Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết tình huống thực tiễn trong bài Sự ăn mòn kim loại - Hóa học 12 ban cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo" là cầu nối” để học sinh "học qua làm" trong thực tiễn, từ đó mới giúp cho kiến thức "biến" thành năng lực.

Từ việc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các em sẽ được vận dụng kiến thức được học ở trong trường, qua đó học sinh được mở rộng, tìm tòi, sáng tạo hơn trong kiến thức. Thông qua hoạt động trải nghiệm, cho dù nội dung hoạt động liên quan đến kiến thức của môn học nào thì học sinh đều phải thực hiện bằng hành động; phải tìm hiểu, sử dụng các sản phẩm, công cụ và thiết bị trong thực tế; phải nghe, nói, viết, làm; phải giao tiếp, hợp tác với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy hoạt động trải nghiệm sáng tạo có vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Việc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp các em học sinh có tâm lý thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách chủ động thúc đẩy kết quả học tập bộ môn và góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tích cực năng động sáng tạo, hiểu rõ về năng lực của bản thân để có động lực phấn đấu trong cuộc sống sau này.

 

doc60 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết tình huống thực tiễn trong bài Sự ăn mòn kim loại - Hóa học 12 ban cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong không khí tạo thành một lớp oxit đồng màu nâu đen, lớp oxit này sau đó sẽ ngăn cản sự ăn mòn. Một lớp màu xanh lục ( đồng cacbonat bazơ) thường có thể bắt gặp trên các đồ đồng cổ như mũi tên đồng ở thành Cổ Loa, trống đồng Đông Sơn, chuông đồng hay các công trình cổ có sử dụng đồng như Tượng Nữ Thần Tự Do, tượng bằng động lớn nhất trên thế giới được xây dựng. Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh?
Câu hỏi 3: Giải thích hiện tượng: Khi trời có gió mạnh thì điện ở các vùng nông thôn hay bị chập chờn.
Câu hỏi 4: Tại sao sắt tây được dùng làm hộp đựng thực phẩm?Thành phần của sắt tây? 
Câu hỏi 5: Tại sao các đồ vật bằng tôn lại bền hơn đồ vật bằng sắt tây?
Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 1:Đồng kim loại sẽ tạo nên một số ít ion Cu2+ tan vào trong nước có tác dụng diệt khuẩn. Làm cho các cuống hoa đỡ bị thối trong nước do đó đỡ làm tắc các mao quản dẫn nước lên cánh hoa nên hoa tươi hơn. Các muối của Cu2+ có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Nếu không dùng đoạn dây đồng thì nên cắt bỏ phần thối mỗi ngày, hoa sẽ tươi lâu hơn.
Câu hỏi 2: Màu xanh của các đồ vật bằng đồng là màu của đồng bazơ cacbonat. Hợp chất này có công thức hóa học là Cu(OH)2.CuCO3. Đây là sản phẩm của quá trình biến đổi lâu dài từ CuO sang đồng bazơ cacbonat trong điều kiện ẩm và có tác dụng của khí CO2.
Câu hỏi 3:Dây điện làm ngoài cột chính là nhôm, dây nhà dân đấu vào là đồng. Dùng lâu ngày chỗ tiếp xúc bị ăn mòn điện hóa làm sự tiếp xúc kém đi. Gió thổi làm dây cọ sát, có lúc tách ra làm điện chập chờn.
Câu hỏi 4: Sắt tây được dùng làm hộp đựng thực phẩm là sắt được tráng thiếc, vì thiếc không độc hại đối với cơ thể người.
Câu hỏi 5:Tôn là sắt tráng kẽm. Kẽm mạnh hơn sắt nên khi có các vết xước (tức kim loại được tiếp xúc với dung dịch chất điện li) thì kẽm bị ăn mòn trước rồi mới đến sắt do đó đồ vật bền hơn. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Thiếc yếu hơn sắt nên khi có các vết xước thì sắt bị ăn mòn trước, đồ vật chóng hỏng hơn.
V. RÚT KINH NGHIỆM: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh đánh giá học sinh	
 Giáo viên đánh giá bằng điểm số lấy điểm kiểm tra 15 phút, thưởng điểm, tuyên dương với những cá nhân tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhắc nhở những học sinh còn chưa tích cực trong các hoạt động TNST.
 Kết quả hoạt động là sản phẩm của học sinh: Hình ảnh, video, bài thuyết trình trên powerpoint, trên word được giáo viên lưu lại (xem phần phụ lục).
5. Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp mới.
5.1Về tinh thần thái độ học tập.
Sau khi đổi mới cách thức dạy bài ” Sự ăn mòn kim loại” với việc cho học sinh tự đi trải nghiệm tìm hiểu tại địa phương rồi thảo luận trên lớp, chúng tôi nhận thấy không khí trong các giờ học trở nên thoải mái sinh động hơn. Sự tương tác, trao đổi, giaolưu giữa học sinh với học sinh , học sinh với giáo viên nhiều hơn, tích cực hơn. Nhờ đó học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng và hiệu quả hơn. 
5.2 Về kiến thức – kĩ năng – năng lực.
Để đánh giá và so sánh học sinh về trình độ kiến thức cũng như các kĩ năng và năng lực đạt được sau khi áp dụng sáng kiến chúng tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm: Chọn lớp dạy theo phương pháp mới để so sánh kết quả với lớp dạy theo phương pháp bình thường. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bài kiểm tra 15 phút (được làm vào đầu giờ học tiếp theo). Chúng tôi đã tiến hành các bước sau:
-Bước 1: Chọn một cặp lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về số lượng và chất lượng học tập bộ môn, trong đó:
Lớp đối chứng: Dạy theo phương pháp bình thường
Lớp thực nghiệm: Dạy theo phương pháp mới như trong sáng kiến đã đề cập.
(Năm học 2015-2016: chúng tôi tiến hành ở 1 lớp thực nghiệm là 12E. Do có hiệu quả nên năm học 2016-2017 chúng tôi tiếp tục tiến hành ở 2 lớp 12A, 12B.) 
-Bước 2: Tiến hành kiểm tra bài 15 phút (với 2 mã đề 121 và 122) và chấm bài theo thang điểm 10. Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ 1 điểm đến 10 điểm. Phân loại theo 4 nhóm: 
Nhóm giỏi: Điểm 9,10 Nhóm khá: Điểm 7,8
Nhóm trung bình: Điểm 5,6 Nhóm yếu kém: Điểm dưới 5.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
 Mã đề 122
Câu 1: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A.1 B.0 C.3 D.2
Câu 2: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì:
A.Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa 
B. Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa
C. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa
D. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa
Câu 3: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A.Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí clo.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Câu 4: Một pin điện hóa có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng:
A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.
B. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm.
C. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.
D. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
Câu 5: Mệnh đề không đúng là;
A.Fe2+ oxi hóa được Cu.
B. Fe khử được ion Cu2+ trong dung dịch.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Câu 6: Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
-Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
-Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
-Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A.3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 7: Khi pin điện hóa Zn – Pb phóng điện, ion Pb2+ di chuyển về:
A.Cực dương và bị oxi hóa B. Cực dương và bị khử
C. Cực âm và bị khử D. Cực âm và bị oxi hóa 
Câu 8: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:
A.Phản ứng xảy ra ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
B.Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
C. Đều sinh ra Cu ở cực âm
D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.
Câu 9:Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là gì?
A.Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.
B. Để không gây ô nhiễm môi trường.
C. Để kim loại đỡ bị ăn mòn.
D. Để không làm bẩn quần áo khi lao động.
Câu 10: Một số hóa chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng này?
A. Ancol etylic B. Dây nhôm C. Axit clohiđric D.Dầu hỏa
Đáp án:
1D
2A
3D
4A
5A
6A
7B
8A
9C
10C
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
 Mã đề 121
Câu 1: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A.Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí clo.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Câu 2: Mệnh đề không đúng là;
A.Fe2+ oxi hóa được Cu.
B. Fe khử được ion Cu2+ trong dung dịch.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Câu 3: Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
-Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
-Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
-Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A.3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 4: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A.1 B.0 C.3 D.2
Câu 5: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì:
A. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa 
B. Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa
C. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa 
D. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa
Câu 6: Khi pin điện hóa Zn – Pb phóng điện, ion Pb2+ di chuyển về:
A.Cực dương và bị oxi hóa B. Cực dương và bị khử
C. Cực âm và bị khử D. Cực âm và bị oxi hóa
Câu 7: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:
A.Phản ứng xảy ra ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
B.Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
C. Đều sinh ra Cu ở cực âm
D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.
Câu 8:Một pin điện hóa có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng:
A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.
B. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm.
C. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.
D. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
Câu 9: Một số hóa chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng này?
A. Ancol etylic B. Axit clohiđric C. Dây nhôm D.Dầu hỏa
Câu 10: Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là gì?
A.Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.
B. Để không gây ô nhiễm môi trường.
C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động.
D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn.
Đáp án:
1D
2A
3D
4D
5A
6B
7A
8A
9B
10D
Kết quả của các bài kiểm tra được thống kê ở bảng sau:
Bảng 1: Kết quả các bài kiểm tra
Năm học
Lớp
Sĩ số
Đối tượng
Số bài KT
 Số HS đạt điểm Xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2015-2016
12E
TN
1
0
0
0
3
5
4
3
8
8
9
40
12D
 ĐC
1
0
0
0
5
4
15
9
4
3
2
42
2016 -2017
12A
TN
1
0
0
0
0
0
2
1
8
12
10
33
12B
TN
1
0
0
0
0
0
3
2
10
12
9
36
12D
ĐC
1
0
0
2
1
1
10
9
6
4
2
35
Bảng 2: Bảng tổng hợp điểm bài kiểm tra ( bảng tần số)
Đối tượng
Tổng số HS
 Số học sinh đạt điểm Xi	
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN (3 lớp)
109
0
0
0
3
5
9
6
26
32
28
ĐC (2 lớp)
77
0
0
2
6
5
25
18
9
7
4
Bảng 3: Tổng hợp số lượng. % số HS đạt điểm yếu-kém, trung bình, khá, giỏi
Đối tượng
Số bài KT
Yếu kém
Trung bình
Khá
Giỏi
(1 – 4)
(5 – 6)
(7 – 8)
(9 – 10)
TN
1
3 ≈ 2,8%
14 ≈ 12,8%
32 ≈ 29,4%
60 ≈ 55,0%
ĐC
1
8 ≈ 10,4%
30 ≈ 38,9%
28 ≈ 36,4%
11 ≈ 14,3%
5.3 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
Kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng thể hiện như sau:
-Tỉ lệ % HS có điểm yếu kém , trung bình của các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn ở lớp đối chứng.
-Tỉ lệ % HS đạt điểm khá giỏi (nhất là điểm giỏi) của các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, chứng tỏ việc học tập theo phương pháp mới đã đem lại tác dụng, hiệu quả rất lớn trong nhận thức của học sinh.
PHẦN III: HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI
III.1 Hiệu quả kinh tế.
Để tổ chức một buổi cho học sinh đi trải nghiệm sáng tạo cần huy động rất nhiều lực lượng khác hỗ trợ như giáo viên, phụ huynh đi kèm để quản học sinh, đảm bảo an toàn... cũng như rất tốn kém về kinh tế. Ví dụ tổ chức cho một lớp đi dã ngoại theo tập thể thì mỗi học sinh phải nộp ít nhất 250 ngàn đồng. Như vậy một lớp nếu có 40 học sinh thì tiêu tốn ít nhất hết 10 triệu, như vậy cả khối 12 lớp tiêu tốn ít nhất 100 triệu trên một chủ đề học tập.
Sáng kiến của chúng tôi với mục đích cho học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, tự đi trải nghiệm sáng tạo ngay tại địa phương mình sinh sống đã làm lợi rất nhiều về mặt kinh tế cho nhà trường, cho phụ huynh và cho toàn xã hội mà vẫn đạt được mục tiêu bài học.
III.2 Hiệu quả xã hội
- Sáng kiến của chúng tôi không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng lại có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn bởi nó góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực trí tuệ phục vụ lao động sản xuất.
- Thông qua môn học nói chung và hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo nhóm nói riêng đã góp phần bồi dưỡng lòng yêu thích bộ môn, phát triển năng lực, trí tuệ, khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo, hình thành và phát triển phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý trí và thói quen tự học thường xuyên tạo tiền đề cho môn học khác và việc học tập sau phổ thông hoặc đi vào thực tiễn lao động sản xuất.
- Góp phần giúp học sinh tiết kiệm thời gian, công sức, dễ nhớ dễ hiểu, nâng cao kiến thức, làm tăng niềm đam mê đối với môn học, tăng sự hiểu biết về kiến thức môn học gắn với thực tiễn, biết vận dụng kiến thức môn học giải quyết các tình huống thực tiễn, để bước vào kì thi THPT QG từ đó mở ra cơ hội được trúng tuyển với tỷ lệ cao để các em học tập nâng cao trình độ, tăng cơ hội việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
PHẦN IV: ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
IV.1 Điều kiện:
	Về cơ sở vật chất: các trường trung học phổ thông cần cung cấp trang thiết bị một cách đầy đủ cho giáo viên và học sinh như: phòng trình chiếu, máy tính nối mạng internet, tài liệu tham khảo, dụng cụ hóa chất thí nghiệm...
	Về đối tượng tham gia: Học sinh phải được trang bị đầy đủ về các tri thức có liên quan về các môn học. Giáo viên phải xây dựng dự án, kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
IV.2 Khả năng áp dụng:
Sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ áp dụng riêng với một bài mà có thể phát triển, mở rộng áp dụng cho nhiều bài ở các chương khác của lớp 12 cũng như lớp 10, và lớp 11 thuộc chương trình sách giáo khoa cả hóa học vô cơ và hữu cơ. 
Sáng kiến kinh nghiệm có thể phát triển, mở rộng áp dụng đối với những môn học khác.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
V.1. Kết luận:
-Trong quá trình giảng dạy có sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng . Góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực mà học sinh THPT cần có theo mục đích yêu cầu của giáo dục đào tạo hiện nay đặt ra, đó là năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh nhằm hình thành thói quen tự phục vụ, kĩ năng học tập, kĩ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra ở trường, ở nhà và trong cuộc sống; kĩ năng giao tiếp...từ đó giúp nâng cao chất lượng dạy - học hóa học ở trường trung học phổ thông. 
- Chất lượng bộ môn được nâng lên đáng kể, học sinh hứng thú tích cực hơn trong các giờ học, háo hức chờ đợi, sôi nổi thảo luận trong các giờ học và luôn mong muốn có nhiều thời gian, có nhiều điều kiện để tham gia hoạt động trải nghiệm hơn nữa. 
V.2 Đề xuất và kiến nghị:
	Với phương pháp này có thể phát triển, mở rộng áp dụng cho các chương khác của các lớp 12 và lớp 11, 10 thuộc chương trình sách giáo khoa cả hóa học vô cơ và hữu cơ. Để làm được điều đó các trường trung học phổ thông cần tạo điều kiện về thời gian và cho phép giáo viên được chủ động điều chỉnh một số tiết dạy sao cho hợp lý để tổ chức HĐTNST, bố trí thêm các phòng học trình chiếu, các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại: máy ảnh, máy quay video...
	Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, những nhận xét đóng góp quí báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện và chất lượng hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
 Xác nhận của BGH Nhóm tác giả sáng kiến.
	1.Trịnh Thị Hồng
	2. Nguyễn Thị Quỳnh Nhung
	3. Phạm Thị Hồng Luyến
PHỤ LỤC 
Phần 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH
Nhóm 1- 12A:
SẢN PHẨM CỦA NHÓM 2 – 12A
SẢN PHẨM CỦA NHÓM 3 – 12A.
SẢN PHẨM CỦA NHÓM 2 – 12B
(đây là sản phẩm tiêu biểu nhất của lớp 12B)
PHỤ LỤC: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thảo luận để trả lời các câu hỏi sau và điền thông tin vào bảng cho bên dưới:
+ Có mấy dạng ăn mòn chính?
+ Ăn mòn hóa học thường xảy ra ở đâu? Trong điều kiện nào? Lấy ví dụ minh họa?
+ Bản chất của dạng ăn mòn hóa học là gì? (e được chuyển trực tiếp hay gián tiếp đến các chất trong môi trường?)
+Ăn mòn điện hóa học thường xảy ra ở đâu? Trong điều kiện nào? Lấy ví dụ minh họa?
+ Bản chất của ăn mòn điện hóa học là gì? ( e được chuyển trực tiếp hay gián tiếp đến các chất trong môi trường?)
Các dạng ăn mòn
Ví dụ minh họa
Nơi xảy ra ăn mòn
Bản chất 
Điều kiện
Ăn mòn hóa học
Ăn mòn điện hóa
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Thảo luận để trả lời các câu hỏi sau và điền các thông tin vào bảng cho bên dưới:
Xét quá trình ăn mòn điện hóa hợp kim của sắt trong không khí ẩm hãy cho biết:
-Thành phần của hợp kim gang?
- Thành phần của không khí ẩm?
-Khi để gang trong không khí ẩm sẽ hình thành các pin nhỏ mà sắt, cacbon đóng vai trò là catot hay anot?
-Tại mỗi cực xảy ra quá trình gì?
Hậu quả của hiện tượng trên?
-Nếu để đồ vật bằng gang (Hoặc thép) trong không khí khô thì có hiện tượng tương tự không?
- Làm thế nào để bảo quản được các đồ vật bằng gang thép? (như xoong, nồi gang..)
-Từ thí nghiệm trên rút ra các điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa.
Thí nghiệm
Anot – phản ứng
Catot – phản ứng
Dung dịch điện li
Để đồ vật bằng gang trong khí ẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
-Sự ăn mòn kim loại gây ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế địa phương nói riêng, của đất nước nói chung?
-Có mấy phương pháp thường dùng để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn?
-Thế nào là PP bảo vệ bề mặt? Lấy ví dụ thực tế xung quanh em?
-Nguyên tắc của PP bảo vệ điện hóa? Lấy ví dụ thực tế xung quanh em?
- Khi sử dụng các đồ dùng bằng kim loại trong gia đình ( như dao, kéo, xoong, nồi) cần chú ý điều gì để hạn chế sự ăn mòn bởi môi trường?
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BÀI KIỂM TRA CỦA HỌC SINH LỚP 12A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội 2015.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học”, Tài liệu tập huấn tháng 9/2015.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Hà Nội 2013.
Bùi Ngọc Diệp, “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Số 113, Tháng 02/2015, Trang 37.
Đinh Thị Kim Thoa, “Trải nghiệm sáng tạo - Hoạt động quan trọng trong Chương trình GD phổ thông mới”, báo Giáo dục thời đại, tháng 10/2015.
 Hoá học 12, Sách giáo khoa ban cơ bản, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.
Hoá học 12, Sách giáo khoa ban nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.
Bài tập hoá học 12, Ban cơ bản, Nhà xuất bản giáo dục 2006.
Bài tập hoá học 12, Ban nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục 2006.
 Sách giáo viên hoá học 12, Ban cơ bản, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.
 Sách giáo viên hóa học 12, Ban nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hoá học 12
MỤC LỤC
PHẦN III: : MỞ ĐẦU	trang 1
PHẦN III: : NỘI DUNG SÁNG KIẾN	trang 4
II.1. Giải pháp cũ thường làm	trang 4
II.2. Giải pháp mới cải tiến	trang 4
1. Tính mới của giải pháp: 	trang 4
2. Tính sáng tạo của giải pháp: 	trang 7
3. Sơ đố mô tả	trang 8
4. Các biện pháp cụ thể đã tiến hành để thực hiện giải pháp mới trang 8
5. Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp mới trang 23
PHẦN III: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI 	 trang 31
PHẦN IV: ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG	trang 32
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 	trang 33
PHỤ LỤC	trang 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 	 trang 53
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết tình huống thực tiễn trong bài: Sự ăn mòn kim loại - Hóa học 12- Ban cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo"
Môn: Hóa học
Tác giả sáng kiến:
Trịnh Thị Hồng
Nguyễn Thị Quỳnh Nhung
Phạm Thị Hồng Luyến
Yên Khánh, tháng 04 năm 2018

File đính kèm:

  • doc4. YKA Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết tình huống thực tiễn trong bài.doc
Sáng Kiến Liên Quan