Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh khi không có đột biến

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Hiện nay Bộ GD và ĐT đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.Để có được điều này thì mỗi giáo viên phải tự đổi mới phương pháp dạy học và việc dạy bài tập có một vai trò rất lớn.

Một trong những trọng tâm của dạy học Sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh: Từ lí thuyết học sinh phải biết vận dụng để giải các bài tập có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế trong chương trình Sinh học phổ thông học sinh có rất ít thời gian trên lớp dành cho các giờ bài tập mà trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi THPT Quốc gia thì phần bài tập chiếm một tỉ lệ khá cao, trong đó có bài tập liên quan đến giảm phân và thụ tinh. Vậy để giải quyết tốt các bài tập Sinh học thì học sinh phải làm thế nào? Trước hết học sinh phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó xác định các bước giải quyết đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Mặc dù Bộ đã đổi mới phương án thi TH PT Quốc gia đưa môn Sinh học là một trong ba môn thi trong bài thi tổ hợp KHTN nhưng đa số các em học sinh hiện nay còn học lệch nhất là học sinh lớp 10 ,chủ yếu quan tâm đến ba môn Toán, Lí, Hóa. Do vậy, việc dành thời gian cho việc học môn Sinh là ít. Các em đều rất lúng túng khi nhận dạng bài tập.

 

doc45 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4945 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh khi không có đột biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đã cho, không thể là 2n + 1 = 13 NST.
Ý (4) đúng ( đây là kiến thức liên quan đến đột biến NST do nguyên phân, giảm phân – không đề cập trong giới hạn đề tài này) TB M là 2n + 2, cây A sinh ra tế bào M, nên nếu cây A là 2n + 1 thì có thể sinh ra được giao tử n+1 để tạo tế bào M.
Bài 2. Bộ NST ở đậu Hà Lan 2n = 14; cấu trúc các cặp NST tương đồng khác nhau. Trong quá trình giảm phân có 2 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm. Xác định số kiểu giao tử được tạo thành:
A. 21.4 B. 27	 C. 29	D. 28
Hướng dẫn:
2n= 14 → n= 7→ có 7 cặp NST tương đồng khác nhau; trong đó có k= 2 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm . ADCT tính số kiểu giao tử được tạo thành: 2n+k = 27+2 = 29.
II.3.2.6. 2. 2.Trường hợp 2: Trao đổi đoạn tại hai điểm không cùng lúc
II.3.2.6. 2. 2.1. Phương pháp giải
a. Kiến thức bổ sung
Hiện tượng trao đổi đoạn không cùng lúc là hiện tượng có tế bào trao đổi đoạn tại vị trí thứ nhất , có tế bào trao đổi đoạn tại vị trí thứ 2 ở cùng cặp NST tương đồng đó.
– Xét 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác giảm phân và trao đổi đoạn tại 2 điểm không cùng lúc sẽ tạo ra 6 kiểu giao tử ( 2 GT không trao đổi đoạn , 2 GT trao đổi ở vị trí 1 , 2 GT trao đổi ở vị trí số 2). Diễn biến quá trình trao đổi chéo tại hai điểm không đồng thời được mô tả trong sơ đồ 2
Sơ đồ 2: Diễn biến hiện tượng trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc trên 1 cặp NST
Xét cả bộ NST gồm n cặp tương đồng
Xét k cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác giảm phân và trao đổi đoạn 2 điểm sẽ tạo ra 6k kiểu giao tử
n- k cặp còn lại không trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 2n-k
Tổng số giao tử được tạo ra là : 2n-k ×6k = 2n × 3k kiểu
Phương pháp giải
Bước 1. Xác định số cặp NST giảm phân không có trao đổi chéo, và có trao đổi chéo
- Bước 2. Áp dụng công thức
II.3.2.6. 2. 2.2.BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1. Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 NST đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang NST giới tính Y.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai?
b. Nếu tế bào sinh tinh của loài khi phát sinh giao tử không có đột biến xảy ra, mỗi cặp NST tương đồng đều có cấu trúc khác nhau, có trao đổi chéo tại hai điểm không đồng thời trên 3 cặp NST và trao đổi chéo kép trên một cặp NST thì tối đa xuất hiện bao nhiêu loại giao tử?
Hướng dẫn:
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
– Quá trình giảm phân từ một tế bào sinh tinh giảm phân cho hai loại tinh trùng (tinh trùng mang NST giới tính X và tinh trùng mang NST giới tính Y) với số lượng bằng nhau. Theo bài ra có 512 tinh trùng mang NST giới tính Y nên cũng có 512 tinh trùng mang NST giới tính X
– Tổng số tinh trùng hình thành là: 512+512=1024
– Tổng số tế bào sinh tinh là 1024:4=256
– Vì tổng số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân là 9690 nên ta có: (256 – 1).2n = 9690 nên 2n = 38
– Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai: Gọi k là số lần nguyên phân thì 2k = 256 nên k = 8
b. Số loại tinh trùng tối đa có thể được tạo ra:
2n = 38 =>n = 19. Tế bào có 19 cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau.
– Trao đổi chéo xảy ra tại một điểm trên 2 cặp NST tạo ra 4.4 = 16 loại giao tử
– Trao đổi chéo tại hai điểm không đồng thời trên 3 cặp NST tạo ra
6.6.6 = 216 loại giao tử
– Trao đổi chéo kép trên 1 cặp NST tạo ra 8 loại giao tử
– Còn lại 19 – ( 2+3+1) = 13 cặp giảm phân bình thường tạo ra 213 loại G
– Tổng số loại giao tử hình thành là 16.216.8.213= 223.33
II.3.2.6. 2. 3.Trường hợp 3 : Trao đổi chéo kép .
II.3.2.6. 2. 3.1.Phương pháp giải
a. Kiến thức bổ sung
Trao đổi chéo kép là hiện tượng có nhiều tế bào trao đổi đoạn tại một điểm , có tế bào trao đổi chéo tại vị trí thứ 2 , có tế bào sẽ trao đổi tại 2 điểm cùng lúc cũng trong 1 cặp NST tương đồng đó .
Trao đổi đoạn tại hai điểm không cùng lúc ở 1 cặp NST tạo ra 6 loại giao tử (đã xét ở trên) . Ta xét trường hợp trao đổi đoạn tại hai điểm cùng lúc, diễn biến như sơ đồ 3 sau:
Sơ đồ 3: diễn biến hiện tượng trao đổi chéo tại hai điểm đồng thời trên 1 cặp NST
Xét 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác giảm phân và trao đổi đoạn tại 2 điểm không cùng lúc sẽ tạo ra 8 kiểu giao tử :2 GT không trao đổi đoạn, 2 GT trao đổi ở vị trí 1, 2 GT trao đổi ở vị trí số 2, 2 GT trao đổi chéo tại 2 điểm
Xét cả bộ NST gồm n cặp tương đồng
Xét k cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác giảm phân và trao đổi chéo kép sẽ tạo ra 8k kiểu giao tử
n- k cặp còn lại không trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 2n-k
Tổng số giao tử được tạo ra là : 2n-k ×8k = 2n × 4k = 2n+2k kiểu
Từ những kiến thức trên rút ra : 
-Nếu đề bài cho số tế bào cụ thể (a tế bào)
+ Không có trao đổi chéo: thực tế mỗi tế bào chỉ tạo ra hai loại tinh trùng trong tổng số 4 tinh trùng
Nên có a tế bào thì số loại tinh trùng tạo ra: a.2 ≤ 2n ( số giao tử do tế bào tạo ra nhỏ hơn hoặc bằng số giao tử do cơ thể tạo ra)
+ Có trao đổi chéo (nhận biết: đề bài cho sẵn hoặc thấy có kiểu gen dạng liên kết): mỗi tế bào sẽ tạo ra 4 giao tử: 2 giao tử liên kết và 2 giao tử hoán vị
Nên số loại tinh trùng tạo ra từ a tế bào như trên là: 4a 
Từ 1 tế bào sinh trứng thực tế chỉ tạo ra một loại trứng trong tổng số loại trứng được hình thành trong mỗi trường hợp.
b. Phương pháp giải
Bước 1. Xác định số cặp NST giảm phân không có trao đổi chéo, và có trao đổi chéo
- Bước 2. Áp dụng công thức
II.3.2.6. 2. 3.2.BÀI TẬP MINH HỌA 
Bài 1. Một tế bào có kiểu genDd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
Hướng dẫn: Một tế bào có kiểu gen Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho 2 loại tinh trùng là ABD và abd hoặc ABd và abD
Bài 2 : Có 3 tế bào sinh tinh trùng đều tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi chéo thì tối đa cho bao nhiêu loại tinh trùng?
Hướng dẫn:
Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo cho 4 loại tinh trùng 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen như trên giảm phân tạo 4.3=12 loại tinh trùng.
Bài 3. Một cơ thể có kiểu gen Dd khi giảm phân có trao đổi chéo xảy
ra có thể cho tối đa mấy loại trứng?
A. 2 B. 4 C. 8 D. 16
Hướng dẫn:
Cơ thể có kiểu gen Dd có 2 cặp NST tương đồng : và Dd
Dd tạo ra hai giao tử
có xảy ra trao đổi chéo thì tạo ra tối đa 4 giao tử
Số giao tử cơ thể đó có thể tạo ra là : 4 x 2 = 8 giao tử
Bài 4: Ruồi nhà có bộ NST 2n=12. Một ruồi cái trong tế bào có hai cặp NST tương đồng mà trong mỗi cặp gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau, các cặp NST còn lại thì 2 NST có cấu trúc khác nhau. Khi phát sinh giao tử đã có 2 cặp NST có cấu trúc khác nhau xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm, các cặp còn lại không trao đổi đoạn thì số loại trứng sinh ra từ ruồi cái đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Bộ NST 2n=12 ® n = 6.
Có 2 cặp NST tương đồng có cấu trúc giống nhau nên còn lại 6-2 = 4 cặp NST có cấu trúc khác nhau.
Hai cặp NST có cấu trúc giống nhau giảm phân mỗi cặp luôn cho một loại giao tử
2 cặp NST có cấu trúc khác nhau có trao đổi chéo mỗi cặp cho 4 loại giao tử
2 cặp có NST có cấu trúc khác nhau không trao đổi chéo mỗi cặp tạo ra 2 giao tử.
Tổng số giao tử khi có hai cặp NST tường đồng có trao đổi chéo tại 1 điểm là :
1.1.42.2.2 = 26 = 64
Bài 5 (Đề THPT QG 2015 – Câu 32 mã 159)
Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là
	A. 16	B. 6	C. 4	D. 8
Hướng dẫn: Một tế bào như trên nếu giảm phân không xảy ra hoán vị (không có trao đổi chéo) thì chỉ tạo ra 2 loại giao tử (2 loại tinh trùng)
Một tế bào còn lại giảm phân có hoán vị tạo ra 4 giao tử
Vậy tối đa số giao tử được tạo ra từ 2 tế bào trên là 2+4 = 6
Bài 6. Một tế bào sinh dục cái có kiểu gen AaBBDdEeffXY khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là:
 A. 2.	 B. 8. 	C. 1. 	D. 16.
Bài 7: Có 2 tế bào sinh tinh của 1 cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là :
 A. 8 	B. 6 	C. 4	 D. 2
Bài 8: Cho 5 tế bào có kiểu gen như sau DEDEabAB HhGgXY giảm phân sinh tinh trùng thực tế số giao tử tối đa mà các tế bào có thể tạo ra. Biết đã xảy ra hiện tượng hoán vị giữa gen A và a.
 A . 10 	B. 5 	C. 20 	D. 15 
HD: - 5 tế bào: Do mỗi tb khi GP có TĐC sẽ tạo ra 4 loại g.tử nên ta có: 5. 4= 20 (gt)
Bài 9. Có 3 tế bào sinh tinh trùng đều có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi chéo thì tối đa sẽ cho số loại tinh trùng là 
64 	 B. 12 	C. 16 	D. 8
II.3.2.7. Dạng 7. Xác định nguồn gốc NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
II.3.2.7.1. Phương pháp giải
a. Kiến thức bổ sung
Trong kiến thức giảm phân đã biết:
- Trong tế bào các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Các cặp NST tương đồng phân li độc lập trong quá trình giảm phân và tổ hợp tự do (ngẫu nhiên) trong thụ tinh.
Do đó xét nguồn gốc bộ lưỡng bội 2n của bố (mẹ) ta thấy có n NST có nguồn gốc từ ông nội (ông ngoại) và n NST có nguồn gốc từ bà nội (bà ngoại).
Bố (mẹ) có bộ NST 2n giảm phân sẽ hình thành được 2n kiểu giao tử có bộ NST n. Trong đó số kiểu giao tử mang k NST của ông nội hoặc bà nội (ông ngoại hoặc bà ngoại) là tổ hợp không lặp chập k của n: 
Vậy tỉ lệ giao tử của bố (hoặc mẹ) mang k trong số n NST của ông nội hoặc bà nội (ông ngoại hoặc bà ngoại) là:
Số kiểu tổ hợp của bố và mẹ sẽ là: 2n. 2n = 4n
Trong đó tỉ lệ kiểu hợp tử mang của ông nội (bà nội) và NST của ông ngoại (bà ngoại) là 
Lưu ý: Các biểu thức trên được xét trong điều kiện cấu trúc NST phải khác nhau. Trong giảm phân không có trao đổi đoạn và không có đột biến.
b. Phương pháp giải
Bước 1. Xác định bộ NST 2n
Bước 2. Xác định số kiểu giao tử có bộ NST n
Bước 3. Dựa vào số cặp NST có nguồn gốc từ ông nội, ông ngoại mà áp dụng công thức tính .
II.3.2.7.2Bài tập minh họa
Bài 1. Ở người, bộ NST 2n = 46, cho biết trong quá trình hình thành giao tử không có sự trao đổi chéo và đột biến ở 23 cặp NST tương đồng.
Xác định số tổ hợp giao tử và số kiểu hợp tử khác nhau được tạo thành.
Xác định khả năng sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất 1 cặp NST, trong đó có 1 từ ông nội, còn 1 từ bà ngoại.
Xác định tỉ lệ đứa trẻ sinh ra mang 23 NST của ông ngoại.
Xác định tỉ lệ sinh ra đứa trẻ mang 23 cặp NST trong đó có 23 NST từ ông nội và 23 NST từ ông ngoại.
Hướng dẫn
2n = 46 nên n= 23.
Số tổ hợp giao tử là 4n = 423
 Số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau là 3n = 323
Khả năng sinh ra đứa trẻ là: ¼
Tỉ lệ đứa trẻ sinh ra là 1/223
Khả năng sinh ra đứa trẻ là 1/ 246.
Bài 2. Bộ NST lưỡng bội của người 2n = 46.
– Có bao nhiêu trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố?
– Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ là bao nhiêu?
Giải
* Số trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố: = 
* Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ: 
Bài 3. Ở loài đậu Hà Lan 2n = 14. Giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi đoạn, hãy cho biết:
Bao nhiêu loại hợp tử chứa 3 NST của “ ông nội”? Tỉ lệ loại hợp tử này?
Bao nhiêu hợp tử chứa 2 NST là của “bà ngoại”? Tỉ lệ loại hợp tử này?
Bao nhiêu loại hợp tử vừa chứa 3 NST của “ông nội” vừa chứa 2 NST của “bà ngoại”?
Bài giải
Tổng số loại giao tử được tạo ra : 2n = 27 = 128.
Tổng số loại hợp tử: 2n. 2n = 27. 27 = 16384
Số loại giao tử chứa 3 NST ông nội là số tổ hợp chập 3 của 7 = 35
Số loại giao tử chứa 2 NST bà ngoại là số tổ hợp chập 2 của 7 = 21
Số loại hợp tử chứa 3 NST của ông nội là số kiểu tổ hợp giữa 35 giao tử của cha với 128 giao tử của mẹ = 35.128 = 4480
Tỉ lệ hợp tử này là 4480/ 16384 = 35/128
Số loại hợp tử chứa 2 NST của bà ngoại là số kiểu tổ hợp giữa 21 giao tử của mẹ với 128 loại giao tử của cha = 21.128 = 2688
Tỉ lệ hợp tử này = 2688/ 16384 = 21/128
Số loại hợp tử vừa chứa 3 NST ông nội vừa chứa 2 NST bà ngoại là số kiểu tổ hợp giữa 35 loại giao tử cha với 21 loại giao tử mẹ = 35.21 = 735
Tỉ lệ hợp tử này là 735/ 16384.
II.3.2.8. Dạng 8: Một số dạng bài tập tổng hợp về nguyên phân, giảm phân bình thường
II.3.2.8. 1.Phương pháp giải:
Tóm tắt được đề bài: đã cho gì và yêu cầu làm gì
Nhớ kiến thức và công thức đã học
II.3.2.8. 2. Các ví dụ cụ thể
Bài 1: Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai có 720 NST đơn. Các tế bào này đều nguyên phân liên tiếp 1 số đợt bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10% khi giao phối với cá thể cái đã tạo nên các hợp tử với tổng số NST đơn: 4608 lúc chưa nhân đôi. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%
 a. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài? 
A. 10 	B. 9	C. 8 	D. 7
b. Xác định số lượng tế bào sinh dục đực sơ khai và số tế bào sinh tinh 
A. 80; 1430 B. 90; 1440	C. 100; 1450	D. 70; 1420
c. Để hoàn tất quá trình thụ tinh, phải cần bao nhiêu trứng? Nếu cho các tế bào có số đợt nguyên phân bằng nhau. 
A. 1152	B. 1154 	C. 1156	D. 1158
ĐA: a) 2n = 8, 
b) TBSD đực sơ khai 90, TB sinh tinh: 1440, 
c) 1152 TB trứng
Hướng dẫn a) Xác định bộ NST lưỡng bội 2n của loài - Gọi x là số tế bào sinh dục đực sơ khai Ta có: Tổng số NST của các tế bào sinh dục đực sơ khai: x. 2n = 720 (1) - Theo gia thiết: Số TB ban đầu là x x 2k số tế bào tinh Số tinh trùng tạo thành: 4.x.2k Với HTT = TT thụ tinh . 100% → TT thụ tinh = ∑TT x HTT = 4x.2k . 10 (2) ∑ TT 100 100 Số NST của các hợp tử là: 4608 → Số NST của tinh trùng thụ tinh = 4608: 2 = 2304 Hay: Số tinh trùng thụ tinh x (n) = 2304 (4.x.2k . 10) n = 2. 2n. x. 2k = 2304 (3) 100 10 Thế (1) vào (3) ta được: 2. 720. 2k = 23040 → 2k = 16 → k= 4 Theo giả thiết, số lần nguyên phân = Bộ NST đơn bội (n) = 4 Suy ra bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8 b) Xác định số TB sinh dục sơ khai và TB sinh tinh Thế 2n = 8 vào pt (1), ta được: x.8 = 720 → x = 90 Vậy số tế bào sinh dục sơ khai là 90 Số tế bào sinh tinh là: 90. 24 = 1440 c) Xác định số trứng tạo thành Với 2n = 8 → Số hợp tử = 4608 : 8 =576 Suy ra số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh = 576 Theo giả thiết: Htrứng = Trứng thụ tinh . 100% → ∑Trứng = trứng thụ tinh .100 = 576 . 100 = 1152 ∑ Trứng Htrứng 50
Bài 2. Một tế bào sinh dục đực sơ khai của 1 loài nguyên phân 5 đợt liên tiếp. ¼ số tế bào con được tạo ra tiến hành giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình hình thành giao tử là 96. Giả sử hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 25%.
 a. Tìm bộ NST của loài. 
A. 8 	B. 12	C. 24	D. 10
b. Xác định số tế bào sinh trứng 
A. 64 	B. 80	C. 50	D. 46
ĐA: a) 2n = 12, b) 64 
Hướng dẫn a. Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) - Số tế bào con tạo thành: 25 = 32 - Số tế bào con tiến hành giảm phân: 32 . ¼ = 8 TB Số lần NP: k = 3 Tổng số NST đơn môi trường cung cấp cho 8 TB con tiến hành giảm phân: 2n . 8 = 96 → 2n = 12
 b. Xác định số tế bào trứng tạo thành Ta có: Số tinh trùng tạo thành là: 8 x 4 = 32 (Vì 1 TB sinh tinh qua giảm phân cho 4 giao tử, mà theo đề có 8 TB tiến hành giảm phân)
 Mặc khác: HTT = TT thụ tinh . 100% → TT thụ tinh = ∑TT x HTT = 32 x. 50 = 16 ∑ TT 100 Suy ra: số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh = 16 Ta lại có: Htrứng = Trứng thụ tinh . 100% → ∑Trứng = trứng thụ tinh .100 = 16 . 100 = 64 ∑ Trứng Htrứng 25 Vì 1 TB sinh trứng giảm phân cho 1 TB trứng Nên ta có số TB sinh trứng = số TB trứng = 64
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 
III.1. Hiệu quả kinh tế (không có)
III.2. Hiệu quả về mặt xã hội 
- Niềm hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy .- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở nhà, củng cố tóm tắt kiến thức một cách ngắn gon, nhanh chóng. Đây là phần hết sức quan trọng để hình thành những tư duy mới trong học sinh. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tự ngiên cứu này sẽ được đưa ra thảo luận để giải quyết khi đến lớp. Nhờ đó, hiệu quả sẽ được nâng cao. Xét về mặt nhận thức, năng lưc, kỹ năng hình thành khả năng tự giác, tự khám phá tri thức. Có như thế mới hình thành được những kĩ năng khác thông qua khả năng tự học.
- Học sinh khá, giỏi áp dụng rất nhanh các bài tập liên quan, nhớ kiến thức sâu và có khả năng thường xuyên bổ sung kiến thức mà tích lũy qua nghiên cứu sách tham khảo.
III. 3. Tính kế thừa, điểm mới, hướng phổ biến áp dụng đề tài.
- Tính kế thừa: phân dạng và đưa ra phương pháp giải bài tập liên quan đến nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
- Điểm mới: Phân dạng chi tiết, có phương pháp giải cụ thể , có các ví dụ và bài tập tự giải giúp các em học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng.
- Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: Với tính khả thi đã đạt được của đề tài qua quá trình áp dụng trong những năm qua, sắp tới tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện với các bài tập sát với đề thi THPT Quốc gia, có phương pháp giải chi tiết các câu trắc nghiệm nhanh nhất.
III.4. Đề xuất, kiến nghị
- Học sinh chủ động hơn nữa trong việc tự học đối với môn Sinh học
- Giáo viên Sinh học nên luyện kĩ năng làm bài tập Sinh học
- Kính mong nhà trường quan tâm đến việc dạy và học Sinh học ở cả ba khối học
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi cam kết không sao chép 
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận)
..........................................................................................................................................
(Ký tên, đóng dấu)
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 (Ký tên)
 Phạm Thị Ngân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo Dục Đào Tạo - Sinh học 10 cơ bản. NXB Giáo Dục 2008
Bộ Giáo Dục Đào Tạo - Sinh học 10 nâng cao. NXB Giáo Dục 2008
Bộ Giáo Dục Đào Tạo -Sách giáo viên Sinh học 10 cơ bản. NXB Giáo Dục 2006
Bộ Giáo Dục Đào Tạo -Sách giáo viên Sinh học 10 nâng cao. NXB Giáo Dục 2006 
Vũ Đức Lưu ,Ngô Văn Hưng - Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10 nâng cao. NXB GD 2009
Nguyễn Quang Vinh, Bùi Đình Hợi, Đào Xuân Long – Sổ tay kiến thức Sinh học phổ thông. NXB Giáo dục 2001
Phan Cự Nhân – Sinh học đại cương. NXB GD 1997
Phan Kỳ Nam – Phương pháp giải bài tập Sinh học tập 1. NXB Đồng Nai 2000.
CÁC PHỤ LỤC 
(Kèm theo Báo cáo sáng kiến)
Các chữ viết tắt trong đề tài
NST: Nhiễm sắc thể
TB: tế bào
NP: Nguyên phân
HTT: hiệu suất thụ tinh
TT thụ tinh: Tinh trùng thụ tinh
GP: giảm phân
Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: .......................................................................
Tôi (chúng tôi):
Số TT
Họ và tên
ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
2
3
...
- Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến:
...................................................................................................................................
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ..................................................................................
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:......................................
- Mô tả bản chất của sáng kiến:.................................................................................
- Những thông tin cần được bảo mật nếu có:............................................................
- Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: ..................................................
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: .............................................................................................
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): ....................................................................................................
Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (nếu có):
Số TT
Họ và tên
ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc
hỗ trợ
1
2
3
...
	Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
	 ......, ngày.... tháng.......năm.......
	Người nộp đơn
	 (ký và ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • docskkn_phan_dang_va_phuong_phap_giai_bai_tap_npgptt.doc
Sáng Kiến Liên Quan