Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về cách tổ chức hướng dẫn học sinh tự học

Xuất phát từ những thực trạng của giáo dục những năm đầu của thập kỷ 90 đã đặt ra một yêu cầu là phải sớm đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng. Với phương pháp: "Thuyết trình có kết hợp với đàm thoại", "Thầy đọc, trò chép", dạy theo kiểu nhồi nhét, dạy chay. hoàn toàn không còn phù hợp với mục tiêu đào tạo do xã hội đạt ra nữa.

Bậc học THCS là bậc học trung gian nối giữa Tiểu học và PTTH. Tuy nhiên nó cũng có vị trí độc lập tương đối. Đây là bậc học phổ cập được đặt ra trong thời gian đến 2010. Đó là mục tiêu mặt bằng dân trí của cả nước chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là bậc học có điều kiện để định hướng tương lại, nghề nghiệp cho học sinh (đặc biệt là lớp 9).

Với những yêu cầu chung phát triển toàn diện về nhân cách (đức và tài) thì giáo dục phải đào tạo con người trở thành "Người lao động năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội". Những yêu cầu nêu trên được phản ánh qua một hệ thống năng lực mà trong đó năng lực giải quyết các tình huống, năng lực tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề có vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên mức độ đòi hỏi phải phù hợp với đối tượng và chức năng của trường THCS.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về cách tổ chức hướng dẫn học sinh tự học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề
1) Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ những thực trạng của giáo dục những năm đầu của thập kỷ 90 đã đặt ra một yêu cầu là phải sớm đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng. Với phương pháp: "Thuyết trình có kết hợp với đàm thoại", "Thầy đọc, trò chép", dạy theo kiểu nhồi nhét, dạy chay... hoàn toàn không còn phù hợp với mục tiêu đào tạo do xã hội đạt ra nữa.
Bậc học THCS là bậc học trung gian nối giữa Tiểu học và PTTH. Tuy nhiên nó cũng có vị trí độc lập tương đối. Đây là bậc học phổ cập được đặt ra trong thời gian đến 2010. Đó là mục tiêu mặt bằng dân trí của cả nước chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là bậc học có điều kiện để định hướng tương lại, nghề nghiệp cho học sinh (đặc biệt là lớp 9).
Với những yêu cầu chung phát triển toàn diện về nhân cách (đức và tài) thì giáo dục phải đào tạo con người trở thành "Người lao động năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội". Những yêu cầu nêu trên được phản ánh qua một hệ thống năng lực mà trong đó năng lực giải quyết các tình huống, năng lực tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề có vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên mức độ đòi hỏi phải phù hợp với đối tượng và chức năng của trường THCS.
Trong thời gian qua phương pháp dạy học nêu vấn đề phát huy tính tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã được các thầy cô giáo, các nhà trường áp dụng phần nào thu được những kết quả khả quan. Mối quan hệ thầy - trò, bạn bè với tinh thần hợp tác dân chủ giúp người học đạt tới mục đích nhận thức. Người giáo viên vẫn đóng vai trò chủ đạo, song hoạt động đọng đó đa dạng và phức tạp hơn.
Có thể nói đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực hoá là trò (với tư cách là chủ thể của hoạt động đ tự nghiên cứu đ tự thể hiện đ tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Với yêu cầu của người thầy là tác nhân đ hướng dẫn đ tổ chức đ trọng tài cố vấn, kết luận, kiểm tra.
Hình thức lên lớp có nhiều ưu điểm cơ bản nhưng cũng có những hạn chế nhất định về thời gian. Vì vậy nó không phải là hình thức dạy học duy nhất mà cần có sự kết hợp với các hình thức dạy học khác như: tự học, thảo luận, tham quan... Trong đó hình thức tự học có một ý nghĩa rất quan trọng.
Sau một thời gian trực tiếp tham gia giảng dạy tại trường THCS, tôi đã tổ chức hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả. Quá trình hướng dẫn này được vận dụng trực tiếp trên các lớp giảng dạy. Đề tài này tôi lấy tiêu đề là: "Một vài kinh nghiệm về cách tổ chức hướng dẫn học sinh tự học".
2) Nội dung của đề tài: 
Cách tổ chức hướng dẫn học sinh THCS tự học
3) Phương pháp nghiên cứu: 
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đối đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh tự học.
- Trực tiếp áp dụng đối với các lớp đã giảng dạy trong các năm học 2000-2001, 2001 - 2002, 2002 - 2003.
- Tổng hợp kết quả và đánh giá.
