Sáng kiến kinh nghiệm Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh Trường THPT 19-5

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

1. Cơ sở lí luận

Môn Ngữ văn là một trong những bộ môn có vai trò quan trọng bậc nhất trong chương trình giáo dục phổ thông. Môn học này góp phần lớn vào việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đạo đức, xây dựng những kỹ năng sống cần thiết, hữu ích cho học sinh, là hành trang không thể thiếu cho các em bước vào cuộc sống. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn, tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ. Thời nào cũng vậy, tác phẩm Văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn con người, làm người “gần người hơn”. Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống.

 

doc28 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 5625 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh Trường THPT 19-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đọc-hiểu, nên trong quá trình ôn tập, giáo viên có thể căn cứ vào ngữ liệu để ra đề luyện cho học sinh. Song, phạm vi nội dung rất rộng nên giáo viên có thể linh hoạt ra đề từ ngữ liệu hoặc cho đề riêng. Nếu ra đề riêng thì theo từng cụm chủ đề như : viết đoạn văn về một hiện tượng đời sống, ví dụ : ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, hôi của, v.v ; viết đoạn văn về một tư tưởng đạo lí, ví dụ : nhân ái, dũng cảm, khiêm tốn, trung thực, v.v
2.2.2.2. Phương pháp ôn tập :
* Dạy học sinh cách tư duy:
Khi viết đoạn văn, học sinh phải cô đọng, chắt lọc kiến thức, tránh viết dài dòng, lan man. Vì vậy, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh cách ôn tập mà còn phải dạy các em cách tư duy. 
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005), Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – bộ não con người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v...
Dạy học sinh cách tư duy trong viết đoạn văn nghị luận xã hội đồng nghĩa với việc dạy các em đưa ra các khái niệm, phán đoán, lí luận về các vấn đề xã hội được đặt ra. Đây là việc làm không dễ, song nếu giáo viên kiên trì và có phương pháp tốt thì việc dạy học sinh cách tư duy để viết đoạn văn vẫn đạt hiệu quả như mong muốn. Thực hiện công việc này, tôi thường bắt đầu từ việc đưa ra một câu chuyện nhỏ, một hiện tượng, một sự việc trong thực tế, đặt câu hỏi cho học sinh phân tích, từ đó tự các em rút ra khái niệm, phán đoán, lý luận Cuối cùng, giáo viên mới chốt lại vấn đề. Dưới đây là một số ví dụ:
- “Vợ muốn chồng về nhà sớm, nên đã ra quy định: Nếu sau 11h mà chưa về nhà là khóa cửa. Tuần đầu tiên đã có hiệu quả, tuần thứ 2 ông chồng lại về muộn, người vợ đã theo quy định mà khóa trái cửa...
Cuối cùng người chồng đã ngủ luôn ở công ty mà không về nhà nữa. Người vợ rất chán nản không biết phải làm sao, nhưng sau khi có cao nhân chỉ bảo, bà đã đưa ra một quy định mới:	Nếu như 11 giờ đêm mà chưa về bà sẽ mở cửa đi ngủ. Ông chồng nghe thấy rất kinh hãi, từ đó trở đi ông chồng luôn về rất đúng giờ.”
Ngẫm: Qua đó chúng ta có thể thấy những quy định khắt khe không thể ép buộc được lòng người, mà nó phải xuất phát từ lợi ích của người phải thực hiện thì mới có tác dụng.
- “Gà con nói với mẹ: Mẹ có thể không đẻ trứng và đi chơi cùng con không? Gà mẹ trả lời: Không được, mẹ phải làm việc. Gà con lại nói: Nhưng mẹ đã đẻ rất nhiều trứng rồi. Gà mẹ trả lời: 1 ngày không đẻ trứng, dao thái thịt sẽ kề bên cổ, 1 tháng không đẻ trứng, thì chắc chắn mẹ sẽ phải nằm trong nồi.”
Ngẫm: Bạn tồn tại bởi vì bạn tạo ra giá trị cho cuộc sống, bạn bị đào thải bởi vì bạn đã không còn giá trị. Giá trị của quá khứ không đại biểu cho tương lai, đó là lý do vì sao mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp tục cố gắng
- “Cây tre phải dùng 4 năm để mọc được 3cm, nhưng từ năm thứ 5 trở đi, nó có thể mọc 30cm mỗi ngày, chỉ trong vòng 6 tuần nó có thể mọc được 15m. Thực ra, cây tre đã sử dụng 4 năm đầu chỉ để phát triển bộ rễ.”
Ngẫm: Đối với người hay sự việc thì cũng đều như thế, chúng ta không nên lo lắng phải làm nhiều mà không có hồi báo. Bởi vì khi chúng ta làm, chúng ta cho đi thì đây đều là giai đoạn cắm rễ. Đợi đến khi thời cơ đến, bạn sẽ vươn tới một tầm cao mà không ai dám ngờ tới
- Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng: “Nếu như con tiến lên một bước là chết, lùi sau một bước cũng chết, vậy con sẽ làm như nào?” Tiểu hòa thượng liền trả lời: “Con sẽ đi sang đường bên cạnh.”
Ngẫm: Khi gặp phải tình thế tiến thoái lưỡng nan, nếu như chúng ta có thể đứng ở một góc độ khác để suy xét vấn đề, thì chắc chắn bạn sẽ tìm được một hướng đi mới.
- Nếu như nhỏ một giọt mực vào một cốc nước, thì cốc nước này sẽ đổi mầu và không thể uống được nữa. Nếu một giọt mực nhỏ vào biển cả, thì biển vẫn mặn và vẫn xanh biếc như trước đây.	
Ngẫm: Lý do là sự khoan dung và độ lượng của 2 cái này là khác nhau.
Kết: Nếu như chúng ta làm việc gì cũng nghĩ cho lợi ích của người khác trước, không ngừng cố gắng trong mọi hoàn cảnh để vươn lên. Đứng ở một góc độ khác để tìm hướng đi, và đứng ở góc độ của đội phương để hiểu người khác hơn và có một tấm lòng bao la như biển cả. Thì chắn chắn bạn sẽ là người mà ai ai cũng muốn kết bạn và cuộc sống sẽ mỉm cười với bạn.
- Định luật Trái Táo	
Nếu có một số táo, có quả tốt có quả hỏng, thì bạn nên ăn quả tốt trước, vứt quả hỏng đi. Nếu bạn ăn quả hỏng trước, thì quả tốt cũng sẽ hỏng, bạn sẽ chẳng bao giờ ăn được quả còn tốt, cuộc sống cũng như vậy.	
- Định luật Nói Chuyện	
Có hai cách nói chuyện đáng ghét nhất, một là không bao giờ dừng lại để nghĩ, hai là không bao giờ nghĩ đến việc dừng lại.	
- Định luật Chiếc Bánh	
Vào lúc trên trời rơi xuống một chiếc bánh, cẩn thận trên mặt đất cũng đang có một cái bẫy chờ đợi bạn.	
- Định luật Sai Lầm	
Ai cũng đều có lúc sai sót, nhưng chỉ khi nào lặp lại sai sót cũ thì đó mới là sai lầm.
- Định luật Của Sự Ngu Dốt	
Sự ngu dốt phần lớn đều được sinh ra khi tay chân hoặc mồm miệng hành động nhanh hơn cả não bộ.
- Định luật Im Lặng	
Trong khi tranh luận, quan điểm khó đánh đổ nhất chính là im lặng. Quan điểm khó chấp nhận nhất cũng là im lặng.	
- Định luật Tiết Kiệm Thời Gian	
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian ngay từ khi mới bắt đầu, thì kết quả sẽ là bạn mất nhiều thời gian hơn gấp vài lần.	
- Định luật Hạnh Phúc	
Nếu bạn không cần phải luôn nghĩ xem liệu bản thân có hạnh phúc hay không, thì tức là bạn đang hạnh phúc.	
- Định luật Giá Trị	
Khi bạn đã sở hữu một món đồ gì đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng thứ đó không hề có giá trị như bạn từng nghĩ.	
- Định luật Động Lực	
Động lực thường bắt nguồn từ hai nguyên nhân: hi vọng hoặc tuyệt vọng.
- Định luật Của Lời Hứa	
Hứa rồi chưa chắc có thể đảm bảo sẽ nhất định làm được, nhưng nếu bạn không hứa, thì dù bạn làm được cũng chẳng có giá trị gì.	
- Định luật Địa Vị	
Có người đứng dưới chân núi, có người lại đứng trên đỉnh núi, tuy vị trí khác nhau, nhưng trong mắt cả hai, người kia đều nhỏ bé như nhau.	
- Định luật Vui Vẻ	
Gặp chuyện gì chỉ cần bạn nghĩ đến mặt tốt của nó thì bạn sẽ vui vẻ, cũng như 	khi bạn bị ngã xuống rãnh nước, bạn có thể tưởng tượng rằng sẽ có con cá chui vào túi áo bạn.	
- Định luật Sỉ Nhục	
Khi bị sỉ nhục, biện pháp là bỏ qua, nếu không thể bỏ qua, hãy coi thường nó, nếu đến việc coi thường nó mà bạn cũng không thể làm được thì bạn chỉ còn cách là chịu bị sỉ nhục mà thôi.
- Định luật Hỗn Loạn	
Khi bạn gặp phiền phức, mà vẫn còn muốn thận trọng từng bước, thì phiền phức sẽ trở thành hỗn loạn.	
- Định luật Kết Cục	
Có một kết cục “rất đáng e sợ” sẽ đến, còn tốt hơn là không có bất cứ kết thúc nào.
- Định luật Trang điểm	
Thời gian dành để trang điểm càng lâu thì tức là khiếm khuyết mà bạn muốn che đi càng nhiều.	
- Định luật Hiểu Nhầm	
Bị một người hiểu nhầm, phiền phức không lớn lắm, bị nhiều người hiểu nhầm, có lẽ sẽ rất phiền phức. Chính mình không hiểu mình, thì không còn cơ hội cho người khác hiểu mình.	
- Định luật Thất Bại	
Thất bại không có nghĩa là lãng phí thời gian và cuộc đời, mà thường có nghĩa là bạn có thể sở hữu thời gian và cuộc đời một cách tốt hơn nhưng bạn đã không làm.
- Định luật Thăng Tiến	
Người làm quan, mỗi khi thăng một cấp, không cẩn thận thì tình người lại giảm đi một bậc.	
* Dạy học sinh cách viết :
* * Viết đoạn văn về một hiện tượng đời sống : 
 Làm đề về hiện tượng đời sống thường viết theo các bước : Giải-> Thực-> Nguyên-> Hậu-> Biện. Song, vì dung lượng là một đoạn văn, nên học sinh cần căn cứ vào yêu cầu của đề như yêu cầu viết về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả hay biện pháp (thường thì yêu cầu viết về biện pháp là phổ biến hơn). Đề có yêu cầu cụ thể nào thì viết sâu vào yêu cầu đó, các bước còn lại chỉ sơ lược, mỗi bước chỉ viết trong một câu văn ngắn gọn.
* * Viết đoạn văn về một tư tưởng đạo lí : Làm đề về một tư tưởng đạo lí thường theo các bước : Giải-> Phân-> Bác-> Đánh. Với dung lượng một đoạn văn 200 chữ, tương đương với những từ khóa này là trình tự : Là gì ? ; Tại sao ?; Ai ?; Như thế nào ?
- Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, học sinh tiến hành viết câu mở đầu.
+ Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề.
+ Đối với đoạn văn trong đề đọc hiểu, nên dẫn dắt từ nội dung/ câu nói của văn bản được trích dẫn.
- Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn giản nhất là trình bày theo kiểu diễn dịch:
+ Tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (thường là lời bày tỏ ý kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề).
+ Các câu sau triển khai ý, làm rõ ý của câu mở đầu (ý kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề).
- Viết các câu nối tiếp câu mở đầu :
+ Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy nháp, tiến hành viết đoạn văn.
+ Các câu nối tiếp lần lượt sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích – Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ - Bình luận mở rộng.
+ Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả.
- Viết câu kết của đoạn văn :
+ Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.
+ Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấn tượng cho người đọc.
+ Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề (nêu bài học chung), hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày
- Lưu ý:
+ Cần trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) .
Tóm lại:
- Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Nó (vấn đề) là gì? Nó (câu nói) như thế nào?
+ Tại sao lại như thế?
+ Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai?
+ Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)?
+ Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống, với con người, bản thân?
+ Cần phải làm gì để thực thi/hạn chế vấn đề/câu nói?
- Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi trên, có thể hình dung một đoạn văn nghị luận cần được triển khai theo ba bước:
+ Thứ nhất:
Giải thích. Trước tiên, cần giải thích nghĩa cụ thể của các một số từ ngữ, khái niệm còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. 
Sau đó giải thích ý nghĩa cả câu nói.
+ Thứ hai: Phân tích và chứng minh.
Lí giải vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề.
Dẫn ra các ví dụ về những con người và sự việc cụ thể trong đời sống, xã hội, lịch sử
+ Thứ ba: Bình luận, đánh giá, mở rộng.
- Khẳng định lại chân lí (bình luận, đánh giá).
Mở rộng và nâng cao vấn đề: Phê phán những hiện tượng đi ngược lại chân lí; Liên hệ bản thân để rút ra bài học.
Cấu trúc đoạn 200 chữ theo yêu cầu đề thi:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (khoảng 2 – 4 dòng).
- Các câu phát triển đoạn:
(12 – 16 dòng). Vận dụng các thao tác:
+ Giải thích (Câu nói nêu lên vấn đề gì?)
+ Lí giải (Vì sao lại nói như thế?)
+ Dẫn chứng (Họ đã làm thế nào?)
+ Bình luận (Vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai?)
+ Bác bỏ (Hiện tượng trái ngược cần phê phán là gì?)
- Câu kết đoạn: Rút ra bài học. (Bản thân và mọi người cần phải làm gì?) (2 – 4 dòng)
* Lưu ý:
- Trong đoạn văn nghị luận xã hội, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải, đánh giá vấn đề là điều cần thiết thì khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Để đoạn văn nghị luận xã hội hấp dẫn, sinh động, cần có hệ thống dẫn chứng thích hợp. Yêu cầu dẫn chứng:
+ Đó phải là những dẫn chứng lấy ra từ đời sống thực tế, càng xác thực, càng cụ thể càng có sức thuyết phục cao.
+ Hạn chế lấy dẫn chứng từ tác phẩm văn học.
+ Khi đưa dẫn chứng vào, không kể lan man mà nên thuật lại một cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với vấn đề đang chứng minh. Đưa dẫn chứng phải kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng.
- Khi liên hệ thực tế để rút ra bài học: cần bày tỏ thái độ chân thành, nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép.
2.2.3. Ôn tập phần nghị luận văn học
2.2.3.1. Nội dung ôn tập
Căn cứ vào dạng đề thi có thể xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia, giáo viên ôn tập những kiến thức cơ bản về các văn bản văn học, tiếp đó hướng dẫn các em cách làm các dạng đề khác nhau. Dưới đây là một số dạng đề cơ bản : 
Dạng đề 1: Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ)
- Trích dẫn thơ.
Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích theo từng câu/cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bật giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ).
- Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm.
Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
Dạng đề 2 : Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới.
- Trích dẫn lại ý kiến/nhận định đó. 
* Thân bài:
Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định. Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ.
* Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa.
Dạng đề 3: Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,)
- Nội dung cần bàn luận. 
* Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt sơ lược nội dung chính của tác phẩm.
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề. Kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bàn luận.
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng)
Dạng đề 4: Nghị luận về một tình huống truyện.
Tình huống truyện:
- Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.
- Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.
Gồm có:
- Tình huống tâm trạng.
- Tình huống hành động.
- Tình huống nhận thức.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
- Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
Dạng đề 5: Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu yêu cầu đề bài.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
Dạng đề 6: Nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi. 
   * Dàn bài giá trị nhân đạo.
 a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
* Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
2.2.3.2. Hướng dẫn cách làm bài cho học sinh
* Thứ nhất là phải viết đúng (yêu cầu với học sinh trung bình)
- Xác định đúng vấn đề: một bài văn nghị luận hay là một bài văn đúng. Cho nên việc quan trọng đầu tiên là tìm hiểu, phân tích để xác định đúng yêu cầu của đề bài để từ đó có hướng đi cho cả bài văn.
- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chính xác : bài văn sẽ có một bộ khung vững chắc.
- Lựa chọn đúng các thao tác lập luận .
- Tránh các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
* Thứ hai là đã viết đúng thì tiến tới viết hay (dành cho học sinh khá, giỏi)
- Viết hay là gắn nội dung văn học với đời sống.
- Viết hay là có cái nhìn mới, sáng tạo.
- Viết hay là đào sâu, khắc sâu kiến thức.
- Viết hay là thể hiện một vốn ngôn ngữ phong phú, dồi dào.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến 
Sáng kiến Ôn thi THPT Quốc gia được áp dụng cho học sinh trường THPT 19-5. Tuy nhiên, học sinh trường THPT 19-5 có nhiều điểm tương đồng đặc biệt là về mặt nhận thức với các em học sinh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nên sáng kiến có thể ứng dụng rộng rãi cho giáo viên Văn của các trường THPT của tỉnh Hòa Bình.
Ôn thi THPT Quốc gia là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và trí tuệ của giáo viên. Mỗi phương pháp sẽ phát huy hiệu quả nếu giáo viên hiểu sâu sắc công việc mình làm. Nắm chắc kiến thức, linh hoạt lựa chọn phương pháp giảng dạy trên nền học sinh cụ thể là yếu tố giúp giáo viên thành công.
Thực tế trong những năm qua, tôi đã áp dụng phương pháp ôn tập trên và đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Trong quá trình thực hiện, cùng vưới sự thay đổi về cách ra đề của Bộ GD&ĐT, tôi đã linh hoạt thay đổi từng nội dung, tuy nhiên nguyên tắc thực hiện vẫn là dạy phân hóa đối tượng, đặt ra những yêu cầu khác nhau cho từng đối tượng học sinh. Song song với việc dạy kiến thức là dạy các phương pháp cơ bản và hướng dẫn học sinh làm bài. Hiệu quả của cách làm này được thể hiện rõ : học sinh yếu chịu học, học sinh trung bình chăm chỉ, học sinh khá, giỏi say mê. Bởi vậy mà kết quả thi THPT Quốc gia hàng năm của học sinh đạt đạt được tương đối cao, nhiều em đạt điểm 8,9, hạn chế tối đa học sinh bị điểm yếu kém. Với những kết quả đã đạt được, chắc chắc đề tài này sẽ phát huy hiệu quả khi được nhân rộng hơn nữa trong các trường THPT của tỉnh Hòa Bình. 
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sáng kiến mang lại hiệu quả cao trong việc ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Học sinh không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn được trang bị đầy đủ kỹ năng làm bài, nhằm giải quyết các dạng đề khác nhau trong đề thi. Việc ôn thi THPT Quốc gia không còn nặng nề, áp lực mà trở thành công việc thường xuyên, tự nguyện của các em. Các em sẽ tìm thấy niềm vui trong việc học, vì thế kết quả sẽ được nâng cao. 
2. Đề xuất/kiến nghị
Kính mong BGH nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy, cho toàn bộ giáo viên dạy khối 12 được ứng dụng sáng kiến này trong công tác ôn thi cho học sinh. 
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
Nguyễn Thị Nguyệt

File đính kèm:

  • docS£ng kiến ᅯn thi THPT Quốc gia m￴n Ngữ văn -Nguyệt.doc
  • docBIA.doc
  • docMỤC LỤC (1).doc
  • docS£ng kiến ᅯn thi THPT Quốc gia m￴n Ngữ văn (Nguyễn Thị Nguyệt).doc
Sáng Kiến Liên Quan