Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng tiết trả bài viết Tập làm văn

 Văn học có ý nghĩa rất thiết thực đối với mỗi chúng ta, nhất là đối với thanh thiếu niên học sinh. Văn học giáo dục cho các em biết quý cái “ Chân”, biết ca ngợi cái “ Thiện” và biết yêu cái “ mỹ”. Đó là mục tiêu của các tiết văn bản. Nhiệm vụ không thể thiếu của môn văn là rèn cho các em kĩ năng trình bày một văn bản. Phân môn tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính thực hành cao và rèn kĩ năng trình bày văn bản cho học sinh. Qua một đề bài cụ thể thường trãi qua các tiết học: Quan sát; lập dàn ý ; làm văn nói (miệng) ; làm văn viết ; trả bài viết (chữa bài) . Theo quy trình dạy học tập làm văn thì tiết trả bài viết nằm ở giai đoạn cuối, nghĩa là giai đoạn “ tổng kết đánh giá sản phẩm” vì thế ở tiết học này đòi hỏi người giáo viên sự nổ lực không ngừng để tìm ra cách dạy sao cho học sinh cảm nhận thấy sự lý thú , ham muốn học. Người giáo viên làm được công đoạn “đánh giá sản phẩm công bằng , khách quan ” qua đó học sinh có điều kiện trau chuốt , gọt dũa “ tác phẩm ” của mình và học cách viết tốt hơn .

 Song xét về góc độ thực tiễn , có thể nói rằng có mấy giáo viên quan tâm chú ý tiết dạy “Trả bài viết ” theo đúng yêu cầu ; cũng như có mấy học sinh ý thức được qua tiết học đó em học được gì ? hay chỉ mong được biết điểm . Vì vậy , dạy chưa tốt , học chưa thông thì làm sao mang lại hiệu quả chất lượng được ? Hệ quả là học sinh tiếp tục làm văn chưa tốt là điều không thể tránh khỏi . Đó là điều băn khoăn trăn trở trong tôi và cũng là điều bức xúc của không ít giáo viên khi giảng dạy “ tiết trả bài viết ” . Vì thế tôi xin nêu ra một số biện pháp mà tôi đã rút ra từ quá trình giảng dạy, qua nghiên cứu học tập và qua các đồng nghiệp .

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7257 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng tiết trả bài viết Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïy và học qua loa. Đây cũng là giải pháp khắc phục dần những yếu kém của học sinh trong học tập môn văn cũng như một số môn học xã hội khác.
5.Kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2009. Nhưng một số giải pháp đưa ra được tích lũy qua các tiết trả bài trong quá trình giảng dạy.
Từ tháng 09 đến tháng 11 năm : Tìm tòi ý tưởng, ứng dụng ý tưởng vào các tiết trả bài cho học sinh khối 7-8. Ý tưởng nào gây sự chú ý, thú vị cho học sinh thì sẽ được chọn đưa vào GPHI.
Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2009: Tiến hành viết lí thuyết hoàn chỉnh GPHI. 
Phần II :NỘI DUNG
 I./ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Tiết Trả bài viết khó cả về mặt lí thuyết lẫn thực tiễn . Mặt khác không ít giáo viên chủ quan , chưa hoặc không nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của tiết học “ chữa bài ” , cho nên trong tiết Trả bài viết, giáo viên thường làm các công việc đơn giản nhất là phát bài , đọc điểm , nhận xét qua loa. Bên cạnh đó , hầu như học sinh chưa ý thức tốt trong học tập trong giờ “ chữa bài ” , một số học sinh lại tự ti cho rằng “ vốn dĩ mình dỡ văn ” nên buông xuôi , thụ động trong giờ học .
I.1/ Việc dạy :
Đa số giáo viên chưa chú tâm đến tiết trả bài viết, giảng dạy chung chung , đại khái cho xong tiết :
+ Giáo viên ghi đề bài Tập làm văn (trả bài viết) lên bảng 
+ Nêu lại ý trọng tâm của đề bài .
+ Nhận xét chung chung bài làm của học sinh .
+ Đọc bài văn hay của học sinh làm. 
+ Trả bài cho học sinh và ghi điểm vào sổ . 
I.2/ Việc học:
 	Đa số học sinh thụ động trong tiết học “ chữa bài ” , các em nghĩ đơn giản là nhận bài làm của mình để biết mình mấy điểm là xong. Trong khi học sinh thường mắc các lỗi như :
+ Viết sai lỗi chính tả .
