Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn Hóa học

Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21 là thế kỉ đi vào văn minh trí tuệ với các xu thế đã rõ ràng, đó là sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, xã hội học tập Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Để đạt được điều này, học sinh phải được phát triển năng lực một cách toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do vậy, trong ngành giáo dục, cùng với những thay đổi về nội dung cần có những thay đổi căn bản về phương pháp dạy học . Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý hình thành năng lực cho học sinh.

Cùng với sự đổi mới nội dung, PPDH cũng cần phải được đổi mới. Luật giáo dục (2005) khoản 2 điều 28 đã ghi rõ: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiến hành tốt yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung SGK và đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH là cốt lõi và cần thiết, nhưng đổi mới như thế nào để khơi dậy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng HS? Có thể nói mấu chốt của đổi mới PPDH là tiến tới hoạt động hóa HS, biến HS thành những chủ thể có khả năng lĩnh hội kiến thức một cách độc lập, chủ động, sáng tạo. Mặt khác những kết quả nghiên cứu cho thấy với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, HS tiếp cận với tri thức nhân loại qua rất nhiều kênh thông tin. HS trở nên năng động hơn, hay tìm tòi khám phá. Vì vậy PPDH theo kiểu truyền thống kiểu “ thầy truyền đạt, trò tiếp thu” không còn phù hợp, cần phải được thay đổi. Xu hướng chung của PPDH trên thế giới hiện nay là biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động. GV là người chỉ đạo, điều khiển để HS tự lĩnh hội kiến thức. Quan điểm của PPDH tích cực là “ thầy thiết kế- trò thi công” và quá trình dạy học là dạy cách học chứ không chỉ dạy kiến thức.

Chính vì thế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực từ đó phát triển năng lực học tập cho học sinh.

 

doc54 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hán, tư duy hệ thống
c,Thái độ
 - Say mê nghiên cứu, rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. 
Học sinh đạt được mục tiêu bằng cách:
- Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu một số đề tài có liên quan đã nghiên cứu trước đó. 
- Thực hiện đề tài nghiên cứu để rút ra kết luận 
- Thiết kế các slide (power point) để báo cáo kết quả thực hiện dự án của nhóm.
-báo cáo kết quả nghiên cuuus về lỗ thủng tầng ozon.
Trách nhiệm của học sinh:	Làm việc theo sự phân công của nhóm , hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ
Trách nhiệm của giáo viên:	GV gợi ý, cung cấp các nguồn thông tin cần thiết cho người học hoặc tham gia một cách gián tiếp vào quá trình này thông qua việc định hướng, gợi ý vấn đề, kích thích hứng thú cho người học.
Sản phẩm học tập:	- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Báo cáo trình chiều trước lớp (Thiết kế bằng phần mềm Power point, trên 15 slide không quá 25 slide: nhóm 1, 2), báo cáo bàng slide hoạc trang word nhóm 3, 4.
Đánh giá mức độ hoàn thành:	
 Ninh Bình, ngày. thángnăm.
Chữ ký của học sinh:	Chữ ký của giáo viên
PHIẾU PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THEO NHÓM
Nhóm ..............Lớp.............
STT
Tên
Công việc cụ thể
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
BẢNG GHI CHÉP BIẾT – THẮC MẮC – HIỂU 
Họ và tên:.
Lớp: .
Trường: 
Dự án : BẢO VỆ MÁI NHÀ CỦA TRÁI ĐẤT
Những điều em Biết
Những điều em Thắc mắc
Những điều em Hiểu được sau bài học
.
.
.
.
..
..
..
Ví dụ: 1 bản khảo sát học sinh
Những điều em Biết
Những điều em Thắc mắc
Những điều em Hiểu được sau bài học
*oxi
- Khí oxi duy trì sự sống của 
con người.
- Cây xanh quang hợp thải 
khí oxi.
- Tính chất vật lý như: oxi là 
khí không mùi không màu 
không vịtan 1 phần trong 
nước.
- Tồn tại ở dạng phân tử gồm 
2 nguyên tử.
*ozon
- Tầng ozon bảo vệ trái đất 
tránh các tia cực tím.
- Tồn tại ở tầng bình lưu.
Biết thêm về tính chất vật lý, 
và tính chất hóa học của oxi.
- Cách điều chế và ứng dụng của nó.
- Cấu tạo và tính chất của các hợp chất của oxi.