Phần II: Nội dung:
1) Như chúng ta đã nói ở trên, hình thức tự học ở nhà có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp người học mở rộng, đào sâu, hệ thống hoá và khái quát hoá những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo làm cho vốn hiểu biết của người học có kết quả hơn, hoàn thiện hơn. Dù cho bài học trên lớp hoàn thiện như thế nào, dù cho mức độ tích cực hoá ở trên lớp cao đến đâu thì giáo viên cũng không thể coi thường việc học ở nhà của học sinh mà phải coi là việc làm hoàn toàn cần thiết. Sự cần thiết đó không những và thậm chí nhiều phần không phải là không có thời gian để luyện tập, tự làm đủ nhiều trong lớp học mà lý do chính là hoạt động tự học ở nhà của học sinh đòi hỏi người thực hiện phải có tính ý thức, tính tích cực và tính tự lực cao. Do những phẩm chất đó mà cần có những bài làm về nhà có hệ thống để hình thành những trí thức vững chắc, sâu sắc và hữu dụng.
Ví dụ: Sau khi học xong phần nở vì nhiệt của các chất (Vật lý lớp 8): giáo viên có thể đặt vấn đề để giao nhiệm vụ ở nhà cho học sinh nhằm củng cố khắc sâu hơn nội dung bài vừa học bằng cách đặt câu hỏi như sau:
- Giáo viên hỏi 1: Khi cho cục nước đá đang tan vào trong cốc nước thì cục nước đá nổi hay chìm?
- Học sinh trả lời: Nổi (vì đây là trường hợp thường gặp trong thực tế).
- Giáo viên hỏi 2: Nếu các chất co lại khi lạnh đi thì khối nước đá đang tan phải có khối lượng riêng nhỏ nhất ? Vậy tại sao nó lại nổi? Các em về nhà tự quan sát, đọc sách và trả lời câu hỏi vào tiết sau.
Chính nhờ quá trình tự tìm tòi này mà học sinh sẽ khắc sâu hơn kiến thức của bài học, đồng thời liên hệ được với thực tế đang diễn ra xung quanh.
2) Đề việc học ở nhà của học sinh đạt được kết quả tốt thì việc tổ chức hoạt động một cách đúng đắn là một yêu cầu không thể thiếu.
 Yêu cầu đầu tiên nhất thiết phải có là tất cả học sinh đều bắt buộc phải hoàn thành các bài làm một cách chu đáo. Để đạt được yêu cầu này, giáo viên cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Có thể chỉ cần kiểm tra ở một vài học sinh nào đó, hoặc trên một nhóm học sinh bất kỳ.
Một yêu cầu nữa là học sinh cần được chuẩn bị cho việc học ở nhà, kết quả tự học sẽ không có hiệu quả nếu bài làm được ra một cách vội vàng vào cuối giờ học và trong giờ học học sinh không hiểu rõ ý nghĩa của các bài tập cần làm. Nếu quá trình hướng dẫn của giáo viên quá sơ sài, bài được giao chưa phân tích ở lớp thì quá trình tự học ấy kết quả không cao.
3) Việc hướng dẫn học sinh học ở nhà không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh giải bài tập tự tìm lấy kiến thức mới, bổ sung vào những kiến thức mà bản thân còn khiếm khuyết.
Ví dụ: Sau khi học xong các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác (trong hình học 7) giáo viên có thể đặt vấn đề. Vậy đối với trường hợp đặt biệt là 2 tam giác vuông thì cần những điều kiện nào để 2 tam giác vuông bằng nhau? Các em về nhà tìm hiểu và sẽ trả lời câu hỏi cho thầy và bạn biết vào tiết sau.
Hoặc để chuẩn bị cho tiết 69: "Tính chất 3 trung tuyến của tam giác" (Hình học 7): Giáo viên có thể giao bài cho học sinh chuẩn bị như sau: Các em về dựng 3 trung tuyến của 1 tam giác, sau đó rút ra nhận xét và tìm cách chứng minh nhận xét đó.
Học sinh sẽ về nhà kẻ 3 trung tuyến của tam giác và thấy rằng chúng luôn đi qua 1 điểm. Từ đó cùng với việc tham khảo trong sách giáo khoa, học sinh sẽ tìm cách chứng minh tính chất của 3 tiếp tuyến. Nhờ vậy bài học hôm sau sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn nhiều.
4) Đối với học sinh khá, giỏi cần phải chọn những bài làm bổ sung đặc biệt có mức độ khó hơn, vì các bài làm ở nhà sẽ trở thành buồn tẻ, mất hào hứng và hình thức nếu chúng quá đơn giản và đơn điệu. Sự đa dạng các bài làm ở nhà phù hợp với các nhiệm vụ dạy học khác nhau. Đây là việc làm cần thiết để phát huy sự năng động, sáng tạo phát triển theo chiều hướng tích cực.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức A = - : Với x = 4 + 2, y = 4 - 2
Bài này áp dụng đối với học sinh trung bình, chỉ cần biến đổi: Với 4 + 2 thành và 4 - 2 thành sau đó thay vào và thực hiện phép tính.