+ Dùng từ chưa chính xác ( hoặc sai )
+ Câu văn thiếu các thành phần ( chủ ngữ , vị ngữ . )
+ Viết văn thiếu hình ảnh , ý nghèo , bố cục thiếu chặt chẽ ..
+ Chưa biết trình bày hình thức đoạn văn, bài văn. 
 Các lỗi này học sinh không nhận ra, không biết cách sửa và tiếp tục mắc phải trong các bài viết khác. Cách dạy và học “ Tiết trả bài ” như vậy là một lỗ hỏng trong dạy học môn văn. Thực tiễn cho thấy:Với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên phải chỉ lỗi, sửa lỗi cho học sinh thật nhiều lần thì các em mới khắc phục được. Nếu không chú trọng thay đổi cách dạy- học tiết trả bài thì tình trạng học sinh học yếu môn văn sẽ còn nhiều. Hiệu quả của tiết trả bài không phản hồi ngay mà phản hồi từ từ trong suốt thời gian các em học THCS. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 
Hiện nay, người giảng dạy môn văn nhiều nhưng người làm nghiên cứu phê bình văn học thì ít. Tổ chức thi SKKN, GPHI cũng là cách tạo ra phong trào thi đua nghiên cứu, sáng tạo trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Hằng năm, phòng Giáo dục huyện ĐamRông thu được nhiều đề tài hay về môn Ngữ văn. Do kiến thức rộng mà phạm vi nghiên cứu của các đề tài hẹp nên nhiều vấn đề trong giảng dạy môn Ngữ văn chưa được chú ý. Cách giảng dạy “ Tiết trả bài Tập Làm văn” còn là một vấn đề mới mẻ trên địa bàn giáo dục của huyện và một số địa bàn khác.
III.CÁC GIẢI PHÁP
Tiết trả bài viết tập làm văn không chỉ đơn thuần là trả bài lấy điểm mà nó phải đạt tới yêu cầu rèn sửa kĩ năng cho học sinh . Bởi vậy các khâu khi thực hiện đều phải chuẩn bị một cách chu toàn. Để tiết trả bài có hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ, kĩ hơn các một giờ học khác. Quy trình tiết trả bài viết cần tiến hành theo 4 công đoạn:
Chấm bài – (giáo viên )
Trả bài _ (học sinh)
Sửa bài _ (giáo viên _ học sinh)
Đọc bài văn hay _ (giáo viên _ học sinh)
III.1/CHẤM BÀI :
 Chấm bài một cách nghiêm túc , kĩ càng , chính xác là yêu cầu đầu tiên cần làm tốt . Đặc thù của bộ môn không cho phép người giáo viên đọc qua loa. Như vậy sẽ rất dễ bỏ qua những sáng tạo cũng như những hạn chế của học sinh. Vì vậy chấm bài có thể tiến hành theo 3 bước :
III.1.1/Chấm bài theo kí hiệu : 
 Giáo viên phổ biến một số kí hiệu cho học sinh trong tiết trả bài đầu tiên. Các kí hiệu này sẽ không thay đổi trong các lần chấm bài tiếp theo kể cả bài kiểm tra 15 phút. Việc thống nhất và ổn định quy ước sẽ dễ dàng hơn trong quá trình sửa bài . Sau đây là một số kí hiệu được sử dụng cho các lỗi thường gặp:
III.1.1.1/ Gạch chân “từ sai chính tả” : Viết lại từ đúng ra ngoài lề phụ đó là lỗi về chính tả .
III.1.1.2/ Gạch chân “dùng từ sai ” : Đặt dấu chấm hỏi ra lề phụ, viết lại từ đó là lỗi về từ .
III.1.1.3/ Gạch chân “câu sai” : Đặt dấu chấm hỏi ra lề phụ hoặc viết lại câu ở lề phụ nếu đủ khoảng trống đó là lỗi về câu .
III.1.1.4/ Đánh mũi tên lùi vào: Viết lại từ đầu đoạn đó là lỗi sai hình thức đoạn văn.
III.1.1.5/ Thêm dấu câu: Viết dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi trong bài đó là lỗi không ngắt câu hoặc sai dấu câu.
III.1.1.6/ Khoanh tròn “ từ thừa”, đóng ngoặc đơn “câu thừa” đó là lỗi diễn đạt khó hiểu, lủng củng.
III.1.1.7/ Dùng dấu móc đơn { : Dùng dấu móc đơn giới hạn đoạn văn lạc đề, dài dòng, chép văn bản, không có nghĩa và ghi lỗi cụ thể ở lề phụ đó là lỗi kiến thức.
III.1.1.8/ nếu học sinh “ dùng được một hình ảnh hay ” :Gạch chân bên dưới ghi ra lề phụ dùng hình ảnh hay .
III.1.1.9/ Nếu học sinh có cách “ lập luận hay lí lẽ tốt ” :Gạch chân bên dưới ghi ra lề phụ lập luận tốt hay lí lẽ tốt .
III.1.1.10/ Nếu học sinh “viết đoạn văn hay, sáng tạo”: Dùng dấu móc đơn và nhận xét ở lề phụ ý hay có sáng tạo.
III.1.2/ Lời nhận xét của giáo viên:
Mặc dù lời nhận xét rất ngắn gọn nhưng giáo viên cần suy nghĩ kĩ khi nhận xét bài của học sinh. Sau khi đọc bài, sửa lỗi, giáo viên phải nhìn khái quát bài viết để ghi điểm và đưa ra lời nhận xét phù hợp với mỗi bài viết. Có hai nhóm lời nhận xét chủ yếu là: khen cho những bài làm tốt và chê cho những bài làm yếu. 
III.1.2.1/ Lời khen:
Giáo viên tìm những ưu điểm của học sinh để nhận xét. Mục đích để học sinh phát huy ưu điểm trong những bài sau.
* Ví dụ: 
- Bài viết có nhiều ý hay. Cần phát huy.
- Bài viết có nhiều ý tưởng mới. Cần phát huy.
- Cách hành văn trôi chảy súc tích.
- Giọng văn giàu cảm xúc.
III.1.2.2/ Lời chê:
Những bài viết có nhiều hạn chế, giáo viết phải cho học sinh biết để khắc phục. Với những bài viết này, giáo viên sử dụng cách nói giảm nói tránh để nhận xét.
* Ví dụ: 
 	- Chú ý diễn đạt trôi chảy hơn.
- Cần đảm bảo bố cục ba phần.
- Cố gắng rèn chính tả.
- Tránh tẩy xóa nhiều trong bài viết.
III.1.3/ Ghi các lỗi có vấn đề :
 Giáo viên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ chấm bài. Đây là cuốn sổ tư liệu cần thiết khi trả bài. Mọi ưu điểm, nhược điểm, lỗi mà học sinh mắc phải trong từng bài làm cụ thể như : viết sai chính tả, dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh thiếu hoặc thừa thành phần chủ – vị , chưa rõ nghĩa , lặp từ , lặp ý hoặc thành phần không cần thiết  đều được ghi vào sổ “chấm bài ”. Cẩn thận hơn, giáo viên ghi tên học sinh mắc lỗi. Khi sửa đến lỗi này, giáo viên đưa ánh mắt nhẹ nhàng về phía học sinh mắc lỗi.
III.1.4/ Phân loại bài :
 Sau khi chấm xong , giáo viên cần thống kê lại xem học sinh có bao nhiêu lỗi trong bài viết, sau đó phân loại bài theo nhóm lỗi và cuối cùng là giáo viên tổng hợp theo loại : giỏi , khá , trung bình , yếu kém , chọn ra những bài tiêu biểu nhất hoặc ghi lại những ý hay nhất .
III.2/ TRẢ BÀI:
Giáo viên dành cho học sinh 5 phút để làm 3 việc :
 III.2.1/Đọc lại bài viết đã được chấm .
III.2.2/Xem lại các lỗi mắc phải .
III.2.3/Xem lại các ý hay , cách lập luận của mình .
III.3/SỬA BÀI:
Bước 1 : Nhận xét chung :
Học sinh đọc lại đề và nêu lại yêu cầu của đề bài . Học sinh xây dựng lại dàn ý của đề bài , giáo viên nhận xét đồng thời treo dàn ý lên bảng .Giáo viên cho học sinh xem kĩ bài làm và đối chiếu với yêu cầu của đề bài (dàn bài)
Giáo viên nêu nhận xét chung chất lượng bài làm của cả lớp (nêu những ưu điểm và hạn chế chính ).
