Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học nêu vấn đề trong môn Lịch sử 9

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa với mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội đối với lực lượng lao động là phải năng động, sáng tạo, có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ. Để tạo ra lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu đó, báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”.

Chính vì thế, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bên cạnh đổi mới nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta trong thời kỳ mới. Việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ ở những bộ môn được coi là quan trọng, chính yếu mà đòi hỏi đổi mới phải đồng bộ ở tất cả các môn, trong đó có môn Lịch sử.

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cũng đã từng nhấn mạnh: Phải coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc, coi lịch sử là tài nguyên giáo khoa số một trong nhà trường. Nếu không làm tốt giáo dục Lịch sử trong nhà trường thì thanh thiếu niên sẽ quên đi cội nguồn dân tộc. Bởi vậy, tri thức Lịch sử là một yếu tố của nền văn hóa chung cho loài người.

 

doc48 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học nêu vấn đề trong môn Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Mức độ kiến thức cần đạt: Nắm được chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
* Tổ chức thực hiện:
GV dẫn dắt vào vấn đề:Trong sự phát triển thần kì của nền kinh tế, Nhật Bản đã có chính sách đối ngoại như thế nào các em sẽ tìm hiểu sang phần III.
 Nêu vấn đề: Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản?
Hs: dưạ vào nội dung Sgk trả lời.
HS khác bổ sung bạn trả lời.
GV:chiếu hình ảnh giữa Mĩ và Nhật kí hiệp ước
GV: nhận xét và nhấn mạnh trong thời kì này Nhật tập trung vào phát triển kinh tế nên thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng thậm chí tránh xa những rắc rối quốc tế, chỉ tập trung chủ yếu vào phát triển các mối quan hệ kinh tế với Mĩ và các nước Đông Nam Á.
? Nêu hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam?
HS suy nghĩ trả lời.Hs khác nhận xét và bổ sung: Nhật Bản đã viện trợ ODA lớn nhất có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
 GV:chiếu hình ảnh quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản
chốt bài và hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ sơ đồ tư duy
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
1.Tình hình sau chiến tranh:
- Sau chiến tranh Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá, khó khăn bao trùm như thất nghiệp, thiếu lương thực...Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
2.Cải cách dân chủ
- Nội dung: Ban hành hiến pháp mới, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ...
- Ý nghĩa: chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế.
II.Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
1.Thành tựu
- Từ những năm 50 đến 70 của thế kỉ XX kinh tế Nhật Tăng trưởng nhanh chóng gọi là giai đoạn thần kì của Nhật Bản.
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
2. Nguyên nhân phát triển:
+ Nguyên nhân khách quan: Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới,
 những thành tựu tiến bộ của cuộc CMKH-KT hiện đại. Mĩ sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
+ Nguyên nhân chủ quan: SGK
3. Hạn chế:....
III.Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
* Chính sách đối ngoại:
- Thời kì “chiến tranh lạnh”: 
+ Kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật (1951).....
+ Thi hành chính sách mềm mỏng về chính trị, tập trung phát triển quan hệ kinh tế.
-Từ đầu những năm 90 của TKxx đến nay: NB đang..
4. Sơ kết và củng cố bài học(4’)
	- Mặc dù bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh song Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và có những bước phát triển thần kì đứng hàng thứ hai thế giới, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
 - Chính sách đối ngoại của Nhật Bản có sự thay đổi lớn sau chiến tranh thế giới thứ hai.
	- HS làm bài tập 
5.Dặn dò, ra bài tập (1’)
- Học bài cũ, đọc, chuẩn bị bài mới.
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Hoàn thiện tập bản đồ lịch sử.
6. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................
Lưu ý: Phương pháp dạy học nêu vấn đề đối với 1 sự kiện:
- Khi nêu một sự kiện lịch sử làm nảy sinh vấn đề giải quyết, cần nêu rõ hoàn cảnh, thời gian, không gian ra đời, phát triển của sự kiện.
- Khi tìm hiểu nội dung, bản chất của 1 sự kiện lịch sử nào đó, cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu bằng các biện pháp nhỏ sau:
 	- Nêu những nét cơ bản chủ yếu của sự kiện, đặc trưng của nó, so với sự kiện khác ( ví dụ khi học về phong trào dân chủ 1936-1939, cần cho học sinh so sánh với phong trào 1930-1931 về kẻ thù, nhiệm vụ cách mạng, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, về hình thức và phương pháp đấu tranh.)
- Nêu những mặt đối lập, những mâu thuẫn trong sự kiện, quy luật phát triển của xã hội thể hiện ở đây như thế nào, nguyên nhân xuất hiện của sự kiện (ví dụ, tìm hiểu vấn đề sự ra đời của của Đảng cộng sản Việt Nam).
- Nêu những mối liên hệ quan trọng nhất của sự kiện (liên hệ nội tại của sự kiện và mối liên hệ với các sự kiện khác). 
Ví dụ: Khi dạy bài 4 “Các nước châu Á” tại sao Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa? Vì Trung Quốc trải qua hai mươi năm không ổn định, với đường lối ba ngọn cờ hồng, kinh tế Trung Quốc lâm vào hỗn loạn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đây là mối liên hệ nội tại của sự kiện. Còn mối liên hệ với các sự kiện khác như: Cũng trong thời điểm ấy thì trên thế giới năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đẫn đến cuộc khủng hoảng về kinh tế, tài chính, chính trị.Cuộc khủng hoảng đã đặt nhân loại trước vấn đề vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.Yêu cầu cần phải cải cách về kinh tế, xã hội.
- Các giai đoạn phát triển chủ yếu của sự kiện, triển vọng của nó 
Ví dụ:: Diễn biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và kết quả của chiến dịch....
- Đánh giá sự kiện.
Ví dụ: Chiến dịch Biên giới 1950 tiến bộ hơn chiến dịch Việt Bắc 1947 trước như thế nào? – Về mục đích, về lực lượng , cách đánh...
 	- Liên hệ thực tế, rút ra bài học, kinh nghiệm lịch sử cho việc tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn 
Ví dụ: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh cuối cùng thất bại nhưng để lại nhiều bài học quý báu về sử dụng bạo lực, về xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng chính quyền....
Những biện pháp trên được tiến hành theo từng bước tìm hiểu sự kiện sâu sắc hơn, giúp cho học sinh chủ động nắm kiến thức lịch sử một cách thông minh.
2. Kết quả áp dụng	
 - Với phương pháp dạy học trên, tôi đã tiến hành sử dụng dạy thực nghiệm tại khối lớp 9 trong 2 năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015 đạt kết quả rất khả quan: Học sinh hoạt động tích cực, thích thú hưởng ứng những vấn đề mà giáo viên đưa ra. Đa số các em nắm và hiểu bài tốt. Qua phiếu điều tra sau khi dạy và các bài kiểm tra trên lớp kết quả tăng lên rất nhiều. 
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Em hứng thú hoặc quan tâm đến nội dung nào sau đây, hãy đánh dấu x vào ô trống trong bảng)
Nội dung
Có
Không
Em có quan tâm đến bộ môn lịch sử trong trường học
120/150
30/150
Em có yêu thích giờ học lịch sử
130/150
20/150
Đã khi nào em tự đặt câu hỏi về một sự kiện lịch sử
85/150
65/150
Đã khi nào em tự tìm hiểu về một sự kiện lịch sử
80/150
70/150
Kết quả bài kiểm tra:
Lớp
TSố HS
Điểm
9-10
%
Điểm
7-8
%
Điểm 
5-6
%
Điểm y
4->1
%
9A
30 
4
13.5
10
43.5
14
40.5
4
0.2
9B
30
10
33,3
11
36,0
9
30,0
0
0
3. Bài học sư phạm
- Bài học 1: Những yêu cầu khi sử dụng câu hỏi trong dạy học nêu vấn đề:
+ Câu hỏi phải rõ ràng trong sáng, nêu được vấn đề cần đặt ra để có thể hiểu đúng, sâu hơn sự kiện. Câu hỏi như vậy đòi hỏi học sinh phải có những thao tác tư duy mới tìm được câu trả lời thích đáng. 
+ Câu hỏi mang tính chất bài tập nhận thức: liên quan đến hứng thú, những xúc cảm mạnh mẽ của học sinh, phải gây ra cảm giác ngạc nhiên khi đối chiếu cái chưa biết và cái đã biết sau khi trả lời đúng câu hỏi.
+ Câu hỏi phải vừa sức đối với học sinh: không nên để học sinh thoả mãn đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, dù trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi nêu ra, song vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn.
- Bài học 2: Các loại câu hỏi :
+ Những câu hỏi nêu sự phát sinh, phát triển của một biến cố hay hiện tượng lịch sử ( như diễn biến một cuộc cách mạng nào đó)
+ Câu hỏi nêu những đặc trưng, bản chất của các sự kiện lịch sử, bao gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh.( loại câu hỏi này thường bắt đầu bằng tại sao?...)
+ Câu hỏi nêu mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử ( như nguyên nhân và ý nghĩa của một cuộc cách mạng nào đó.)
+ Câu hỏi về việc sử dụng kiến thức đã học để hiểu một sự kiện mới, bao gồm việc so sánh kiến thức đã học với kiến thức mới.
+ Những câu hỏi mang tính chất bài tập thực hành, như vẽ bản đồ về diễn biến của một sự kiện, tường thuậtLoại câu hỏi này bao gồm những câu có tính chất bình luận, phân tích, phê phán, đòi hỏi sự tìm tòi, suy nghĩ, tập dượt nghiên cứu của học sinh. Những câu hỏi này thường được ra cho học sinh về nhà làm, để các em có thì giờ suy nghĩ, sưu tầm tài liệu cần thiết, cũng có khi nêu trong giờ ôn tập, tổng kết, trong các bài kiểm tra cuối học kỳ, năm học, trong các bài tập ngoại khoá.
- Bài học 3: Cách nêu câu hỏi và tổ chức học sinh trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử phụ thuộc vào hình thức trao đổi, nội dung kiến thức và nhiệm vụ dạy học. Thông thường, nêu câu hỏi mang tính chất bài tập nhận thức, đòi hỏi phải vận dụng kiến thức tổng hợp để khi trả lời được câu hỏi đó thì học sinh sẽ nắm được nội dung cơ bản của bài. Loại câu hỏi này thường đặt ra ngay từ đầu giờ học, giúp học sinh xác định rõ nhiệm vụ của hoạt động nhận thức.
Câu hỏi hướng dẫn học sinh nhận thức sâu sắc hơn bài học. Câu hỏi kiểm tra trong giờ giảng, hay kiểm tra bài cũ nhằm mục đích đánh giá nhận thức của học sinh về việc tiếp thu kiến thức đã học, để đính chính, bổ sung, làm phong phú hơn sự hiểu biết của các em. Các câu hỏi kiểm tra phải bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa, bài giảng của thầy để đảm bảo trình độ học tập chung, song có thể mở rộng để khuyến khích, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Câu hỏi kiểm tra phải chú ý cả hai mặt: thông tin tái hiện quá khứ và giải thích sự kiện. Câu hỏi xoay quanh các vấn đề “ như thế nào” và “ vì sao” chứ không chỉ kiểm tra việc ghi nhớ các sự kiện hay nặng về phân tích, giải thích nội dung.
- Bài học 4: Để dạy học nêu vấn đề có hiệu quả, cần chú ý:
+ Xác định rõ ý nghĩa của dạy học nêu vấn đề đối với việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh trong dạy học Lịch sử.
+ Cần quan niệm đúng về dạy học nêu vấn đề.
+ Cần nắm vững các yếu tố cơ bản của dạy học nêu vấn đề
Nếu nắm vững được những điểm trên thì dạy học nêu vấn đề sẽ đạt những ưu điểm tích cực của nó: Học sinh phải tiến hành hoạt động trí tuệ, tự lực lĩnh hội tri thức mới bằng cách giải quyết những vấn đề học tập, nhờ vậy mà đảm bảo được tính vững chắc của tri thức. Với dạy học nêu vấn đề học sinh tích cực học tập và học tập một cách tự giác. Dạy học nêu vấn đề đảm bảo mối tương quan giữa lĩnh hội tri thức một cách sáng tạo và lĩnh hội có tính chất tái hiện khi tăng cường hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh.
Nhưng dạy học nêu vấn đề cũng có không ít nhược điểm như mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên; nếu không đảm bảo tính vừa sức sẽ không đạt hiệu quả
Vì vậy, những tình huống được tạo ra trong giờ học không phải là rời rạc, lẻ tẻ mà phải là một hệ thống có tính chất tuần tự. Cần phải làm cho học sinh ý thức rõ vấn đề học tập đó và tổ chức hoạt động nhận thức, nhằm giúp cho học sinh tự giải quyết vấn đề. Người thày phải dạy cho học sinh biện pháp phân tích những tình huống có vấn đề, cách tạo ra các tình huống có vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu những sự kiện, hiện tượng lịch sửNếu trước khi xây dựng tình huống có vấn đề người thày quan tâm tới những điều trên thì chắc chắn hiệu quả giờ dạy sẽ được nâng cao, người thày sẽ tạo ra hứng thú học tập trong học sinh và từ đó nâng cao vị thế của mình trong con mắt học sinh và xã hội. Chất lượng học tập bộ môn nâng cao thì ắt vị trí của bộ môn cũng được coi trọng hơn, xoá bỏ quan niệm từ xưa đến nay “Sử chỉ là môn phụ”. Điều này cũng giúp mọi người cũng như toàn xã hội nhận thức thấy được vai trò quan trọng của bộ môn Lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc. Tất cả mọi người dù là ai, ở vị trí nào trong xã hội cũng không thể quên mình sinh ra từ dân tộc nào, và tự hào về dân tộc của mình. Điều đó có thể tìm thấy trong bộ môn Lịch sử vậy
4. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Qua việc thực hiện đề tài này tôi thấy đề tài mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả hơn, giáo viên đỡ vất vả vì hạn chế việc thuyết trình, đỡ tốn kém trong việc sử dụng bảng phụ, bảng giấy rô-ki như trước đây, học sinh có nhiều cơ hội hoạt động tập thể, có ý kiến trao đổi, từ đó giúp các em học tập tốt hơn, có hứng thú học tập. Vì thế chất lượng giáo dục được nâng lên. Đáp ứng được phần nào tính áp lực và ngại học môn lịch sử hiện nay.
 Như vậy, rõ ràng cách dạy học nêu vấn đề đạt kết quả rất khả quan. Tôi đã sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực của học sinh trong nhiều năm học qua và đã thành công. Qua các kỳ thi khảo sát và thi học sinh giỏi của phòng, sở có nhiều em đạt giải cao.Tôi tham gia tập huấn học sinh giỏi của PGD nhiều năm liền luôn dành giải nhất tỉnh
Năm học 2011-2012 đội tuyển HSG PGD Tam Điệp giải nhất tỉnh nhà trường có 3 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh
Năm học 2012-2013 đội tuyển HSG PGD Tam Điệp giải nhất tỉnh, nhà trường có 4 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó 1 giải nhì, 2 giải ba và 1 khuyến khích....
Năm học 2013-2014, đội tuyển HSG PGD Tam Điệp giải ba tỉnh, nhà trường có 2 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh
Năm học 2014-2015, đội tuyển HSG PGD Tam Điệp giải nhất tỉnh nhà trường có 2 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh
Trong kỳ thi hội giảng giáo viên giỏi cấp tỉnh lần thứ VIII, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực học sinh ở lớp 6 và lớp 8 tôi đã đạt gải nhất. 
5. Điều kiện và khả năng áp dụng
 Tôi đã đúc rút kinh nghiệm trên từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, đồng thời cũng đã vận dụng vào giảng dạy bộ môn Lịch sử. Tôi nhận thấy việc dạy học nêu vấn đề là 1 việc làm không khó, có tính khả thi và thực tiễn cao. Bởi nó có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế dạy và học của các giáo viên. Việc vận dụng dạy học nêu vấn đề này, thực hiện ở ngay đầu tiết học, trong chuyển ý sang các nội dung bài học, trong giờ, hoặc về nhà.( đối với tất cả các loại bài học của bộ môn Lịch sử). Việc vận dụng cách dạy học này, không chỉ ở lớp 9 mà có thể vận dụng rộng rãi ở toàn bộ chương trình Lịch sử từ khối 6 đến khối 9, bất kì người giáo viên nào cũng có thể làm được. Hơn nữa, không chỉ vận dụng ở bộ môn Lịch sử, vẫn có thể vận dụng ở tất cả các môn học trong nhà trường: như Văn, Địa, thậm chí Toán, Lý...Bản thân tôi cũng dạy môn GDCD và tôi thấy vận dụng cách dạy học nêu vấn đề cũng khá hiệu quả, giờ học sôi nổi, học sinh được thể hiện năng lực nhận thức của mình nhiều hơn. Bởi vì đây là 1 trong những con đường nhằm khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét, truyền thụ 1 chiều, mà để phát huy trí thông minh, năng lực độc lập nhận thức của học sinh..
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Dạy học nêu vấn đề thể hiện quan niệm đúng đắn: học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục. Đồng thời cách dạy này được thực hiện với những bước đi, biện pháp sư phạm hợp lý, nhằm bồi dưỡng cho học sinh hứng thú tìm tòi, nghiên cứu lịch sử, được tập luyện dần dần với phương pháp nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 
Vì vậy, về phía thầy: cũng phải thay đổi quan niệm, phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh. Thầy cần tích cực tạo ra các tình huống có vấn đề để giờ học sôi nổi, tránh sự nhàm chán ở học sinh. Điều này đòi hỏi người thày sự say mê, lòng yêu nghề và tinh thần sáng tạo. Có như thế chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong giờ dạy. Ngược lại về phía ban giám hiệu các nhà trường : cũng cần coi trọng bộ môn Lịch sử, khuyến khích những sáng tạo của giáo viên, nhất là những giáo viên có tâm huyết khi xây dựng những giáo án công phu, phải đánh giá đúng mực. Đồng thời phải tuyên truyền sao cho xã hội, phụ huynh, học sinh thấy được vai trò của bộ môn Lịch sử trong giáo dục để họ tích cực hưởng ứng môn học chứ không phải bị ép buộc, gò bó.
 Người viết sáng kiến 
 Phan Thị Tĩnh 
 Tài liệu tham khảo
1.Cuốn “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Lịch sử” của tác giả Nguyễn Hải Châu .
2.Cuốn “ Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1 – 2 của các tác giả Nguyễn Thị Côi - Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng.
3.Sách từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông – giáo sư Phan Ngọc Liên.
4.Đại cương lịch sử Việt Nam tập II của tác giả Đinh Xuân Lâm.
5.Sách giáo khoa Lịch sử 9 – tác giả Nguyễn Thị Thạch.
6.Sách giáo viên Lịch sử 9- tác giả Nguyễn Thị Thạch.
7.Sách thiết kế bài giảng lịch sử lớp 9 của tác giả Nguyễn Thị Thạch.
8.Đại cương lịch sử Việt Nam tập I của tác giả Trương Hữu Quýnh.
Phụ lục
1.1.Mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử lớp 9 THCS 
1.1.1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Giúp học sinh biết được quá trình lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) cho đến nay và quá trình lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến nay với những bài cụ thể sau:
- Tư tưởng: 
Đối với lịch sử thế giới: Giáo dục học sinh tinh thần quốc tế vô sản, đoaàn kết tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân dân các nước ở Châu Á, Châu Phi,các nước Mĩ-Latinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và chống đói nghèo, lạc hậu.
Đối với lịch sử Việt Nam: Giáo dục cho các em học sinh về truyền thống dân tộc, nổi bật là lòng yêu nước; tinh thần quốc tế chân chính, thể hiện ở quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. sự đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, căm ghét chế độ bóc lột, chống chiến tranh phi nghĩa, yêu chuộng hoà bình
- Kỹ năng: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong việc rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn, gắn “học với hành”, lliên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại.
 + Học sinh biết sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo chủ yếu có liên quan đến chương trình.
 + Có ý thức và kỹ năng tự tạo một số đồ dùng trực quan cần thiết cho việc học tập.
 + Học sinh bước đầu có ý thức và kỹ năng sưu tầm, thu thập tài liệu, đặc biệt là các tài liệu lịch sử địa phương có liên quan.
 + Biết trình bày, phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện cơ bản để đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử, rút ra kết luận, bài học lịch sử; vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
 + Có kỹ năng trình bày bài kiểm tra, đánh giá.
1.1.2. Nội dung: 
 Chương trình lịch sử lớp 9 bao gồm cả phần lịch sử thế giới niện đại và lịch sử Việt Nam cụ thể như sau:
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY): gồm 5 chương ,tập trung giới thiệu các vấn đề lịch sử với các chủ đề:
-Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
-Chương II: Các nước Á,Phi , Mĩ-la-tinh từ 1945 đến nay .
-Chương III: Mĩ , Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
-Chương IV: Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay
-Chương V: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ 1945 đến nay
PHẦN HAI: LỊCH SƯVIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NAY GỒM 7 CHƯƠNG:
-Chương I: Việt Nam trong những năm 1919-1930
-Chương II: Việt Nam trong những năm 1930-1939
-Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng tám năm 1945
-Chương IV: Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám đến toàn quốc kháng chiến
-Chương V: Việt Nam từ cuối 1946 đến 1954
-Chương VI: Việt Nam từ 1954 đến 1975
-Chương VII: Việt Nam từ 1975 đến năm 2000
 PHẤN TRÌNH CHIẾU POWERPOINT BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG 
 BẢN ĐỒ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ NƯỚC NHẬT
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN
 MĨ VÀ NHẬT BẢN KÍ HIỆP ƯỚC AN NINH MĨ-NHẬT
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xếp loại.....................................................
 Tam Điệp, ngày tháng năm 2015
 Hiệu trưởng-Chủ tịch hội đồng
THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ TAM ĐIỆP
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xếp loại..................
 Tam Điệp, ngày tháng năm 2015
 Trưởng phòng -Chủ tịch hội đồng

File đính kèm:

  • docSKKN THI SO CUOIS NĂM 2015.doc
Sáng Kiến Liên Quan