Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng bài toán Hoá học lớp 9

A. LỜI NÓI ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Do nhu cầu phát triển xã hội ngày càng cao, đặc biệt là khi nước ta đang chuyển mình bước vào thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá, thì vị trí của ngành giáo dục càng được nâng lên và chú trọng hơn nhằm mục đích đào tạo ra những con người mới XHCN có đức, có tài, có năng lực để đáp ứng được nhu cầu phát triển của toàn xã hội.

Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người " Lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn.

 

docx25 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 3928 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng bài toán Hoá học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa cacbon và khí cacbonic trong công thức CO2
Hướng dẫn giải
Cách 1
Xác định lời giải
Bước 1: Viết CTHH của chất.
Bước 2: Tính khối lượng mol của hợp chất và khối lượng của nguyên tố trong 1 mol chất
Bước 3: Lập quan hệ với số liệu của đầu bài
Bước 4: Trả lời
Lời giải
Khí cacbonic có CTHH: CO2
1 mol CO2 có chứa 1 mol C
44 g CO2 có chứa 12 g C
11 g CO2 có chứa x g C 	
x = 3
Có 3g C trong 11 g CO2
Cách 2
Xác định lời giải
Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra mol
Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M
Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa nguyên tố và hợp chất. Tìm khối lượng chưa biết.
Bước 4: Trả lời
Lời giải
nCO2=1144=0.25 mol 
MCO2= 44 g
 1 mol CO2 có chứa 1 mol C
0,25mol CO2 có chứa 0,25 mol C
mC = 0,25.12 = 3g
Có 3g C trong 11 g CO2 
2. Tìm khối lượng hợp chất để trong đó có chứa a mol nguyên tố:
Ví dụ: Cần lấy bao nhiêu gam CH3COOH để trong đó có chứa 12g nguyên tố cacbon?
Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỷ lệ số mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa nguyên tố và hợp chất
Hướng dẫn giải
Cách 1
Xác định lời giải
Bước 1: Viết CTHH của chất. Tính M, nêu ý nghĩa (có liên quan tới chất tìm)
Bước 2: Lập quan hệ với số liệu của đầu bài. 
Tính x
Bước 3: Trả lời
Lời giải
CTHH : CH3COOH có : M = 60g
1 mol CH3COOH có chứa 2 mol C
60 g CH3COOH có chứa 24g C
 x g CH3COOH có chứa 12 g C
 x = 30 g
 Cần 30 gam CH3COOH
Cách 2
Xác định lời giải
Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra mol
Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M, nêu ý nghĩa của CTHH
Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa nguyên tố và hợp chất. suy ra số mol chất
Bước 4: Tính khối lượng m = n.M
Bước 5: Trả lời
Lời giải
MC= 12g => nC= 1212=1mol 
MCH3COOH = 60g
1mol CH3COOH có chứa 2mol C
0,5 mol CH3COOH <= 1mol C
mCH3COOH = 0,5.M = 0,5.60 = 30 g
Cần 30 g CH3COOH
3. Tính tỷ lệ % về khối lượng m của mỗi nguyên tố trong hợp chất:
Ví dụ : Tính tỷ lệ % về khối lượng của Hiđrô trong hợp chất H2SO4
Nghiên cứu đầu bài: Dựa vào tỷ lệ khối lượng giữa hiđro và axit để tính tỷ lệ %
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết CTHH của chất. Tính M của hợp chất. Khối lượng hiđro có trong M của chất
Bước 2: Tìm tỷ lệ % 
Bước 3: Trả lời
Lời giải
CTHH : H2SO4
M = 98 g
MH = 2.1 = 2g
%H=298.100=2,04%
H chiếm 2,04 % về khối lượng H2SO4
4. Bài toán so sánh hàm lượng nguyên tố trong hợp chất khác nhau
Ví dụ: Có 3 loại phân bón hoá học sau: NH4NO3 ; (NH4)2SO4 ; NH4Cl trong hợp chất nào chứa nhiều hàm lượng nitơ hơn.