- ứng dụng thực tế
- ozon bảo vệ trái đất như thế nào.
- biết thêm lợi ích của tầng ozon và tác hại khi bị thủng tầng ozon.
-Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo phân tử oxi
-Tính chất hóa học: Oxi có tính oxi hóa rất mạnh - Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá rất mạnh của ozon.
-Giải thích được tại sao ozon được dùng làm chất tẩy màu, khử trùng
- Tầng ozon bị thủng làm nhiệt độ trái đất tăng lên, xảy ra hiện tượng băng tan.
- Khí CFC làm suy giảm tầng ozon.
 Các biện pháp bảo vệ tầng ozon
BẢNG KIỂM MỤC
Đánh dấu X vào ô những công việc đã thực hiện.
Trước khi thực hiện dự án 
(1) Trả lời bộ câu hỏi định hướng
(2) Tìm tư liệu liên quan (hình ảnh, âm thanh, ...)
(3) Nghiên cứu tài liệu
(4) Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm
(5) Lựa chọn công cụ hỗ trợ và hợp tác để thực hiện dự án
(6) Chuẩn bị tài liệu và dụng cụ ( máy quay, máy tính,.)
q
q
q
q
q
q
Trong khi thực hiện dự án
(1)Tiến hành làm bản báo cáo : chuẩn bị tài liệu, thiết kế slide, ...
(2) Các thành viên nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
(3) Thảo luận nhóm: trao đổi, góp ý, chỉnh sửa 
q
q
q
Sau khi thực hiện dự án
(1) Hoàn tất sản phẩm dự án
(2) Báo cáo
(3) Rút kinh nghiệm
q
q
q
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Thành viên
Nhiệt tình trách nhiệm
Tinh thần hợp tác, tôn trọng lắng nghe
Tham gia tổ chức quản lí nhóm
Đóng góp trong việc hoàn thành sản phẩm
Hiệu quả công việc
Tổng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 
BÀI TRÌNH BÀY TRÊN MS POWERPOINT/ẤN PHẨM
Tên nhóm/cá nhân trình bày:	Ngày:
Mức đạt
Giỏi 
(9-10 điểm)
Khá 
(7-8 điểm)
Trung bình 
(5-6 điểm)
Không đạt 
(<5 điểm)
Bài trình chiếu trên MS PowerPoint
Bố cục
Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem. Có tên nhóm/cá nhân thực hiện; tên lớp, trường rõ ràng.
Số lượng slide (PowerPoint)/trang (Word) đúng quy định.
Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem. Có tên nhóm/cá nhân thực hiện
Số lượng slide (PowerPoint)/trang (Word) đúng quy định.
Tiêu đề rõ ràng.
Chưa có tên nhóm/cá nhân thực hiện
Số lượng slide (PowerPoint)/trang (Word) ít hơn so với quy định.
Bố cục nội dung lộn xộn.
Hình thức
Màu sắc nhã nhặn, sáng sủa, phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý. Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung.
Sáng tạo, có tính thẩm mỹ cao trong cách trình bày.
Màu sắc nhã nhặn, sáng sủa, phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý. Còn có điểm chưa nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung.
Có tính thẩm mỹ trong thiết kế.
Màu sắc nhã nhặn, sáng sủa, phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý. 
Màu sắc, phông chữ gây khó khăn khi đọc.
.
Nội dung
Xác định được nội dung chính cần trình bày.
Nội dung được minh họa phù hợp, phong phú.
Xác định được nội dung chính cần trình bày.
Nội dung được minh họa cụ thể.
Nội dung trình bày dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm.
Thiếu minh họa cụ thể cho nội dung.
Chưa biết cách trình bày, sắp xếp thông tin.
Nội dung nghèo nàn.
Kĩ thuật 
Hiệu ứng trình chiếu trên Powerpoint sinh động, hấp dẫn, hợp lý.
Thiết kế các nút điều khiển, đường liên kết phù hợp và hoạt động khi trình chiếu.
Đặt các nút điều khiển đúng vị trí, phù hợp với nội dung trình bày 
Hiệu ứng trình chiếu trên Powerpoint sinh động, hấp dẫn.
Thiết kế các nút điều khiển, đường liên kết khá phù hợp và hoạt động khi trình chiếu.
Hiệu ứng trình chiếu trên Powerpoint không hiệu quả (quá ít hoặc quá lạm dụng).
Thiết kế các nút điều khiển và đường liên kết còn chưa hợp lý.
Chưa sử dụng được các tính năng cơ bản của Powerpoint
Chưa tạo hiệu ứng trình chiếu.
Phần trình bày sản phẩm
Cách trình bày 
Tự tin khi trình bày, nói to, rõ ràng, không vấp, có điểm nhấn, cuốn hút người nghe.
Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ phía giáo viên hoặc bạn học.
Duy trì được giao tiếp bằng mắt.
Khá tự tin khi trình bày, thu hút người nghe, nói to, rõ ràng, song chưa có điểm nhấn.
Trả lời được phần lớn các câu hỏi thêm từ phía giáo viên hoặc bạn học.
Trình bày thông tin khá lôgic, chưa thu hút người nghe; nói to, rõ ràng song chưa có điểm nhấn.
Trả lời được rất ít câu hỏi thêm từ phía giáo viên hoặc bạn học.
Trình bày lộn xộn, thông tin không chính xác.
Không trả lời được câu hỏi thêm từ phía giáo viên hoặc bạn học.
Khả năng kết hợp sử dụng công nghệ 
Không bị lệ thuộc vào phương tiện, phối hợp nhịp nhàng giữa nói và trình chiếu.
Sử dụng linh hoạt các kĩ thuật trình chiếu nhằm thu hút quan tâm, chú ý của người học.
Phân bố thời gian hợp lý cho trình chiếu các nội dung
Không bị lệ thuộc vào phương tiện, phối hợp nhịp nhàng giữa nói và trình chiếu
Biết sử dụng các kĩ thuật trình chiếu
. Còn lúng túng trong sử dụng kĩ thuật trình chiếu.
Thao tác trình chiếu chậm, lúng túng.
Tổng điểm
BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Tên nhóm:
Ngày: 
Mức đạt
Tiêu chí
Giỏi
(9-10 điểm)
Khá
(7-8 điểm)
Trung bình
(5-6 điểm)
Không đạt
(<5 điểm)
Tổ chức nhóm
Tổ chức bài bản, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng thành viên.
Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên, nhiệm vụ khá phù hợp với năng lực của từng thành viên.
Nhiệm vụ phân công cho từng thành viên chưa rõ ràng, chi tiết.
Hầu hết các thành viên chưa biết rõ mục tiêu cần đạt, yêu cầu, sản phẩm cần hoàn thành.
Quản lí nhóm
Nhóm trưởng chủ động điều hành công việc, có sự theo dõi giám sát chặt chẽ tiến trình thực hiện công việc.
Có kế hoạch làm việc rõ ràng, có biên bản làm việc.
Nhóm trưởng điều hành công việc theo kế hoạch, sự theo dõi giám sát tiến trình thực hiện công việc chưa được chú ý.
Có kế hoạch làm việc nhưng chưa chi tiết, rõ ràng, có biên bản làm việc.
Nhóm trưởng chưa phát huy vai trò điều hành, quản lí, giám sát.
Chưa lập được kế hoạch thực hiện chi tiết.
Vai trò của nhóm trưởng 
mờ nhạt.
Nhóm hoạt động không theo kế hoạch.
Khả năng tập trung giải quyết vấn đề
Xác định được hướng giải quyết vấn đề và các nguồn tài liệu, phương tiện hỗ trợ phong phú.
Đề xuất được nhiều phương án thực hiện nhiệm vụ.
Xác định được những công việc cụ thể cần tiến hành để giải quyết vấn đề. 
Thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra.
Xác định được những công việc cụ thể cần tiến hành để giải quyết vấn đề dưới sự trợ giúp của giáo viên.
Thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra dưới sự trợ giúp của giáo viên.
Không xác định được nhiệm vụ trong tâm cần thực hiện.
Sự tham gia hợp tác
Mỗi thành viên đều hoàn thành phần công việc đã đăng ký.
Thể hiện sự đồng tâm, trách nhiệm, thống nhất cao và khả biết chia sẻ trong công việc.
Môi trường làm việc nhóm thân thiện, sôi nổi, có tính cạnh tranh lành mạnh.
Mỗi thành viên đều hoàn thành phần công việc đã đăng ký.
Thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc, các thành viên ít trao đổi, chia sẻ.
Môi trường làm việc nhóm thân thiện, sôi nổi.
Mỗi thành viên đều hoàn thành phần công việc đã đăng ký.
Thiếu sự đồng tâm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
Môi trường làm việc nhóm khá buồn tẻ. 
