sinh đạt kết quả tốt khi được kiểm tra rèn luyện
*Kiến nghị và đề xuất:
- Quý phòng và nhà trường tạo mọi điều kiện để giáo viên được tập huấn các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.
-Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được đầy đủ hơn.
-Với thời gian ngắn, phạm vi nghiên cứu rộng nên còn nhiều khiếm khuyết, rất mong BGH cùng quý đồng nghiệp góp ý bổ sung để những phương pháp này áp dụng đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
-Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trường THCS Mỹ Hưng và các đồng nghiệp ở các đơn vị bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc các đồng chí mạnh khỏe!
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở
Mỹ Hưng, ngày ..tháng, năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:
Ngô Thị Huế
Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cơ sở
..
..
..
..
..
..
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)
Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cơ sở
..
..
..
..
..
..
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docxskkn.docx
Sáng Kiến Liên Quan