Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức Vật lý vào giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh phổ thông

Như đã nêu, thực trạng của vận đề là khả vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tế đời sống của học sinh trung học phổ thông là yếu kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn thực trạng này, nhưng có thể kể đến các nguyên nhân chính từ cách làm cũ như sau:

Sự quá tải của chương trình: Nhiều bài học có nội dung kiến thức quá nhiều, không thích ứng với thời lượng quy định của mỗi tiết học. Trong thời gian 45 phút của một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên chỉ đủ thời gian chuyển tải kiến thức đến học sinh, không còn thời gian để thực hiện các thí nghiệm, liên hệ thực tế hoặc mở rộng, nâng cao kiến thức cho các em.

Chủ quan của giáo viên đứng lớp: chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, chưa có nhiều liên hệ thực tế, chưa vận dụng nhiềucâu hỏi thực tế (CHTT) và bài tập định tính (BTĐT) vào trong giáo án, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức và đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế là yếu kém.

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên việc giảng dạy kiến thức Vật lý cho học sinh ở nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”. Qua trao đổi tôi biết được có nhiều trường còn bỏ hẳn các tiết thí nghiệm thực hành, điều này làm cho học sinh phổ thông có quá ít cơ hội để nghiên cứu, quan sát và thực hành các thí nghiệm Vật lý. Hệ quả là khả năng thực hành của các em trong thực tế đời sống là yếu kém.

Cách kiểm tra đánh giá hiện nay: Quá trình kiểm tra đánh giá ở một số trường trung học phổ thông hiện nay còn khá đơn giản, nội dung các bài thi và kiểm tra chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Với những kì thi như thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh đại học, nội dung các đề thi “tính thực tiễn” vẫn chưa thể hiện rõ nét. Đối với môn Vật lý; một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là kiểm tra đánh giá thông qua thí nghiệm thực hành, vấn đề này cũng chỉ giành cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Có thể nói đây là một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên bởi vì đối với học sinh thì các em chỉ học những gì sẽ thi, còn đối với giáo viên thì thường họ chỉ cũng chỉ dạy những gì sẽ thi.

 

doc63 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức Vật lý vào giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cái xe với lực bằng nào thì cái xe cũng kéo lại tôi với lực bằng ấy. Hai lực bằng nhau về độ lớn và ngược nhau về hướng sẽ là lực cân bằng nên tôi và xe đều không nhúc nhích!". Bạn nghĩ gì khi nghe chuyện này? Liệu những điều trong câu chuyện có thực không?
47. Trong các cuộc đua maratông hay đua xe đạp, ta thường thấy có một số vận động viên thường bám sát sau đối thủ của mình,chỉ khi gần tới đích họ mới cố vượt lên phía trước? Vì sao vậy? 
48. Khi chế tạo dây cáp, người ta không dùng một sợi to mà dùng nhiều sợi nhỏ bện lại với nhau. Vì sao cần như vậy?
49. Trong trò xiếc mô tô bay, người biểu diễn phải đi mô tô trên thành thẳng đứng 
của một "thùng gỗ" hình trụ. Có thật là quá nguy hiểm không? Bí mật của sự thành công trong trò xiếc này là cái gì: Sự liều mạng hay qui luật tất yếu của Vật lý? 
50. Một người cầm một đầu dây của một cái gầu có nước quay nhanh trong mặt phẳng thẳng đứng thấy nước trong gầu không bị đổ ra kể cả khi gầu ở vị trí cao nhất. Một học sinh cho rằng điều đó đã mẫu thuẫn với lí thuyết vì khi chuyển động tròn nước chịu tác dụng của lực hướng tâm hướng xuống dưới và như vậy nước sẽ đổ ra ngoài nhanh hơn. Điều đó có mâu thuẫn không? Hãy giải thích?
51. Một phản xạ rất tự nhiên của người đi xe đạp là khi thấy mình sắp ngã thì lập tức lái bánh trước về phía mình có thể ngã, bằng phương pháp đó có thể tránh không bị ngã xuống đất. Phản xạ tự nhiên đó dựa trên cơ sở Vật lý nào? 