 Bước 2 : Học sinh tự sửa bài :
Giáo viên nhận xét lần lược bài làm của học sinh nêu cụ thể các ưu khuyết điểm và yêu cầu các em này lên bảng tự sửa những lỗi sai về chính tả , cách viết hoa , cách dùng từ , cách đặt câu . Giáo viên ưu tiên cho học sinh mắc nhiều lỗi lên bảng sửa trước , mỗi lượt 2 học sinh lên bảng và lần lược cho hết lớp . Tuy nhiên , đối với các lài làm khá , tốt , ít sai sót giáo viên yêu cầu học sinh tự sửa vào tập nếu hết thời gian .
Sau mỗi lượt học sinh sửa bài , giáo viên gọi học sinh khác nhận xét , sau đó giáo viên chốt lại .
Sau đây là một số ví dụ minh họa : 
 * Chữa lỗi chính tả :
HS : Viết sai chính tả : đặt biệt 
GV : Cho biết từ sai chính tả ?
HS: Từ đặt , sửa lại là đặc biệt . 
 * Chữa lỗi về dùng từ :
HS: Mái tóc của bà tôi bạc phếch theo thời gian .
GV: yêu cầu học sinh chỉ ra từ sai .
HS : bạc phếch
GV: yêu cầu học sinh tìm từ thay thế .
HS : bạc trắng , bạc phơ .
GV chốt lại : Khi sửa từ phải chú ý đến văn cảnh câu văn trong trường hợp này dùng từ bạc trắng là dùng hợp lí với ngữ cảnh theo thời gian .
 * Chữa lỗi về câu :
 a/ Câu sai về ngữ pháp :
 Ví dụ 1: 
HS : Khi phát biểu cảm nghĩ về một người bạn tốt được nhiều người yêu mến viết : Bạn Hạnh thương yêu .
GV: dùng câu hỏi gợi mở giúp học sinh phát hiện ra lỗi sai của câu là chưa đủ thông tin , chưa rõ nghĩa : Bạn Hạnh thương yêu ai ? câu thiếu vị ngữ .
HS bổ sung : Bạn Hạnh thương yêu mọi người .. 
 Ví dụ 2 : 
HS viết: Trong lớp em chơi thân với Nam . Là bạn tốt của em.
GV: Em hãy chỉ ra lỗi sai ?
HS: Là bạn tốt của em.
GV: lỗi sai về cấu trúc của câu , chiếu chủ ngữ : CN?/ là bạn tốt của em.
HS sửa : Nam là bạn tốt của em ; hoặc : Bạn ấy là bạn tốt của em.
b/ Câu có lỗi về diễn đạt :
HS viết : Vừa gặp bạn , chưa nói câu nào , miệng bạn đã cười , cái mũi bạn rất cao và thính , nước da bạn trắng như em bé , mái tóc bạn đen láy buông xuống vai . 
GV: Em nhận xét gì về từ dùng trong câu ?
HS: Từ lặp : miệng bạn , mũi bạn , da bạn , tóc bạn . 
GV : Từ sai : mũi thính ( chỉ con vật ) 
 tóc - đen láy (đen láy – tả đôi mắt )
 da – trắng như em bé ( trắng như da em bé )
HS viết lại : Vừa gặp , bạn chưa nói câu nào đã cười , mắt đen láy , mũi cao rất thích hợp với mái tóc dài , xõa xuống vai .
GV chốt lại :Việc thay đổi trật tự trong câu , thay từ miêu tả sẽ làm cho câu có ý tường minh nhưng chưa sinh động . Vì thế hãy áp dụng biện pháp tu từ trong viết câu , em sẽ thấy được giá trị gợi tả của nó .
Câu sửa : Vừa gặp , bạn chưa nói câu nào đã cười , một nụ cười thân thiện . Và hình như mắt bạn cũng cười . Cái mũi cao rất xinh . Mái tóc đen mềm mại xõa xuống vai làm tăng thêm vẻ đẹp cho làn da trắng như da em bé .
 Bước 3 : Đọc bài tham khảo .
Chọn đọc bài theo kiểu : 
+ Đọc câu hay , ý sáng tạo .
+ Đọc đoạn hay .
 + Đọc bài hay .
Giáo viên cho học sinh đọc 2 – 3 bài làm văn khá tốt . Biểu dương học sinh có bài làm khá tốt , đồng thời khuyến khích động viên cả lớp để các bài làm sau đạt kết quả cao hơn .
III.4/ GIÁO ÁN MẪU:
Tuần :12 	 	Ngày soạn: 26/10/09
Tiết: 47 	Ngày dạy : 28/10/09
 Tập làm văn:	 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố một số kĩ năng làm văn biểu cảm.
- Thấy được những thiếu sót, lỗi các dùng từ, đặt câu và cách viết đoạn ở bài viết số 2.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự sửa lỗi cho bài viết của mình và của người khác.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức biết lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình và cho bạn bè..
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Soạn giáo án, chấm bài, nhận xét, bảng phụ.
2. Học sinh: Sgk, vở bài tập, chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Lòng trong hoạt động trả bài.
3. Bài mới: 
* Dẫn dắt:Tiết học này cô sẽ trả bài làm văn số 2 cho các em. Các em cần chú ý lắng nghe để nhận ra những thiếu sót trong bài làm cũng như những mặt mà các em đã làm được để tiếp tục phát huy trong các bài sau.
* Tiến trình bài dạy: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ1:Hướng dẫn lập dàn ý.	
- HS nhắc lại đề
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV: Qua bài viết của mình em nào có thể lập dàn ý cho đề bài này?
- HS: Trả lời.GV ghi ý chính lên bảng.	
* HĐ2: Trả bài
- GV gọi đại diện một em học sinh lên phát bài cho các bạn.
- Hs: Nhận bài, đọc qua chú ý màu bút đỏ giáo viên chữa 
* HĐ3:Nhận xét chung
Ưu điểm:
- Đảm bảo bố cục ba phần
- Không lạc đề
- Một số bài có ý tưởng sáng tạo, biểu cảm hay( Phương, Sa Lim, Ngọc)
Hạn chế: 
- Sai kiến thức ( Cúc, K’rong)
- Lỗi diễn đạt ( Thủy, Kha, K’ Hiền, Thơ)
- Viết câu sai( k’ Tuyên, K’ Hăn)
- Lặp từ, lặp câu( Nhân, K’ Ly)
- Câu không đúng ngữ pháp, lủng củng, thừa từ.
- GV đọc các bài chưa đạt.
 * HĐ4: Sửa lỗi 	
- GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai. Bạn nào có thể lên bảng sửa giúp cô?
-HS sửa:
+ 7km -> 7m, 500 tấn-> 1 tấn
+ Tác dụng có lợi cho người ăn-> Xoài là món trái cây khoài khẩu của nhiều người, đặc biệt là những cô gái.
+ Vì loại cây xoài mang tính chất rất đẹp-> Cây xoài vừa cho trái vừa mang đến màu xanh cho cuộc sống.	
- GV nhận xét, sửa sai
* HĐ5: Đọc bài khá:
- GV một số câu hay trong bài Salim.
- Phương, Ngọc tự đọc bài của mình.
- GV đọc một bài văn mẫu.
* HĐ6: Ghi điểm
GV gọi tên, HS đọc điểm, GV ghi điểm.
* Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về loài cây em yêu.
1.Dàn ý sơ lược:
*Mở bài:(1,5điểm) 
Giới thiệu tên loài cây em yêu, lí do em thích
* Thân bài: ( 6điểm)
- Miêu tả đặc điểm thân cành lá có xen biểu cảm.
- Kể các tác dụng ý nghĩa của cây xen biểu cảm.
- Mối quan hệ gắn bó giữa em và cây. 
* Kết bài:(1,5điểm) Nêu cảm nghĩ của em đối với cây.
2.Trả bài:
3.Nhận xét:
a.Ưu điểm:
b. Hạn chế:
- Sai kiến thức: cây cao 7km, cây cho 500 tấn,
- Lỗi diễn đạt: vụng về, lủng củng, thừa từ.
- Viết câu sai: không có nghĩa, không đủ thành phần.
- Lặp từ, lặp câu
4.Sửa lỗi:
a,Sửa lỗi chính tả.
Ở trông vườn-> ở trong vườn
Trất -> rất, Sanh -> xanh, 
Phát truyển-> Phát triển, 
Dó-> gió, xống-> sống.
b, Sửa lỗi dùng từ, đặt câu.
- Em sẽ mãi mãi với cây xoài-> Em sẽ mài mãi yêu quý cây xoài.
-Không gia đình nào không thể không có cây lúa được-> Lúa là cây lương thực chính của mọi gia đình quê em. 
- Vì loại cây xoài mang tính chất rất đẹp
-> Cây xoài vừa cho trái vừa mang đến màu xanh cho cuộc sống.	
5. Đọc bài khá:
6.Ghi điểm:
 BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm >TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm 
< TB
7a1
7a2
4.Củng cố:
	HS trao bài cho nhau đọc. GV nhắc nhở HS khắc phục các khuyết điểm, phát huy ưu điểm ở bài sau.
5. Dặn dò:
-Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập.
-Bài mới:Soạn bài “ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.”:Trả lời câu hỏi Sgk
 IV.Rút kinh nghiệm:	
 IV / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 Hơn một năm giảng dạy ở trường THCS Đạ Long , tôi đã gặp không ít những khó khăn khi đối mặt với các học sinh yếu kém bộ môn mình. Tôi phải mất rất nhiều thời gian để chấm bài Tập làm văn. Lúc đầu tôi luôn đắn đo phải sửa thế nào để học sinh dễ biết lỗi. Một số kí hiệu chấm bài trong đề tài tôi học tập từ cô giáo của tôi, một số kí hiệu tôi tự nghĩ phải làm thế. Dần dần tôi xây dựng những phương pháp cho bản thân khi “ chữa bài ” cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh học yếu phân môn Tập làm văn. Sau tiết trả bài số 2 học sinh sẽ nhớ các kí hiệu của tôi.
Những tiết trả bài đầu tiên của tôi khi mới đi dạy không thu hút sự chú ý của học sinh lắm. Từ khi thay đổi cách lên lớp “ Tiết trả bài”, lớp học ngày càng sôi nổi hơn. Đặc biệt là hoạt động sửa lỗi. Những câu mắc lỗi thường gây cười cho lớp học. Và phần lớn học sinh muốn thể hiện mình sẽ không mắc lỗi trên bằng cách xung phong sửa lỗi. Tôi nghĩ đây cũng là cách cùng nhà trường nâng cao chất lượng cho học sinh nhằm thực hiện tốt chủ trương “hai không” của bộ giáo dục phát động . Như vậy , qua tiết “ Trả bài viết ” học sinh học tập , ghi nhớ nhiều điều bổ ích , giúp cho các em hoàn thiện hơn trong cách dùng từ , đặt câu , kĩ năng vận dụng kiến thức đọc hiểu , kiến thức về đời sống 
Kết quả đạt được ở môn văn của lớp 8A1 trong những bài viết như sau:
 Xếp loại
Bài viết
 Giỏi (%)
 Khá(%)
Trung bình(%)
 Yếu (%)
 Kém(%)
Số 1
3
14.7
52.8
26.5
3
Số 2
3
34.3
52.8
9.9
0
Số 3
6
32.5
58.5
3
0
 	Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 	Trong quá trình giảng dạy tôi theo dõi mức độ tiến bộ giữa các bài viết tập làm văn của học sinh , tôi thấy các em có ý thức hơn trong việc khắc phục những hạn chế mà bài làm trước đã mắc phải. Các em biết “ đọc văn người để sửa văn mình ” và các em hứng thú hơn trong tiết học này. Như vậy , để dạy tốt tiết “ Trả bài viết ” , giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ càng các khâu trước khi lên lớp, đặc biệt là khâu chấm bài . Bởi vì “Tiết trả bài viết ” không chỉ đơn thuần là phát bài đọc điểm cho học sinh , mà “Tiết trả bài viết ” cũng là dạy học- một tiết dạy quan trọng như các tiết dạy quan trọng khác .
 	Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân khi giảng dạy tiết “Trả bài viết ” mà tôi đã rút ra từ quá trình giảng dạy, từ các đồng nghiệp và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và các lớp bồi dưỡng thường xuyên. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô hãy nhiệt tình tình đóng góp, xây dựng để tiết “Tiết trả bài viết ” ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Đạ Long , ngày 27 tháng 12 năm 2009
 Người viết 
	 Trương Thị Giang

File đính kèm:

  • docSKKN_tra_bai_viet_Tap_lam_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan