Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần bài tập thực nghiệm môn Vật lý

Người lao động xưa đã từng quan niệm “Trăm hay không bằng tay quen”, rằng lý thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành. Ngày nay xã hội phát triển, quan niệm lý thuyết và thực hành được hiểu khác hơn. Học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy.”

 Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của người đi trước. Còn hành nghĩa là ứng dụng kiến thức, lý thuyết để vận dụng vào thực hành hoặc giải quyết một vấn đề thực tiễn của đời sống. Cho nên học lý thuyết và thực hành hay làm bài tập thực hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chúng là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời. Học sinh Việt Nam rất giỏi về lí thuyết, nhưng về thực hành lại là điểm yếu đối với học sinh Việt Nam.

Vì thế trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã khẳng định “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng phát triển năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” Phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng thực hành mà cụ thể là thông qua việc cho học sinh tiếp cận và đi sâu vào các dạng bài tập thực nghiệm là điều vô cùng cần thiết, giúp học sinh có mối liên hệ chặt chẽ giữa lí thuyết và vận dụng thực tế, ứng dụng kiến thức vào đời sống.

 

doc42 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần bài tập thực nghiệm môn Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 
 = d = d’ AB = A’B’
Gọi L là khoảng cách từ vật đến ảnh ( màn) ta có :
L = d + d’ = 4f f = = 
Vậy chỉ cần dịch chuyển vật và màn sao cho ảnh rõ nét trên màn với điều kiện ảnh có chiều cao bằng vật (h’= h) và d = d’. Từ đó xác định được f
Cách tiến hành :
+ Dùng thước đo chiều cao h của vật.
+ Cố định thấu kính ở giữa giá quang học, rồi đặt vật và màn ảnh sát gần và cách đều thấu kính.
+ Dịch vật và màn ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh của vật rõ nét trên màn ( ảnh thật , ngược chiều) và ảnh có kích thước bằng vật (h’ = h).
+ Kiểm tra lại hai điều kiện d = d’, h’ = h.
+ Xác định khoảng cách từ vật tới màn : L = d + d’
+ Tính tiêu cự của thấu kính theo công thức : f = = 
2.2.2. Giải pháp 2:
Cho học sinh tìm tòi và kết hợp với giáo viên đưa ra các bước chung nhất để giải bài toán:
Các bước chung để giải bài tập thực nghiệm.
- Bước 1: Đọc kĩ đầu bài để tìm hiểu mục đích, yêu cầu của nội dung bài tập
- Bước 2: Phân tích nội dung bài tập:
Giúp học sinh có thói quen phân tích đầu bài, hình dung được các hiện tượng Vật lí xảy ra trong bài toán như:
+ Bài tập thuộc loại nào?
+ Nội dung bài tập đề cập đến những hiện tượng,đại lượng vật lý nào?
+ Bài tập cho biết gì? Đại lượng nào bài toán đã cho, đại lượng nào cần tìm?
* Cần tìm gì? Yêu cầu gì?
* Có cần vẽ hình không? Nếu có thì vẽ hình như thế nào? Ghi tóm tắt.
- Bước 3: Đề ra phương án giải: Tìm mối quan hệ giữa đại lượng, sử dụng các phép biến đổi toán học để tìm ra đại lượng cần xác định thông qua các dụng cụ cho sẵn trong đề bài.(như lập Phương trình hoặc biến đổi đại số)
- Bước 4: Suy ra phép đo đại lượng chưa biết thông qua những dụng cụ đã biết và dựa vào công thức vừa suy ra.
- Bước 5: kết luận.
Tuy vậy sử dụng linh hoạt từ bài mà có thể rút ngắn các bước. Có thể kết luận hoặc không cần kết luận.
2.2.3. Giải pháp 3:
Phát huy vai trò thảo luận nhóm trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm theo hai cách sau:
- Trong giờ học bồi dưỡng nâng cao ở lớp.
- Tổ chức nhóm theo chủ đề giao về nhà.
Giáo viên đang hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm 
Trong buổi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trên lớp thông thường giáo viên đưa ra đề bài cho học sinh và đặt một số câu hỏi và suy ra cách giải cho bài toán.GV gọi một học sinh lên bảng làm một phần hoặc làm cả bài.
Nhưng tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh và tôi thấy hiệu quả rõ rệt.Cụ thể là nó đạt được những ưu điểm sau:
+ Không khí tiết học sôi nổi.
+ Học sinh hứng thú để khám phá bài học.
+ Học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và trao đổi thảo luận với nhau làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà học sinh còn đang thắc mắc không dám hỏi giáo viên.Soi sáng được luôn lí thuyết vào thực tiễn.Vậy phương pháp mới này sẽ áp dụng như thế nào?
Bước 1: GV nên bố trí lớp học theo hướng hoạt động nhóm là hai bàn kê sát lại với nhau và quay vào nhau cho học sinh tiện thảo luận và trao đổi.
Bước 2: GV đưa ra một số dụng cụ thí nghiệm có trong bài tập hoặc mô hình các dụng cụ thí nghiệm bài cho để nêu vấn đề.
? Các em hãy quan sát cô có một số dụng cụ A,B,C.các nhóm hãy thảo luận và tìm cách đo đại lượng x của dụng cụ C
Hoặc GV có thể hỏi: Cô có một số dụng cụ sau A, B, C..Muốn đo đại lượng x của dụng cụ C các em phải làm thế nào.
Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm và ghi vào phiếu học tập.
Phiếu học tập:
Trên cơ sở lý thuyết:
Cách tiến hành đo
Đại diện một nhóm đứng lên trình bày, nhóm khác phản biện và bổ sung, nêu cách khác nếu có.
Bước 4: GV là người cuối cùng chốt lại vấn đề.( lưu ý GV cùng học sinh khái quát thành cách làm và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh)
Bước 5: có thể cho các nhóm tiến hành thí nghiệm đo và xác định đại lượng cần tìm để rèn kỹ năng thực hành cho học sinh.
GV: có thể cho nhóm khai thác thêm bài toán bằng cách thay một dụng cụ khác hoặc tìm cách đo đại lượng khác trong bộ dụng cụ thí nghiệm.
Ví dụ cụ thể:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: đưa ra đề bài:
Cô có một số dụng cụ sau: (GV giơ mẫu vật)
1 khối gỗ hình lập phương, 1 cốc thủy tinh không có vạch chia, 1 thước thẳng có vạch chia mm, 1 dây chỉ, nước .
Cho biết: Khối lượng riêng của nước bằng 1,00g/cm3
Các em hãy tìm cách đo khối lượng riêng của khối gỗ.
GV: cho hs hoạt động nhóm trong 10 phút.
? Đại diện nhóm 1 trình bày phương án của mình.
? Nhóm khác nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
? Đại diện nhóm 2 trình bày phương án của mình.
GV: phân tích và thống nhất phương án với cả lớp.
GV: cho hs thực hành làm thí nghiệm để đo khối lượng riêng của gỗ.
GV: Khi làm thí nghiệm các em lưu ý tránh làm đổ nước ra ngoài, làm cẩn thận và thao tác nhanh.
GV: Quan sát và hướng dẫn kỹ năng làm thí nghiệm cho học sinh.
Khai thác bài toán:
? Nếu cô thay khối gỗ hình lập phương bằng một khối gỗ hình hộp chữ nhật hoặc hình trụ tròn.Muốn đo trọng lượng riêng của các khối gỗ đó em làm thế nào?
HS(Nêu cách làm)
? Nếu cô có một khối gỗ nhỏ và một bình thủy tinh hình trụ tiết diện đều, nước, dầu thực vật. Làm thế nào để xác định được khối lượng riêng của gỗ và khối lượng riêng của dầu thực vật.
HS: (hoạt động nhóm và nêu phương án).
Gợi mở và liên hệ thực tế:
? Tìm cách xác định khối lượng riêng của một quả bưởi( hoặc quả bòng) hình cầu và khi thả vào nước thì nổi cân bằng trên mặt nước?
HS: (trả lời)
? Nếu cô có một chiếc chén sứ hoặc một chiếc bát sứ liệu em có thể đo được khối lượng riêng của chúng không? Nếu có thì đo bằng cách nào?
HS: (trả lời)
? Em hãy tìm các dụng cụ trong thực tế mà em có thể đo được khối lượng riêng của nó? Và nêu phương án của em?
HS: (trả lời)
HS: hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập:( theo mẫu trên)
HS: Nhóm 1 trình bày phương án.
HS: nhóm khác nhận xét.
HS: Nhóm 2 trình bày phương án.
HS: Trình bày vào vở.
Cơ sở lý thuyết:
Gọi: P là trọng lượng của khối gỗ; FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ; V, V’ là thể tích của khối gỗ và phần thể tích nước bị khối gỗ choán chỗ (thể tích của phần khối gỗ chìm trong nước); a, h là chiều dài cạnh của khối gỗ và chiều cao của phần khối gỗ nổi trên mặt nước; Dn, Dg là khối lượng riêng của nước, gỗ. Khối gỗ nổi trên mặt nước, ta có:
P = FA
 Dg.10.V = Dn.10.V’
 Dg.10.a3 = Dn.10.a2.(a – h)
 Dg = 
 2. Trình tự thực hành:
Bước 1: Dùng thước đo hai cạnh a của khối gỗ.
Bước 2: Buộc sợi chỉ vào khối gỗ và thả vào cốc đựng nước. Giữ nhẹ dây chỉ để khối gỗ nổi thẳng đứng trên mặt nước, đo h.
Lập bảng:
Lần đo
a
h
Dg
1
2
3
Kết quả:
Tính giá trị trung bình:
Với các bài toán khác GV làm tương tự và có thể phối hợp thông qua tổ chức trò chơi.
GV còn có thể đưa ra một số dụng cụ. học sinh tìm trong các dụng cụ đó lựa chọn dụng cụ để tìm cách đo đại lượng vật lý.
- Tổ chức nhóm theo chủ đề giao về nhà.
- Giáo viên có thể tổ chức nhóm tự học theo các bước sau:
Bước 1: chia 4 em 1nhóm giao một chủ đề chuẩn bị dạy tới hoặc đang dạy trên lớp, ví dụ như “bài tập thực nghiệm phần nhiệt học”.
Bước 2: Học sinh trong nhóm chia nhiệm vụ cho từng thành viên tìm các tài liệu tham khảo hoặc tìm qua mạng, mỗi thành viên tìm ít nhất một bài, tìm cách giải cho bài toán.
Bước 3: Thảo luận cùng cả nhóm. Học sinh trong nhóm đưa bài tập ra để cả nhóm cùng thảo luận,tìm cách giải đúng nhất cho các bài tập của các thành viên trong nhóm mình.
Bước 4: Thảo luận trước lớp cùng các nhóm khác, nếu là bài quá khó giáo viên cùng gợi ý và hướng dẫn học sinh tìm ra phương án dựa vào những kiến thức vật đã học và sắp học để giải quyết mâu thuẫn giữa đã biết và chưa biết.
Đây là một phương pháp rất hay kích thích học sinh tự học qua mạng, qua tài liệu tham khảo, tự tìm tòi và chủ động nắm bắt, phát hiện ra kiến thức.
 Hiệu quả của giải pháp này:
 Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tối thấy đạt hiệu quả rõ rệt.
- Học sinh tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức, thảo luận nhóm sôi nổi với một tâm thế thoải mái đã giúp các em nhớ kiến thức sâu hơn.Các em yêu thích môn học, say sưa vận dụng các bài tập thực nghiệm vào thực tế.
- Học sinh đã có thể tự sáng tạo ra các bài tập thực nghiệm dựa trên cơ sở các dạng bài tập ở trên.
- Kết quả học tập qua các bài kiểm tra và các kỳ thi nâng cao hơn nhiều so với trước đó.
HÌNH ẢNH HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỂ TÌM RA KIẾN THỨC
2.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra, chấm, chữa về dạng bài tập thực nghiệm, lồng ghép bài tập thực nghiệm trong các bài kiểm tra.
 Kiểm tra giúp các em phải luôn có ý thức học tập nghiêm túc, phấn đấu hết mình, bên cạnh đó thông qua các bài kiểm tra học sinh cũng biết mình nắm bắt kiến thức đến đâu, tiến bộ nhiều hay ít để phân đấu vươn lên.Qua việc chấm chữa thường xuyên của giáo viên giúp các em tiến bộ rất nhiều về kỹ năng trình bày, rèn tính cẩn thận, trình bày khoa học và tư duy logic.
 Đối với giáo viên thông qua các bài kiểm tra có thể biết được phương pháp của mình dành cho các em có phù hợp không còn kịp thời điều chỉnh.
 Thông thường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, các giáo viên thường lồng ghép phần bài tập thực nghiệm để kiểm tra, nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thấy nếu giáo viên chịu khó đầu tư vào dạng bài tập này cho các em kiểm tra, chấm chữa thường xuyên thì các em không những không sợ mà còn rất yêu thích phần bài tập này vì nó có phần thực nghiệm và cho các em có nhiều cơ hội vận dụng kiến thức vật lý vào trong đời sống, các em thấy nhiều điều thú vị thông qua những giờ học thực nghiệm.
 Xu hướng trong tương lai rất chú trọng đến kỹ năng thực hành cho học sinh nên việc lồng ghép bài tập thực nghiệm trong các bài kiểm tra là hết sức cần thiết và cũng phù hợp với mục đích của nhà nước ta. Việc lồng ghép nhiều giúp học sinh lưu tâm và đào sâu kiến thức hơn kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của các em.
 Đối với các kỳ thi olimpic và chọn học sinh giỏi các cấp, việc các em được tập dượt trước và đã va chạm các bài kiểm tra ở nhà đã tạo một tâm thế vững tin cho các em. Hơn thế nữa,với kiến thức vững chắc phần bài tập thực nghiệm các em có thể tự tin để làm bài thi đạt kết quả cao nhất.
2.3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
 Sau khi thực hiện đề tài tôi thấy học sinh nắm chắc kiến thức phần bài tập thực nghiệm, các em đã có sự chuyển biến rõ rệt về khả năng vận dụng kiến thức để giải các bài tập phần này.
* Đối với các kỳ thi olimpic và chọn học sinh giỏi các cấp:
Từ khi triển khai nội dung sáng kiến tôi đã gặt hái được một số kết quả sau:
- Đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 của trường THCS thị trấn Yên Ninh vươn lên vị trí thứ nhất của huyện trong các năm học 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014 và có nhiều em được tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Ninh Bình môn vật lý.
 Năm 2011-2012 lớp 9A có 7em đại diện cho huyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 2 em đạt giải nhì, 3 giải ba và 2 giải khuyến khích. Đội tuyển Yên Khánh xếp thứ tư toàn tỉnh.
 Năm 2012-2013 lớp 9A có 5em đại diện cho huyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 2 em đạt giải nhì, 3 giải ba và 2 giải khuyến khích. Đội tuyển Yên Khánh xếp thứ tư toàn tỉnh.
 Năm 2013-2014 lớp 9A có 7em đại diện cho huyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 1 em đạt giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích. Đội tuyển Yên Khánh xếp thứ ba toàn tỉnh.
* Đối với chất lượng các lớp dạy bồi dưỡng nâng cao kiến thức:
Sau quá trình triển khai tôi đã cho học sinh lớp 8A, 9A các năm làm bài kiểm tra để đối chứng với chất lượng ban đầu kết quả cụ thể như sau:
KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU KHI TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN
CHẤT LƯỢNG HỌC LỰC
Lớp 8A
Năm học
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2011-2012
35
9
25,7
20
57,1
6
17,2
0
0
2012-2013
35
7
20
22
62,9
6
17,1
0
0
2013-2014
36
10
27,8
19
52,8
7
19,4
0
0
Lớp 9A
2011-2012
33
13
39,4
20
60,7
0
0
0
0
2012-2013
35
12
34,3
21
60
2
5,7
0
0
2013-2014
35
11
31,4
23
65,7
1
2,8
0
0
 Đối với lớp 8A trong các năm học:
- Năm học 2011 – 2012 trước khi triển khai sáng kiến có 1em đạt điểm giỏi (chiếm 2,8%) và 2 em khá( chiếm 5,7%) .Qua quá trình triển khai và bồi dưỡng nâng cao kiến thức, các em đã có sự tiến bộ vượt bậc cụ thể như: có 9 em đạt điểm giỏi (chiếm 25,7%)và 20 em đạt điểm khá(chiếm 57,1%).Vậy số học sinh đạt điểm giỏi tăng 22,9%. Số học sinh đạt điểm khá tăng 51,4%
- Năm học 2012 – 2013 từ ban đầu không có em nào đạt điểm giỏi và 5 em khá (chiếm 14,3%) thì đến cuối năm có 7 em đạt điểm giỏi (chiếm 20%) và 22 em đạt điểm khá(chiếm 62,9%). Vậy số học sinh đạt điểm giỏi tăng 20%. Số học sinh đạt điểm khá tăng 48,6%
- Năm học 2013 – 2014 từ ban đầu không có em nào đạt điểm giỏi và 10 em khá(chiếm 27,8%) thì đến cuối đợt triển khai sáng kiến có 10 (chiếm 27,8%) em đạt điểm giỏi và 19 (chiếm 52,8%) em đạt điểm khá.Như vậy số học sinh đạt điểm giỏi đã tăng từ 0 đến 10 em.
Đối với lớp 9A trong các năm học:
- Năm học 2011 – 2012 trước khi triển khai sáng kiến có 1 em đạt điểm giỏi (chiếm 3,0%)và 11 em đạt điểm khá(chiếm 33,3%) .Qua quá trình triển khai và bồi dưỡng nâng cao kiến thức các em đã có sự tiến bộ vượt bậc cụ thể như: có 9 em đạt điểm giỏi (chiếm 25,7%) và 20 em đạt điểm khá(chiếm 57,1%).Vậy số học sinh đạt điểm giỏi tăng 22,7%. Số học sinh đạt điểm khá tăng 23,8%
- Năm học 2012 – 2013 từ ban đầu có 3 em đạt điểm giỏi và 11 em đạt điểm khá thì đến đợt triển khai sáng kiến có 12 (chiếm 34,3%) em đạt điểm giỏi và 21em đạt điểm khá(chiếm 60%) .
- Năm học 2013 – 2014 từ ban đầu có 2 em đạt điểm giỏi và 17 em khá thì sau khi sử dụng nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên để bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các em kết quả là: có 11 (chiếm 20%) em đạt điểm giỏi và 23 (chiếm 62,9%) em đạt điểm khá.Vậy số học sinh đạt điểm giỏi tăng 9 em.
* Đối với giáo viên và học sinh:
SKKN “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần: “bài tập thực nghiệm ” trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích để giáo viên các trường dựa vào đó ôn tập, hướng dẫn học sinh về bài tập thực nghiệm.
SKKN trở thành một hiệu ứng giúp giáo viên và học sinh tham gia sôi nổi tìm tòi, đào sâu kiến thức về bài tập thực nghiệm mà trước đó luôn là điểm yếu đối với nhiều học sinh và giáo viên.
 Bên cạnh đó học sinh tham gia nhiệt tình vào hoạt động nhóm, phát huy và khơi dậy được khả năng tiềm tàng của học sinh, thúc đẩy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống của các em. SKKN còn trở thành tài liệu tham khảo vô cùng ý nghĩa và quan trọng với các em học sinh khá giỏi.
3- KẾT LUẬN
Bài tập thực nghiệm thường ít thấy trong các tài liệu tham khảo nhưng lại thấy nhiều trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các câp. Bên cạnh đó bài tập thực nghiệm là một phương tiện hữu ích giúp học sinh vận dụng lí thuyết vào thực tế, rèn kỹ năng thực hành đang là điểm yếu của học sinh nói chung.Qua phần bài tập này kích thích học sinh tìm tòi, sáng tạo
 Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn vật lí ở trường THCS, thì việc cho học sinh tiếp cận với bài tập thực nghiệm là rất cần thiết và có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn vật lí.
 Bằng những kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình quá trình thử nghiệm thành công vật lý tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm như sau:
 3.1. Tóm lược những giải pháp.
 Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập theo từng phần và phân loại bài tập theo từng dạng giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng.
 Tôi đã xây dựng và phân loại các dạng bài tập theo từng chuyên đề và phân thành nhiều dạng bài tập nhỏ giúp học sinh nắm chắc kiến thức, đồng thời có cái nhìn khái quát về bài tập thực nghiệm và hình dung ra hướng giải của bài toán, biết cách vận dụng kiến thức để áp dụng vào thực tế và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. 
Chuyên đề 1: Cơ học.
* Dạng 1: Xác định khối lượng, thể tích của vật.
* Dạng 2: Xác định thể tích của vật.
* Dạng 3: Xác định khối lượng riêng, trọng lượng riêng của vật.
* Dạng 4: Bài tập thực nghiệm có sử dụng máy cơ đơn giản
* Dạng 5: Bài tập về bình thông nhau.
Chuyên đề 2: Nhiệt học.
 Dạng 1: Xác định nhiệt dung riêng của một chất.
 Dạng 2: Xác định nhiệt nóng chảy của một chất:
 Dạng 3: Xác định nhiệt hóa hơi của một chất:
Chuyên đề 3: Điện học.
* Dạng 1: Xác định chiều dài, điện trở suất của dây dẫn có điện trở.
* Dạng 2: Xác định điện trở của vật dẫn
* Dạng 3: Xác định điện trở của vôn kế, ampe kế khi vôn kế và ampe kế không lí tưởng.
* Dạng 4: Xác định hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
* Dạng 5: Xác định công suất điện.
Chuyên đề 4: Quang học.
Dạng 1: Bài tập về gương
Dạng 2: Bài tập về thấu kính
Giải pháp 2: Cho học sinh tìm tòi và kết hợp với giáo viên đưa ra các bước chung nhất để giải bài toán.
GV cùng phối hợp với học sinh để đưa ra các bước giải chung nhất giúp cho học sinh không bị lúng túng khi gặp bài tập thực nghiệm và chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp có trong bài toán.
Giải pháp 3: Phát huy vai trò thảo luận nhóm trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Trong tiết dạy bài tập thực nghiệm thay vào phương pháp cũ là truyền thụ kiến thức cho học sinh tôi đã tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh và dạy theo định hướng phát triển năng lực.Đồng thời hướng dẫn các em tổ chức nhóm tự học: học ở nhà, học trên mạng, học qua các tài liệu tham khảo. Nhờ cách làm trên mà thu được hiệu quả rất cao. 
Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra, chấm, chữa về dạng bài tập thực nghiệm, lồng ghép bài tập thực nghiệm trong các bài kiểm tra.
GV: cho học sinh làm nhiều bài kiểm tra, chấm chữa thường xuyên và rút kinh nghiệm để giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học, sáng tạo và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
 3.2. Phạm vi áp dụng:
Đề tài đã được áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí THCS và cũng có thể coi là một tài liệu tham khảo trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy học sinh cảm thấy dễ dàng hơn trong việc vận dụng lí thuyết vào thực tế, có cái nhìn rõ ràng hơn về cách đo các đại lượng vật lý.
Với tính ưu việt của đề tài mà đề tài của tôi đã được áp dụng cho toàn ngành giáo dục Yên Khánh.
Đề tài đã trở thành một tài liệu không thể thiếu đối với mỗi giáo viên THCS dạy bộ môn vật lý và đặc biệt là những người có tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đề tài này cũng là một tài liệu hữu ích để các em học sinh THCS tham khảo và làm theo, phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi vảo lớp 10 chuyên.
Với mong muốn nâng cao chất lượng học sinh khá giỏi môn vật lý THCS của tỉnh Ninh Bình, tôi hy vọng đề tài của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi cho giáo viên
 3.3. Kiến nghị:
- Về phía nhà trường: Tạo điều kiện mua sắm tài liệu, sách tham khảo, tạo điều kiện về thời gian nghiên cứu. Đề nghị tổ chuyên môn góp ý cùng xây dựng sáng kiến.
- Về phía phòng giáo dục: Thẩm định để đánh giá đúng chất lượng sáng kiến, để từ đó phổ biến tới các đồng nghiệp sâu rộng hơn và triển khai tới các đối tượng học sinh khá giỏi khối 8, 9 trong toàn huyện.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra trong quá trình nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trong đề tài, tôi đã cố gắng trình bày phương án giải ngắn gọn, dễ hiểu. Tuy nhiên bản thân tôi cũng nhận thấy đôi chỗ cần giải quyết vấn đề sâu hơn hoặcthể lời giải đôi chỗ quá vắn tắt, việc phân loại có thể chưa thực sự đầy đủ các dạng. Do đó rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí giáo viên và các em học sinh.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Yên khánh ngày 5 tháng 5 năm 2015.
 Người thực hiện
 Lê Hoàng Duyên
 Xác nhận của Trường Xác nhận của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm tôi có tham khảo một số tài liệu sau:
STT
TÊN TÀI LIỆU
1
Sách giáo khoa vật lý 8 (nhà xuất bản giáo dục)
2
Vật lý lớp 9 (nhà xuất bản giáo dục)
3
Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý – NXB Đaih học Quốc Gia Hà Nội- Tác giả: Chu Văn Biên.
4
Tuyển tập đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi- NXB Đại học sư phạm- tác giả: Nguyễn Đức Tài.
5
Tuyển chọn đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên- NXB Hà Nội

File đính kèm:

  • docSKKN.duyên.2014-2015.18.7.15.doc
  • docBìa.doc