Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động "Groupwork - Pairwork"

- Căn cứ vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Căn cứ vào chương trình hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THCS.

- Căn cứ vào những đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy học THCS.

- Căn cứ vào những định hướng đổi mới phương pháp dạy học: phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự sáng tạo, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

- Căn cứ vào mục tiêu chương trình môn tiếng Anh THCS: hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- Căn cứ vào cốt lõi đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3917 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động "Groupwork - Pairwork"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LONG ĐIỀN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN NGUYÊN HÃN
TỔ NGOẠI NGỮ
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG “GROUPWORK – PAIRWORK”
Họ và tên GV : Phạm Ngọc Điệp
Phước Tỉnh, ngày 19 tháng 02 năm 2011
MỤC LỤC
Trang
A.Phần mở đầu 
I.Lý do chọn đề tài. 3
1.Cơ sở lý luận. 3
2.Cơ sở thực tiễn. 3
II.Mục đích và phương pháp nghiện cứu. 4 
III.Giới hạn của đề tài. 4
IV.Các giả thiết nghiên cứu. 4
V.Kế hoạch thực hiện. 5
B.Phần nội dung: 5 
I.Thực trạng và những mâu thuẫn. 5 
II.Các biện pháp giải quyết vấn đề. 6 
III.Hiệu quả áp dụng. 7 
C.Kết luận: 8
I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác. 8
II.Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển. 8
Tài liệu tham khảo 9
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Căn cứ vào chương trình hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THCS.
- Căn cứ vào những đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy học THCS.
- Căn cứ vào những định hướng đổi mới phương pháp dạy học: phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự sáng tạo, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Căn cứ vào mục tiêu chương trình môn tiếng Anh THCS: hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Căn cứ vào cốt lõi đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
2.Cơ sở thực tiễn:
 Qua thực tế giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở địa phương trường tôi, một lớp học trung bình khoảng 8 đến 10 em là có hứng thú, say mê học tập bộ môn, tham gia xây dựng bài một cách tích cực; số học sinh còn lại đa phần là học sinh học yếu, không có mục đích học tập, chưa có khái niệm về tầm quan trọng đối với bộ môn tiếng Anh trong xã hội hiện nay, nhiều em còn nói với tôi “học môn tiếng Anh làm gì, tiếng Việt còn chưa xong, có học xong lớp 9 em cũng nghỉ ở nhà đi biển phụ gia đìnhhoặc em học môn này thấy khó quá, một phần em bị mất căn bản, thấy nản,học đâu có môi trường để giao tiếp, ba me em đâu biết nói tiếng Anh để chỉ thêm cho em.. ” và rất nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan khác nữa.Đây là những tư tưởng hầu như rất thường xuyên xảy ra ở học sinh địa phương.Vậy làm thế nào tôi có thể gây được động lực học tập đối với bộ môn tiếng Anh cho học sinh tôi phụ trách? Thực ra, qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã nhận ra một tiết học không thể nào lên lớp thầy nói, trò chép, nôm na ta hay dùng từ “dạy chay”, tiết dạy thật là chán. Bài học sẽ có hiệu quả hơn khi giáo viên biết áp dụng các thủ thuật dạy học, dùng giáo cụ trực quan, áp dụng công nghệ thông tin, projector, v.vDĩ nhiên đây là những hoạt động dạy học giáo viên nào cũng biết nhưng có thực hiện hiệu quả hay không còn tùy vào khả năng lồng ghép, kĩ năng giảng dạy của giáo viên. Trong các hoạt động dạy học, tôi nhận thấy có môt hoạt động mà giáo viên hay xem nhẹ, đó là hoạt động “groupwork – pairwork ”.Xem ra rất đơn giản nhưng khi thực hiện theo chủ điểm từng bài thật không dễ dàng tí nào, nếu giáo viên không linh động lồng ghép các thủ thuật vào hai hoạt động này và từ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài hay không đó là điều thành công của giáo viên đối với tiết học nói riêng và bộ môn tiếng Anh nói chung. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động “groupwork – pairwork ”.
II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1.Mục đích nghiên cứu:
 Tại sao chúng ta phải sử dụng hai hoạt động “groupwork – pairwork ” trong các tiết học?
 Thực hiện đề tài này, giáo viên muốn :
Học sinh phát triển khả năng tư duy, sáng tạo trong mỗi tình huống do yêu cầu giáo viên đưa ra.
Tạo ra nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các thành viên với nhau.
Giúp học sinh cảm thấy tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp.
Khuyến khích, gây hứng khởi bầu không khí học tập trong lớp.
Gia tăng lượng thời gian nói trong lớp cho học sinh, đặc biệt những lớp có số lượng học sinh khá đông. 
Giúp học sinh ý thức tự quản, chủ động làm việc theo yêu cầu giáo viên đưa ra trong khi giáo viên có thể đang làm việc, thực hiện các hoạt động với một nhóm, cặp học sinh nào đó trong lớp.
Tạo nhiều cơ hội cho học sinh thực hành tiếng Anh từ những câu đơn giản đến phức tạp.
2.Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp trực quan.
- Tham khảo các loại sách, tài liệu có liên quan.
- Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra, đối chiếu các kết quả học tập của học sinh.
III.Giới hạn của đề tài:
 Qua tìm hiểu thêm ở sách báo, học hỏi ở các bạn đồng nghiệp, và qua thực tiễn giảng dạy tổ chức hoạt động “ groupwork – pairwork ”, tôi đã đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả hơn trong giảng dạy.
Việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh có rất nhiều vấn đề liên quan như: cơ sở vật chất của nhà trường, trang thiết bị dạy học, điều kiện hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, động cơ học tậpRiêng trong phần giảng dạy của giáo viên có rất nhiều hoạt động xảy ra trong một tiết học như : warm –up kết hợp trò chơi, giới thiệu ngữ liệu, luyện đọc, phát âm, thực hành mẫu câu, ôn tập, v.vĐề tài này không đề cập đến những vấn đề đó mà chủ yếu đi sâu vào những giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động “groupwork – pairwork ” mà thôi.
IV.Các giả thiết nghiên cứu: 
 Đề tài mà tôi nghiên cứu đã được nêu rất nhiều trong các sách, tài liệu về phương pháp giảng dạy tiếng Anh và đã được các giáo viên nghiên cứu chọn lọc viết thành sáng kiến kinh nghiệm. Những sáng kiến kinh nghiệm này rút ra từ thực tiễn giảng dạy.Tuy vậy, các phương pháp trong sách cũng đã phần nào giúp cho học sinh học tập tốt bộ môn tiếng Anh.Nhưng với đặc điểm riêng của từng vùng, từng địa phương, không phải lớp học nào, học sinh nào cũng tích cực dễ dàng thực hiện các hoạt động này. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã thấy sự rụt rè, thiếu tự tin, không tham gia hoặc tham gia chiếu lệ từ phía học sinh khi thực hiện các hoạt động. Tôi tiếp tục nghiên cứu về đề tài này để có thể phát huy tính tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động “groupwork – pairwork ”.
V.Kế hoạch thực hiện:
 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã áp dụng hoạt động này cho nhiều đối tượng học sinh tham gia.Mỗi lớp, mỗi đối tượng học sinh, cách tham gia các hoạt động đạt hiệu quả khác nhau nhưng vẫn thể hiện được cái chung là học sinh đa phần đã tích cực tham gia xây dựng bài học, có động cơ học tập.Và ngay từ đầu mỗi năm học, tôi đã phân bổ các nhóm học tập cố định để tránh việc tốn thời gian giải thích cho mỗi tiết lên lớp, sự rập khuôn, mỗi nhóm từ ba đến bốn em, nhóm lớn hơn có thể cả một tổ trong đơn vị lớp.Tất nhiên, tùy theo điều kiện, thực tế của lớp học, nội dung bài giảng mà giáo viên có sự điều chỉnh cho phù hợp.Và kế hoạch này được thực hiện xuyên suốt cả năm học cho các khối lớp. 
B.PHẦN NỘI DUNG
I.Thực trạng và những mâu thuẫn:
 Là giáo viên giảng dạy trong nhiều năm qua, đối với học sinh lớp 6 giáo viên thật dễ dàng phát huy được tính tích cực của học sinh khi tham gia xây đựng bài học qua hoạt động “ groupwork – pairwork ” vì đây là lớp nền tảng THCS.Nếu giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động, chúng rất có hiệu quả cho những năm học sau khi chúng ta lồng ghép các thủ thuật dạy học như thế.
Nhưng đối với học sinh lớp 9 các em có động cơ học tập chỉ đếm đầu ngón tay, khoảng 1/3 học sinh có ý thức học tập tốt, có kiến thức nền vững chắc. Bên cạnh đó, còn lại 2/3 là số học sinh đòi hỏi sự nỗ lực nhiều từ phía giáo viên khi phải giúp các em về mọi mặt cả kiến thức lẫn kĩ năng.Các em bị mất căn bản kiến thức, không có khái niệm học tập, nhiều em không diễn đạt được một câu nói đơn giản ví dụ như hỏi thăm tình trạng sức khỏe cá nhân “How do you feel?”, thời tiết “What’s the weather like today?”, cho lời khuyên “You should” , v.vcác em không trả lời được nói chi đến việc tích cực học tập. Chính vì vậy, bản thân tôi phải làm mọi cách để tìm ra các giải pháp giúp học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập dù là nhỏ nhất.
 Qua quan sát, khi tôi yêu cầu hoạt động “work in pairs”, nếu hai em học sinh có động cơ học tập thì các em thực hành đóng vai hoặc giao tiếp rất tốt, có hiệu quả. Nhưng nếu đó là hai em lười học thì kết quả chỉ là sự im lặng hoặc nói chuyện riêng.Còn đối với hoạt động “ work in groups”, kết quả có khả quan hơn một tí nhưng vẫn đa phần là các em khá giỏi tích cực hoạt động, số còn lại vẫn thụ động.Điều này làm giáo viên tôi đây thật nản lòng, nhưng dù sao đi nữa chúng ta phải khắc phục khó khăn giúp đỡ các em hết khả năng, tạo môi trường thân thiện cho các em học tập.
Từ thực trạng nêu trên, tôi nghĩ, tìm ra các giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động “ groupwork – pairwork ” là việc làm thiết thực lúc này.Để khắc phục tình hình nêu trên, giáo viên cần:
Dùng hình ảnh minh họa , giáo cụ trực quan.
Lồng ghép các trò chơi vào trong các tiết dạy.
Cho học sinh tham gia xây dựng bài bằng cách đưa ra các yêu cầu cụ thể cho từng nhóm, cặp.
Khen thưởng bằng cách cho điểm những em làm tốt, khuyến khích, động viên những em làm chưa đạt.
Cho học sinh thực hành đóng vai, tạo môi trường giao tiếp, đặc biệt học sinh khối lớp 6.
II.Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1.Làm sao có một tiết học hiệu quả qua hoạt động “ groupwork -pairwork ”?
 Giáo viên phải chuẩn bị kĩ khâu này bằng cách đưa ra các yêu cầu cụ thể và các dạng bài tập được thiết kế sao cho nhiều đối tượng cùng tham gia, đơn giản nhất là ví dụ như các bài tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa: giáo viên cho thời gian các em chuẩn bị hai hoặc ba phút tùy theo tình tình đơn vị bài. Dĩ nhiên, các em đã chuẩn bị bài ở nhà nhưng ở lớp các em sẽ có cơ hội tự nêu lên ý kiến cá nhân, cách trả lời phù hợp nhất là đối tượng học sinh yếu, lười biếng sẽ biết thêm nhiều thông tin. Sau đó, giáo viên sẽ là người cho “feedback”và có kết quả phù hợp.
2.Làm sao gíáo viên cung cấp cho học sinh những hoạt động thích hợp cho phần “ groupwork – pairwork ”?
- Giáo viên sẽ khơi dậy sở thích của học sinh trong các hoạt động bằng cách cung cấp một phần dẫn dắt mang tính chuẩn bị, rõ ràng và hấp dẫn qua các hình ảnh minh họa.Giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh có được vốn ngôn ngữ học cần để sử dụng làm bài tập theo yêu cầu giáo viên đưa ra. Ví dụ giáo viên đưa ra những “cues” hoặc “prompts”, thậm chí mẫu câu để giúp học sinh thực hiện các hoạt động. 
- Giáo viên cần đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng, dứt khoát. Ví dụ như :
 +Work in twos /pairs.
 +Work in threes / fours /fives.
 + Three students in each group, please.
 + Hoa and Nga, you can join group 4.etc. 
- Giáo viên cố gắng sử dụng những “classroom language” càng nhiều càng tốt để tạo ra một bầu không khí lớp học ngoại ngữ. Ngoài ra, giáo viên cũng cần điều chỉnh giọng điệu của mình “intonation, speed and volume”, lặp lại các cụm từ để giúp học sinh hoạt động tổ, nhóm, cặp có hiệu quả. 
- Giáo viên giới hạn thời gian cho học sinh để họ thực hiện yêu cầu “controlled practice” . Khi học sinh thực hiện hoạt động, giáo viên sẽ đi vòng quanh lớp học để theo dõi , giúp đỡ các em thực hiện hoạt động có hiệu quả hay không?
- Giáo viên phải nhớ sửa lỗi sai cho các em khi các em có thông tin phản hồi, có thể phát huy tính tích cực bằng cách cho học sinh tự tìm lỗi và sửa lẫn nhau, điều này giúp nhiều đối tượng học sinh nhớ bài lâu hơn. Để khích lệ tinh thần, giáo viên nhớ tuyên dương, khen, động viên, kết hợp cho điểm các em để từ đó các em có sự hứng thú trong học tập.
 + That’s better.
 + You have improved a lot.
 + You read very well.
 + You have very good pronunciation.
 +You’re getting better at it all the time.etc. 
- Giáo viên cho học sinh tham gia học tập qua các trò chơi như :
 + Pelmanism
 + Pyramid
 + Recall
 + Simon says
 + Slap the board
 + Survey
 + Crossword puzzle
 + Wordsquare
 +Chain game, etc.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện các hoạt động như “roleplay, discussion, information gap”,v.v
3. Giáo viên cần kết hợp “differrent types of pairs” trong hoạt động “ groupwork - pairwork”
*Trong hoạt động “pairwork”:
 +Open pairs: giáo viên sẽ cùng thực hành mẫu với một học sinh giỏi nhất lớp.
 +Public pairs: giáo viên cho hai học sinh thực hành trước lớp làm mẫu thứ hai.Sau đó, giáo viên “feedback” and sửa lỗi.Phần này áp dụng trong các tiết hoạt động mang tính giao tiếp.
 +Closed pairs: Tất cả học sinh làm việc theo cặp cùng một thời điểm giáo viên yêu cầu.
*Trong hoạt động “groupwork”, giáo viên có thể dùng những cách sau:
 +Buzz group: Hình thức này có thể dùng để “brainstorming ideas “ hoặc một “certain topic”. Ví dụ như học sinh sắp nói về đề tài “ celebrations” (Unit 8 –English 9), học sinh sẽ thảo luận và tự đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến đề tài.
 +Cross grouping: giáo viên cho học sinh hình thành nhóm đầu tiên khoảng 3 đến 4 em, sau đó cho các nhóm nhóm lại thành một nhóm lớn thứ hai khoảng 6 đến 8 em.Hình thức này tốt cho việc chia sẻ và so sánh kết quả thực hiện các hoạt động.Học sinh sẽ giải quyết các hoạt động, so sánh các kết quả và cho cách trả lời phù hợp. 
III.Hiệu quả áp dụng:
 Qua thời gian thực hiện các thủ thuật trong hoạt động “groupwork – pairwork” vào các lớp dạy của mình, tôi đã gặt hái một số kết quả đáng kể như: khoảng 70 % các em ham thích tham gia xây dựng bài học, thích học môn tiếng Anh, các yêu cầu của từng đề tài các em làm việc có logic, sáng tạo, biết diễn đạt ngôn ngữ. Đối với những em nhút nhát, chậm chạp, học yếu, bây giờ cũng thích tham gia vào các hoạt động như chơi trò chơi, đóng vai, thực hành nói, v.vcó mắc lỗi sai nhưng thích làm đặc biệt những em học sinh lớp 6.
 Như lớp 6D tôi dạy có em Văn Linh, Văn Lâm. Thành Lộc, Ngọc Huyền, những em này đầu năm không dám nói một câu tiếng Anh nào, không giơ tay phát biểu nhưng bây giờ các em đã tích cực tham gia xây dựng bài học, có mắc lỗi sai nhưng không ngại, tôi đã khích lệ , động viên các em.Vì vậy, các em thích học cho nên điểm kiểm tra định kỳ có tiến bộ rõ rệt như em Huyền từ điểm 5 lên điểm 7, em Lâm từ điểm 4 lên điểm 5,5: em Kim Kha từ điểm 5 lên điểm 8.
 Đối với học sinh lớp 9 khoảng 60 % học sinh tham gia xây dựng bài rất tiến bộ so với đầu năm khoảng 30%.Chẳng hạn như lớp 9G có em Ngọc Vi, Thúy Vi học rất yếu môn tiếng Anh nhưng bây giờ 2 em đã tích cực học tập, chịu giao tiếp những câu đơn giản với bạn, điểm kiểm tra từ 3 lên điểm 5 và 6.
 Kết quả công tác, điểm số của học sinh có sự chuyển biến qua bảng thống kê sau đây:
*Giai đoạn đầu năm năm học 2010 -2011
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6D
33
3
9,1 %
6
18,2 %
11
33,3 %
13
39,4 %
9G
38
2
5,3 %
7
18,4 %
19
50 %
10
26,3 %
*Giai đoạn cuối học kỳ I năm học 2010 -2011
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6D
33
6
18,2 %
10
30,3 %
10
30,3 %
7
21,2 %
9G
38
5
13,2 %
12
31,6 %
16
42 %
5
13,2 %
 Từ bảng thông tin trên cho thấy, số học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng và số học sinh trung bình và yếu giảm 21 %.
Tóm lại, các giải pháp trên đã hình thành cho học sinh ý thức tự giác học tập, tích cực tham gia xây dựng bài, yêu thích môn học hơn, kết quả học tập khả quan hơn. 
C.KẾT LUẬN
I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
 Qua đề tài nghiên cứu ở trên và bản thân giảng dạy ở lớp, tôi nhận thấy các em đã thực hiện tốt các hoạt động, học sinh hiểu bài, nhớ bài, có sự hứng thú trong học tập.Các em yêu thích môn học hơn và có thể tự tin giao tiếp một số câu nói đơn giản bằng tiếng Anh ở lớp.Các em có cơ hội thực hành và luyện tập ngôn ngữ một cách tự nhiên đôi khi có những sai sót nhưng sẽ giúp các em biết sử dụng ngôn ngữ thành thạo và tốt hơn.
 Muốn cho kết quả đạt được tốt, ngay từ đầu năm, giáo viên phải tìm hiểu kĩ lớp mình đảm trách thuộc đối tượng nào để giáo viên lập ngay kế hoạch học tập, có định hướng giúp đỡ cho các em nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo yêu cầu của ngành.
II.Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
 Nói chung, để phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập, giáo viên phải kết hợp nhiều kĩ năng, thủ thuật dạy học trong một tiết dạy và xử lý tốt những tình huống phát sinh, có thể xảy ra trong bài dạy. Giáo viên cần kết hợp đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học có sẵn hoặc tự làm để góp phần cho bài dạy đạt hiệu quả.
Tôi hi vọng đề tài này chỉ mang tính cá nhân, kết quả chưa cao, và chắc chắn còn nhiều sai sót. Tôi sẽ cố gắng giảng dạy áp dụng theo những gì mình đã học hỏi từ phía các bạn đồng nghiệp, đã trải qua kinh nghiệm cũng như tự tìm tòi trau dồi các kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.Tôi rất mong cấp trên tổ chức thêm những buổi thảo luận chuyên đề, tạo điều kiện thêm cho chúng tôi học tập trao đổi kinh nghiệm và cũng rất mong nhận được sự đóng góp qúi báu từ phía các bạn đồng nghiệp.
 Người viết
 Phạm Ngọc Điệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III.
2.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn tiếng anh THCS.
2.Teaching English – Doff
3.New English Magazine – British Council 
4.Sách giáo viên khối 6, 9 –Nhà xuất bản Giáo Dục
5.Một số vấn đề đổi mới phương pháp ở trường THCS – Bộ Giáo Dục và Đào tạo 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan