Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lí phòng học bộ môn hóa học THPT

Phòng học bộ môn có nguồn gốc phát triển từ những trường dạy nghề của châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tại các trường dạy nghề thì việc học, thực hành là chủ yếu. Phương tiện dạy nghề được bố trí cố định tại các khu vực phòng khác nhau. Trong mỗi nghề lại được chia ra thành các phòng chuyên môn hẹp hơn. Ví dụ nghề may có phòng dạy cắt may, phòng dạy may, phòng dạy vắt sổ, đơm khuy

Thấy rõ lợi ích của phòng học nghề, nhiều trường Phổ thông Châu Âu đã vận dụng sáng tạo mô hình này. Đầu tiên là một số môn đặc thù như Vật lý, Hoá học, Kỹ thuật với thiết bị dạy học nhiều lại cồng kềnh không thể mang đến từng lớp để dạy theo thời khoá biểu được, vì vậy họ đã đặt cố định thiết bị dạy học, thiết bị nghe nhìn tại một phòng cố định. Cách dạy học mới này tỏ ra có nhiều thuận lợi và hình thành một khái niệm mới đó là phòng học bộ môn.

Ở Việt Nam thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, một số trường Phổ thông đã có một số phòng thí nghiệm cho các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, nhưng không được đồng bộ, không được thống nhất giữa hai miền Nam Bắc. Sau ngày thống nhất đất nước, hệ thống giáo dục với được thống nhất trong cả nước, chúng ta mới có điều kiện nghiên cứu và áp dụng dạy học theo phòng học bộ môn.

Từ năm 1998, Bộ giáo dục bắt đầu triển khai việc xây dựng lại chương trình sách giáo khoa mới với nội dung giảm kiến thức hàm lâm, tăng cường tính ứng dụng thực tiễn. Việc dạy học nhất là các môn khoa học tự nhiên nhất thiết phải gắn với thí nghiệm - thực hành.

 

doc69 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4744 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lí phòng học bộ môn hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất rắn) hoặc cốc thủy tinh (hoá chất lỏng) đã được đặt trước trên đĩa cân. 
- Đối với cân điện tử có hiện số. 
+ Đặt tờ giấy (hoặc cốc thuỷ tinh) lên đĩa cân. 
+ Bật nút điều khiển và điều chỉnh cân về trạng thái ban đầu (chỉ số 0.0000). 
+ Cho hoá chất vào và đọc số hiển thị trên màn hình. (số hiển thị trên màn hình chính là khối lượng của hoá chất cần đo theo đơn vị gam) 
+ Cho cân về trạng thái không hoạt động trước khi lấy vật cân ra để tránh hỏng đầu kim cân. 
III. Pha chế dung dịch. 
- Những qui tắc chung về pha chế dung dịch. 
+ Bình, lọ dùng để pha chế dung dịch phải được rửa sạch và tráng nước cất trước khi pha. 
+ Phải dùng nước cất để pha hoá chất. 
+ Trước khi pha dung dịch cần tính toán cẩn thận lượng chất tan và dung môi. 
+ Dung dịch kiềm đặc phải pha trong bát sứ (tránh nứt, vỡ cốc). 
+ Sau khi pha xong dung dịch phải cho vào lọ có màu sắc thích hợp, đậy nút kín, dán nhãn cẩn thận, để đúng vị trí qui định. 
+ Người ta thường dùng các loại ống đong, bình định mức, pipet chia độ để pha chế dung dịch. Để pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm (%) và nồng độ mol/lit người ta dùng bình định mức. Tuỳ theo lượng dung dịch cần pha mà sử dụng các loại bình định mức có dung tích khác nhau (loại 250 ml, 500 ml, 1000 ml). 
PHẦN VIII
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY
-      Khi xảy ra cháy báo động gấp.
-      Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
-      Dùng bình chữa cháy, cát và nước để dập tắt.
-      Điện thoại số 114 để gọi chữa cháy chuyên nghiệp.
* Các loại chất chữa cháy thông dụng, tính năng và tác dụng của từng loại:
        Có 5 loại chất chữa cháy thông thường, có tính năng và tác dụng khác nhau. Cụ thể là:      
        Thứ nhất là nước, thường cá sẵn trong các ao, hồ, giếng, bể chứacó tác dụng chữa cháy:
-      Dùng chữa cháy các chất rắn như gỗ, nhựa
-      Chữa cháy một số chất lỏng và chất khí cháy khi có đủ điều kiện, trong trường hợp đặc biệt phải có quyết định của chỉ huy chữa cháy.
-      Nước không dùng chữa cháy các thiết bị điện, kim loại hoạt tính cao như Na, K, Ca, đất đèn và những đám cháy có nhiệt độ trên 1700ºC, không sử dụng nước chữa cháy xăng, dầu khi không có đủ điều kiện.
Thứ hai là cát, cũng như nước, đây là vật liệu phổ biến và sử dụng đơn giản.
-      Tác dụng chữa cháy của cát là làm ngạt dẫn đến ngừng trệ đám cháy, tức là tách đám cháy với oxy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn lây lan đám cháy.
-      Tuy nhiên, cát phải được chuẩn bị trước ở các bể, hố cùng với các phương tiện như xô, xẻng khi cần có thể sử dụng được ngay.
Thứ ba là bọt chữa cháy, hiện nay có 2 loại bọt: là bọt hoà không khí và bọt nước. Tác dụng chữa cháy:
-      Cách ly bề mặt giữa các chất cháy và không khí, hạn chế bốc hơi (lùa lạnh) chất cháy.
-      Dùng chữa cháy chất lỏng như xăng, dầu, chữa cháy hầm dầu, đường hầm, hầm nhà
-      Không được sử dụng bọt chữa cháy để chữa cháy các thiết bị có điện, chữa cháy các kim loại có tính hoạt động cao như đất đèn và đám cháy có nhiệt độ trên 1700ºC.
        Thứ tư là bột chữa cháy, bột chữa cháy được bảo quản trong các bình chữa cháy, tác dụng:
-      Chữa cháy các chất, vật liệu rắn, chất lỏng, chất khí cháy.
-      Chữa cháy các thiết bị điện, không nên sử dụng chữa cháy các thiết bị điện tử.
-      Thứ 5 là khí CO2 , khí CO2 được bảo quản trong các bình chữa cháy, tác dụng:
-      Chữa cháy các chất lỏng, chất rắn, chất khí cháy.
-      Chữa cháy điện có hiệu quả cao trong thể tích kín.
-      Lưu ý: Không dùng CO2 chữa cháy các đám kim loại, kiềm thổ, đám cháy có nhiệt độ trên 1000ºC, không chữa cháy điện có hiệu điện thế: U > 380KV.
Ngoài ra, trong các đám cháy nhỏ, chất cháy và các vật liệu thông thường thì có thể sử dụng một số chất chữa cháy khác như cát, đất mịn, bạt và khăn ướt
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG  MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY BAN ĐẦU 
I. Bình bột chữa cháy loại xách tay
          1. Cấu tạo
          Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả
          2. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình
          Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.
          - Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),
          - Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
          3. Tính năng tác dụng và đặc tính kỹ thuật của bình bột chữa cháy
          - Tính năng tác dụng:
Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy... Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
          4. Nguyên lý chữa cháy
          Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
          5. Cách sử dụng
          Khi xảy ra cháy, mang bình đến gần đám cháy, dốc ngược bình, lắc mạnh khoảng 5 -7 lần, sau đó rút chốt bảo hiểm, một tay cầm vòi phun hướng vào đám cháy, một tay mở van phun bột trùm vào ngọn lửa.
          Lưu ý: Khi chữa cháy các đám cháy ngoài trời phải đứng xuôi chiều gió
          6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng
          - Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra áp lực khí nén trong bình thông qua đồng hồ đo áp lực. Nếu kim đồng hồ chỉ dưới vạch giới hạn (thông thường là vạch màu đỏ) thì phải nạp lại bình.
          - Để bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy, tiện sử dụng, không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá +550 C, nơi có chất ăn mòn.
          - Bình đã sử dụng chữa cháy hoặc đã hết khí thì nhất thiết phải nạp lại.
   II. Bình CO2 chữa cháy loại xách tay
          1.1. Cấu tạo
Vỏ bình làm bằng thép chịu áp lực cao, có dạng hình trụ, thường được sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật của bình. Phía trên miệng bình được gắn cụm van (gồm van xả, van an toàn và khoá van). Một đầu vòi phun được gắn với van xả, một đầu gắn với loa phun. Khí CO2 được nén vào bình dưới một áp suất cao nên luôn ở dạng lỏng.
          2. Tính năng tác dụng và đặc tính kỹ thuật của bình CO2
          - Tính năng tác dụng:
          Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.
          - Đặc tính kỹ thuật một số loại bình CO2 chữa cháy:
Đặc tính kỹ thuật
Bình CO2
của Trung Quốc
MT- 3
MT-5
- Trọng lượng toàn bình (kg)
- Trọng lượng CO2 (kg)
- Thời gian phun hết (giây)
- Tầm phun xa (m)
- Trọng lượng bình đạt yêu cầu khi kiểm tra (kg)
11,6
2,8 - 3,0
30
2
³11,3
27,5
4,8 - 5,0
40
2,5
³26,1
      3. Nguyên lý chữa cháy
          Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới - 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
          4. Cách sử dụng
Khi xảy ra cháy, mang bình tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, khoảng cách miệng loa phun đến gốc lửa càng gần càng tốt, tay kia mở khoá van bình.
          5. Những điều cần chú ý khi sử dụng và bảo quản bình khí CO2
          - Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
          - Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
          - Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.
          - Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
          - Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
          - Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.
Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí ./.
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẬP TẮT ĐÁM CHÁY TRONG PBM HÓA HỌC
I.Nước: 
Nước có tác dụng thấm ướt, làm nguội, dập tắt lửa và đề phòng lửa lan rộng khi phun lên các vật liệu chưa kịp di chuyển ở gần chỗ cháy. Tốt nhất là sử dụng nước phun tia nhỏ với giọt nước có kích thước cỡ 0,3-0,8 mm
Nước sử dụng có hiệu quả khi dập cháy các vật rắn thông thường như gỗ, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hòa tan trong nước (axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp)
Không sử dụng nước khi: 
Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bịđang có điện
Không được sử dụng nước trong khu vực cháy có các chất phản ứng mạnh với nước
Không được sử dụng nước dập đám cháy hydrocacbon và các chất lỏng không hòa tan trong nước là có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Các chất này nổi lên mặt nước và làm đám cháy lan rộng
Không được sử dụng nước vì rất nguy hiểm khi cháy do dầu, các chất lỏng có nhiệt độ cao hoặc các chất rắn nóng chảy dễ sôi, nổ, sủi bọt
Nước có thể làm hư hỏng nhiều loại máy móc thiết bị
II.Bình CO2:
CO2 được nén áp suất cao (thường là 60atm). Khi CO2 lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết khô
Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhất là trong các đám cháy nhỏ, CO2 không làm hư hỏng máy móc thiết bị, kể cả thiết bị đang có điện
Lượng CO2 trong bình được xác định bằng cách cân bình.
Không được sử dụng CO2 trong các trường hợp sau: 
- Cháy quần áo trên người (do tuyết CO2 lạnh sẽ làm hại phần da hở)
- Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy (peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat), các chất lỏng cơ kim như nhôm ankyl (tuy nhiên khi kim loạikiềm và các chất cơ kim đang sử dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử dụng CO2)
-  CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy
III. Vải Amian:
Dùng để dập cháy ở diện tích nhỏ (<1 m2). Vải amian không cháy, ngăn cách oxy không khí với vật cháy để dập lửa. Chỉ mở vải amian phủ lên đám cháy khi nhiệt độ đã xuống thấp, tránh sự bùng cháy trở lại của vật liệu dễ cháy.
Để làm nguội nhanh, có thể dùng bình bọt CO2 phun lên vải amian để dập lửa khi cháy quần áo trên người.
Tuy nhiên amian là vật liệu bị hạn chế sử dụng vì có thể gây độc hại cho con người
IV. Cát khô: 
Cát khô có thể sử dụng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng, chất rắn khi không được dùng nước để dập cháy
V.Bình bọt hóa học cầm tay: 
Bình chứa dung dịch Natri bicarbonat (NaHCO3) và chất hoạt động bề mặt, trong bình còn có một cốc thủy tinh hoặc PE chứa axit sulfuric hoặc hổn hợp axit sulfuric và sắc sulfat
Sử dụng: Lật ngược bình, NaHCO3 phản ứng với axit sulfuric sinh ra CO2 tạo bọt, cách ly ngọn lửa và không khí, làm nguội vật cháy.
Nhược điểm: Bọt chứa axit và muối → dẫn điện tốt → chỉ sử dụng khi đã ngắt mọi nguồn điện
Không sử dụng được ở nơi có các chất có thể phản ứng với nước gây nổ, tách khí cháy, khí ăn mòn, tỏa nhiêt (VD: có hóa chất peroxit, hydrua, cacbua, anhydrit, cơ kim)
Không sử dụng được ở nơi có thiết bị, hóa chất có thể bị ăn mòn, hư hỏng vì bọt chữa cháy.
Thường chỉ dùng để dập các đám cháy lớn khi các phương tiện khác ít hiệu quả
VII. Bình bọt khí cầm tay: 
Chứa dung dịch chất tạo bọt nồng độ 6% + CO2 nén nạp riêng 
Sử dụng: Khi bật khóa, CO2 tạo áp suất khoảng 10atm, phun ra kéo theo dung dịch tạo bọt
Nhược điểm: Giống bình tạo bọt hóa học cầm tay
VIII. Bình bọt cầm tay: 
Bình chứa bột dập cháy (VD: natri cacbonat và phụ gia, amoni phosphat và phụ gia, hoặc một số chất khác) + khí trơ nén trong một bình nhỏ gắn với vỏ bình.
Sử dụng: Dập cháy khi không có các phương tiện dập cháy khác, hoặc các phương tiện dập cháy khác kém hiệu quả
Hiệu quả tốt khi dập các đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ, cơ kim, hydrua kim loại
Ít độc hại, ít hoặc không làm hư hỏng thiết bị, không có nguy cơ bị điện giật.
Nhược điểm: Lớp bột phủ phải đủ dày để không bị cháy bùng trở lại
Tùy bột nạp bình mà phạm vi sử dụng khác nhau
VD: Natri bicacbonat không sử dụng cho đám cháy kim loại kiềm vì khi nóng nó phân hủy thành CO2 và H2O, các chất còn lại tương tác với kim loại kiềm nóng và làm chúng cháy mạnh hơn.
III. Kết quả thực hiện đề tài.
1. Số liệu thực tế sau khi thực hiện đề tài.
1.1. Kết quả khảo sát hứng thú học tập bộ môn hóa học vào cuối năm học.
Học sinh lớp
Khảo sát sau khi áp dụng nghiên cứu đề tài
Số HS hứng thú với giờ hóa học
Số HS không hứng thú 
12A6
29/33 chiếm 88%
4/33 chiếm 12%
12A8
31/ 34 chiếm 91%
3/34 chiếm 9%
10A4
42/42 chiếm 100%
10A6
39/44 chiếm 89%
5/44 chiếm 11%
10VT
33/33 chiếm 100%
1.2. Kết quả kiểm tra kĩ năng làm thí nghiệm học sinh vào tiết thực hành cuối của năm học
Học sinh lớp
Khảo sát sau khi áp dụng nghiên cứu đề tài
Số HS thành thạo các kĩ năng với dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
Số HS thành thạo các kĩ năng với dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
12A6
33/33 chiếm 100%
12A8
34/34 chiếm 100%
10A4
42/42 chiếm 100%
10A6
39/44 chiếm 87%
5/44 chiếm 13%
10VT
33/33 chiếm 100%
1.3. Điểm kiểm tra học kì II.
Lớp
Điểm 8,9,10
Điểm 5,6,7
Điểm < 5
12A6
11/33 - chiếm 33%
19/33 - chiếm 55%
4/33 - chiếm 12%
12A8
15/34 - chiếm 44%
 19/34 - chiếm 56%
10A4
15/42 - chiếm 36%
26/42 – chiếm 62%
1/42 – chiếm 2%
10A6
10/44– chiếm 23%
30/44 – chiếm 68%
4/44 – chiếm 9%
10VT
24/33 - chiếm 73%
9/33 – chiếm 27%
2. Đánh giá chung.
Sau khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy:
Về phía học sinh : học sinh thích học môn hóa học hơn, những tiết học thực hành, những tiết học bài mới tại phòng học bộ môn lôi cuốn học sinh hơn và các hoạt động tư duy vừa sức được tăng lên làm cho học sinh hứng thú hơn, chống lại thói quen lười biếng trí tuệ trong giờ học. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện và phát triển nhiều kĩ năng cần thiết như: kĩ năng làm việc nhóm, phân tích, tổng hợp, quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu..
Về phía giáo viên : Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học kết hợp dạy học thí nghiệm nghiên cứu, thực hành làm người giáo viên đỡ mất nhiều thời gian hướng dẫn giải thích lí thuyết khó hiểu bằng phương pháp truyền thống dài dòng, để giáo viên dành nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc phân tích, mở rộng một vấn đề. Từ đó năng lực, nghiệp vụ của giáo viên cũng được phát triển và hoàn thiện.
Thông qua quan sát tiến trình dạy học trên lớp: với các giờ học có sử dụng thí nghiệm nghiên cứu hay thí nghiệm chứng minh, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nội dung kiến thức của bài học được đảm bảo, đồng thời các kiến thức trọng tâm và kiến thức về bản chất hóa học được giảng kỹ hơn. Nhờ đó giáo viên có thời gian để khai thác kiến thức và các dạng bài tập nhiều hơn. Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi hơn cho học sinh và có thời gian tổ chức cho học sinh thảo luận trên lớp, nhờ đó hứng thú học tập và hoạt động nhận thức của học sinh được nâng cao, lôi cuốn học sinh tham gia xây dựng bài.
Thông qua bài kiểm tra: Bài kiểm tra được tiến hành sau khi học sinh học xong bài, bao gồm bài tập định tính và bài tập định lượng, trong đó có chú trọng đến phần kiến thức giải thích hiện tượng thực tế bằng kiến thức hóa học, những hiện tượng thực tế trong phòng thí nghiệm. Với việc xử lý bằng phương pháp thống kê có thể khẳng định: việc sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hóa học ở trường phổ thông. 
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm.
Đối với giáo viên phụ trách bộ môn:
Chuẩn bị nội dung các tiết dạy, đăng ký dạy học ở phòng học bộ môn trước một tuần. Đối với các tiết thí nghiệm thực hành giáo viên phải tiến hành thí nghiệm trước khi tổ chức lớp học.
Tổ chức lớp học thành nhóm học tập, rèn luyện: giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng, nhóm phó ( hoặc học sinh được yêu cầu) đến PHBM cùng Cán bộ thiết bị chuẩn bị tiết học, các học sinh khác chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, ngồi đúng vị trí quy định.
Tổ chức các tiết dạy theo đúng đặc trưng bộ môn học quản lý hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ, hóa chất đảm bảo kết quả, phát huy tính tích cực, tự giác, tìm hiểu kiến thức bài học tinh thần hợp tác hỗ trợ nhóm học tập của học sinh.
Sau mỗi tiết học, giáo viên hước dẫn học sinh thu dọn, sắp xếp lại đồ dùng, dụng cụ học tập, dọn vệ sinh đảm bảo PHBM an toàn, sạch sẽ.
Đối với học sinh:
Thực hiện nghiêm túc nội quy PHBM, đảm bảo trật tự, không nô đùa nghịch làm hư hại tài sản.
 Có ý thức tự giác học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên, ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình buổi học, mạnh dạn trao đổi thảo luận nhóm về những kiến thức trong bài học.
Tổ chức thí nghiệm thực hành an toàn. Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh theo hướng dẫn của giáo viên.
Đối với Cán bộ thiết bị:
Cập nhật sổ sách mô tả sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ, hóa chất theo đúng chương trình môn học.
Có kế hoạch kiểm tra định kỳ các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ, hóa chất, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong PHBM để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung.
Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. 
	Cán bộ phụ trách công tác thiết bị giáo dục được giao trách nhiệm quản lý PHBM phải có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ quản lý, hiểu biết và sử dụng thành thạo các thiết bị. Giáo viên phụ trách công tác thiết bị giáo dục chịu trách nhiệm trước nhà trường về quản lý tài sản, tham mưu mua sắm, sửa chữa các thiết bị dạy học. 
Để làm tốt công tác cấp phát thiết bị đòi hỏi người Cán bộ thiết bị phải thường xuyên bám nắm lịch báo giảng, thời khóa biểu của các đồng chí giáo viên sau đó lập phiếu yêu cầu mượn thiết bị treo tại phòng bộ môn để các đồng chí giáo viên có nhu cầu thì đăng ký vào sổ, đồng thời cũng quy định thời gian đăng ký trước thời gian sử dụng là 01 tuần.
II. Khuyến nghị.
Tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị:
Nhà trường cần phải phát huy và duy trì các phong trào dạy và học tập nghiêm túc cũng như nề nếp kỷ cương để học sinh thực sự có môi trường học tập tốt nhất. 
Nên khuyến khích các giáo viên sử dụng phòng học bộ môn để dạy & học tập.
Nhà trường cần có thêm phòng đa năng và đầu tư thêm máy chiếu để giáo viên được sử dụng giáo án điện tử nhiều hơn nữa, giờ học sẽ đạt hiệu quả cao.
Nhà trường đầu tư mua thêm dụng cụ, hóa chất và các thiết bị dạy học khác để dạy học ở phòng học bộ môn đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Do năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót, Kính mong quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp tận tình góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của lãnh đạo nhà trường	 Vân tảo, ngày 27 tháng 4 năm 2013.
 GV
	 VŨ THỊ LAN

File đính kèm:

  • docnội dung.doc
  • docbia SKKN.doc
  • docmuc luc SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan