Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm môn Sinh học

Trong số các phương pháp được ưu tiên vận dụng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học hợp tác đóng một vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở bậc trung học phổ thơng.

Việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm kích thích học sinh tham gia chủ động tích cực vào quá trình nhận thức, bộc lộ rỏ tinh thần phấn khởi được tham gia thảo luận, tranh luận góp ý kiến cho nhóm, giúp nhóm tìm tòi phát hiện kiến thức. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm giúp học sinh dễ nhớ dễ hiểu, khắc sâu kiến thức hơn. Từ đó lỉnh hội tri thức mới một cách nhẹ nhàng, đồng thời biết vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống thực tiễn.

Phương pháp dạy học đổi mới nói chung và phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nói riêng có ý nghỉa rất lớn trong việc hình thành khả năng độc lập, kích thích hứng thú học tập, óc sáng tạo trong học sinh, giúp các em theo kịp thời đại của thế kỷ XXI với nền văn minh tin học – “ siêu thị kiến thức”

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5873 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 
TRONG PHƯƠNG PHÁP 
DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM 
Môn Sinh 
 Dạy học theo phương pháp đổi mới không những là mục tiêu được quan tâm của Đảng và nhà nước mà còn là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo. Đổi mới phương pháp không có nghỉa là tìm phương pháp mơíù để vận dụng mà có thể áp dụng tất cả các phương pháp . Không có một phương pháp nào tồn tại một cách độc lập. Điều quan trọng ở đây là phải biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách hợp lý, phù hợp với nội dung kiến thức, với trình đô học sinh, với điều kiện chuẩn bị đồ dùng dạy học, và đặc biệt phải tạo điều kiện cho học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo tìm ra kiến thức mới.
Trong số các phương pháp được ưu tiên vận dụng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học hợp tác đóng một vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở bậc trung học phổ thơng.
Việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm kích thích học sinh tham gia chủ động tích cực vào quá trình nhận thức, bộc lộ rỏ tinh thần phấn khởi được tham gia thảo luận, tranh luận góp ý kiến cho nhóm, giúp nhóm tìm tòi phát hiện kiến thức. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm giúp học sinh dễ nhớ dễ hiểu, khắc sâu kiến thức hơn. Từ đó lỉnh hội tri thức mới một cách nhẹ nhàng, đồng thời biết vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống thực tiễn.
Phương pháp dạy học đổi mới nói chung và phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nói riêng có ý nghỉa rất lớn trong việc hình thành khả năng độc lập, kích thích hứng thú học tập, óc sáng tạo trong học sinh, giúp các em theo kịp thời đại của thế kỷ XXI với nền văn minh tin học – “ siêu thị kiến thức”
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC THEO NHÓM HIỆN NAY Ở BỘ MÔN SINH HỌC NÓI CHUNG VÀ SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NÓI RIÊNG
Xuất phát từ mục tiêu nêu trên, tôi xin phép nêu lên một vài suy nghĩ của bản thân: làm thế nào để phát huy tốt nhất tính tích cực của học sinh trong phương pháp học tập hợp tác theo nhóm ở bộ môn sinh học nói chung và sinh học 10 nói riêng, Quả thực, trong quá trình daỵ học không thể thiếu 1 trong 2 nhân tố : thầy – trò cả hai nhân tố này đã quyết định toàn bộ chât lượng về giáo dục của nhà trường hoạt động dạy của thầy chỉ đạo hoạt động học của học sinh, hoạt động học lại là cơ sở cho mọi sự cải tiến của hoạt động dạy học. Do vậy, dạy học theo phương pháp đổi mới nói chung và phương pháp học theo nhóm nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình tổ chức dạy học.
Không những các môn khác mà riêng môn sinh học thì phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình tổ chức. Đối với một vấn đề lớn của bài học được giáo viên đặt câu hỏi, hay một vấn đề qua xem băng hình, đèn chiếu thì qua hoạt động nhóm, học sinh được tranh luận với bạn, được trao đổi thảo luận, được phân công trách nhiệm và được trình bày công khai kết quả thảo luận của nhóm mình trước tập thể lớp. Song song với sự hợp tác của các nhóm khác qua nhận xét, bổ sung ý kiến giúp học sinh tự lỉnh hội được kiến thức mới và lượng kiến thức sẽ được “tiêu hoá” hết.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đặc biệt là chương trình sinh học đã cung cấp cho học sinh những hiểu biết về sự phát triển các câp độ khac nhau của thế giới sống từ những phân tử - tế bào - cơ thể ( chưa cĩ cấu tạo tế bào đến cơ thể cĩ cấu tạo tế bào và những cơ thể hồn thiện)- quần thể - quần xã – hệ sing thái , từ đó giúp học sinh nắm được tri thức một cách logit về các cấp tổ chức của thế giới sống .Do đó sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm trong một tiết học là rất cần thiết.
Đến đây tôi mạnh dạn khẳng định rằng không có một tiết học nào không có phương pháp hợp tác theo nhóm. Phương pháp hợp tác theo nhóm chính là tiếng nói thứ hai của môn học. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn hạn chế một số mặt sau:
Đối với giáo viên:
a.Từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đa số các giáo viên đều chú trọng đến việc dạy học hợp tác theo nhóm với hình thức cho học sinh của bàn chẵn quay xuống bàn lẻ để thảo luận trả lời câu hỏi. Tuy nhiên có bài hoạt động nhóm nhiều dẫn đến mất thời gian.
VD: Bài 18: chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Hoạt động 1:chu kì tế bào.
- Thảo luận nhóm cho biết sự điều hịa chu kì tế bào.
- Thảo luận nhóm cho biết diển biến của kì trung giang. 
 Hoạt động 2: quá trình nguyên phân 
Thảo luận nhóm cho biết diển biến quá trình nguyên phân 
	b. Ví dụ1. phần 3 : sinh học vi sinh vật 
Đa số học sinh ít được nghe, thấy trong cuộc sống, vốn kiến thức về phần này ít nên hoạt động nhóm có khó khăn.
Nếu Giáo Viên :
 + Kẻ bảng tại lớp làm mất nhiều thời gian. 
+ Dùng bảng phụ của nhà trường : kích thước hơi nhỏ. 
+ Dùng giấy ro ki : có tốn kém.
 c, Ơû phương pháp dạy học đổi mới, có máy chiếu sẽ rất thuận lợi cho giáo viên điều khiển hoạt động nhóm. Qua máy chiếu, giáo viên làm việc ít, học sinh thu thập được nhiều thông tin trên kênh chữ, thông tin trên kênh hình (tranh cấu tạo phân tử, tế bào, cơ thể v v.)
 Tuy nhiên nhà trường chỉ có một máy chiếu nên việc sử dụng máy chiếu hàng ngày ít được đến lượt.
 d, Phòng thiết bị của nhà trường thiếu nhiều hình vẽ phục vụ cho bài dạy sinh học. trang thiết bị hiện đại khác phù hợp với nền văn minh tin học như (đầu đĩa xem hình, ti vi v.v) chưa có. công ty thiết bị sách chưa cung cấp kịp thời.
 Mặc dù nhà trường đã có máy photo phục vụ cho photo đề kiểm tra, đề thi, phiếu học tập nhưng trong tiết học nào cũng cần có phiếu học tập để hoạt động nhóm,kiểm tra đánh giá và phục vụ cho suốt quá trình giảng dạy trong 5 lớp / 1 khối quả là có sự tốn kém.
Đối với học sinh:
Nhìn chung : các học sinh ở độ tuổi 15 – 16 ít tiếp xúc với vật thật, bản thân một số em ít để ý đến, có nhiều em sợ về hình dạn kì lạ , sợ bẩn tay v v . Do đó kiến thức thực tế về sinh học về các cấp tổ chức của thế giới sốngû của các em còn nhiều hạn chế.
Mặt khác hầu hết các học sinh đã có ý thức hướng nghiệp và thường chú trọng đến các môn học : TOÁN – VĂN – LÝ – ANH VĂN. Vì vậy việc nghiên cứu thông tin về sinh học trong sách giáo khoa và sách khác chỉ là hình thức qua loa. Thậm chí một số em chưa đọc thông tin bao giờ.
Từ những điều trên làm ảnh hưởng lớn trong khâu tổ chức hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm như sau:
Các nhóm trưởng chưa linh hoạt trong việc điều hành nhóm, chưa quyết đoán, chưa biết phân công việc rõ ràng, cụ thể cho từng nhóm viên.
Kỹ năng học tập bộ môn (quan sát tranh, thu thập thông tin trên kênh chữ và kênh hình, sử dụng kính hiển vi) còn chưa tích cực. 
c. Thư kí chưa có kỹû năng ghi chép, chưa biết gom góp chắt lọc lại vấn đề cần trả lời, còn lan man dài dòng.
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm hiện nay trong nhà trường phát huy được năng lực tự học, độc lập, tư duy sáng tạo, tăng hứng thú học tập bộ môn nhưng chủ yếu ở những học sinh trung bình trở lên , riêng học sinh yếu vẫn còn thụ động, ít tham gia phát biểu ý kiến khi thảo luận, ít đưa ra vấn đề tranh cải, còn tự ti , mặc cảm.
Đa phần học sinh trung bình – yếu, tinh thần tự giác học tập bộ môn chưa cao. Các em lười nhát ôn tập kiến thức cũ và nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp.
* Hiệu quả: giờ học sinh động nhưng chưa có thể gọi là tốt nhất như giáo viên hằng mong muốn. Hứng thú học tập bộ môn của học sinh trung bình, khá, giỏi được tăng lên, ngược lại học sinh trung bình - yếu còn trông chờ, ỷ lại các bạn cùng nhóm, hiểu bài chưa sâu, chưa chắc và chóng quên kiến thức.
Sau mỗi tiết học, giáo viên còn bâng khuâng, suy nghĩ về vấn đề tổ chức hoạt động nhóm – đa số các tiết học đều kéo dài hơn 45 phút.
HƯỚNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC THEO NHÓM TRONG CÁC TIẾT DẠY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
 1. Đối với giáo viên
a.Trước hết phải nghiên cứu kỹ bài dạy, xem có những hoạt động nào cần phối hợp thảo luận nhóm. Nếu có nhiều vấn đề cần được thảo luận trong tiết học, giáo viên có thể nghiên cứu tự sắp xếp hoạt động nhóm lớn (bàn chẳn và bàn lẻ), hoạt động nhóm nhỏ (3, 4 học sinh) nhóm rì rầm (2 học sinh với nhau) để tiết kiệm được thời gian hơn.
ví dụ : bài 87. “Tế bào nhân thực”
Hoạt động 1: Đặc điểm trung của tế bào nhân thực: hoạt động nhĩm 2 học sinh 
sau đó HS tự rút ra đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
Hoạt động 2: cho HS đọc to thông tin.
Hoạt động nhĩm 4 học sinh: cho biết cấu tạo và chức năng các bào quang ( nhân tế bào, lưới nội chất, Riboxom, bộ máy goongi.
Hoạt động cá nhận cho biêt mối liên hệ giửa các bào quang. 
 b . Tạo điều kiện cho HS nghe, biết nhiều cấu tạo tế bào bằng cách:
- Cho HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK để cả lớp cùng nghe.
- Giáo viên liên hệ bài học với những gì gần với cuộc sống để các em có thể hình dung ra.
- Kể những câu chuyện vui hài hước hay những câu chuyện có thực tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
VD : 	+ Câu chuyện vui về: Đom đĩm sử dụng ATP để tán tỉnh bạn tình.đ
+ Chuyện có thực về nạn dịch do vi rut gây ra ở khắp nơi trên thế giới. việc ứng dụng chính các vi sinh vật gây bệnh nầy để phịng và chữa bệnh.
Từ những câu chuyện sẽ tạo được tâm lí thoải mái, tư tưởng mạnh dạng cho các em khi tiếp xúc với kiến thức mới. 
c . Cần nghiên cứu xem cần sử dụng những đồ dùng trực quan nào cho tiết dạy. Nếu phòng thiết bị không có phải tự làm, vẽ lấy để phục vụ cho quá trình giảng dạy, hoạt động nhóm.
 d . Cần dành thời gian bồi dưỡng nhóm trưởng sử dụng sách giáo khoa (đặt biệt biết khai thác triệt để kênh chữ, kênh hình), thực hành, điều khiển nhóm, kỹ năng ghi chép của thư kí và có kế hoạch luân chuyển nhóm .
Ví dụ: Trước bài sử dụng kính hiển vi – giáo viên cần triệu tập nhóm trưởng các lớp bồi dưỡng kiến thức sử dụng kính hiển vi – lưu ý đến độ sáng, tối của gương phản chiếu, cách điều chỉnh hệ thống ống kính và ốc (ốc to, ốc nhỏ)
- Khi các nhóm trưởng đã thành thạo, cần bồi dưỡng cách làm tiêu bản trên lam kính ở nhiều tế bào.
- Dựa trên cơ sở này nhóm trưởng sẽ rất mạnh dạng trong quá trình điều hành nhóm khi thực hành, tiến độ nhanh hơn, thao tác nhẹ nhàng hơn.
e . Để học sinh trung bình yếu, học sinh yếu không thụ động, giáo viên nên quan tâm đến các em nhiều hơn, thường xuyên mời các em trình bày phần thảo luận và luôn tôn trọng ý kiến của các em.
f . Để giảm bớt quá trình làm phiếu học tập, giáo viên cần yêu cầu học sinh phải có hai cuốn vỡ sinh học (1 cuốn vỡ bài học và 1 cuốn vỡ bài tập). Những vấn đề liên quan đến phiếu học tập, cho học sinh làm vào vỡ bài tập. Giáo viên chỉ cho học sinh cách sử dụng phiếu học tập khi gặp phải một vấn đề khó khăn không thể thay bằng vỡ bài tập được.
Ngoài ra giáo viên có thể sử dung bảng phụ bằng da hay nhua phim thay cho giấy croki sẽ rất tiện lợi cho việc sử dụng, tiết kiệm được thời gian và đỡ tốn kém.
2. Đối với học sinh : 	
a . Nhóm trưởng và thư kí cần có một cuốn sổ theo dõi, ghi chép riêng khi được giáo viên dặn dò chuẩn bị cho bài học sau. Nhóm trưởng cần ghi chép phần dặn dò vào sổ theo dõi và phân công rõ ràng, cụ thể đến từng nhóm viên. (Nhóm viên nào cũng được chuẩn bị)
b . Nhóm trưởng nhóm phó phải có trách nhiệm kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới, qua vở bài tập.
Cụ thể ở bài: Cấu trúc các loại vi rut.
- Nhóm trưởng sẽ kiểm tra vở bài tập của nhóm viên gồm những nội dung sau:
+ Đã vẽ hình theo yêu cầu của giáo viên
+ Đã kẻ sẳn bảng trang 117 hay chưa?
+ Đã soạn bài chưa ?
(Lưu ý: Học sinh chỉ kẻ sẳn những gì có trong bảng không được làm trước)
Đầu tiết học, nhóm trưởng cần tổng kết lại phần kiểm tra vào sổ theo dõi và nộp lên bàn giáo viên theo nội dung sau:
Nhóm . :
Ngày tháng
Tên bài 
học
Bài cũ
Bài mới
Đã thuộc
Chưa thuộc
Đã soạn
Chưa soạn
9/11/08
Cấu trúc các loại vi rut
-Long
-Trang
Đầy đủ
13/11/08
Sự lên của vi rut trong TB chủ
Đầy đủ
Đầy đủ
- Sau những phần thảo luận, giáo viên cần thu lại phiếu thảo luận để đánh giá kết quả làm việc của các nhóm bằng hình thức chấm điểm theo parem điểm đã được công bố trước học sinh. Những con điểm ấy sẽ được tổng hợp lại vào cuối kỳ lấy trung bình cộng thành một cột điểm kiểm tra 15 phút..
- Sau tiết học, giáo viên cần:
+ Tuyên dương nhóm , học sinh làm việc tích cực.
+ Nhắc nhở những thành viên chây lười, làm biếng suy nghĩ.
+ Động viên những nhóm yếu nhưng có tinh thần, thái độ học tập tốt.
 3. Nhận định về những thành quả bước đầu:
 a. Đối Với Giáo Viên.
- Đã hình thành các bước trong tổ chức hoạt động nhóm tương đối khoa học.
- Về mặt thời gian giảng dạy tương đối đảm bảo theo yêu cầu của tiết dạy.
 - Đã khắc sâu được “cây kiến thức” cho học sinh.
 - Hình thành được kỷ năng khai thác sách giáo khoa của học sinh, kỷ năng ghi chép của thư ký; thao tác thực hành, điều hành nhóm của nhóm trưởng và nhóm phó.
 b. Đối Với Học Sinh.
* Đã thực sự hứng thú, say mê học tập.
* Phát huy được năng lực, tính tích cực của học sinh theo từng đối tượng (yếu – trung bình – khá – giỏi).
* Nề nếp hoạt động hợp tác nhóm khá tốt (chuẩn bị, thao tác thảo luận, rút ra kết luận,).
* Nhóm trưởng điều hành nhóm khá tốt (Sổ theo dõi, sổ báo cáo, điều hành nhóm viên phát biểu,).
 Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là việc cần thiết và chủ yếu trong hoạt động dạy và học. Qua phương pháp này không những giúp cho người tổ chức mà còn giúp cho học sinh phát huy hết năng lực, tính tích cực, tư duy sáng tạo trong học tập. Với phương pháp này bước đầu học sinh đã khẳng định được vị trí của nhóm trong quá trình hợp tác với giáo viên như thế nào? Biết được tầm quan trọng như thế nào của mỗi thành viên trong nhóm. Từ đó học sinh bộc lộ được khả năng mình có để lĩnh hội được kiến thức mới một cách độc lập. Với thói quen và kỹ năng hoạt động hợp tác theo nhóm được trang bị tốt ở lớp dưới, thì chắc chắn rằng học sinh sẽ vững vàng hơn khi học lên lớp tiếp theo, xoá bỏ đi những tự ti mặc cảm của học sinh , tạo tâm lý thoải mái, yêu thích môn học và cũng là hành trang cho các em khi vào đời.
Trên đây là một số gợi ý để xác định tầm quan trọng của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, nếu thực hiện đầy đủ những vấn đề trên thì giờ học sẽ có hiệu quả cao hơn. 
GIỚI THIỆU MINH HỌA MỘT TIẾT DẠY TRÊN GIÁO ÁN
 (THEO Ý KIẾN CHỦ QUAN).
 Chương III
VIRÚT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM 
Tiết 30	Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LỒI VIRÚT
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải mơ tả được hình thái, cấu tạo chung của virút.
- Nêu được 3 đặc điểm của virút.
-Trình bày được quá trình nhân lên của virút.
- Nêu được đặc điểm của virút HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phịng ngừa.
II. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ vẽ phĩng hình 29.1, 29.2, 29.3 và 30 SGK. 
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu ảnh hưởng của các yếu tố lý học(hố học) lên sự sinh trưởng của vi sinh vật.
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy & trị
 Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu cấu tạo của virut
*Em hãy kể tên các loại virút mà em biết.
Tranh hình 29.1
 Quang xác chanh cùng với nội dung SGK thảo luận nhom 4 HS (TG 4 phúc) tra lời các cau hỏi sau:
*Em hãy nêu cấu tạo của virút?
*Tại sao virút chưa được gọi là 1 cơ thể sống?(chưa cĩ cấu tạo tế bào)
Lõi A.nuclêic
Vỏ prơtêin nuclêocapsip
* Em cĩ nhận xét gì về đặc điểm sống của virút?
 * dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các loại vi rut khác nhau?
Hoạt động 2: tìm hiểu hình thái của vi rut
Tranh hình 29. 2
* Em hãy trao đổi với nhau (nhĩm 2 HS ) nêu đặc điểm hình thái, cấu trúc của virút?
*Trả lời câu lệnh trang117
-Virút lai mang hệ gen của virút chủng A®tổng hợp ADN, prơtêin của chủng A
-Khi ở ngồi tế bào chủ virút biểu hiện như thể vơ sinh nhưng khi nhiễm vào tế bào sống chúng lại biểu hiện như là thể sống.
- Virút khơng thể nuơi cấy được như vi khuẩn vì chúng sống ký sinh nội bào bắt buộc.
I. Cấu tạo:
1) Khái niệm:
- Là thực thể chưa cĩ cấu tạo tế bào, cĩ kích thước siêu nhỏ và cĩ cấu tạo rất đơn giản.
2) Cấu tạo:
- Lõi là axit nuclêic( ADN hoặc ARN) là hệ gen của virút.
- Vỏ là prơtêin( Capsit) được cấu tạo từ các đơn vị prơtêin là capsơme.
- 1 số virút cịn cĩ thêm lớp vỏ ngồi( lipit kép và prơtêin). Trên bề mặt vỏ ngồi cĩ gai glicơprơtêin. Virút khơng vỏ là virút trần 
3) Đặc điểm sống:
- Sống ký sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên được trong tế bào sống.
II. Hình thái:
1) Cấu trúc xoắn:
- Capsơme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic® Hình que, sợi( virút gây bệnh dại, virút khảm thuốc lá) 
® hình cầu( virút cúm, virút sởi).
2) Cấu trúc khối:
- Capsơme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều( virút bại liệt).
3) Cấu trúc hỗn hợp:
- Đầu cĩ cấu trúc khối chứa axit nuclêic, đuơi cĩ cấu trúc xoắn (Phagơ hay gọi là thể thực khuẩn)
con(mang thai và cho con bú).
4.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Câu 2: 3 đặc điểm của virút là: Cĩ kích thước siêu nhỏ, cĩ cấu tạo đơn giản và sống ký sinh nội bào bắt buộc.
- Tại sao nĩi virút là dạng ký sinh nội bào bắt buộc?
- Trên da luơn cĩ các tế bào chếtHIV bám lên da cĩ lây nhiễm được khơng?(khơng).Trường hợp nào cĩ thể lây được?(khi da bị thương)
- Câu 3: Virút lai cĩ dạng lõi của chủng B cịn vỏ vừa A và B xen nhau. Nhiễm và phân lập sẽ được virút chủng B vì mọi tính trạng của virút là do hệ gen của virút quyết định.
PHIẾU HỌC TẬP 
Bảng so sánh virút và vi khuẩn 
Tính chất
Virút 
Vi khuẩn 
 Cĩ cấu tạo tế bào 
Khơng 
Cĩ
Chỉ chứa ADN hoặc ARN 
Cĩ
Khơng
 Chứa cả ADN và ARN 
Khơng
Cĩ
 Chứa ribơxơm 
Khơng
Cĩ
 Sinh sản độc lập
Khơng
Cĩ

File đính kèm:

  • docSKKN- CHAU VAN HUYNH.doc
Sáng Kiến Liên Quan