Chưa có sự liên kết, hỗ trợ trong nhóm.
Tính sáng tạo
Điều chỉnh linh hoạt quá trình thực hiện nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhóm luôn nhờ đến sự trợ giúp của nhóm khác hoặc giáo viên.
Tổng điểm
 Phụ lục 4: Sản phẩm của học sinh
Nhóm 3: 
Tầng ozon bảo vệ trái đất
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Tiến sĩ Farman (trái) công bố phát hiện của mình cùng với Brian Gardiner và Jon Shanklin về vấn đề tầng ozon - (Ảnh: BBC News)
Lỗ thủng tầng ozon
Người phát hiện lỗ thủng tầng ozon (khoahoc.com)
Tiến sĩ khoa học Joe Farman thuộc Viện khảo sát Nam cực Anh, người đã xác định lỗ hổng trong tầng ozon ở Nam cực.
Tiến sĩ Farman công bố phát hiện của mình cùng với Brian Gardiner và Jon Shanklin trên tạp chí Nature vào năm 1985.
Giáo sư Alan Rodger, giám đốc tạm thời của khảo sát Nam cực của Anh (BAS), cho biết:"Joe là một nhà vật lý xuất sắc và công việc của ông đã thay đổi cách của chúng ta về thế giới tự nhiên".
Sau khi tốt nghiệp Đại học Cambridge, tiến sĩ Farman được bổ nhiệm làm nhà khoa học tại viện khảo sát thuộc quần đảo Falkland, tiền thân của BAS, trong năm 1956.
Ông trở thành người đứng đầu đơn vị khảo sát vật lý Falkland tại Đại học Edinburgh vào năm 1969 và trở về BAS ở Cambridge, đảm nhận chức trưởng phòng vật lý vào năm 1976. Đó cũng là lúc ông chuyển sự chú ý của mình về vấn đề giám sát tầng ozon ở Nam cực.
Tiến sĩ Farman nhận được nhiều giải thưởng ghi nhận những phát hiện của ông, trong đó có huân chương môi trường của Hiệp hội Công nghiệp hóa chất (SCI), huy chương Chree và giải thưởng, thành viên danh dự của hiệp hội 500 người toàn cầu, cũng như lần lượt nhận huân chương OBE, CBE vào năm 1988 và 2000.
Năm 2010, phát biểu với BBC News trong ngày kỷ niệm lần thứ 25 việc phát hiện lỗ hổng tầng ozon tại Nam cực, tiến sĩ Farman cho biết môi trường chúng ta đang sống vẫn bị hư hỏng theo nhiều cách khác nhau.
Hình ảnh minh họa
Thứ Bảy, 23/04/2011 13:52
Khí hậu Nam Cực biến đổi do thủng tầng ozon
(Khoa học) - Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Khoa học Ứng dụng và cơ khí thuộc đại học Columbia (Mỹ), lỗ thủng tầng ozon khiến Nam Cực lạnh thêm, làm gió Nam đổi chiều theo hướng từ Tây sang Đông, khiến vành đai khô hạn ơ vụng cận nhiệt đới tiến xuống phía Nam làm lượng mưa tăng lên.
Tầng ozon ở khu vực Nam Cực bị thủng là nguyên nhân khiến khí hậu nam bán cầu biến đổi nghiêm trọng trong suốt 50 năm qua.
Australia là nước chịu tác động nặng nề, với nhiều khu vực gánh chịu khô hạn nghiêm trọng trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực biến đổi 10% sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu 35% ở Australia.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân thực sự của tình trạng biến đổi khí hậu ở khu vực này, tính từ xích đạo, khiến lượng mưa tăng thêm 10% trong nửa thế kỷ qua.
Phát thải Carbon Dioxide từ tự nhiên và các hoạt động của con người, phần lớn từ việc đốt nhiên liệu hoá thạch, là nguyên nhân mà các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách cắt giảm để tránh làm tầng ozone bị thủng.
Tuy nhiên, tầng ozone bị phá hoại nặng nề nhất là do việc sử dụng chất CFC trong thương mại và công nghiệp. Chất này gây tác động trên diện rộng ở Nam bán cầu, các nhà nghiên cứu cho biết.
Từ khi Nghị định thư Montreal 1989 được các nước thành viên ký kết để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ chất CFC, hầu như hoá chất độc hại này đã không còn được sản xuất trên thế giới, nên các chuyên gia cho rằng lỗ thủng này sẽ tự vá lại vào giữa thế kỷ này.
 ‎ Khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ tầng ozon của nhóm
 Nhóm 4
Từ những năm 1980, lỗ thủng tại vùng Nam Cực đã ngày một rộng ra do lượng khí CFC thải ra quá nhiều.
Con người bắt đầu tiến hành đo đạc tầng ozon từ các trạm trên mặt đất vào năm 1956 ở vịnh Halley, Nam cực. Và các số liệu đo đạc về diện tích của lỗ thủng từ năm 1979 đến nay:
Năm 1979: Việc đo lỗ thủng tầng ozon bằng vệ tinh lần đầu tiên được NASA thực hiện.
Năm 1998:  Lỗ thủng lớn che phủ 10,5 triệu dặm vuông vào tháng 9 năm 1998. Đó là kích thước lớn kỷ lục trước năm 2000.
Năm 2000:  Lỗ thủng tầng ozon khổng lồ đạt tới 11,4 triệu dặm vuông vào tháng 9 năm 2000. Đó là lỗ thủng lớn nhất đã từng đo được. Diện tích xấp xỉ ba lần diện tích nước Mỹ. Sau đó, năm 2003, lỗ thủng tầng ozon che phủ 11,1 triệu dặm vuông là lỗ thủng lớn thứ 2.
Năm 2001: Vào tháng 9 năm 2001, lỗ thủng tầng ozon bao phủ khoảng 10 triệu dặm vuông. Lỗ thủng này nhỏ hơn năm 2000, nhưng vẫn lớn hơn tổng diện tích của Nước Mỹ, Canada và Mêxico.
Năm 2002: Lỗ thủng tầng ozon thu hẹp lại và tháng 9 năm 2002 là lỗ thủng nhỏ nhất từ năm 1998. Lỗ thủng ở Nam Cực năm 2002 không những nhỏ hơn năm 2000 và 2001, mà còn tách ra thành 2 lỗ riêng biệt. Kích thước nhỏ có thể do điều kiện nóng ấm không bình thường và sự phân tách có thể do các khu vực thời tiết của tầng bình lưu khác thường.
Năm 2003: Lỗ thủng tầng ozon che phủ 11,1 triệu dặm vuông, và là lỗ thủng kỷ lục đứng thứ hai. Năm 2000 là năm lỗ thủng lớn nhất. Lỗ thủng lớn do gió lặng và thời tiết rất lạnh.
Năm 2004:  Tháng 9 năm 2004, lỗ thủng là 9,4 triệu dặmvuông. Lỗ thủng này nhỏ hơn năm 2003, có thể do thời tiết Cực Nam tương đối ấm.
Năm 2005: Lỗ thủng ở tầng ozon phía trên Cực Nam xuất hiện lớn hơn năm ngoái nhưng vẫn nhỏ hơn năm 2003. Lỗ thủng năm 2005 che phủ khoảng 10 triệu dặm vuông. Theo số liệu về thời tiết của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho thấy mùa đông 2005 ấm hơn năm 2003, nhưng lạnh hơn năm 2004. Kích thước lỗ thủng năm 2005 gần mức trung bình năm 1995-2004. Lỗ thủng này lớn hơn năm 2004, nhưng nhỏ hơn năm 2003.
Năm 2008: Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực có diện tích đến 27 triệu km2. Con số này lớn hơn nhiều so với diện tích lớn nhất của nó được ghi nhận năm 2007 là 25 triệu km2.
Ảnh chụp của Nasa về lỗ thủng tầng ozon
Lỗ thủng tầng ozone qua các năm (màu xanh dương là vùng bị thủng)
Năm 2010 nó đạt kích thước lớn nhất, tới 30 triệu km vuông tức rộng gấp 3 lần nước Úc, bằng khoảng Bắc Mỹ (diện tích Mỹ và Canada cộng lại). 
Đến cuối năm 2012, NASA cho rằng lỗ hổng này đã và đang thu hẹp lại, hiện nay "chỉ còn" khoảng 21 triệu km vuông, bằng 2/3 so với hồi 2010.
Lỗ thủng tầng ôzôn đang có xu hướng rất nhỏ lại và có khả năng phục hồi lại tình trạng như năm 1980 vào giữa thế thể kỷ này, theo một báo cáo mới đây của các nhà khoa học thuộc Liên Hợp Quốc.
Lỗ thủng tầng ôzôn vào năm 1980 (trái) và 2010 (phải). (Ảnh: Dail Mail)
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng lỗ thủng tầng ozon ở Nam cực chỉ hoàn toàn được hàn gắn, sớm nhất là vào năm 2075.
Nam Cực đối mặt với lỗ thủng ozone lớn nhất và vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm
Ngày 16 tháng 9 hằng năm là Ngày ozon thế giới. Trong ngày này, toàn thế giới nhắc lại tầm quan trọng của ozon, ảnh hưởng của con người đến sự suy thoái tầng ozon do thải những chất “làm hư hỏng” tầng ozon vốn dĩ mỏng manh trên tầng cao khí quyển.
Chủ đề của Ngày ozon là “Bảo vệ tầng ozon kết nối toàn thế giới”, nhằm thực hiện những điều đã được toàn thế giới nhất trí cam kết, thông qua Nghị định thư Montreal.
Có lẽ cũng không thừa nếu dành ít phút cùng nhau nhắc nhở về một hiện tượng nguy hiểm đang diễn ra và hậu quả nặng nề của nó cũng như ôn lại chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ tấm lá chắn bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta được an toàn. 
Ozon chính xác là gì?
Ozon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh. Các nhà khoa học phát hiện chiếc áo quý báu bảo vệ sức khoẻ cho con người này, có chỗ bị thủng có chỗ mỏng hẳn đi do chính con người gây ra, khiến tầng ozon phần nào mất tác dụng.
Tầng ozon bị suy thoái ra sao? 
Một số hoá chất dùng trong gia đình và trong công nghiệp khi bay hơi vào khí quyển, bốc lên cao làm suy thoái tầng ozon. Tên của chúng, nếu không phải nhà chuyên môn, cũng khó nhớ, nào cloroflorocacbon (CFC), Halon, cacbontetraclorua, nào metyl clorofoc, metyl bromua Chúng được dùng trong tủ lạnh, bình cứu hoả, bình xịt, nhựa xốp, chất làm sạch kim loại v.v
Phải làm sao đây?
Tầng ozon chẳng thuộc lãnh thổ nước nào nhưng nước nào cũng chịu hậu quả nếu nó bị “hư hỏng”. Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm của cả loài người. Vì thế nguyên thủ các nước trên toàn thế giới đã họp tại Montreal (Canada), tìm một giải pháp chung để hạn chế sự hư hại tấm lá chắn này. Kết quả là đã soạn thảo một hiệp định chung để loại trừ việc sử dụng các hoá chất làm suy thoái tầng ozon. Đó chính là Nghị định thư Montreal hiện đã được 195/196 nước cùng ký, soạn thảo vào năm 1987 và đã điều chỉnh lại hai lần, lần mới nhất vào năm 1992.
Chúng ta cần làm gì?
Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên Trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại này.
Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng biến động tầng Ozon khí quyển ở Viêt Nam nhằm xây dựng định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ súc khoẻ cộng đồng và sử dụng hợp lý tài nguyên. Chúng tôi kiến nghị loại trừ triệt để các chất làm suy giảm tầng Ozon (ODS), tuân thủ theo Công ước Vienna (1985), Nghị định thư Montreal (1987) và chương trình Quốc gia về bảo vệ tầng Ozon do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (06/1995) - Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, tiêu thụ các chất ODS, điều chỉnh chính sách thuế hạn ngạch để hạn chế tối đa việc nhập khẩu các chất ODS. - Khuyến khích đầu tư, nghiên cứu và phát triển những vật liệu thay thế vật kiệu gây nguy hại tới tầng Ozon. - Giáo dục, tư vấn, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng có hại tới sự suy giảm tầng Ozon. Hợp tác toàn diện với các quốc gia trong khu vực và quốc tế để nhận được chuyển giao công nghệ cao với giá ưu đãi hoặc được bồi hoàn trực tiếp bằng tiền để giải quyết những hậu quả về môi trường và sức khoẻ y tế và cộng đồng. 
Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là:
1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. 
3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.
7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Đơn giản quá, phải không bạn? Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.
Nhóm thảo luận và đưa ra khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ tầng ozon

File đính kèm:

  • docLVT Tran Thi Lien mon Hoa.doc
  • pptLVT Tran Thi Lien nhóm 1.ppt
  • pptLVT Tran Thi Lien nhóm 2.ppt
Sáng Kiến Liên Quan