Sau đó giáo viên có thể đặt vấn đề lên mức độ cao hơn dành cho học sinh khá, giỏi như sau:
Vậy nếu cho x = , y = thì giá trị của biểu thức đã cho sẽ là bao nhiêu.
5) Trước khia học sinh thường ôn tập một vài mục giải các bài tập nào đó trong sách giáo khoa. Với yêu cầu đổi mới như thế chưa đủ mà cần áp dụng phổ biến các bài làm và quan sát thực ở nhà của học sinh, đặc biệt là những bài làm ở nhà có tính chất sáng tạo. Các quan sát, sáng tạo không chỉ có thể thực hiện cho bài học hôm sau mà còn được thực hiện trong một thời gian dài: 1 tuần, 1 tháng, 1 học kỳ..., ở cức mức độ phức tạp khác nhau như:
- Nhớ lại cách phát biểu khái niệm, định luật...
- áp dụng khái niệm, định luật đó để mô tả các hiện tượng xảy ra xung quanh.
- Dự đoán kết quả.
- Sử dụng các định luật đang nghiên cứu đẻ thu được hiệu quả cần thiết, áp dụng tri thức vào điều kiện mới.
ở mức độ 4 là quá trình sáng tạo cao của học sinh, nó chỉ có thể thực hiện được khi giáo viên chú ý đến công tác tổ chức, chuẩn bị thật tốt.
6) Tự học ở nhà là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả tự học. Giáo viên hướng dẫn cho các em tự học theo mô hình sau:
- Mỗi học sinh phải tự xây dựng cho mình kế hoạch tự học một cách khoa học, hợp lý.
- Phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học đã đề ra.
- Phải tự mình kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với mục đích nhiệm vụ học tập.
Tóm lại: Người học sẽ thực sự độc lập, tích cực và tự giác nếu chúng ta dành một phần thích đáng cho việc hướng dẫn học sinh tự học. Công việc tự học phải được giao cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh, trong đó việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên là việc làm cần thiết giúp người học tự điều chỉnh quá trình tự học của mình. Quá trình giáo dục chỉ thực sự thành công khi cá nhân tự mình chiếm lĩnh tri thức của nhân loại (giá trị của xã hội) thành nhân cách của chính mình.
Phần III:
 Kết quả và bài học kinh nghiệm
1) Kết quả: 
Tuy trường THCS Nga Phú là một trường vùng ven, chất lượng học tập của học sinh chưa cao, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều hạn chế. Song với sự hướng dẫn tự học có kết quả nên trong những năm qua số học sinh giỏi các cấp ở các lớp bản thân tôi giảng dạy đã đang ngày một tăng lên. Cụ thể như sau:
* Đối với môn Toán:
Năm
Giải cấp 
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Cấp trường
5
7
7
Cấp huyện
1 (Giải KK)
1 (Giải ba)
3 (Giải KK)
Cấp tỉnh
1 em tham gia thi
1 em tham gia thi
* Các môn khác:
Năm
Giải cấp 
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Cấp huyện
3
4
Cấp tỉnh
1
2) Bài học kinh nghiệm:
Thông qua quá trình hướng dẫn học sinh tự học và những kết quả đã đạt được, tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
- Cần coi việc hướng dẫn học sinh tự học là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả trong giảng dạy ở trường THCS.
- Học sinh hiểu rõ công việc về nhà của mình, từ đó có ý thức tự học cao, giảm được sức ép của thời gian trong một tiết học trên lớp.
- Việc chữa bài tập tại lớp được hầu hết các em trong lớp tham gia tích cực, có chất lượng.
- Học sinh khá, giỏi có điều kiện để phát huy năng lực của bản thân.
Do năng lực có hạn, thời gian ngắn nên kết quả đạt được chưa cao. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để quá trình hướng dẫn học sinh tự học mang lại hiệu quả cao hơn./.
Nga Phú, ngày 9 tháng 4 năm 2003
Người viết
Mai Văn Tuấn
Sở giáo dục - đào tạo thanh hoá
Phòng giáo dục huyện nga sơn
Trường Trung học cơ sở Nga Phú
--------------------@&?--------------------
Người thực hiện: Mai Văn Tuấn
Đơn vị: 	 Trường THCS Nga Phú
một vài Kinh nghiệm Về việc 
tổ chức hướng dẫn học sinh tự học
Nga Sơn, tháng 04 năm 2003
****************

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan