Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương phải giải bài tập hóa học định tính

Quá trình dạy học hóa học gồm 3 công đoạn là: dạy học bài mới; ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và luyện tập; kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học.

 - Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại bài tập hóa học theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại có thể như tên của các chương trong sách giáo khoa.

 - Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và kiểm tra- đánh giá do mang tính tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên ta phân loại dựa trên các cơ sở sau:

 + Dựa vào tính chất hoạt động của học sinh.

 + Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến thức, bài tập rèn tư duy độc lập.

 + Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và bài tập định lượng.

 + Dựa vào kiểu hay dạng bài.

 + Dựa vào khối lượng kiến thức có thể chia thành bài tập đơn giản hay phức tạp.

 Tuy nhiên trong thực tế khi làm đề tài này tôi dựa chủ yếu vào nội dung, khối lượng kiến thức và dạng bài để phân loại. Với mỗi dạng bài tập tôi có đề ra các phương pháp giải phù hợp trong phần nội dung của đề tài.

 Bài tập hóa học tập định tính được chia thành 5 dạng sau:

 Dạng 1: Phương trình và chuỗi phản ứng hóa học.

 Dạng 2: Điều chế.

 Dạng 3: Tách chất.

 Dạng 4: Nhận biết.

 Dạng 5: Giải thích hiện tượng.

 Bài tập hóa học tập định tính là một trong những loại bài tập giúp học sinh củng cố, hệ thống và nhớ lại được rất nhiều kiến thức. Với học sinh, hoạt động làm bài tập này có tác dụng sau:

 + Nhớ tính chất hóa học của các chất.

 + Nhớ hóa trị, cách nhẩm công thức hóa học và rèn kỹ năng viết PTHH.

 + Biết vận dụng những tính chất hóa học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho HS.

 + Phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho HS.

 

doc30 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương phải giải bài tập hóa học định tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp rắn Na2CO3 và CaSO3 vào nước thì CaSO3 không tan. Cô cạn dung dịch Na2CO3 thu đươc Na2CO3 rắn.
i) Nung nóng hỗn hợp được CuO và Ag. Hòa tan rắn vào dung dịch HCl dư ® CuCl2 + Ag. Từ CuCl2 tái tạo Cu(NO3)2 và từ Ag điều chế AgNO3.
IV. Dạng 4: Nhận biết.
 1. Phương pháp giải
 Muốn làm bài tập nhận biết, trước tiên phải nhớ tính chất hóa học của các chất cần nhận biết. Sau đó xem chất nào có phản ứng nào cho hiện tượng rõ ràng (VD: có chất kết tủa, hoặc chất khí bay lên) mà các chất khác không có, ta sẽ nhận biết được chất đó. 
 Cách trình bày một bài tập nhận biết gồm 3 bước:
 + Bước 1: Trích mẫu thử.
 + Bước 2: Chọn thuốc thử (tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài). Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được từ đó tìm ra được hóa chất cần nhận biết.
 + Bước 3: Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. 
 Lưu ý : 
- Nếu chất A là thuốc thử của chất B thì chất B cũng là thuốc thử của A.
- Nếu chỉ được lấy thêm 1 thuốc thử, thì chất lấy vào phải nhận ra được một chất sao cho chất này có khả năng làm thuốc thử cho các chất còn lại.
- Nếu không dùng thuốc thử thì dùng các phản ứng phân hủy, hoặc cho tác dụng đôi một. 
- Khi chứng minh sự có mặt của một chất trong hỗn hợp thì rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy thuốc thử được dùng phải rất đặc trưng.
 2. Bài tập minh họa
Một số dạng bài nhận biết
 + Nhận biết với thuốc thử không hạn chế.
 + Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có thể thuốc thử cho sẵn hoặc phải tìm).
 + Nhận biết mà không sử dụng thuốc thử ngoài.
 a. Dạng 1: Nhận biết với thuốc thử không hạn chế.
 Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, nhận biết 4 ống nghiêm mất nhãn chứa 4 dung dịch: Na2CO3, NaOH, HCl, NaCl.
Bài làm
 Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
 Cho dung dịch HCl vào 4 mẫu thử, mẫu thử nào xuất hiện sủi bọt khí là dung dịch Na2CO3:
 PT: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 ­+ H2O
 Cho quỳ tím vào 3 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào:
 + Làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch NaOH.
 + Làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HCl.
 + Không làm quỳ tím chuyển màu là dung dịch NaCl.
 Bài 2: Có 4 lọ mất nhãn , mỗi lọ đựng một dung dịch sau: CuSO4, KCl, NaOH, Ca(OH)2. Hãy nhận biết mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. 
Bài làm
 Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
 Cho quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu thử nào:
 + Làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch: NaOH, Ca(OH)2.(1)
 + Không làm quỳ tím chuyển màu là dung dịch: KCl, CuSO4.(2)
 Dẫn khí CO2 lội qua hai mẫu thử nhóm 1: Nếu CO2 làm mẫu thử nào vẩn đục mẫu thử đó là dung dịch Ca(OH)2. Mẫu thử còn lại là dung dịch NaOH.
 PT: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ¯+ H2O
 Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử nhóm 2: Nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, mẫu thử đó là dung dịch CuSO4. Mẫu thử còn lại là dung dịch KCl.
 PT: BaCl2 + CuSO4 BaSO4 ¯+ CuCl2
 Bài 3: Cã 3 lä mÊt nh·n, mçi lä ®ùng mét dung dÞch kh«ng mµu sau: K2SO4, H2SO4(lo·ng), HCl. H·y nhËn biÕt chÊt ®ùng trong mçi lä b»ng phư¬ng ph¸p ho¸ häc? ViÕt c¸c phư¬ng tr×nh ho¸ häc.
Bài làm
 Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
 Cho quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu thử nào:
 + Làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch: HCl, H2SO4.(1)