Nghiên cứu đầu bài: Tính tỷ lệ % khối lượng của N, suy ra chất nào có nhiều N hơn
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Tính tỉ lệ % của N trong từng hợp chất
Bước 2: So sánh tỉ lệ % của N trong các hợp chất trên và kết luận 
Lời giải
* NH4NO3 
 % N = 2880.100=35% (1)
* (NH4)2 SO4
 % N = 28132.100=21.21% (2)
* NH4Cl
 % N = 1453.5.100=26.16% (3)
Vậy từ (1),(2),(3) kết luận hàm lượng N có trong NH4NO3 là lớn nhất
DẠNG 2 : BÀI TOÁN VỀ LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC
1. Bài toán lập công thức hoá học khi biết tỷ lệ % về khối lượng của các nguyên tố tạo nên chất
Dạng bài toán này liên quan đến: x : y : z = %AMA:%BMB:%CMC
Ví dụ1: Lập CTHH của hợp chất trong có S chiếm 40% ; O chiếm 60% về khối lượng ?
Nghiên cứu đề bài: Tính số nguyên tử của từng nguyên tố dựa vào tỷ lệ % khối lượng trong từng nguyên tố
 Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết CTHH dạng tổng quát với x, y chưa biết
Bước 2: Tìm tỷ lệ x : y
Bước 3: Viết CTHH đúng
Lời giải
CTHH tổng quát: SxOy
Ta có : 
 x : y = %SMS=%OMO=4032=6016=1 :3
Vậy CTHH là SO3
Ví dụ 2:Phân tích một hợp chất người ta thấy có thành phần khối lượng là 85,7% C và 14,3 % H. Biết tỷ khối của khí này so với H2 là 28.
a, Cho biết khối lượng mol của hợp chất?
b, Xác định CTHH
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết công thức tổng quát, tìm khối lượng mol của hợp chất
Bước 2: Tìm khối lượng của từng nguyên tố; tìm số mol của C ; H
Bước 3: Suy ra x; y
Bước 4: Trả lời
Lời giải
 CTHH: CxHy
 dCxHy/H2= 28 => MCxHy= 2.28 =56
mC =56.85,7100=48 g ; mH = 56.14,3100= 8g
nC = 4812=4 mol; nH = 81=8 mol
Vậy x = 4 ; y = 8
 CTHH là : C4H8
2. Bài toán xác định tên chất:
Ví dụ: Cho 6,5 g một, kim loại hoá trị II vào dd H2SO4 dư người ta thu được 2,24 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định tên kim loại ? 
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đổi ra số mol theo số liệu đầu bài
Bước 2:
Viết PTHH
Tìm nguyên tố chưa biết
Bước 3: Trả lời
Lời giải
MA= mn
nH = 2.2422.4 =0,1 mol
 A + H2SO4 ASO4 + H2
1mol 1mol
0,1 mol 0,1mol
 MA= 6.50.1=65 vậy A là kẽm
DẠNG 3: BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ MOL, KHỐI LƯỢNG MOL 
VÀ THỂ TÍCH MOL CHẤT KHÍ
1. Tính số mol chất trong m g chất
Ví dụ: Tính số mol phân tử CH4 có trong 24 g CH4 
Nghiên cứu đầu bài: Biểu thức có liên quan m = n.M
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết biểu thức tính m rút ra n
Bước 2: Tính M
Bước 3: Tính n và trả lời
Lời giải
 n = mM 
MCH4 = 16g
n = 2416=1.5 mol
Vậy 24 g CH4 chứa 1,5 mol CH4
2. Tính khối lượng của n mol chất
Ví dụ : Tính khối lượng của 5mol H2O
Nghiên cứu đầu bài: Biểu thức có liên quan m = n.M
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định khối lượng của 1 mol H2O 
Viết CTHH
Tính khối lượng mol M
Bước 2: Xác định khối lượng của 5 mol H2O và trả lời
Bước 3: Tính n và trả lời
Lời giải
H2O
M = 18g
m = 5.18 = 90g
Vậy 5mol mol H2O có khối lượng 90g
3. Tính số nguyên tử hoặc số phân tử có chứa trong n mol chất
Ví dụ: Tính số phân tử CH3Cl có trong 2 mol phân tử CH3Cl 
Nghiên dứu đầu bài: Biểu thức có liên quan đến A = n.6.1023 
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định số phân tử hoặc số nguyên tử có trong 1 mol chất
Bước 2: Xác định số phân tử hoặc số nguyên tử có trong n mol chất
Bước 3: Tính A trả lời
Lời giải
N = 6.1023
A = n.6.1023 = 2.6.1023 = 12.1023
Vậy : 2mol CH3Cl chứa 12.1023 phân tử CH3Cl
4. Tìm số mol có trong A nguyên tử hoặc phân tử
Ví dụ: Tính số mol H2O có trong 1,8.1023 phân tử H2O
Nghiên cứu đề bài : Bài toán có liên quan đến biểu thức A = n.N (N= 6.1023)
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định số phân tử hoặc số nguyên tử có trong 1 mol chất
Bước 2: Xác định số mol có A phân tử
Bước 3: Trả lời
Lời giải
 NH2O= 6.1023
n = AN= 1,8.10236.1023=0,3 mol
Có 0,3 mol H2O trong 1,8.1023 phân tử H2O
5. Tìm số mol có trong A nguyên tử hoặc phân tử
Ví dụ: Tính khối lượng của 9.1023 nguyên tử Cu:
Nghiên cứu đề bài : công thức có liên quan A = n.N (N= 6.1023), m =n.M
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết công thức tính m
Bước 2: Tính M và n
Bước 3: Tính m và trả lời
Lời giải
 m = n.M
MCu = 64g
nCu = 9.10236.1023=1,5 mol
mCu = 1,5.64 = 96 g
6. Tính thể tích mol chất khí ở đktc
Ví dụ: Tính thể tích của 3 mol khí trong V lít khí CH4 ở đktc?
Nghiên cứu đề bài: Biểu thức có liên quan V = n.22,4
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định thể tích của 1 mol chất khí ở ĐKTC 
Bước 2: Xác định thể tích của 3 mol chất khí ở ĐKTC 
Lời giải
22,4 lít
V = n.22,4 = 3. 22,4 = 6,72 lít
DẠNG 4 :BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
1. Tìm số mol của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong PTHH
Ví dụ: Tính số mol Na2O tạo thành nếu có 0,2 mol Na bị đốt cháy
Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol Na2O dựa vào tỷ lệ số mol giữa số mol Na và số mol Na2O trong PTHH.
H­íng dÉn gi¶i
Xác định lời giải
Bước 1: Viết PTHH xảy ra
Bước 2: Xác định tỷ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm
Bước 3: Tính n chất cần tìm
Bước 4: Trả lời
Lời giải
 4Na + O2 2Na2O
 4mol 	2mol
0,2 mol 	0,1 mol
 Có 0,1 mol Na2O
2. Tìm số g của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong PTHH
Ví dụ: Tính số g CH4 bị đốt cháy. Biết rằng cần dùng hết 0,5 mol O2 và sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết PTHH xảy ra
Bước 2: Xác định tỷ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm
Bước 3: Tính n chất cần tìm
Bước 4: Trả lời
Lời giải
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
 1mol 2mol
0,25 mol 0,5 mol
mCH4 = 0,25.16 = 4g
3. Tìm thể tích khí tham gia hoặc tạo thành 
Ví dụ: Tính thể tích khí H2 được tạo thành ở đktc khi cho 2,8 g Fe tác dụng với dd HCl dư ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đổi ra số mol Fe
Bước 2: Viết PTHH
Tính số mol H2
Bước 3: Tính thể tích của H2
Bước 4: Trả lời
Lời giải
nFe = 2,856=0,05 mol
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
1mol 	 1mol
0,05 mol 	 0,05mol
VH2 = 0,05.22,4 = 1,12lít
Có 1,12 lít H2 sinh ra
4. Bài toán khối lượng chất còn dư
Ví dụ: Người ta cho 4,48 lít H2 đi qua bột 24g CuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn ?
Giải
PTHH: H2 + CuO t0 Cu + H2O 
n H = 4,4822,4 = 0,2 mol ; n CuO = 2480 = 0,3 mol
Theo PTHH tỷ lệ phản ứng giữa H2 và CuO là 1: 1. 
Vậy CuO dư : 0,3 - 0,2 = 0,1 mol 
Số mol Cu được sinh ra là 0,2 mol 
mCuO = 0,1.80 = 8 g, mCu = 0,2.64 = 12,8 g
Vậy khối lượng chất rắn sau phản ứng là: 8 + 12,8 ; 20,8 g
DẠNG 5: BÀI TOÁN VỀ DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
1. Tính độ tan của chất
Ví dụ: Tính độ tan của CuSO4 ở 200C. Biết rằng 5 g nước hoà tan tối đa 0,075 g CuSO4 để tạo thành dung dịch bão hoà.
Nghiên cứu đầu bài: Tính số g chất tan tối đa trong 100g dung môi, suy ra độ tan hoặc tính theo công thức: Độ tan S = mCTmdm.100
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định điều kiện đầu bài cho
Bước 2: Tính M khối lượng chất tan xg trong 100 g dung môi
Bước 3: Tính x
Bước 4: Trả lời
Lời giải
 5g H2O hoà tan được 0,075 g CuSO4
 100 g  x g
x = 0,075.1005=1,5g
Vậy ở 200C độ tan của CuSO4 là 1,5 g
2. Tính nồng độ C% của dd
Tính nồng độ phần trăm
Ví dụ: Hoà tan 0,3 g NaOH trong 7 g H2O . Tính C% của dd thu được ?
Nghiên cứu đề bài: Tính số g NaOH tan trong 100 g dung dịch suy ra C%
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định khối lượng dd
Bước 2: Áp dung công thức nồng độ phần trăm.
Bước 3: Trả lời
Lời giải
 mdd = mct + mdm = 0,3 + 7 = 7,3 g
C% = mctmdd.100
C% = 0,37,3.100=4,1%
Nồng độ dung dịch là 4,1 %
Tính khối lượng chất tan trong dd
Ví dụ: Tính khối lượng muối ăn NaCl trong 5 tấn nước biển. Biết rằng nồng độ muối ăn NaCl trong nước biển là 0,01% ?
Nghiên cứu đề bài: Biểu thức có liên quan C% = mctmdd.100
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết công thức tính C%
Bước 2: Rút mct , đổi tấn ra gam
Bước 3: Thay các đại lượng và tính toán
Bước 4: Trả lời
Lời giải
C% = mctmdd.100
mct = C%.mdd100
mct = 0,01.5000000100 = 500g
Có 500 g NaCl trong 5 tấn nước biển
Tính khối lượng dung dịch
Ví dụ : Cần lấy bao nhiêu g dd H2SO4 49% để trong đó có chứa 4g H2SO4?
Nghiên cứu đề bài: Biểu thức có liên quan C% = mctmdd.100
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết công thức tính C%
Bước 2: Rút mdd 
Bước 3: Thay các đại lượng và tính toán
Bước 4: Trả lời
Lời giải
C% = mctmdd.100
mdd = mct .100C%
mdd = 4.10049=8.2g
3. Tính nồng độ CM của dung dịch
Tính nồng độ mol của dung dịch
Ví dụ: Làm bay hơi 150 ml dd CuSO4 người ta thu được 1,6 g muối khan. Hãy tính CM của dung dịch ?
Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol CuSO4 có trong 1 lít dd, suy ra CM
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Đổi ra mol
Bước 2: Đổi ra lít
Bước 3: Tính CM
Lời giải
 MCuSO4= 160g
nCuSO4= 1,6160=0,01 mol
 V = 0,15lít
CM = nV
CM = 0,010,15=0,07M
Tính thể tích dung dịch
Ví dụ Cần phải lấy bao nhiêu ml dd NaOH 1M để trong đó có chứa 4g NaOH ?
Nghiên cứu đầu bài: Công thức có liên quan CM = nV , n = mM
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết công thức tính
Bước 2: Chuyển đổi công thức tính
Tính số mol chất
Bước 3: Tính V
Lời giải
 CM = nV
 V = nCM
n = 440=0,1mol 
V = 0,11=0,1 lít
4. Bài toán pha trộn các dd có nồng độ khác nhau:
Bài toán về pha trộn các dung dịch có C% khác nhau (chất tan giống nhau)
 Loại bài toán này có cách giải nhanh gọn là áp dụng phương pháp đường chéo
Khi trộn dung dịch 1 với dung dịch 2 của cùng một chất tan thu được dung dịch 3 ta có:
mt1 + mt2 = mt3
mdd1 + mdd2 = mdd3
* Trộn a g dung dịch 1 có nồng độ C1% với b g dung dịch 2 có nồng độ C2% được dung dịch 3 có nồng độ C3% thì cách biểu diễn đường chéo là: 
a g dung dịch 1 C1% C2 = C3 – C2
	C3% 
b g dung dịch 1 C2% C1 = C1 – C3 
Suy ra : 
Ví dụ: Cần phải lấy bao nhiêu g dd NaCl nồng độ 20% vào 400 g dd NaCl nồng độ 15% để được dd NaCl có nồng độ 16% ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ đường chéo
Bước 2: Tìm tỷ lệ: 
Bước 3: Thay các đại lượng và tính toán
Bước 4: Trả lời
Lời giải
20 16 – 15 = 1
 16 
15 20 – 16 = 4
Ta có : ó a = =100 g 
Vậy cần phải lấy 100g dd NaCl 
có C% = 20%
Bài toán về pha trộn các dung dịch có CM khác nhau (chất tan giống nhau)
Ta có: Vdd1 + Vdd2 = Vdd3
* Nếu trộn V1 lít dung dịch 1 có nồng độ mol/l là C1 với V2 lít dung dịch có nồng độ mol/l là C2 được dung dịch 3 có nồng độ mol/l là C3 thì cách biểu diễn đường chéo là:
 C1 C2 = C3 – C2
	 C3 
 C2 C1 = C1 – C3 
Suy ra: 
Ví dụ: Cần dùng bao nhiêu ml dd H2SO4 2,5 M và bao nhiêu ml dd H2SO4 1M để khi pha trộn chúng với nhau được 600ml H2SO4 1,5 M?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ đường chéo
Bước 2: Tìm tỷ lệ: 
Bước 3: Thay các đại lượng và tính toán
Bước 4: Trả lời
Lời giải
2,5 1,5 – 1 = 0,5
 1,5 
1 2,5 – 1,5 = 1
Ta có : ó 0,5V2 = V1 (1)
V1 + V2 = 600 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ	0,5V2 = V1 
	V1 + V2 = 600 
Giải hệ ta được V1 = 200 ml;V2 = 400ml
Vậy phải dùng 200ml dd H2SO4 2,5M pha với 400ml dd H2SO4 1M.
Bài toán về pha trộn các dung dịch có D khác nhau (chất tan giống nhau)
 Ta cũng áp dụng sơ đồ đường chếo giống với các dạng ở trên
 Khi đó ta có: 
Ví dụ: Cần pha bao nhiêu ml dd NaOH (D = 1,26 g/ml với báo nhiêu ml dd NaOH (D = 1,06 g/ml) để được 500ml dd NaOH có D = 1,16 g/ml ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ đường chéo
Bước 2: Tìm tỷ lệ : 
Bước 3: Thay các đại lượng và tính toán
Bước 4: Trả lời
Lời giải
1,26 0,1
 1,16 
1,06 0,1
Ta có : ó V2 = V1 = 250ml
Vậy phải dùng 250ml dd NaOH (D = 1,26 g/ml với 250ml dd NaOH (D = 1,06 g/ml) 
5. Mối quan hệ giữa C% và CM
 Để chuyển đổi giữa C% và CM (hay ngược lại) nhất thiết phải biết khối lượng riêng D = 
 Ta có thể sử dụng công thức giữa hai nồng độ: CM = C%. 
Ví dụ: Cho biết 200C, độ tan của CaSO4 là 0,2 g và khối lượng riêng của dd bão hoà là 1g/ml. Tính C% và CM của dd CaSO4 bão hoà ở nhiệt độ trên ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tính khối lượng dung dịch
Bước 2: Tính nồng độ phần trăm dung dịch
Bước 3: Tính nồng độ mol/l của dung dịch
Bước 4: Trả lời
Lời giải
 Khối lượng dd là: 0,2 + 100 =100,2 g 
Vậy C % = = = 0,19%
CM = C%. = .0,19 =1,014M
DẠNG 6: BÀI TOÁN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
1. Bài toán tính khối lượng chất ban đầu hoặc khối lượng chất tạo thành khi biết hiệu suất
Dạng bài toán này ta cần hướng dẫn học sinh giải bình thường như chưa biết hiệu suất phản ứng. Sau đó bài toán yêu cầu:
Tính khối lượng sản phẩm thì:
Tính khối lượng chất tham gia thì:
Ví dụ: Nung 120 g CaCO3 lên đến 10000C . Tính khối lượng vôi sống thu được, biết H = 80%.
	Giải
PTHH: CaCO3 CaO + CO2
= 1,2 mol
Theo PTHH ta có số mol CaO được tạo thành là 1,2 mol 
mCaO = 1,2 .56 = 67,2 g . 
Hiệu suất H = 80% = 0,8
Vậy khối lượng thực tế thu được CaO là: 67,2.0,8 = 53,76 g
2. Bài toán tính hiệu suất của phản ứng
Ta có: H = 
Ví dụ: Người ta khử 16g CuO bằng khí H2 . Sau phản ứng người ta thu được 12g Cu . Tính hiệu suất khử CuO ?
Giải
PTHH: H2 + CuO Cu + H2O
nCuO = = 0,2 mol 
Theo PTHH số mol Cu tạo thành là: 0,2 mol
mCu = 0,2.64 = 12,8 g ; H = 
DẠNG 7: BÀI TOÁN VỀ HỖN HỢP
Đối với dạng bài toán hỗn hợp thì thường ta phải hướng dẫn học sịnh lập phương trình hoặc hệ phương trình để tìm ra các đại lượng cần tìm.
Ví dụ 1: Hoà tan một lượng hỗn hợp 19,46 g gồm Mg, Al, Zn ( trong đó số g của Mg bằng số gam Al) bằng một lượng dd HCl 2M .Sau phản ứng thu được 16,352 lít H2 ( đktc).Tính số gam mỗi kim loại đã dùng ?
	Giải
PTHH: Mg + 2HCl MgCl2 + H2
	 a mol	 a mol
 2Al + 6HCl 2AlCl3 +3 H2	
	 b mol	mol
	 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
	 c mol 	 c mol
Gọi a,b,c là số mol lần lượt của Mg; Al; Zn
 Theo các PTHH trên ta có: Số mol H2 là:( a + + c) = 0,73 mol
Ta có các phương trình về khối lượng của hỗn hợp:
24a + 27b + 65c = 19,46
24a = 27b 
Kết hợp lại ta có hệ: 	 ( a + + c) = 0,73
 24a + 27b + 65c = 19,46
 24a = 27b 
Giải hệ ra ta được: a = 0,27 , b = 0,24 , c = 0,1
Vậy mMg = 0,27.24 = 6,48 g; mAl = 27.0,24 = 6,48 g mZn = 0,1.65 = 6,5 g
II. Kết quả đạt được 
Với những cách phân dạng trên bản thân tôi đã áp dụng những kinh nghiệm này vào thực tế, trong những năm học vừa qua tôi nhận thấy khả năng phân tích và giải một bài toán hóa học được nâng lên rõ rệt. Các học sinh giải tốt bài tập cũng tăng lên. Tính từ năm học 2005 – 2006 trở lại đây kết quả đạt được như sau :
TBm
Gioûi
Khaù
Trung bình
Yeáu
Năm học 2005 – 2006
13%
29%
58%
Naêm hoïc 2006 – 2007
14,8%
28,5%
56,7%
Naêm hoïc 2007 – 2008
16,7%
31,2%
50%
2,1%
Naêm hoïc 2008 – 2009 
20,7% 
41,4% 
37,9%
Học kì I naêm hoïc 2009 – 2010 
18,8% 
40,3% 
37,9%
6,8%
D. KẾT LUẬN
I. Tóm lược giải pháp.
Đề tài này tôi trình bài những cách phân loại, hướng dẫn giải các bài toán thuộc các dạng khác nhau nhằm giúp học sinh dễ dàng nhận biết từng loại bài và đưa ra cách giải nhanh và chính xác nhất. 
Trong phần hướng dẫn giải tôi nêu ra từng bước cụ thể giúp các em dễ dàng hình thành kỹ năng phát hiện các dạng bài. Trong đề tài này tôi phân thành các dạng bài sau đây:
Dạng 1: Tính theo công thức hóa học
Dạng 2 : Bài toán về lập công thức hóa học
Dạng 3: bài toán cơ bản về mol, khối lượng mol và thể tích mol chất khí
Dạng 4 :Bài toán tính theo phương trình hoá học
Dạng 5: Bài toán về dung dịch và nồng độ dung dịch
Dạng 6: Bài toán hiệu suất phản ứng
Dạng 7: Bài toán về hỗn hợp
II . Phạm vi áp dụng của đề tài.
Đề tài này được tôi áp dụng trong dạy học tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Tiên tôi thu được một số kết quả khả quan.
Số lượng học sinh hiểu bài thao tác thành thạo các dạng bài tập hoá học ngay tại lớp chiếm tỷ lệ cao.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài. Phát huy được tính tích cực của học sinh.
Dựa vào sự phân loại bài tập giáo viên có thể phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
Tôi nghĩ rằng nếu đề tài này được áp dụng rộng rãi ở các trường trung tâm thị xã thì kết quả đạt được sẽ cao hơn.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	-Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn.
	-Giáo viên không nên dạy theo cách truyền đạt một chiều, áp đặt học sinh làm theo người thầy hay làm theo sách giáo khoa một các máy móc mà phải truyền đạt hướng dẫn cho các em học sinh những cái chung nhất, từ cái chung đó các em phân tích, phân loại để tìm ra cách giải đúng cho riêng mình.
	-Giáo viên không chỉ là người truyền kiến thức cho học sinh mà là người tổ chức hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
	-Khi soạn bài nên chú ý vào những hoạt động của học sinh nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra kiến thức bài học.
	-Học sinh biết quan sát, ghi nhận phát hiện ra những dạng bài tập để tự mình đề ra phương pháp giải quyết.
	-Chuẩn bị hệ thống bài tập và những thí nghiệm đặc biệt là những thí nghiệm có liên quan đến kiến thức bài toán hóa học sẽ giúp các em hình thành được những kỹ năng giải toán. 
	-Cần tạo không khí cởi mở trong từng tiết dạy làm cho tình cảm thầy – trò thân thiết hơn từ đó các em tiếp thu bài một cách hiệu quả hơn.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thu thập và áp dụng qua những năm tháng đứng trên bục giảng. Nhìn chung đã đạt được những kết quả khả quan. Song không thể trách được những sai sót trong quá trình thực hiện, rất mong sự đóng góp chân tình của quý đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được hoàn chỉnh. Cũng hy vọng rằng những kinh nghiệm trên đây sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp “trồng người” của chúng ta ngày một hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
	Hà Tiên, ngày 29/04/2010
 Hội đồng Chấm SKKN	Người viết
	Võ Quang Khanh

File đính kèm:

  • docxSKKN sinh hoc mo dong vat_12256129.docx
Sáng Kiến Liên Quan