52. Một người lái thuyền đang đứng ở mũi thuyền. Thuyền đậu sát bờ trên mặt nước yên lặng. Khi thấy có khách đi thuyền, người lái đã đi từ mũi thuyền xuống lái thuyền để đón khách. Hỏi người lái thuyền có đón được khách không? Tại sao?
53. Một số tai nạn xảy ra trên các đường đua môtô là do các xe chạy song song nhau với vận tốc lớn. Sự va chạm giữa 2 xe nằm ngoài ý muốn của các cuarơ. Hãy giải thích nguyên nhân của những tai nạn như vậy. 
54. Tại sao khung xe đạp được làm bằng những ống tuýp tròn mà không làm bằng ống đặc? 
55. Tất cả các vật ở trên cao so với mặt đất đều rơi xuống mặt đất. Đám mây gồm những giọt nước nhỏ, nghĩa là các đám mây cũng phải rơi xuống mặt đất. Tuy vậy không ai có thể thấy một đám mây rơi xuống mặt đất bao giờ. Giải thích? 
56. Vì sao khi dùng phễu để đổ nước vào can hoặc bình, bao giờ ta cũng thấy xuất hiện xoáy nước? 
57. Rùa và Thỏ chạy thi. Nửa chặng đường đầu Thỏ chạy với tốc độ 10 (m/s). Nửa đoạn đường sau thấy sắp bị thua nên Thỏ tăng tốc và chạy với tốc độ 30 (m/s). Hãy tìm tốc độ trung bình của Thỏ trong cả chặng đường đua với Rùa. 
58. Làm thế nào để xác định khoảng cách từ đám mây đến chỗ ta theo thời gian kéo dài của tiếng sấm mà chỉ dùng một đồng hồ bấm giây? 
59. Những người thường dùng nước giếng cho biết, khi dùng gầu để múc nước dưới giếng, nên để cho gầu nằm yên trên mặt nước rồi đột ngột lắc dây mạnh một cái, gầu sẽ bị lật ngay, việc múc nước sẽ rất dễ dàng. Nếu lắc nhiều lần gầu sẽ khó bị lật hơn. Kinh nghiệm này xuất phát từ cơ sở Vật lý nào? Hãy giải thích. 
60. Dùng một chiếc cân có bộ quả cân, một bản đồ Việt Nam in trên tờ giấy có ghi rõ tỉ lệ xích, một thước có chia tới từng milimet, một cái kéo. Hãy tìm cách xác định diện tích của nước Việt Nam. 
61. Đang ngồi trên ghế, muốn đứng lên ta phải nghiêng người về phía trước. Giải thích điều đó như thế nào? 
62. Sóng biển, khi gần đến bờ thì độ cao của sóng tăng lên, có khi đạt tới 43m. Vì sao xảy ra hiện tượng đó? 
63. Một dòng nước chảy đều, không xoáy, chảy từ vòi nước xuống. Người ta thấy đường kính của dòng nước cứ bé dần lại. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đó là gì?
2. Hướng dẫn giải CHTT và BTĐT
1. Trong trường hợp rơi trong không khí, viêngạch sẽ “đè” lên tờ giấy. Trong chân không, các vật rơi nhanh như nhau nên chúng không ảnh hưởng lẫn nhau.
2. Phải gắn những cái chắn bùn sao cho mép dưới cắt đường tiếp tuyến đi qua điểm thấp nhất của bàn đạp với bánh trước xe đạp. 
3. Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh chuyển động tròn đều quanh Trái Đất trên mặt phẳng quỹ đạo và cố định đối với mọi điểm trên Trái Đất. Vậy chu kỳ quay của vệ tinh cũng phải bằng chu kỳ quay của Trái Đất và bằng 24 giờ. 
4. Càng đông khách khối lượng xe và người càng lớn, gia tốc xe thu được khi tương tác với đường (chỗ đường xấu xe bị xóc) sẽ nhỏ, sự thay đổi vận tốc theo phương thẳng đứng của xe rất bé nên người ngồi trên xe có cảm giác êm hơn.
5. Có thể. Kéo lực kế lên chậm hoặc nhanh dần đều.
6. Khi bay trong không khí viên đạn hình nón có tác dụng xuyên dòng tốt hơn, giảm sư cản trở của không khí nhiều hơn so với viên đạn hình cầu.
7. Đối với tàu, viên phấn chuyển động như một vật ném ngang. Đối với người đứng dưới đất, viên phấn rơi tự do.
8. Khi gập khuỷu tay,“cánh tay đòn” được thu ngắn lại nên có thể giữ được với lực lớn hơn. 
9. Để trọng tâm của bao hàng “rơi” vào mặt chân đế. 
10. Theo định luật bảo toàn động lượng, nội lực không gây được gia tốc cho hệ.
11. Ở những vị trí gần đường xích đạo, ngoài vận tốc phóng tên lửa (mang theo tàu vũ trụ) do bệ phóng thực hiện, tên lửa còn được cộng thêm vận tốc do chuyển động quay của Trái Đất, do đó nó thu được động năng lớn hơn. 
12. Phải ném bóng xuống đất, tức là cung cấp cho nó một vận tốc ban đầu. 
13. Thế năng của người thứ hai biến thành năng lượng biến dạng đàn hồi của tấm ván và sau đó chuyển thành động năng của người thứ nhất.
14. Giảm tiết diện để tăng vận tốc. 
15. Vận tốc dòng nước ở giữa dòng sông luôn lớn hơn vận tốc dòng nước ở sát bờ sông. Khi xuôi dòng, đi giữa sông tận dụng được vận tốc lớn của nước. Khi ngược dòng, đi sát bờ tiết kiệm được năng lượng khi ngược dòng do vận tốc nhỏ. 
16. Khi tàu chạy, nó kéo theo cả dòng không khí, dòng không khí chuyển động giữa người và tàu gây một áp suất nhỏ hơn so với áp suất khi không khí đứng yên. Hiệu áp suất này gây ra một lực có xu hướng kéo ta về phía đoàn tàu. Giải thích tương tự với các mảnh giấy vụn. 
17. Vì giữa hai tàu luôn có những dòng nước chảy tạo ra áp suất nhỏ giữa hai tàu làm hai tàu “hút” lại gần nhau và có thể va chạm vào nhau. 
18. Mọi hệ đều có xu hướng chuyển về vị trí có thế năng nhỏ nhất. Khi lắc rổ đậu phụng nhiều lần các củ nhỏ len xuống dưới sắp xếp sít nhau hơn để hạ thấp trọng tâm của hệ. Những củ lớn sẽ trồi lên trên.
19. Khi hòn bi va chạm với mặt bàn, tuỳ vào điều kiện mặt bàn mà hòn bi có thể có cả chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Trong quá trình chuyển động, do có lực ma sát giữa mặt bàn và viên bi, nên sẽ có trường hợp những lần nảy lên sau cao hơn trước. ở đây định luật bảo toàn năng lượng được thể hiện ở chỗ độ cao của hòn bi không thể bằng độ cao ban đầu. 
20. Cách 1: Đặt cái gậy thăng bằng trên cạnh của bàn tay. Vì sự cân bằng xảy ra khi trọng tân vật ở ngay trên điểm tựa của nó. 
Cách 2: Ta đặt chiếc gậy nằm ngang trên 2 cạnh bàn tay đặt thẳng đứng, rồi từ từ cho hai tay tiến lại gần nhau, hai bàn tay bao giờ cũng chạm nhau đúng ở trọng tâm của gậy và chiếc gậy sẽ không rơi bất kể vận tốc hai tay tiến lại gần nhau bằng bao nhiêu.
21. Cách làm: Quay tròn mỗi quả trứng trên đĩa, quả nào tiếp tục quay lâu hơn là quả đã luộc. 
22. Cân chiếc xoong không, rồi cânchiếc xoong đựng đầy nước. 
23. Gợi ý: thử suy nghĩ làm thế nào dựng một mặt phẳng chia thể tích của hình trụ thành hai phần bằng nhau. 
24. Một quả cầu lăn trên một mặt phẳngđược trọn một vòng sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi vòng tròn lớn của nó 
25. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, tính được: m2 = m1(l - S2)/S2
Trong đó: 	l là độ dịch chuyển của người đối với xuồng, 
S2 là độ dịch chuyển của xuồng đối với mặt nước cố định. 
26. Dùng cân xác định khối lượng m, dùng bình chia độ xác định thể tích V, khối lượng riêng của vật: D = m/V. 
Nếu D = Dnhôm= 2,7g/cm3: Không có khí bên trong. 
Nếu D < Dnhôm : Có khí bên trong. 
Nhúng viên bi trên vào một cốc nước. Nếu hốc nói trên lệch so với tâm viên bi thì nó sẽ nổi trên mặt nước (Nếu khối lượng riêng trung bình của nó nhỏ hơn khối lượng riêng của nước - trường hợp đối với hốc đủ lớn) hoặc nó sẽ chìm xuống đáy sao cho phần chứa hốc sẽ ở phía trên của hòn bi.
27. Các điểm của bánh xe tiếp xúc với đường ray có vận tốc bằng không. Các điểm ở vành bánh xe nằm ở phía dưới đường tiếp xúc giữa bánh xe và đường ray dịch chuyển theo chiều ngược với chiều chuyển động của toa xe. 
28. Dùng lực kế có thể xác định được trọng lượng P1 của vật trong không khí và P2 trong nước. Hiệu của 2 giá trị này bằng lực đẩy Acsimet FA tác dụng lên hòn đá trong nước. Biết khối lượng riêng của nước ta có thể xác định được thể tích của hòn đá. Từ đó xác định được khối lượng riêng của nó.
29. Thỏi gỗ đặt trên tấm bảng được làm nghiêng đến góc a là góc mà tại đó thỏi gỗ bắt đầu trượt đều xuống phía dưới khi ta chạm nhẹ vào bảng. Dùng động lực học xác định được m= tana
30. Không thay đổi. Vì: Lực hấp dẫn giữa hai vật không phụ thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của vật thứ ba. 
31. Đĩa cân có cốc nước bị hạ xuống vì khi nhúng ngón tay vào nước lực đẩy Acsimet tác dụng lên ngón tay có chiều hướng lên trên. Theo định luật III Newton, tay cũng tác dụng xuống chất lỏng một lực có cường độ bằng nhau nhưng hướng xuống dưới. Lực này phá vỡ thế cân bằng của cân.
32. Gợi ý: Phải treo vật nặng bằng hai nhánh sợi dây, trong đó lực kế buộc vào một nhánh của sợi dây.
33. Khi đang chuyển động, nếu vấp phải mô đất, hòn đá thì chân đột ngột bị giữ lại, còn người thì do quán tính tiếp tục dịch chuyển về phía trước. Kết quả là trọng lượng của người lệch khỏi mặt chân đế nên bị ngã về phía trước. 
Khi đang đi giẫm phải vỏ chuối thì cũng giống như bôi chất nhờn vào giữa lòng bàn chân và mặt đất, làm giảm ma sát, vận tốc chân đột ngột tăng lên, song do vận tốc phần trên của cơ thể không tăng, do quán tính vẫn giữ vận tốc cũ, vận tốc này rất nhỏ so với vận tốc chân đột ngột tăng nên làm trọng lượng người lệch khỏi mặt cân đế và bị ngã ngửa về phía sau. 
34. Mỗi chỗ nối các toa có một giới hạn về độ bền nhất định. nếu đầu máy xe lửa bất ngờ chuyển động, do quán tính của các toa xe và lực cản trong các móc nối sinh ra sức căng. Đôi khi sức căng này vượt quá giới hạn độ bền của các móc nối, chúng có thể bị đứt. Móc nối toa đầu tiên với đầu máy dễ bị đứt nhất
35. Rơi chậm hơn vì khi đập vụn đá diện tích bề mặt tăng và do đó sức cản không khí tăng lên đáng kể. 
36. Nếu người chạy trên mặt băng, thời gian là người ở trên một phiến băng bất kì nào đó là nhỏ. Do quán tính, trong thời gian đó băng chưa kịp uốn cong đủ để cho nó gẫy. Còn nếu người đứng trên băng thì độ uốn của băng hoàn toàn do trọng lượng người quyết định, khi đó độ uốn đủ lớn để băng có thể bị vỡ ra.
37. Để giữ chiếc gậy thăng bằng, khi nó lệch khỏi vị trí cân bằng, tức là quay một góc nào đó, phải biết dịch chuyển ngón tay để cho chiếc gậy lại được giữ ở vị trí thăng bằng. Chiếc gậy dài sẽ đổ chậm hơn gậy ngắn vì trọng tâm của nó nằm cao hơn. 
38. Không có mâu thuẫn vì các lực tương tác giữa hai vật luôn bằng nhau nhưng đặt vào hai vật khác nhau nên hậu quả do tác dụng của lực gây ra cũng khác nhau. Cấu trúc của ô tô bền vững hơn xe máy, nó chịu lực tốt hơn xe máy nên ít bị hư hỏng hơn. 
39. Đế cao su có 3 tác dụng chính: Không làm xước nền nhà, khi kéo ghế không gây ra âm thanh khó chịu, nhưng quan trọng nhất là nhờ có tính đàn hồi của nó mà các chân bàn, chân ghế không bị gập ghềnh. Những bàn nặng, rộng do tác dụng của trọng lực mà chúng có thể bị biến dạng một chút, ít bị gập ghềnh hơn, nên không cần dùng đế cao su.
40. Có. Trạng thái cân bằng bị phá vỡ vì cánh tay đòn bị nở ra và dài hơn khi nung nóng 
41. Dựa vào quán tính. Khi vẩy mạnh ống cặp sốt cả ống thuỷ ngân bên trong cũng chuyển động. Khi ống dừng lại đột ngột, theo quán tính thuỷ ngân bên trong vẫn muốn duy trì vận tốc cũ kết quả là thuỷ ngân sẽ bị tụt xuống. 
42. Nếu phanh ở bánh trước, theo quán tính sẽ xuất hiện mô men lực làm lật xe rất nguy hiểm.
43. Để làm tăng mức vững vàng, khó bị đánh ngã: Hai chân dang rộng làm cho mặt chân đế rộng hơn. Hơi qụy gối làm trọng tâm người ở thấp hơn.
44. Khi bước, trọng tâm của người được nâng lên. Độ nâng của trọng tâm do công của bắp thịt của người thực hiện. Lực đàn hồi của bắp thịt phải bằng mg (trong đó m là khối lượng của người). Vì công suất của người là có hạn nên vận tốc di chuyển của khối tâm và do đó cả vận tốc bước chân là nhỏ. 
45. Để giữ thăng bằng. 
46. Lực ngựa kéo xe và lực xe kéo ngựa đặt vào hai vật khác nhau nên không thể cân bằng lẫn nhau. Lực làm cả ngựa lẫn xe di chuyển là lực ma sát giữa chân ngựa và mặt đất khi nó ráng sức đẩy mặt đất để tiến lên.
47. Làm giảm sức cản không khí. 
48. Khi các dây xoắn lại với nhau, thì lực ma sát dọc theo mỗi dây là rất lớn, lực đặt vào đầu dây để kéo phải thắng được lực ma sát đó thì mới làm cho các dây thẳng ra và mới làm cho chúng đứt được. Nếu số sợi dây bện của cáp càng nhiều, dây càng 
xoắn chặt, lực ma sát càng lớn và dây càng bền. 
49. Bí mật của sự thành công là cần phải đi mô tô với vận tốc đủ lớn tạo ra gia tốc hướng tâm cần thiết, duy trì áp lực của xe lên thành gỗ. Được như vậy xe sẽ không bao giờ bị rơi xuống. Đó là qui luật, tuy nhiên vẫn cần một chút can đảm của người biểu diễn. 
50. Không mâu thuẫn giữa hiện tượng với lí thuyết. ở đây trọng lực của nước và phản lực của đáy gầu tạo cho nước một gia tốc hướng tâm, bắt nước chuyển động trên quĩ đạo tròn. Với vận tốc phù hợp để phản lực của đáy gầu lên nước tồn tại thì theo định luật III Newton nước vẫn ép lên đáy gầu một lực đúng bằng phản lực. Ngay cả khi phản lực này bằng không nước cũng không đổ ra ngoài được.
51. Khi sắp ngã tức là xe đã bị nghiêng sang một bên, lực tác dụng tổng hợp lên xe có hướng vuông góc với vận tốc của xe, điều này phù hợp với chuyển động tròn.Việc quay bánh trước để cho xe chuyển động tròn là hợp với qui luật. Nhờ đó có thể tránh bị ngã xuống đất. 
52. Người lái thuyền không đón được khách. Khi dịch chuyển từ mũi đến lái, người ấy đã vô tình làm thuyền dịch chuyển theo hướng ngược lại tức là làm cho thuyền rời khỏi bờ.
53. Dòng không khíchuyển động giữa hai mô tô hướng ngược với chiều chuyển động của các mô tô tạo ra áp suất giữa hai mô tô làm hai mô tô bị hút lại gần nhau.
54. Hầu hết các phần của khung xe khi hoạt động đều chịu lực tác dụng. Trong điều kiện như vậy với cùng một lượng vật liệu, cấu trúc dạng ống có độ bền và chắc hơn so với cấu tạo đặc. Việc dùng các ống để làm khung xe còn tiết kiệm được vật liệu, giảm trọng lượng xe.
55. Do có một bề mặt rất lớn so với khối lượng của chúng các giọt nước trong các đám mây khi rơi xuống sẽ chịu một sức cản rất lớn đến nỗi chúng hạ xuống một cách chậm chạp. Như vậy, thật sự thì các đám mây có hạ xuống, nhưng chúng hạ xuống rất chậm nên hoặc là vẫn chưa thấy rõ được hoặc là bị cuốn lên do những luồng không khí đang đi lên.
56. Đây là một hiện tượng chứng tỏ trái đất tự quay. Người ở Bắc bán cầu sẽ thấy xoáy nước ngược chiều kim đồng hồ. Còn người ở Nam bán cầu sẽ thấy xoáy nước 
cùng chiều kim đồng hồ. 
57. vtb= 15m/s
58. Nguồn âm càng xa thì thời gian âm truyền tới sẽ càng lớn. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian từ khi nhìn thấy ánh sáng tia chớp tới khi nghe thấy tiếng sấm, nhân với vận tốc âm sẽ đo được khoảng cách. 
59. Khi gầu nổi trên mặt nước, nó chỉ hơi bịnghiêng nên mép gầu không chạm mặt nước. Động tác lắc mạnh dây gầu là một kích thích tạo ra sóng truyền trên dây, sóng này truyền xuống dưới khiến cho thang gầu bị hất mạnh sang một bên và gầu bị lật. Nếu lắc liên tục, sóng trên dây sẽ truyền liên tục đến thang gầu làm cho thang gầu lật qua lật lại liên tục mà miệng gầu lại không chạm được mặt nước.
60. Khi tờ giấy in bản đồ có độ dày như nhau thì khối lượng phần giấy in bản đồ tỉ lệ với diện tích của bản đồ.
61. Khi ngồi trọng tâm của người và ghế rơi vào mặt chân đế (diện tích hình chữ nhật nhận 4 chân ghế làm các đỉnh). Khi muốn đứng dậy (tách khỏi ghế) cần phải làm cho trọng tâm của người rơi vào chân đế của chính họ (phần bao của hai chân tiếp xúc với mặt đất). Động tác chúi người về phía trước là để trọng tâm của người rơi vào chân đế của chính người ấy.
62. Ở gần bờ, năng lượng dao động của các lớp nước dày chuyển sang các lớp nước mỏng hơn, vì vậy biên độ dao động tăng lên. 
63. Nước được gia tốc do tác dụng của trọng lực và do đó dòng nước bé dần khi lưu lượng chảy không đổi.
 I V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
 Kết quả thực nghiệm sư phạm
Tiến hành kiểm tra 15 phút ở hai lớp cùng trình độ (Lớp 10B2 và 10B3, đều là lớp chọn của trường), cùng một đề kiểm tra (Đề kiểm tra 15 phút, Vật lý 10 cơ bản, lần 1 học kì II, năm học 2013-2014) tại trường THPT Kim sơn A. Kết quả trả lời câu hỏi thực tế (Câu 1 – 1 điểm) với tỉ lệ điểm số như sau:
Từ 0 đến 2,5 điểm
Từ 2,5 đến 5,0 điểm
Từ trên 5,0 điểm đến 8,0 điểm
Từ 8,0 điểm đến 10,0
10B2 (Sỉ số 42)
Lớp được học theo phương pháp mới
1
2,38%
3
7,14%
25
59,53%
13
30,95%
10B3 (Sỉ số 43)
Lớp chưa được học theo phương pháp mới
3
54,76%
9
21,41%
22
52,38%
8
18,61%
Tiến hành kiểm tra 45 phút ở hai lớp cùng trình độ (Lớp 10B3 và 10B4, đều là lớp chọn của trường), cùng một đề kiểm tra (Đề kiểm tra 45 phút, Vật lý 10 cơ bản, lần 1 học kì I, năm học 2013-2014) tại trường THPT Kim sơn A. Kết quả làm bài tập định tính (Bài 1 – 1 điểm) với tỉ lệ điểm số như sau:
Từ 0 đến 2,5 điểm
Từ 2,5 đến 5,0 điểm
Từ trên 5,0 điểm đến 8,0 điểm
Từ 8,0 điểm đến 10,0
10B2 (Sỉ số 42)
Lớp được học theo phương pháp mới
1
2,38%
2
4,76%
27
65,28%
12
28,57%
10B3 (Sỉ số 43)
Lớp chưa được học theo phương pháp mới
3
54,76%
11
26,19%
22
52,38%
6
14,28%
Kết quả cho thấy các lớp được học theo phương pháp mới có kết quả trả lời CHTT hay làm BTĐT tốt hơn. Điều đó phần nào chứng tỏ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiến thức gắng liền với thực tiễn đã có kết quả khả quan. Các em được rèn luyện kỹ việc vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tế đời sống thì khi gặp vấn đề liên quan đến thực tế, các em có thể vận dụng được kiến thức giải quyết được vấn đề một cách tốt nhất.
Đề tài đã nêu được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh phổ thông yếu kém trong việc vận dụng kiến thức Vật lý vào trong thực tế đời sống
Đề tài cũng góp phần nâng cao chất lượng giờ học Vật lý, khắc phục những tồn tại trong dạy học Vật lý, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đào tạo con người toàn diện.
Đề tài nêu được những giải pháp nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tế đời sống cho học sinh phổ thông; các biện pháp tăng cường việc sử dụng CHTT và BTĐT vào trong bài giảng, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết các em học được với thực tiễn cuộc sống.
	Đề tài cũng tạo ra được một ngân hàng câu hỏi thực tế và bài tập định tính phục vụ cho việc soạn giảng của giáo viên về lâu dài, cũng như giành cho học sinh luyện tập.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh phổ thông yếu kém trong việc vận dụng kiến thức Vật lý vào trong thực tế đời sống, đề tài đưa ra được hai giải pháp nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tế đời sống.
+ Đổi mới phương pháp dạy học, kiến thức gắng liền với thực tiễn.
+ Đổi mới trong việc ra đề kiểm tra, đề kiểm tra phải gắng với thực tiễn.
Những giải pháp đổi mới nêu trong đề tài dựa trên quan điểm dạy học hiện đại, nó hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay. Việc sử dụng nhiều BTĐT và CHTT cũng như tăng cường thực nghiệm; việc đổi mới cách ra đề kiểm tra trong trong quá trình dạy học Vật lý chắc chắn sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông. Đó là việc làm có cơ sở khoa học và hết sức cần thiết.
Những giải pháp đổi mới nêu trong đề tài liên quan đến rất nhiều vấn đề, tuy nhiên sự thành công trong mỗi giải pháp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Tôi hi vọng rằng, nếu có được sự nỗ lực của mỗi thầy cô giáo, sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục, thì việc khắc phục thực trạng trên chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Kim sơn, ngày 2/5/2016
 Người viết sáng kiến
NGUYỄN NGỌC DƯ
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
....
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

File đính kèm:

  • doc3. KSA Nang cao nang luc van dung kien thuc Vat ly vao giai quyet cac tinh huong thuc tien cho hoc s.doc
Sáng Kiến Liên Quan