 + Không làm quỳ tím chuyển màu là dung dịch: K2SO4.
 Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử nhóm 1: Nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, mẫu thử đó là dung dịch H2SO4. Mẫu thử còn lại là dung dịch HCl.
 PT: BaCl2 + H2SO4 BaSO4 ¯+ 2HCl
 Bài 4: Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các khí có trong cùng một hỗn hợp gồm: CO, CO2, SO2, H2.
Bài làm
 Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước Br2 dư, nước Br2 nhạt màu chứng tỏ hỗn hợp có khí SO2:
 SO2 + 2H2O + Br2 H2SO4 + 2HBr
 Cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong dư, thấy xuất hiện kết tủa chứng tỏ hỗn hợp có khí CO2:
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3¯ + H2O
 Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí còn lại, rồi làm lạnh đột ngột sản phẩm cháy, cho một vài tinh thể CuSO4 trắng vào, nếu màu trắng chuyển dần sang màu xanh chứng tỏ sản phẩm có hơi nước chất đem đốt ban đầu là H2. Dẫn sản phẩm cháy còn lại qua dung dịch nước vôi trong dư, nước vôi trong bị vẩn đục chứng tỏ sản phẩm cháy có CO2 chất đem đốt ban đầu là CO.
 2H2 + O2 2H2O
 2CO + O2 2CO2
 xH2O + CuSO4 CuSO4.xH2O
 Trắng Xanh
 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3¯ + H2O
 b. Dạng 2: Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có thể thuốc thử cho sẵn hoặc phải tìm).
 Bài 5: Chỉ dùng H2O có thể phân biệt được 3 chất bột màu trắng BaO, Al2O3,MgO đựng trong 3 lọ mất nhãn được không? Nếu có hãy nhận biết.
Bài làm
 Lấy ra mỗi chất rắn một ít làm mẫu thử.
 Hòa tan 3 mẫu thử vào nước, mẫu thử nào tan là BaO:
 BaO + H2O Ba(OH)2
 Lấy dung dịch Ba(OH)2 cho vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tan là Al2O3:
 Ba(OH)2 + Al2O3 Ba(AlO2)2 + H2O
 Mẫu thử còn lại là MgO.
 Bài 6: Trong phòng thí nghiệm có dung dịch HCl, nước và các chất vô cơ cần thiết, hãy phân biệt các chất rắn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
Bài làm
 Lấy ra mỗi chất rắn một ít làm mẫu thử.
 Hòa tan các mẫu thử vào nước, phân biệt được hai nhóm:
 + Nhóm 1 tan gồm: NaCl, Na2CO3, Na2SO4
 + Nhóm 2 không tan gồm: BaCO3, BaSO4
 Cho dung dịch HCl vào 2 mẫu thử thuộc nhóm 2, mẫu thử nào sủi bọt khí là BaCO3, còn lại là BaSO4:
 BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2 ­+ H2O (1)
 Cho dung dịch HCl lần lượt vào nhóm 1, mẫu thử nào sủi bọt khí là Na2CO3:
 Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2 ­ 
 Lấy dung dịch BaCl2 thu được ở PT (2) cho vào hai mẫu thử còn lại, nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4, còn lại là NaCl:
 Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2NaCl
 Bài 7 (Đề thi HSG – Gia Lai): Chỉ được dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: NH4HSO4, BaCl2, Ba(OH)2, HCl, H2SO4, NaCl.
Bài làm
 Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
 Cho quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu thử nào làm cho quỳ tím: 
 + Chuyển thành màu đỏ đó là: NH4HSO4, HCl, H2SO4.(nhóm 1)
 + Chuyển thành màu xanh đó là: Ba(OH)2.
 + Không đổi màu đó là: BaCl2, NaCl.(nhóm 2)
 Cho Ba(OH)2 mới nhận được vào các dung dịch nhóm 1:
 + Dung dịch có khí thoát lên và kết tủa trắng là: NH4HSO4
 NH4HSO4 + Ba(OH)2 BaSO4 ¯ + NH3 ­+ 2H2O
 + Dung dịch có kết tủa trắng là: H2SO4
 H2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 ¯ + 2H2O
 + Dung dịch còn lại là: HCl.
 Cho H2SO4 mới nhận được vào các dung dịch nhóm 2:
 + Dung dịch có kết tủa trắng là: BaCl2
 H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2HCl
 + Dung dịch còn lại là: NaCl.
 Bài 8:(Đề thi HSG TP Hà Nội 2008-2009)
 Có 5 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ một trong các dung dịch không màu sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, MgCl2, MgSO4. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein làm thuốc thử, hãy trình bày chi tiết cách phân biệt 5 lọ trên (không trình bày dạng bảng hoặc sơ đồ) và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Bài làm
 Lần lượt lấy dung dịch từ 5 lọ vào 5 ống nghiệm sạch riêng rẽ có đánh số để phân biệt.
 Cho dung dịch phenolphtalein vào cả 5 ống nghiệm trên, sẽ thấy có 2 ống chuyển sang màu hồng trong hai ống có chứa NaOH, Ba(OH)2
 Lấy 1 trong 2 ống vừa chuyển thành màu hồng cho lần lượt vào 3 ống không chuyển màu ở trên nếu thấy bị mất màu và không tạo kết tủa thì ống đó có chứa dung dịch HCl, nếu thấy tạo kết tủa thì ống đó chứa muối magie.
 Lấy dung dịch HCl vừa nhận ra, cho vào kết tủa vừatạo ra tan hết thì dung dịch màu hồng cho vào lúc trước có chứa NaOH, nếu thấy kết tủa ở 2 ống vừa tạo ra chỉ tan ở một ống thì dung dịch màu hồng cho vào lúc trước có chứa Ba(OH)2; xét ở ống có chứa kết tủa bị tan hết lúc đầu có chứa MgCl2, còn ống có chứa kết tủa không bị tan hết lúc đầu có chứa MgSO4
 PTHH: NaOH + dd phenolphtalein màu hồng
 Ba(OH)2 + dd phenolphtalein màu hồng
 NaOH(màu hồng) +HCl NaCl + H2O (dung dịch không màu)
 Ba(OH)2(màu hồng) +2HCl BaCl2 + 2H2O (dung dịch không màu)
 2NaOH + MgCl2 Mg(OH)2¯ + 2NaCl
 2NaOH + MgSO4 Mg(OH)2¯ + Na2SO4
 Ba(OH)2 + MgCl2 Mg(OH)2¯ + BaCl2
 Ba(OH)2 + MgSO4 Mg(OH)2 ¯ + BaSO4
 2HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + 2H2O
 Dạng 3: Nhận biết mà không sử dụng thuốc thử ngoài.
 Bài 9: Có lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch: HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2. Hãy nhận biết lọ nào đựng dung dịch gì mà không được dùng bất cứ thuốc thử nào.
Bài làm
 Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm nhiều mẫu thử.
 Lần lượt đổ một mẫu thử vào 3 mẫu thử còn lại, ta có kết quả ở bảng sau:
HCl
H2SO4
Na2CO3
BaCl2
HCl
-
-
H2SO4
Na2CO3
BaCl2
 Từ bảng trên ta thấy: Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại cho:
 + 1 lần tạo khí là HCl.
 + 1 lần tạo kết tủa trắng và một lần tạo khí là H2SO4.
 + 2 lần tạo kết tủa trắng là BaCl2.
 + 2 lần tạo khí và 1 lần tạo kết tủa trắng là Na2CO3.
 PTHH: Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2 ­ 
 H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2HCl
 Na2CO3 + BaCl2 ® BaCO3 ¯ + 2NaCl
 Bài 10: Có lọ mất nhãn chứa 5 dung dịch: BaCl2, H2SO4, HCl, Ba(NO3)2, Ag2SO4. Không thêm hóa chất khác, bằng cách nào có thể nhận ra từng dung dịch? 
Bài làm
 Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm nhiều mẫu thử.
 Lần lượt đổ một mẫu thử vào 4 mẫu thử còn lại, ta có kết quả ở bảng sau:
BaCl2
Ba(NO3)2
Ag2SO4
HCl
H2SO4
BaCl2
-
-
Ba(NO3)2
Ag2SO4
-
HCl
-
-
-
H2SO4
-
-
 Từ bảng trên ta thấy: Mẫu thử nào phản ứng với 4 mẫu thử còn lại cho:
 + 1 lần tạo kết tủa là HCl.
 + 3 lần tạo kết tủa là Ag2SO4.
 + 2 lần tạo kết tủa trắng là BaCl2, H2SO4, Ba(NO3)2.
 Đổ dung dịch Ag2SO4 vào 3 dung dịch còn lại, nếu không có kết tủa là H2SO4
 Đổ dung dịch H2SO4 dư vào 2 dung dịch còn lại, lọc lấy phần dung dịch cho tác dụng với dung dịch Ag2SO4, nếu có kết tủa trắng thì dung dịch ban đầu là BaCl2, còn lại là Ba(NO3)2:
 PTHH: H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2HCl
 H2SO4 + Ba(NO3)2 ® BaSO4 ¯ + 2HNO3
 Ag2SO4 + Ba(NO3)2 ® BaSO4 ¯ + 2AgNO3
 Ag2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2AgCl¯
 Ag2SO4 + 2 HCl ® 2AgCl¯ + H2SO4
 3. Bài tập áp dụng và nâng cao.
 Bài 1: Hãy nêu phương pháp nhận biết các lọ đựng riêng biệt các dung dịch mất nhãn: HCl,H2SO4, Na2SO4, KCl. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
 Bài 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các gói bột màu đen không nhãn : Ag2O, MnO2, FeO, CuO. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn: 
Dùng thuốc thử : dung dịch HCl.
Nếu tạo dung dịch xanh lam là CuO, tạo dung dịch lục nhạt là FeO, tạo kết tủa trắng là Ag2O, tạo khí màu vàng lục là MnO2.
 Bài 3: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn : NH4Cl, MgCl2, FeCl2, ZnCl2, CuCl2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn: dùng dung dịch NaOH để thử : NH4Cl có khí mùi khai, FeCl2 tạo kết tủa trắng xanh và hóa nâu đỏ, CuCl2 tạo kết tủa xanh lơ, MgCl2 tạo kết tủa trắng, ZnCl2 tạo kết tủa trắng tan trong kiềm dư.
 Bài 4: Có 5 ống nghiệm đựng 5 dung dịch không nhãn được đánh số từ 1 ® 5, gồm: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH . Thực hiện các thí nghiệm được kết quả như sau:
(1) tác dụng với (2) ® khí ; tác dụng với (4) ® kết tủa.
(3) tác dụng với (4),(5) đều cho kết tủa.
Hãy cho biết mỗi ống nghiệm đựng những chất gì, giải thích và viết phương trình phản ứng.
 Bài 5: Có 3 cốc đựng các chất:
Cốc 1: NaHCO3 và Na2CO3
Cốc 2: Na2CO3 và Na2SO4
Cốc 3: NaHCO3 và Na2SO4
Chỉ được dùng thêm 2 thuốc thử nhận biết ra từng cốc? Viết phương trình phản ứng.
 Bài 6: Nhận biết các chất sau đây ( không được lấy thêm chất khác )
a) dung dịch AlCl3, dd NaOH.
 b) các dung dịch : NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.
c) các dung dịch : NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH.
d) các dung dịch : BaCl2, HCl, H2SO4, K3PO4.
V. Dạng 5: Giải thích hiện tượng.
 1. Phương pháp giải
 + Nêu rõ hiện tượng.
 + Giải thích: chỉ rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng đó.
 + Viết PTPƯ xảy ra nếu có.
 Lưu ý:
 Để làm được bài tập thuộc dạng thứ 2 này thì trước hết dựa vào đầu bài, phải xác định được:
 + Các chất phản ứng vừa đủ với nhau, không có chất dư.
 + Trong các chất phản ứng, có một chất đã phản ứng hết, chất còn lại dư.
 2. Bài tập minh họa
 Dạng này gồm 2 dạng chính:
 + Cho trước hiện tượng – Chỉ yêu cầu giải thích.
 + Chỉ cho các chất phản ứng – Yêu cầu xác định hiện tượng và giải thích.
 a.Dạng 1: Cho trước hiện tượng – Yêu cầu giải thích.
Cách trình bày
 Lần lượt từ một hiện tượng đầu bài đã cho, liên hệ đến những tính chất đã học (chủ yếu là tính chất hóa học) tìm ra nguyên nhân cụ thể.
 Viết PTHH minh họa.
 Bài 1: Trên bề mặt các hố nước vôi tôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích? 
Bài làm
 Nước vôi trong có CT là Ca(OH)2. Trong không khí có khí CO2. Do vậy chất rắn xuất hiện như một lớp màng mỏng trên mặt hố nước vôi là do xảy ra phản ứng:
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 Bài 2:Vôi sống khi tiếp xúc lâu ngày với không khí sẽ bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng này và minh họa bằng phương trình phản ứng hóa học.
Bài làm
 Thành phần của không khí có: CO2, hơi nướcnếu để vôi sống lâu trong không khí thì vôi sống không còn giữ nguyên phẩm chất, do xảy ra các phản ứng hóa học sau:
 CO2 + CaO CaCO3
 CaO + H2O Ca(OH)2 
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 b) Dạng 2: Nêu hiện tượng và giải thích.
 + Các chất tham gia phản ứng vừa đủ ( phản ứng xảy ra hoàn toàn)
 Bài 3: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình giải thích khi:
 a) Thả viên Na vào dung dịch CuSO4.
 b) Cho vụn đồng vào dung dịch H2SO4 98% rồi đun nóng.
 c) Thả mảnh Al vào dung dịch NaOH tới dư.
 d) Nhỏ dung dịch HCl 5% vào ống chứa kim loại sắt. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào ống đó.
 e) Cho mảnh kim loại nhôm và sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Bài làm
 a) Đầu tiên viên Na nóng chảy thành giọt tròn chạy trên bề mặt dung dịch muối và tan dần, có khí không màu thoát ra khỏi dung dịch, dung dịch xanh lam chuyển dần thành kết tủa xanh.
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4
 Xanh lam
 b) Vụn Cu tan dần, dung dịch từ không màu (axit) chuyển dần sang màu xanh, khói màu trắng mùi hắc thoát ra đó là SO2. Do:
 Cu + 2H2SO4(đặc, nóng) CuSO4 + SO2 + 2H2O 
 Xanh lam
 c) Mảnh Al (trắng) tan dần, bọt khí không màu thoát ra, dung dịch tạo thành không màu.
 2Al + 2NaOH + 2 H2O 2 NaAlO2 + 3H2
 d) Kim loại Fe (trắng, xám) tan dần, khí không màu, không mùi thoát ra khỏi dung dịch, dung dịch tạo thành có màu lục nhạt.
 Sau khi nhỏ dung dịch NaOH không màu thì trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng xanh rồi chuyển thành nâu đỏ trong không khí:
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 Nếu dư HCl thì: NaOH + HCl NaCl + H2O)
 2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl
 4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
 Nâu đỏ
 e) Mảnh nhôm và sắt tan dần, có khí không màu thoát ra:
 2 Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
 Bài 4: Cho một ít bột nhôm và mẩu natri vào nước. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
 Chú ý: Khi hòa tan 2 kim loại vào nước gồm 1 kim loại kiềm, 1 kim loại có hiđroxit lưỡng tính thì kim loại kiềm sẽ phản ứng với nước tạo thành dung dịch kiềm. Sau đó kim loại còn lại sẽ tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối và giải phóng hiđro.
Bài làm
 Ban đầu mẩu natri nóng chảy thành giọt tròn chạy trên bề mật nước rồi tan dần, khí không màu thoát ra:
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 Sau đó vụn chất rắn trắng bạc (Al) tan dần, khí không màu thoát ra nhiều hơn (dung dịch vẫn không màu):
 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
 Có chất dư trong quá trình phản ứng.
Các bước trình bày:
 + Nêu hiện tượng của các chất trước khi phản ứng.
 + Chỉ ra những hiện tượng khi hai chất bắt đầu tiếp xúc.
 + Hiện tượng mới phát sinh khi còn chất dư. Lúc này, chất mới vừa sinh ra trong dung dịch có phản ứng tiếp với chất còn dư ban đầu không? Kết thúc quá trình phản ứng có hiện tượng gì?
 + Giải thích những hiện tượng vừa nêu ra.
 Bài 5: Giải thích hiện tượng xảy ra khi sục khí CO2 (tới dư) vào nước vôi trong.
Bài làm
 Ban đầu dung dịch nước vôi trong sẽ bị vẩn đục, xuất hiện kết tủa màu trắng do:
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 Sau đó kết tủa lại tan tạo thành dung dịch trong suốt vì CO2 dư:
 CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
 Bài 6: Hãy giải thích hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl, khí CO2, dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2 tới dư.
Bài làm
 Khi nhỏ dung dịch HCl: Đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa lại tan ra:
 NaAlO2 + HCl + H2O Al(OH)3 + NaCl
 3HCl + Al(OH)3 AlCl3 + 3H2O
 Khi sục khí CO2: Kết tủa càng tăng lên theo lượng CO2 thêm vào và không tan:
 NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3
 Khi nhỏ dung dịch AlCl3: kết tủa xuất hiện nhiều dần và không tan:
 3NaAlO2 + AlCl3 + 6H2O 4Al(OH)3 + 3NaCl
 3. Bài tập áp dụng và nâng cao.
 Bài 1: Có nên dùng xô chậu đồ nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích?
 Bài 2: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho: 
a. Kẽm vào dung dịch đồng (II) clorua.
c. Kẽm vào dung dịch magie clorua
b. Đồng vào dung dịch bạc nitrat.
d. Nhôm vào dung dịch đồng (II) sunfat
 Bài 3: Cho mảnh giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất. Sau đó sục khí CO2 vào:
 a. Màu của quỳ tím có biến đổi không?
 b. Nếu đun nhẹ ống nghiêm thì màu của quỳ tím biến đổi ra sao?
 Bài 4: Dung dịch A chứa 0,32 mol NaOH.
 Dung dịch B chứa 0,1 mol AlCl3.
 a. Đổ từ từ dung dịch A vào dung dịch B.
 b. Đổ từ từ dung dịch B vào dung dịch A.
 Nêu những hiện tượng xảy ra. Viết PTHH, giải thích và tính số mol các chất sau khi đổ hết dung dịch này vào dung dịch kia.
E. KẾT QUẢ
 	Sau khi hoµn thµnh ®Ò tµi “Ph©n lo¹i vµ ph­¬ng ph¸p gi¶i bµi tËp ho¸ häc ®Þnh tính” t«i ®· ¸p dông ngay víi häc sinh Tr­êng THCS Th­îng Thanh n¬i t«i ®ang c«ng t¸c.
 Trong n¨m häc 2011 – 2012, t«i ®· triÓn khai và áp dụng ®Ò tµi nµy vào việc giảng dạy. Tôi thấy học sinh nhận ra được các dạng bài tập định tính nhanh hơn, trên cơ sở đó các em cũng đã biết áp dụng linh hoạt các phương pháp giải cho từng dạng bài tập thành thạo hơn. Kỹ năng viết công thức hóa học, viết phương trình hóa học tốt hơn, các em bây giờ có thể tự tin khi học môn Hóa. Chứng minh cho điều đó là số học sinh tham gia câu lạc bộ Hóa học nhiều hơn và quan trọng hơn cả là kÕt qu¶ kiểm tra thu ®­îc rÊt kh¶ quan. Dưới đây là kết quả bµi kiÓm tra kh¶o s¸t cña líp 9A, 9B vµ líp 8A cho thÊy :
KÕt qu¶ kiÓm tra ®ît 1:( Ch­a ¸p dông ®Ò tµi )
Líp
SÜ sè
§iÓm 
giái
§iÓm
kh¸
§iÓm
TB
§iÓm
yÕu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
44
12
27,3
16
36,4
12
27,3
4
9
9A
46
14
30,4
16
34,8
11
23,9
5
10,9
9B
38
4
10,5
10
26,3
16
42,1
8
21,1
KÕt qu¶ kiÓm tra ®ît 2: (§· ¸p dông ®Ò tµi )
Líp
SÜ sè
§iÓm 
giái
§iÓm
kh¸
§iÓm
TB
§iÓm
yÕu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
44
20
45,5
16
36,4
8
18,2
9A
46
23
50
14
30,4
9
19,6
9B
38
7
18,4
13
34,2
16
42,1
2
5,3
 Qua b¶ng kÕt qu¶ trªn, t«i thÊy nÕu gi¸o viªn cã nhiều thêi gian «n tËp cho häc sinh h¬n vµ cã c¬ héi ¸p dông nh÷ng nghiªn cøu trªn phổ biến, rộng rãi hơn nữa th× kÕt qu¶ cña häc sinh sÏ kh¶ quan h¬n.
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
 Từ khi tôi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy học sinh khi viết PTHH ít bị sai hơn, khi đọc một bài tập đã có phản xạ nhận dạng mỗi bài và định hình được phương pháp giải rất nhanh. Chính vì vậy các em đã có cái nhìn khác về môn Hóa, ban đầu các em sợ dần dần không sợ và cho đến bây giờ có rất nhiều em yêu thích môn học. Khi đã yêu thích môn học các em sẽ có hứng thú học tập môn đó hơn, chăm hơn và đạt kết quả cao hơn. Đó cũng là cơ sở để các em ôm ấp ước mơ, hoài bão và cố gắng phấn đấu để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Bản thân tôi luôn cố gắng trở thành người kề vai sát cánh bên các em để bồi dưỡng lòng yêu thích môn học, nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp, giúp các em biến ước mơ thành hiện thực.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc dạy bài tập hóa học định tính cho học sinh. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, cũng như sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
 Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2012
 Người viết
 Nguyễn Thị Nguyệt
 Cam kết: Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Xác nhận của BGH
Danh mục tài liệu tham khảo
1. SGK và SGV hóa 8,9
2. Những chuyên đề hay và khó hóa học THCS.( T/g: Hoàng Thành Chung)
3. Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 9. (T/g: Thạc sĩ Lê Đình Nguyên- Hà Đình Cẩn)
4. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. (T/g: PGS- TS. Nguyễn Xuân Trường)
5. Một số trang web
6. Một số đề thi học sinh giỏi thành phố.

File đính kèm:

  • docskkn_bthh_dinh_tinh_2011-2012nopt_262201819.doc
Sáng Kiến Liên Quan