Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy Hóa học 8

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí dục , thể chất , thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA . Để đạt được mục tiêu đó thì phải đạt được mục tiêu của trung học cơ sở là phải giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học để học sinh có trình độ học vấn phổ thông THCS và có những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để học sinh tiếp tục học THPT ,TH chuyên nghiệp , học nghề hoăc tham gia lao động sản xuất , xây dựng và bảo vệ tổ quốc .Và chúng ta đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin trên thế giới. Chúng ta đã quay lại nhìn lại thực trạng nền Giáo dục của ta , chương trình còn mang nặng tính hàn lâm, các khâu thực hành ,ứng dụng chưa được chú trọng , chương trình chưa thật sự lôgíc kém sự liên môn , còn phương pháp thì mang nặng tính thuyết trình , học trò thụ động ,môn hóa học là môn thực nghiệm nhưng lại ít bài thí nghiệm và giáo viên lại ít làm thí nghiệm do ngại làm hay do thiếu dụng cụ, cách kiểm tra đánh giá chưa khách quan, xác thực,công bằng .

 Với những lí do trên ngành giáo dục đã làm một cuộc cách mạng “THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY “. Cuộc cải cách này đã thực hịên được ba năm ,là một giáo viên đã dạy hai năm chương trình mới theo đổi mới phương pháp giảng dạy tôi thấy đây là việc làm rất hữu ích và thiết thực của ngành giáo dục.

 Đối với nơi vùng cao của chúng ta thì trường THPT có đến 99% học sinh là con em người dân tộc thiểu số thì sự khác biệt về ngôn ngữ tập quán ,đời sống kinh tế còn rất thấp ,điều kiện đi học của học sinh thì vô cùng thiếu thốn và việc nhận thức giác ngộ học tập còn kém ,nên công cuộc này gặp rất nhiều gian nan và khó khăn .

 

doc23 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 điểm
c, Phương trình hóa học
TNKQ : 1 câu 
0.5 điểm
TNTL : 3 câu 
3 điểm
TNTL : 1 câu 
 1 điểm
Đề bài:
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :
Câu 1 : Điền vào chỗ trống các cụm từ sao cho thích hợp:
 “Trong một phản ứng hóa học (1) các chất  (2)  bằng  (3) . của các chất  (4) ”.
Câu 2 : Khoanh tròn vào chữ Đ cho câu đúng và chữ S cho câu sai.
A. Trong một phản ứng hóa học số nguyên tử của các nguyên tố vẫn giữ nguyên Đ	 S
B. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau :
 tên các sản phẩm tên chất phản ứng.	 Đ S
C. Cho phản ứng 
 A + B = C 
Công thức về khối lượng của phản ứng trên được viết là
 mA + mB = mC Đ S 
Nếu cho mA =3,6 g , mB = 2,7 g thì mC = 5,3 g Đ S
Câu 3 : Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất :
1/ Hãy cho biết phương trình hóa học đúng:
a, H2 + O2 	 H2O
b, H2 + 2O2 	 2H2O 
c, 2H2 + O2 	 2H2O
d, 2H2 + O2 2H2O
2/ “Trong phản ứng hóa học ,chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên , nên tổng khối lượng của các chất được bảo toàn “.
A, ý 1 đúng, ý 2 sai 
B, ý 1 sai , ý 2 đúng 
C, Cả 2 ý trên đều đúng nhưng ý một không giải thích cho ý 2.
D, Cả 2 ý trên đều đúng nhưng ý một giải thích cho ý 2.
Câu 4 :
Chọn các câu ở cột A nối với các câu ở cột B sao cho 
thích hợp:
II/ TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN :
Câu 1 : Lập phương trình hóa học , cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử các chất trong PƯ.
A/ Fe + O2 Fe3 O4
B/ S + O2 SO2 
Câu 2 : Chọn công thức và hệ số thích hợp đặt vào các dấu hỏi để được một phương trình HH hoàn chỉnh: 
 Zn + ? HNO3 Zn (NO3)2 + ?
Câu 3 : Cho 5.6g kẽm (Zn) tác dụng với 4.4g axit clohidric (HCl) thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và 2g khí hiđro(H2 ).
a, Viết phương trình hóa học 
b, Tính khối lượng mối ZnCl2 tạo thành.
ĐÁP ÁN 
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 đ)
Câu 1:
(1) tổng khối lượng (0.25) (3) tổng khối lượng(0.25)
(3)sản phẩm (0.25) (4) chất phản ứng (0.25)
Câu 2:
 A. đúng (0.25)
 B. sai (0.25)
 C. đúng (0.25)
 D. sai(0.25)
Câu 3:
(1),d(0.5)
(2),d(0.5)
Câu 4:
(1),a;c(0.5)
(2),b;đ(0.5)
II/TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1:
A/ 4 Fe + 2O2 Fe3 O4 tỉ lệ là 3:2:1 (1.0)
B/ S + O2 SO2 tỉ lệlà 1:1:1 (1.0)
Câu 2:
 Zn + 2HNO3 Zn (NO3)2 + H2 (2.0)
Câu 3:
 a, Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (1.0)
 b, mZnCl2 = 8g (1.0)
3, Nhận xét –dặn dò :
-Nhận Xét : GV nhận xét đánh giá tiết kiểm tra rút kinh nghiệm cho giờ sau.
- dặn dò : Về nhà nghiên cứu trước tiếp theo. 
6/ KẾT QUẢ KIỂM TRA: 
Lớp
Sỉ số
điểm 0,1,2
điểm 3,4
điểm 5,6
điểm 7,8
điểm 9,10
8A3
8A4
7/ NHẬN XÉT BÀI KIỂM TRA:
Tuần : 5 ngày soạn :
Tiết :11	Bài luyện tập 1
I/Mục đích :
1/ Kiến thức:Hệ thống hóa kiến thức về các khái niệm cơ bản : chất , đơn chất, hợp chất ,nguyên tử ,nguyên tố hóa học ,phân tử. 
2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân biệt chất và vật thể , tách chất ra khỏi hỗn hợp .Từ sơ đồ nguyên tử nêu được thành phần cấu tạo .
3/ Thái độ :HS thêm hiểu rõ cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo thêm hứng thú cho học sinh học bộ môn hóa học .
II/ Phương pháp:
Phương pháp đàm thọai nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm.
III/ Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ sơ đồ phóng to về mối quan hệ giữa các khái niệm hóa học ,bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Đọc và nghiên cứu trước bài luyện tập, làm trước một số bài tập 1,2,3, 4 trang 30,31.
IV/ Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức :(1 phút)
2. Bài mới: Để biết được mối quan hệ giữa các khái niệm :chất , đơn chất, hợp chất ,nguyên tử ,nguyên tố hóa học ,phân tử .Bài học hôm nay sẽ giúp cho ta rõ vấn đề này. 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10
10
21
HĐ1:Tìm hiểu mối quan hệ giữa các khái niệm hóa học
GV:sử dụng sơ đồ trang 29 SGK và yêu cầu học sinh đọc (khi sử dụng sơ đồ,những chữ in dưới khái niệm GV che lại bằng giấy mỏng.
GV:phát học tập cho các nhóm 
-phiếu 1:Hãy nêu ví dụ cụ thể để chỉ rõ mối quan hệ từ vật thể đến chất đến đơn chất ?
-phiếu 2: Hãy nêu ví dụ cụ thể để chỉ rõ mối quan hệ từ vật thể đến chất đến hợp chất ?
-phiếu 3: Hãy cho biết chất được tạo nên từ đâu? Đơn chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học ?
-phiếu 4: Chất được tạo nên từ hai nguyên tố trở lên gọi là gì ?
GV:sau khi học sinh phát biểu ,GV mở phần che trong sơ đồ cho học sinh đọc lại.
Hoạt động 2:tìm hiểu những vấn đề cần hiểu về chất, nguyên tử ,phân tử.
GV:cho HS quan sát lại hình 1.12 và 1.10
GV:đặt vấn đề :hạt hợp thành của đơn chất kim loại là nguyên tử 
H: các em hãy trình bày những hiểu biết về nguyên tử ?(nguyên tử cấu tạo như thế nào?,khối lượng của nguyên tử ? nhờ đâu mà nguyên tử có khả năng liên kết với nhau?)
H: Hợp chất có hạt hợp thành gọi là gì ?
H: phân tử là gì?
H: khối lượng của một phân tính bằng đơn vị cacbon gọi là gì? Phân tử khối là gì?
GV: nhận xét kết quả và cho điểm nhóm làm đúng.
Hoạt động 3:Làm một số bài tập 
GV: yêu cầu HS làm bài tập 1,2 SGK 
GV: nhận xét cho điểm.
GV: yêu cầu HS làm bài tập 3.
GV: thu một số bài làm nhanh chấm lấy điểm .
Nhận xét bài giải của HS. 
HS:quan sát sơ đồ SGK.
HS:thảo luận nhóm viết ra bảng ,nhóm trưởng bốn nhóm lên gián kết quả thảo luận.
Các nhóm nhận xét kết quả của nhóm khác.
HS:thảo luận nhóm nhỏ (2HS)
Sau đó báo cáo kết quả .
2 HS trả lời
Một HS lên bảng giải 
Các HS khác giải BT ra giấy nộp 
I/ Kiến thức cần nhớ:
1-Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm hóa học (SGK)
2/Tổng kết về chất , nguyên tử phân tử .
-chất
- nguyên tử 
-nguên tố hóa học
-phân tử
II/ Bài tập:
Bài tập 1,2 tr 31.
Bài tập 3 tr31
V/ Công việc về nhà: (3)
-Học bài và làm bài tập 4,5.tr 31 
-Đọc và nghiên cứu trước bái công thức hóa học 
-Xem lại kiến thức đơn chất và hợp chất để phục vụ cho học bài mới dễ hơn . 
Tuần : 10 ngày soạn :
Tiết : 20	
Bài 14: Bài thực hành số 3
Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học
I/Mục đích :
1/ Kiến thức: HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học . Nhận biết được các dấu hiệu có PƯHH sảy ra . 
2/ Kĩ năng : Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ hóa cgất trong phòng thí nghiệm , kĩ năng quan sát ,nhận biết ,phân biệt các hiện tượng hóa học.
3/ Thái độ: HS thêm tin tưởng vào khoa học và thêm yêu bộ môn hóa học.
II/ Phương pháp:
Phương pháp thí nghiệm thực hành.
III/ Chuẩn bị :
GV : + Dụng cụ: 7 ống nghiệm , giá ống nghiệm , đèn cồn , quẹt, kẹp ,ống hút ,ống dẫn khí ,bình nước. 
 + Hóa chất: nước vôi trong , KMnO4, ddNa2CO3 .
HS: Đọc thuộc và nghiên cứu trước bài thực hành số 3 tr 52.
IV/ Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức :(1)
2. Bài thực hành:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
5
30
6
HĐ1:giới thiệu dụng cụ hóa chất
GV: giới thiệu từng dụng cụ hóa chất và chách sử dụng.
HĐ2:tiến hành thí nghiệm:
GV:treo bảng phụ
GV: hướng dẫn cách thức thực hiện thao tác theo thứ tự từng bước.
Và nhắc nhở các nhóm khi làm thí nghiệm phải chú ý quan sát và ghi nhận xét các hiện tượng sảy ra .
GV gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi này.
GV: cho học sinh làm TN
GV giám sát và uốn nắn thao tác TN cho HS
Hoạt động 3:
Cuối tiết thực hành:
-GV nhận xét và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành
GV hướng dẫn HS làm vệ sinh và xắp xếp lại dụng cụ hóa chất.
HS nghe và QS
HS nhìn trên bảng phụ , đọc, quan sát ,nghe ,nhớ.
HS làm TN theo nhóm
HS quan sát hiện tượng và ghi nhận xét các hiện tượng sảy ra vào bản tường trình.
HS chú ý nghe rút kinh nghiệm cho giờ TH sau.
HS vệ sinh dọn rửa DC_HC TN
HS nộp bài tường trình.
I/ dụng cụ hóa chất:
+ Dụng cụ: 7 ống nghiệm , giá ống nghiệm , đèn cồn , quẹt, kẹp ,ống hút ,nút cao su ,ống dẫn khí ,bình nước. 
 + Hóa chất: nước h6oi trong , KMnO4, ddNa2CO3 .
I/Tiến hành thí nghiệm:
1, thí nghệm 1: hòa tan và đun nóng thuốc tím.
Bước 1: chia khoảng 0.5g thuốc tím làm ba phần .
Bước 2 : bỏ một phần vào ống nghiệm (1) có nước ,lắc cho tan .
Bước 3: bỏ hai phần còn lại vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng ,đưa que đóm còn tàn đỏ để thử nếu que dóm bùng cháy thì tiếp tục đun đến tắt thì ngừng đốt để nguội ống nghiệm,sau đó cho nước vàolắc cho tan.
Trả lời câu hỏi:
- chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không ?
-màu của dd trong ống nghiệm 1,2 như thế nào ?
2, thí nghiệm 2:
-bước 1:dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm 1 đựng nước và ống nghiệm 2 đựng nước vôi trong (dd Ca (OH)2 )
-bước 2 :đổ dd natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm 3 đựng nước và ống nghiệm 4 đựng nước vôi trong 
Trả lời câu hỏi :
- hiện tượng gì sảy ra ở bước 1 ? dấu hiệu gì chứng tỏ phản ứng đã sảy ra ? ghi phương trình chữ của PƯHH đó?
_ hiện tượng gì sảy ra ở bước 2 ? dấu hiệu gì chứng tỏ phản ứng đã sảy ra ? ghi phương trình chữ của PƯHH đó?
-trong hơi thở có khí gì lại làm đục nước vôi trong ?
III/ Bản tường trình:
sốTT
Tên TN –cách tiến hành TN
Hiện tượng
Giải thích
V/ Công việc về nhà:(3)
-Về nhà xem lại bài thực hành ,nhớ được cách tiến hànhTN và các hiện tượng sảy ra.
-Xem lại bài PƯHH phần diễn biến PƯHH ,đọc và nghiên cứu trước bài 15. 
_________________________________
Tuần : 9 ngày soạn :
Tiết : 18	
Bài 13 phản ứng hóa học
I/Mục đích :
1/ Kiến thức: Học sinh hiểu PƯHH là quá trình biến đổi chất này thành chất khác .Bản chất của PƯHH là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử , làm cho phân tử biến đổi thành nguyên tử khác .
HS biết điều kiện để phản ứng sảy ra và dấu hiệu để nhận biết có chất mới tạo thành sau phản ứng.
2/ Kĩ năng : Học sinh rèn kĩ năng quan sát nhận biết ,phân biệt PƯHH và hiện tượng hóa học .
3/ Thái độ : HS có ý thức ham học hỏi hiểu biết kiến thức,thêm yêu bộ môn hóa học.
II/ Phương pháp:
Phương pháp phân tích tổng hợp thảo luận + thảo luận nhóm .
III/ Chuẩn bị :
- GV : Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí H2 và khí O2 ,bảng phụ .
+ Dụng cụ :ống nghiệm ,kẹp ,ống hút .
+ Hóa chất: kẽm viên ,ddHCl .
- HS: Xem và nghiên cứu trước bài 13.
IV/ Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức (1)
2. Bài cũ : (10)
BT: cho các quá trình dưới đây đâu là hiện tượng vật lí ,đâu là hiện tượng hóa học?
Dây kẽm được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thánh đinh .
Vành xe đạp bằng sắt để lâu bị phủ một lớp gỉ màu nâu đỏ.
Hòa tan axít axêtic vào nước được dung dịchaxít axêtic loãng dùng làm giấm ăn.
Để rượu nhạt lâu ngoài không khí , rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
3. Bài mới: Các em đã biết, chất có thể biến đổi thành chất khác. Quá trình đó gọi là gì, trong đó có gì thay đổi,khi nào thì xẩy ra, dựa vào đâu mà biết được?
Tg
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
12
13
6
 Họat động 1:tìm hiểu ĐN PƯ HH
_ GV yêu cầu HS đọc SGK rồi làm phiếu học tập sau:
Phiếu HT:
1, nêu ĐN PƯHH là gì?
2, PƯHH dược biểu diễn theo phương trình chữ như thế nào?
3, hãy cho ví dụ một phương trình chữ của PƯ HH .
4,trong quá trình phản ứng lượng chất phản ứng và lượng chất sp thay đổi như thế nào?
GV yêu cầu 1 HS đọc PƯ:
Đường than + nước
GV sửa sai cho HS
Hoạt động 2:tìm hiểu diễn biến của PƯHH 
GV đặt vấn đề : phân tử là hạt đải diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất nghĩa là khi các chất pư với nhau chính là các phân tử pư với nhau ,phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.
GV yêu cầu HS qs hình 2.5 và làm phiếu học tập
Phiếu học tập 1
Trước phản ứng
Sau phản ứng
Những nguyên tử nào liên
kết với nhau?
Phiếu học tập 2
Trước phản ứng
Sau phản ứng
Số phân tử H và O ?
Phiếu học tập 3
Trước phản ứng
Sau phản ứng
Phân tử gì ?
Phiếu học tập 4
-Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng có sự khác nhau như thế nào ? 
từ đó dẫn đến phân tử nào biến đổi thành phân tử nào?
GV nhận xét tết quả các nhóm.
H :diễn biến của PƯHH là gì? 
HĐ3 :vận dụng
GV cho HS làm bài tập:
(treo bảng phụ)
Chọn các từ trong khung điền thích hợp vào chỗ trống
“Trước khi cháy parafil ở thể(1)..còn khi cháy ở thể (2)..Các (3).parafil phản ứng với (4)..khí oxi tạo thành khí cacbondioxit và nước .”
Hãy ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng trên ?
- HS đọc SGK.
-HS thảo luận nhóm , nhóm trưởng mỗi nhóm lần lượt báo cáo kết quả
-1HS :Đường phân hủy thành than tác dụng với nước
-HS thảo luận nhóm ,nhóm trưởng lên dán kết quả
-1 HS trả lời
-1HS lên bảng làm
-cả lớp cùng làm ,nộp 5 bài nhanh nhất.
I/ Định nghiã:
Quá trình biến đổi từ chất này thành chầt khác gọi là phản ứng hóa học . Chất ban đầu bị biến đổi gọi là chất phản ứng chất mới sinh ra gọi là sản phẩm.
- Phương trình chữ :
tên các chất pư tên các sp
VD:
Lưu hùynh + sắt 
 Sắt(II)Sunfua
-Đọc là sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo ra sắt (II) sunfua
II/Diễn biến của PƯHH 
Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
V/ Công việc về nhà:(3)
- Học bài kĩ và làm bài tập 1,2,3,4, SGK tr 50.
- Đọc và nghiên cứu tiếp bài đang học phần III ,IV.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN
 Thực chất của việc đổi mới phương pháp trong dạy học là cách dạy 
 hướng tới việc học tập tích cực , chủ động , sáng tạo của học sinh chống lại thói quen học tập thụ động , nặng về lí thuyết.
 Có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của việc đổi mới phương pháp trong dạy học là:
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS. 
Dạy học chú trọng phương pháp tự học , tự nghiên cứu .
Tăng cưởng học tập cá thể ,phối hợp với học tập hợp tác .
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 
 Khi chúng ta thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học không chỉ với những lớp đã thay sách mà kể cả những lớp chưa thay sách thì ta đã giúp học sinh hiểu bài ngay tại lớp , lớp học sôi nổi hơn và học sinh hoạt động tích cực hơn trong việc xây dựng bài . Học sinh không những trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa nắm vững được kiến thức trọng tâm mà còn có thể giải quyết được các vấn đề gặp phải trong thực tế một cách tốt hơn .
 Điều này cho thấy chúng ta biết áp dụng thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học là đã thể hiện những ưu thế trong việc phát huy tính tích cực , chủ động , sáng tạo của học sinh so với các phương pháp dạy học truyền thống .
 Là một giáo viên dạy học ở vùng sâu , đối tượng dạy học là con em đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nói chung và trường THPT Đạ Tông nói riêng thì chúng ta phải dồn hết tâm huyết của lòng yêu nghề yêu người để bước đầu thực hiện được đổi mới phương pháp trong dạy học có hiệu quả , học sinh quen với tổ chức học hoạt động hợp tác nhóm tạo ra nền cho học sinh tiếp tục học lên cao.
II/KIẾN NGHỊ
 Qua việc thực hiện chuyên đề này Tôi nhận thấy để giáo viên có điều kiện thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên ,học sinh, nhà trường cần có tinh thần và thực hiện như sau:
A/ Giáo viên : 
Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian trong việc thiết kế giáo án ở nhà , phải tính đến độ khó của nhiệm vụ sao cho thích hợp mọi đối tượng học sinh .
Giáo viên phải biết cách áp dụng nhuần nhuyễn nhiều phương pháp ,sử dụng khéo léo nhiều phương tiện hỗ trợ trong dạy học để bài dạy thực sự có chất lượng .
Giáo viên phải nhanh nhậy , khéo léo,trước việc xử lí những tình huống trên lớp dể kịp thời điều chỉnh uốn nắn suy nghĩ của học sinh vào đúng trọng tâm của bài .
Giáo viên cần tích cực khéo léo khai thác những kiến thức gần gũi với học sinh để tạo được vấn đề cần giải quyết trong học tập 
Giáo viên cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoài giờ ,xây dựng những bài tập đòi hỏi học sinh hoạt động độc lập với những nguồn tài liệu khác nhau để tăng vốn kiến thức ,làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong quá trình dạy học .
Giáo viên dành nhiều thời gian để tìm hiểu thực tế ,tham khảo nhiều tài liệu để bổ sung và cập nhật kiến thức kịp thời . 
Giáo viên cần chú ý khi giao nhiệm vụ cho học sinh giải quyết phải ngắn gọn ,rõ ràng ,chính xác .Ngoài ra giáo viên cần có khả năng tổng hợp tốt các ý kiến của học sinh .
B/ Học sinh :
Học sinh cần chuẩn bị kĩ trước bài học ở nhà .
Học sinh phải có tinh thần cố gắng ,tìm tòi, học hỏi ,tự lập, sáng tạo , nghị lực và có tinh thần hợp tác với nhau.
Học sinh cần tìm tòi những kiến thức thực tế trước mỗi bài học bằng kiến thức thực tế ,hay qua sách báo , thông tin đại chúng.
C/ Nhà trường:
 Nhà trường phải hết sức tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp trong dạy học :
+ Về cơ sở vật chất :
 Môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm , do đó cấp thiết cần phải có một phòng thực hành cho bộ môn hóa học có thể dùng chung với môn sinh và môn lí (vì điều kiện trường ta chưa thể có phòng thực hành phục vụ cho bộ môn riêng),phòng đó cần có nước và hệ thống thoát nước phục vụ cho vệ sinh sau thực hành, nhà trường tạo điều kiện cho GV khi cần photo đề kiểm tra hay tài liệu phục vụ giảng dạy 
+ Nhà trường kết hợp với đoàn thể chăm lo đến đời sống văn hóa sinh hoạt của giáo viên ,tạo điều kiện cho GV có thời gian đầu tư vào soạn giảng .
+ Nhà trường kết hợp với công đoàn và ban thi đua thường xuyên tổ chức các đợt thi nhằm thúc đẩy sự thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường.
Lời cảm ơn !
 Trong quá trình Tôi nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy hóa học 8 vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khai thác chi tiết và sâu sắc như mong muốn vì chưa có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của những người GV đi trước và tài liệu tham khảo còn hạn hẹp. Nên rất mong các đồng chí , đồng nghiệp khi đọc đến nghiên cứu này xin các đồng chí bổ sung và cho ý kiến đóng góp để tôi hoàn chỉnh vấn đề nghiên cứu này hơn nữa .Cuối cùng tôi xin cám ơn BGH trường THPT Đạ Tông và thư viện trường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tôi nghiên cứu . Tôi xin chân thành cảm ơn. 
š HẾT ›


File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_ngiem_cap_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan