Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương giải bài tập tính theo phương trình hóa học

Quá trình dạy học hóa học gồm 3 công đoạn là: dạy học bài mới; ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và luyện tập; kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học.

 - Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại bài tập hóa học theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại có thể như tên của các chương trong sách giáo khoa.

 - Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và kiểm tra- đánh giá do mang tính tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên ta phân loại dựa trên các cơ sở sau:

 + Dựa vào tính chất hoạt động của học sinh.

 + Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến thức, bài tập rèn tư duy độc lập.

 + Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và bài tập định lượng.

 + Dựa vào kiểu hay dạng bài.

 + Dựa vào khối lượng kiến thức có thể chia thành bài tập đơn giản hay phức tạp.

 Tuy nhiên trong thực tế khi làm đề tài này tôi dựa chủ yếu vào nội dung, khối lượng kiến thức và dạng bài để phân loại. Với mỗi dạng bài tập tôi có đề ra các phương pháp giải phù hợp trong phần nội dung của đề tài.

 Để học sinh dễ nắm bắt được kiến thức và nhớ cách làm bài tập một cách sâu sắc, tôi chia bài tập tính theo phương trình hóa học thành 5 dạng sau:

 Dạng 1: Bài toán tính theo phương trình cho biết một lượng chất

 Dạng 2: Bài toán tính theo phương trình cho biết hai lượng chất

 Dạng 3: Bài toán hỗn hợp

 Dạng 4: Bài toán giải dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, tăng-giảm khối lượng và dùng đại lượng mol trung bình.

 Dạng 5: Bài toán tính theo nhiều phản ứng nối tiếp

 

doc41 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương giải bài tập tính theo phương trình hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 0,05 = 0,35 (mol)
 Khối lượng sắt thu được sau các phản ứng trên là:
mFe = n.M = 0,35. 56 =19,6(g)
Bài 5: Hòa tan 1,42 g hợp kim Mg-Al-Cu bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,40 gam chất rắn. Mặt khác, đốt nóng chất rắn C trong không khí thì thu được 0,80 gam một oxit màu đen.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Bài làm
PTHH: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1)
 2 Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (2)
MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl (3)
AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl (4)
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2 H2O (5)
Mg(OH)2 MgO + H2O (6)
2 Cu + O2 2 CuO (7)
Theo các phản ứng (1), (3), (6) ta có: nMg= nMgO= 
Khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là: 
Theo phản ứng (7) ta có: 
Khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu là: 
Khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là: 
 V.3.3. Bài tập áp dụng và nâng cao
 Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 0,39 g hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Al vào dung dịch HCl thu được 0,448 lít khí hiđro (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
 Bài 2: Cho 5,5 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lít H2 (ở đktc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3: Cho 8,3 g hỗn hợp kim loại Fe và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí ở đktc.
Viết phương trình của các phản ứng đã xảy ra?
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
IV.4. Dạng 4: Bài toán giải dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, tăng-giảm khối lượng và dùng đại lượng mol trung bình.
 IV.4.1. Phương pháp giải
Bài toán giải dựa vào định luật bảo toàn khối lượng
Chú ý: mmuối(dung dịch) = mcation + manion
 mdd sau phản ứng = mcác chất ban đầu - mchất kết tủa - mchất bay hơi
 Khối lượng của các nguyên tố trong một phản ứng được bảo toàn
Bài toán giải dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng
Chú ý: Trong hóa vô cơ:
Kim loại + axit (HCl, H2SO4 loãng) muối + H2
 mtăng = mgốc axit = mmuối – mkim loại
 naxit =ngốc axit
mA +nBm+ mAn+ +nB (A không phản ứng với nước ở điều kiện thường)
MA < MB: sau phản ứng khối lượng thanh kim loại A tăng.
mA tăng = mddgiảm = mB – mA tan
 Nếu khối lượng kim loại A tăng x%: mA tăng =a.x% (a là khối lượng ban đầu của A)
MA >MB: sau phản ứng khối lượng thanh kim loại A giảm.
 mA giảm = mddtăng = mA tan - mB
Nếu khối lượng kim loại A giảm y%: mA giảm =a.y% (a là khối lượng ban đầu của A)
Muối cacbonat + axit (HCl, H2SO4 loãng) muối + CO2 + H2O
 mtăng = mmuối clorua- mmuối cacbonat= 11
 mtăng = mmuối sunfat- mmuối cacbonat= 36 
Muối hiđro cacbonat + axit (HCl, H2SO4 loãng) muối +CO2 +H2O
mgiảm =mmuối hidrocacbonat- mmuối clorua = 25,5
mgiảm =mmuối hidrocacbonat- mmuối sunfat = 13
V.4.2. Bài tập minh họa
Bài toán giải dựa vào định luật bảo toàn khối lượng
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 4,34 g hỗn hợp gồm Fe, Mg, Zn trong dung dịch HCl thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Hỏi khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài làm
Ở đktc, số mol của 1,792 lít khí H2 là: 
 PTHH: Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 (1)
 Mg + 2 HCl MgCl2 + H2 (2)
 Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2 (3)
Theo PT (1), (2), (3) ta có: nHCl(phản ứng)= 2.=0,08.2 =0,16 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 mKL + mHCl = mmuối + 
 mmuối = 4,34 + 0,16. 36,5 -0,08.2=10,02(g)
Bài 2: Cho hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí thăng bằng. Sau đó ta làm thí nghiệm như sau:
Cho 21 g MgCO3 vào cốc đựng dung dịch HCl.
Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Cân vẫn ở vị trí thăng bằng, tính m, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài làm
Số mol của 21g MgCO3 là: 
PTHH: MgCO3 + 2 HCl MgCl2 + CO2 + H2O
 1mol 1mol
 0,25mol 0,25mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng cốc đựng HCl tăng thêm: 21-(0,25.44) =10(g)
 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 
 2mol 3mol
Để cân thăng bằng khối lượng ở cốc H2SO4 cũng phải tăng thêm 10 g.
 m =10,59(g)
 Bài 3: Trên hai đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng:
Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 12,5g CaCO3.
Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al.
Cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a.
Bài làm
Số mol của 12,5g CaCO3 là: 
PTHH: CaCO3 + 2 HCl CaCl2 + CO2 + H2O
 0,125mol 0,125mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng cốc đựng HCl tăng thêm: 12,5-0,125.44 =7(g)
 PTHH: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 
 mol mol
Để cân thăng bằng khối lượng ở cốc H2SO4 cũng phải tăng thêm 7 g.
 a= 7,875(g)
Bài 4: Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng.
– Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 g CaCO3.
– Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al.
Sau một thời gian cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a, biết có các phản ứng sau xảy ra:
	 CaCO3 + 2 HCl CaCl2 + CO2 + H2O
 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
Bài làm
 , 
PTHH: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
 0,25mol 0,25mol
 Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng cốc đựng HCl tăng thêm:
 25 – 0,25. 44 = 14 (g)
	 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
	Để cân thăng bằng khối lượng ở cốc H2SO4 cũng phải tăng 14 gam:
 a - = 14 => a = (g) = 15,75 (g).
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl dư được 4,48 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Bài làm
 Gọi công thức chung của hai kim loại là M, hóa trị n
 PTHH: 2 M + 2n HCl 2 MCln + n H2
 Số mol của 4,48 lít khí H2 ở đktc là: 
 Theo PT ta có: 
 Theo ĐLBT khối lượng ta có: mkim loại + mHCl = mmuối + 
 mmuối = 8,9 +0,4. 36,5 – 0,2.2 =23,1(g)
Bài 6: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí ở đktc. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3 trong X.
Bài làm
 PTHH: CaCO3 CaO + CO2
 Số mol của 2,24 lít khí CO2 ở đktc là: 
 Theo PT ta có: 
 Theo ĐLBT KL ta có: mchất rắn + mkhí =11,6 + 0,1.44=16(g)
 %
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại A, B, C trong dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp 3 muối khan ACl2, BCl2, CCl3.
Tính m.
Biết tỉ lệ số mol trong hỗn hợp của A, B, C là: 1: 2: 3; MA : MB = 3: 7 và MA < MC < MB. Hỏi A, B, C là kim loại nào trong số các kim loại dưới đây: 
Mg = 24, Al = 27, Ca =40, Cr =52, Fe =56, Zn = 65
Bài làm
Số mol của 1,68 lít khí H2 ở đktc là: 
 PTHH: A + 2 HCl ACl2 + H2 (1)
 1 2 1 1 (mol)
 B + 2 HCl BCl2 + H2 (2)
 1 2 1 1 (mol)
 2 C + 6 HCl 2 CCl3 + 3H2 (3)
 2 6 2 3 (mol)
Theo PT (1), (2), (3) ta có: 
Do đó: 
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Gọi a, b, c lần lượt là số mol A, B, C tham gia phản ứng:
 PTHH: A + 2 HCl ACl2 + H2 (1)
 a a a (mol)
 B + 2 HCl BCl2 + H2 (2)
 b b b (mol)
 2 C + 6 HCl 2 CCl3 + 3H2 (3)
 c c 1,5c (mol)
 Theo PT (1), (2), (3) ta có: (*)
Theo bài ta có: nA: nB: nC = a: b: c = 1: 2: 3
Suy ra: a: b =1: 2 b = 2a
 a: c = 1: 3 c =3a
Thay vào (*) ta có: a +2a + 1,5.3a =0,075 7,5a=0,075
a=0,01 (mol) A, b=0,02(mol) B, c=0,03 (mol) C
Mặt khác: MA: MB = 3: 7 A chia hết cho 3, B chia hết cho 7. Trong các kim loại đề bài cho, chỉ có MA =24, MB=56 là phù hợp.
Do đó: A là Mg, B là Fe.
Mà khối lượng hỗn hợp X là 2,17 gam
0,01x24 + 0,02x 56 + 0,03x MC = 2,17 
MC = 27 ( C là Al)
Nhận thấy: 24 < 27< 56 (phù hợp với yêu cầu đề bài)
Vậy 3 kim loại cần tìm là Mg, Fe và Al.
Bài 8: Khử hoàn toàn 8 gam oxit kim loại cần 3,36 lít CO (đktc). Mặt khác, để hòa tan vừa hết lượng kim loại thu được phải dùng hết 200ml dung dịch HCl 1M. Xác định công thức của oxit kim loại ban đầu.
Bài làm
Số mol CO ban đầu là: 
Gọi công thức phân tử của oxit đã cho là MxOy
 PTHH: MxOy + y CO xM + y CO2
 Theo PT: (x. M + 16.y)g y mol y mol
 Theo ĐB: 8 g 0,15 mol 0,15 mol
Theo bài ra và phương trình phản ứng ta có: 0,15. (x. M + 16.y) = 8y (*)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng trên ta có:
 mkim loại = moxit + mCO - = 8 + 0,15. 28 – 0,15. 44 =5,6(g)
Trường hợp 1: Nếu M có hóa trị không đổi ta có:
xM + 2y HCl xMCl2y/x + y H2
5,6g 0,2 mol
Theo bài ra và phương trình phản ứng ta lại có:
0,2M. x = 5,6. 2y, hay M.x=56y
Thay vào (*) ta được: 10,8. y =8y, vô lí (loại)
Trường hợp 2: Nếu M có hóa trị thay đổi ta có:
2M + 2n HCl 2 MCln + n H2
5,6 g 0,2 mol
Theo bài ra và phương trình phản ứng ta lại có:
0,2. 2M. x = 5,6. 2n
M .x =28.n hay M.x=56y
Nghiệm thỏa mãn: n=2 và M =56. Thay vào (*) ta được 8,4.x =5,6y
x : y =2 : 3. Vậy công thức oxit cần tìm là: Fe2O3
Bài toán giải dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng
Bài 1: Cho m g hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài làm
Gọi số mol của Zn và Fe lần lượt là x và y
PTHH: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu (1)
 x x (mol)
 mgiảm=(65-64).x= x(g)
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (2)
 y y (mol)
 mtăng=(64-56).y= 8y(g)
Vì khối lượng hỗn hợp rắn trước và sau phản ứng không đổi 
 mgiảm = mtăng
x =8y %mZn = 
 %mFe =(100-90,28)%=9,72%
Bài 2: Cho một đinh sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian nhấc đinh sắt ra, rửa nhẹ, làm khô, cân lại được 51 gam.
Tính khối lượng sắt tham gia và khối lượng đồng tạo thành.
Hỏi chiếc đinh sau phản ứng có bao nhiêu gam sắt.(Giả sử toàn bộ Cu tạo thành bám lên đinh sắt)
Bài làm
Gọi số mol Fe tham gia phản ứng là: a mol
 PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Theo PT: Cứ 1mol Fe tham gia làm cho khối lượng đinh Fe tăng: 64-56=8(g)
 Cứ a mol Fe tham gia phản ứng làm cho khối lượng đinh sắt tăng: 51-50=1(g)
 a=1:8=0,125(mol)
Khối lượng Fe tham gia ( tan vào dung dịch):
mFe=n.M=0,125.56=7(g)
Khối lượng Cu tạo thành (bám lên đinh Fe)
mCu=n.M=0,125.64=8(g)
Số gam Fe có trong chiếc đinh là: mFe=51-8=43(g)
Bài 3: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 50 gam vào 250 gam dung dịch AgNO3 6%, khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Xác định khối lượng vật sau phản ứng.
Bài làm
 Số gam AgNO3 trong 250 g dung dịch AgNO3 6% là:
 Khi lấy vật ra khối lượng AgNO3 giảm 17%, đây chính là lượng AgNO3 tham gia phản ứng với Cu.
PTHH: Cu + 2 AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag
 Theo PT: 
Nên: mAg tạothành =n.M=0,015.108=1,62(g)
 mCu tan=n.M=0,0075.64=0,48(g)
Vậy khối lượng vật lấy ra sau phản ứng là:
 50 + mAg tạothành –mCu tan=50 +1,62-0,48=51,14(g)
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp hai kim loại bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thì được 5,71 gam muối khan. Tính thể tích của khí B.
Bài làm
 Gọi công thức chung của 2 kim loại là M, ta có:
 PTHH: 2 M + 2n HCl 2 MCln + n H2
Theo PT trên: Cứ 1 mol HCl tham gia phản ứng thì khối lượng muối tăng lên so với khối lượng kim loại là 35,5 gam.
 Suy ra số mol HCl đã tham gia phản ứng là: 
Vậy, thể tích H2 thu được là: 
Bài 5: Cho 3,06 gam hỗn hợp K2CO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 3,39 gam muối khan. Tính giá trị của V?
Bài làm
 PTHH: K2CO3 + 2 HCl 2 KCl + H2O + CO2 (1)
 MgCO3 + 2 HCl MgCl2 + H2O + CO2 (2)
 Từ phản ứng 1, 2 ta thấy khí thu được sau phản ứng là: CO2
 Ta có: mtăng = mmuối clorua- mmuối cacbonat= 11
 3,39 – 3,06 = 11 
Bài toán giải dựa vào phương pháp trung bình
Bài 1: Cho 8,5 g hỗn hợp hai kim loại kiềm A,B thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau tan hết vào trong nước được 3,36 lít H2 (đktc). Xác định A, B.
Bài làm
Ở đktc, số mol của 3,36 lít khí H2 là: 
Đặt là khối lượng nguyên tử trung bình của hai kim loại kiềm và thay cho (A,B). Giả sử MA< MB MA< <MB 
 Phản ứng: 2 + 2H2O 2OH +H2
 Theo PT: 2 1 (mol)
 Theo ĐB: x 0,15(mol)
 Ta có:
 Vậy hai kim loại kiềm thỏa mãn điều kiện đề bài là: Na (M=23), K (M=39)
Bài 2:Hòa tan 16,8 g hỗn hợp gồm hai muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc). Xác định kim loại kiềm.
Bài làm
Gọi kim loại kiềm cần tìm là M
 PTHH: M2CO3 + 2 HCl 2 MCl + H2O + CO2 (1)
 M2SO3 + 2 HCl 2 MCl + H2O + SO2 (2)
Số mol của 3,36 lít khí ở đktc là: 
Từ PT (1),(2) ta có: nmuối = nkhí = 0,15(mol) muối 
2M +60< muối < 2M +80 16<M<26 M=23 (Na)
 Vậy kim loại kiềm là Na
 V.4.3. Bài tập áp dụng và nâng cao
Bài 1: Trên hai đĩa cân đặt 2 cốc đều đựng dung dịch có chứa cùng một lượng H2SO4 
Cho vào cốc thứ nhất 16g magie, cốc thứ hai 16g nhôm. Hỏi cân lệch về phía bên nào?
Tính khối lượng magie cho vào cốc thứ nhất và nhôm vào cốc thứ hai để cân ở vị trí cân bằng. (Giả sử trong các trường hợp lượng axit dư)
Bài 2: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (ở đktc), 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là bao nhiêu? (Đáp số: 31,45g)
Bài 3: Trộn 5,4 g Al với 6,0 g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Tính khối lượng hỗn hợp rắn thu được sau phản ứng? (Đáp số: 11,4g)
Bài 4: Dẫn khí CO từ từ qua ống sứ đựng 14 gam CuO, Fe2O3, FeO nung nóng một thời gian thu được m gam chất rắn X. Toàn bộ khí thu được sau phản ứng được dẫn chậm qua dung dịch Ca(OH)2 dư, kết tủa thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 2,8 lít khí (đktc). Tính gía trị của m?
Bài 5: Cho 1,9 g hỗn hợp muối cacbonat và hiđro cacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Xác định kim loại M.
V.5. Dạng 5: Bài toán tính theo nhiều phản ứng nối tiếp.
 IV.5.1. Phương pháp giải
Các phản ứng được gọi là nối tiếp nhau nếu như chất tạo thành ở phản ứng này lại là chất tham gia ở phản ứng kế tiếp.
Đối với loại này có thể tính lần lượt theo từng phản ứng cho đến sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra có thể giải nhanh theo sơ đồ phản ứng hợp thức.
Nếu quá trình biến nguyên liệu thành sản phẩm qua nhiều giai đoạn phản ứng với hiệu suất khác nhau thì hiệu suất chung của cả quá trình từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng bằng tích số hiệu suất của các giai đoạn.
Ví dụ: A B CD
 H= h1.h2.h3
 V.5.2. Bài tập minh họa
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,56 g đồng trong oxi, để nguội sản phẩm, rồi hòa trong dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch A. Cho NaOH vào dung dịch A cho đến dư thu được kết tủa B. Tính khối lượng kết tủa B.
Bài làm
 Số mol của 2,56 g Cu là
 PTHH: 2Cu + O2 2CuO
 CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
 CuCl2 + 2 NaOH Cu(OH)2 + 2 NaCl
Dựa vào tỉ lệ biến đổi từ Cu đến Cu(OH)2 (kết tủa B) ta có sơ đồ hợp thức:
 Cu CuCl2 Cu(OH)2
 Tỷ lệ: 1mol 1mol
 Vậy: 0,04mol 0,04mol
Bài 2: Quá trình sản xuất axit sunfuric từ quặng pirit diễn ra theo 3 giai đoạn với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75%, 80% và 100%. Hỏi từ 250 tấn quặng pirit chứa 60% FeS2 có thể điều chế được bao nhiêu tấn axit sunfuric 98%.
Bài làm
Khối lượng FeS2 có trong 250 tấn quặng là: (tấn)
Các phản ứng xảy ra biến FeS2 thành H2SO4
 PTHH: 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 (1)
 2SO2 + O2 2 SO3 (2)
 SO3 + H2O H2SO4 (3)
Ta có sơ đồ hợp thức:
 FeS2 2 H2SO4
 Theo PT: 120tấn 2.98 tấn
 Theo ĐB: 150 tấn x tấn
 (tấn)
Khối lượng H2SO4 thu được theo lí thuyết là: 245 tấn
Vì hiệu suất chỉ đạt 60% nên khối lượng H2SO4 thực tế thu được là:
 (tấn)
Khối lượng dung dịch H2SO4 98% thu được là:
 (tấn)
VI. KẾT QUẢ
 Sau khi hoàn thành đề tài > tôi đã áp dụng ngay với học sinh trường THCS Thượng Thanh nơi tôi đang công tác.
 Từ năm 2012 đến nay tôi đã triển khai và áp dụng tích cực đề tài này vào việc giảng dạy. Tôi thấy học sinh nhận ra được các dạng bài tập tính theo phương trình hóa học nhanh hơn, trên cơ sở đó các em cũng đã biết áp dụng linh hoạt các phương pháp giải cho từng dạng bài tập thành thạo hơn. Kỹ năng viết công thức hóa học, viết phương trình hóa học và đặc biệt là kỹ năng tính toán tốt hơn. Các em bây giờ có thể tự tin khi học môn Hóa. Chứng minh cho điều đó là số học sinh tham gia câu lạc bộ Hóa học nhiều hơn và quan trọng hơn cả là kết quả kiểm tra của học sinh cũng tương đối khả quan. Dưới đây là kết quả bài kiểm tra khảo sát của lớp 9A,9D và 8A:
Kết quả kiểm tra đợt 1: (Chưa áp dụng đề tài)
Líp
SÜ sè
§iÓm 
Giái
§iÓm
kh¸
§iÓm
TB
§iÓm
yÕu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
46
18
39,1
18
39,1
6
13,1
4
8,7
9A
47
15
31,9
20
42,6
7
14,9
5
10,6
9D
35
6
17,1
14
40
8
22,9
7
20
Kết quả kiểm tra đợt 2: ( Sau khi áp dụng đề tài)
Líp
SÜ sè
§iÓm 
Giái
§iÓm
kh¸
§iÓm
TB
§iÓm
yÕu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
46
28
60,9
12
26,1
6
13
9A
47
24
51,1
15
31,9
7
14,9
1
2,1
9D
35
10
28,5
14
40
8
22,9
3
8,6
 Qua bảng kết quả trên, tôi thấy nếu giáo viên có nhiều thời gian ôn tập cho học sinh hơn và có cơ hội áp dụng những nghiên cứu trên phổ biến, rộng rãi hơn nữa thì kết quả của học sinh sẽ khả quan hơn.
C. KẾT LUẬN CHUNG
 Từ khi tôi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy học sinh có kỹ năng tính toán tốt hơn.Khi đọc một bài tập đã có phản xạ nhận dạng mỗi bài và định hình được phương pháp giải rất nhanh. Chính vì vậy các em đã có cái nhìn khác về môn Hóa, ban đầu các em sợ dần dần không sợ và cho đến bây giờ có rất nhiều em yêu thích môn học. Khi đã yêu thích môn học các em sẽ có hứng thú học tập môn đó hơn, chăm hơn và đạt kết quả cao hơn. Đó cũng là cơ sở để các em ôm ấp ước mơ, hoài bão và cố gắng phấn đấu để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Bản thân tôi luôn cố gắng trở thành người kề vai sát cánh bên các em để bồi dưỡng lòng yêu thích môn học, nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp, giúp các em biến ước mơ thành hiện thực.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc dạy bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, cũng như sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2014
 Người viết
 Nguyễn Thị Nguyệt
Cam kết: Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
 Xác nhận của BGH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa hóa học 8,9
Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 9- tác giả: Lê Đình Nguyên- Hà Đình Cẩn
Những chuyên đề hay và khó hóa học THCS- Tác giả: Hoàng Thành Chung
16 phương pháp và kỹ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn Hóa học -Tác giả: Phạm Ngọc Bằng.
Hệ thống hóa kiến thức và luyện giải bài tập hóa học 8 – Tác giả: Ngô Ngọc An
Một số tài liệu khác.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
 I. Lý do chọn đề tài
1
 II. Mục đích nghiên cứu
1
 III. Đối tượng nghiên cứu
1
 IV. Phạm vi nghiên cứu
2
 V. Phương pháp nghiên cứu..
2
NỘI DUNG
3
 I. Cơ sở lí luận
3
 II. Phân tích thực trạng của đề tài
3
 III. Phân loại bài tập tính theo phương trình hóa học
4
 IV. Phương pháp giải chung 
4
 V. Các dạng bài tập thường gặp
5
 IV.1. Dạng 1: Bài toán tính theo phương trình cho biết một lượng chất
6
 V.2. Dạng 2: Bài toán tính theo phương trình cho biết 2 lượng chất
10
 V.3. Dạng 3: Bài toán hỗn hợp
18
 V.4. Dạng 4: Bài toán giải dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, tăng giảm – khối lượng và dùng đại lượng mol trung bình
23
 V.5. Dạng 5: Bài toán tính theo nhiều phản ứng nối tiếp
35
 VI. Kết quả..
37
KẾT LUẬN CHUNG
38
Tài liệu tham khảo ..
39
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
 I. Lý do chọn đề tài
1
 II. Mục đích nghiên cứu
1
 III. Đối tượng nghiên cứu
1
 IV. Phạm vi nghiên cứu
2
 V. Phương pháp nghiên cứu..
2
NỘI DUNG
3
 I. Cơ sở lí luận
3
 II. Phân loại bài tập tính theo phương trình hóa học
3
 III. Phương pháp giải chung 
4
 IV. Các dạng bài tập thường gặp
5
 IV.1. Dạng 1: Bài toán tính theo phương trình cho biết một lượng chất
5
 IV.2. Dạng 2: Bài toán tính theo phương trình cho biết 2 lượng chất
9
 IV.3. Dạng 3: Bài toán hỗn hợp
16
 IV.4. Dạng 4: Bài toán giải dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, tăng giảm – khối lượng và dùng đại lượng mol trung bình
22
 IV.5. Dạng 5: Bài toán tính theo nhiều phản ứng nối tiếp
32
 V. Kết quả..
34
KẾT LUẬN CHUNG
36

File đính kèm:

  • docskkn_nam_hoc_2013-2014_microsoft_office_word_97_-_2003_document_262201819.doc
Sáng Kiến Liên Quan