Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp quan trọng nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện ngày một đông hơn

Thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh.

Sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội như V.I.LENIN đã nói: ''Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí., ở thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.

 Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường.

 Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt, công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 39078 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp quan trọng nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện ngày một đông hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải pháp 	
7,8,9,10
5
Kết quả nghiên cứu	
11
6
Kết luận	
12
7
Kiến nghị	
12
8
Phần phụ lục	
13
9
Tài liệu tham khảo
14
10
 Phiếu đánh giá xếp loại SKKN
15
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến
Thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh.
Sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội như V.I.LENIN đã nói: ''Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí..., ở thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.
	Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường.
	Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt, công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều.
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, games, chat..., với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy, việc ham mê đọc sách đọc, báo của các em ngày càng hạn chế.
	Trong nhiều năm qua, thư viện trường THPT Hồng Quang đã luôn đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn, song việc ham muốn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
	Xuất phát từ nhận thức trên, qua thực trạng công tác thu hút bạn đọc ở trường THPT Hồng Quang tôi đã chọn sáng kiến: “Một vài giải pháp quan trọng nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện ngày một đông hơn”.
2. Thời gian nghiên cứu và triển khai sáng kiến 
 Năm học 2014 – 2015
 + 15/08/2014: Đăng ký tên sáng kiến kinh nghiệm
 + 20/08/2014 – 30/08/2014: Kiểm tra tham khảo nhu cầu hứng thú bạn đọc 
 + 30/08/2014 – 30/09/2014: Nghiên cứu tài liệu và triển khai viết sáng kiến
 + 30/09/2014 – 31/12/2014: Áp dụng sáng kiến vào thực tế
 + 31/12/2014 – 20/02/2015: Hoàn thành viết sáng kiến kinh nghiệm và tiếp tục phát triển hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
a. Khái niệm:
 - Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách, báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì... Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin, giáo dục & giải trí.
 - Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu.
b. Vị trí:
* Thư viện là chiếc cầu nối.
* Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy thầy phải học, đọc.
Để nâng cao chất lượng học trò phải đọc.
 Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
* Là công tác khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại đều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc.
* Là công tác để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải xem xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng và đúng yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và gây thói quen đọc sách ra sao.
	Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông cần đảm bảo các nội dung công tác phục vụ bạn đọc:
- Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc.
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện
- Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện
- Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu
- Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu
- Hướng dẫn phương pháp đọc sách
- Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Những nét khái quát về Thư viện trường THPT Hồng Quang.
	- Được xây dựng từ ngày thành lập trường THPT Hồng Quang 
	- Những ngày đầu thư viện chỉ phục vụ cho giáo viên và học sinh mượn sách vào đầu năm học và cuối năm học giáo viên và học sinh thu trả về thư viện; trên cơ sở tiếp thu ý kiến và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường Thư viện đã có phòng riêng biệt, có phòng đọc cho giáo viên, học sinh, và kho để sách
	- Thư viện được sắp xếp theo đề mục các môn loại khoa học, theo ngôn ngữ tài liệu, theo thứ tự bảng chữ cái, có tủ phích và phích mô tả từng đầu sách, mỗi đầu sách đã có mã đăng kí cá biệt.
	- Số lượng đầu sách phong phú và đa dạng gồm nhiều các môn loại sách khác nhau: 
 Ví dụ: 	 - Chủ nghĩa xã hội 
 	 - Xã hội chính trị 
 	 - Nghiên cứu văn học
	- Tổng số bản sách là 13.454 cuốn, các bạn đọc có thể thoả mái khai thác vốn tài liệu khi đến với thư viện nhà trường.
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẠN ĐỌC
	Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Tích cực tham mưu các nhà hảo tâm hỗ trợ sách cho thư viện. Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc.
 - Phụ trách thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẽ, thường xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì vậy bạn đọc rất ham, muốn đến thư viện.
	Hạn chế :
	 - Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hàng năm ít kinh phí mua sách báo không cố định, thậm chí không có... và chủ yếu dựa vào nguồn cấp từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá trong lĩnh vực thư viện
 - Hình thức hoạt động đơn điệu, kém hiệu quả... do đó chưa thu hút được bạn đọc đến với thư viện.
 - Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo không được thường xuyên 
 - Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng đọc, mượn còn dùng chung
4. CÁC GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NHẰM THU HÚT BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ VIỆN NGÀY MỘT ĐÔNG HƠN 
a. Giải pháp 1: Tham khảo nhu cầu bạn đọc
 - Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường.
	- Ngay từ đầu năm học, thư viện trường THPT Hồng Quang đã phát phiếu nhu cầu đọc cho học sinh nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán bộ thư viện đã phân loại hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh.
	- Không chỉ có vậy cán bộ thư viện còn phối hợp với tổ chức đoàn thể để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh.
	b. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh
	- Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch phải nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời gian đọc.
	- Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương trình học của từng lớp và nhu cầu đọc của học sinh.
	- Đến trước thi học kỳ chừng một tháng tôi tiến hành giới thiệu cho các em mượn các loại sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra...Vì vậy việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. 
	Tóm lại: Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh mở rộng kiến thức đạt hiệu quả cao. Kế hoạch này phải được triển khai từ trước năm học.
c. Giải pháp 3: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách.
Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả
- Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện trong những buổi học thể dục, học tin, học phụ đạo hay các em đi lao động, tập huấn Đoàn...Trong những lần đọc sách như thế này cán bộ thư viện dàn xếp thời gian tổ chức ra những câu đố vui cho các em giải với mục đích tạo cho các em có thêm khả năng tư duy.
	- Cứ vào tình hình số lượng sách tại thư viện, cán bộ thư viện cho các em mượn về nhà để các em có thời gian đọc thêm.
 Ví dụ: Nếu đọc tại chỗ thì thư viện không hạn chế số sách báo bạn đọc có nhu cầu. Nếu mượn về nhà đối với sách tham khảo mỗi lần không quá 2 bản và hạn mượn sách tham khảo là 7 ngày phải trả và mượn sách tham khảo khác. Vì vậy sách sẽ được chuyển từ bạn đọc này sang bàn đọc khác.
 d. Giải pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo tài liệu.
	- Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách qua thông báo trên bảng. Nay đã giới thiệu trong các buổi sinh hoạt tập thể, giới thiệu trong các giờ chào cờ đầu tuần. Nhờ thay đổi hình thức này mà thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo. Cán bộ thư viện đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường.
	- Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu cho học sinh những cuốn sách có nội dung về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3, 21/04, để các em tìm hiểu. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về truyền thống của dân tộc ta qua các ngày lễ.
 Cụ thể: 
Bài tuyên truyền giới thiệu sách
nhân dịp kỉ niệm ngày “nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11”
 	Trong thập niên qua, đặc biệt ở những thập niên đổi mới của đất nước, ngành giáo dục và đào tạo nước ta đã thu được nhiều những thành tựu đáng kể, đáng tự hào, tạo ra nguồn lực lớn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
 Thành tựu thu được của nền giáo dục do nhiều nguyên nhân, trong đó các nhà giáo làm công tác quản lý giữ vai trò quan trọng. Đó là những giám đốc, hiệu trưởng, cán bộ... có thể không trực tiếp tham gia giảng dạy, nhưng đã mang hết tâm huyết của mình vào sự nghiệp “trồng người”, say sưa tận tuỵ với nghề, có năng lực quản lý điều hành, bởi vậy đã có những cống hiến không nhỏ.
 Từ ngày cách mạng thành công đến nay, dù ở giai đoạn nào Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời cũng đánh giá rất cao vai rò đội ngũ giáo viên và các cán bộ làm công tác quản lý ngành giáo dục và đào tạo. 
 Nhằm cổ vũ, động viên các nhà giáo làm công tác quản lý, và nhằm giúp thế hệ trẻ có cái nhìn thấu đáo công lao, cũng như ý thức học tập đạo đức, nhân cách và khả năng quản lý ở các nhà giáo làm công tác quản lý, NXB: Thanh Niên; đồng thời với việc xuất bản bộ sách “chân dung các nhà giáo ưu tú Việt Nam”, đã tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “gương mặt các nhà quản lý tiêu biểu ngành giáo dục đào tạo”; với độ dày cuốn sách 650Tr, của NXB: Thanh Niên; Hà Nội khổ sách 15 * 25cm. Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Hằng Thanh (chủ biên).
	Nội dung cuốn sách là: Nói về cuộc đời cũng như sự nghiệp giáo dục của hơn 90 nhà quản lí tiêu biểu trong nước từ Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng, Thanh Hoá...
 Trong buổi tuyên truyền hôm nay tôi không thể giới thiệu tới các thầy cô và các em được hơn 90 gương mặt các nhà giáo, quản lý tiêu biểu của ngành giáo dục và đào tạo được mà tôi chỉ xin giới thiệu được một vài gương mặt các nhà quản lý tiêu biểu mà tôi được biết và hẳn tất cả các thầy cô và các em học sinh đều biết vậy mọi người hãy đoán thử xem đó là gương mặt nhà quản lý tiêu biểu nào. Qua câu chuyện sau:
 HƠN CẢ MỘT NGƯỜI CHA
	Anh nhớ lại một kỉ niện đáng cho anh đem theo suốt đời, như bài học lớn về nghề làm thầy. Hồi đó anh còn rất trẻ, vừa ra trường thì được phân công về trường Sư phạm 10+3 Yên Bái. Giáo sinh có người bằng, hơn cả tuổi thầy. Chỉ sau vài năm nữa họ cũng là những cô giáo, thầy giáo. Anh rất ý thức được điều đó, nên trong quan hệ anh có phần cả nể. Học trò thân với thầy như kiểu bạn bè. Người thân và gần gữi với anh là cậu lớp phó phụ trách lao động. Trong giờ thi hết học kỳ môn “giải phẫu sinh lí người” chính cậu lớp phó đã ngang nhiên sử dụng tài liệu. Anh nhắc tới 3 lần, cậu ta ỷ vào sự quen biết, vẫn không sửa lỗi. Cái giá phải trả cho sự thiếu rõ ràng trong quan hệ thầy trò không ngờ lại “đắt” đến vậy. Khi anh nghiêm khắc đánh dấu bài của cậu lớp phó thì anh ta nổi khùng lên, xé tan bài thi, mặt đỏ phừng phừng, định giáng trái đấm vào mặt thầy. Sự việc nằm ngoài mọi suy đoán của anh, quá bất ngờ, quá thô bạo khiến anh bị xúc phạm, buồn đến tan nát cả cõi lòng. 
 Anh ốm lơ lửng mất mấy hôm, kịp nhận ra cả mình cũng có lỗi. Mình đã dung túng cho sự thiếu nghiêm túc và khi xảy ra hậu quả thì lại xử lí quá nóng vội, cốt chỉ để giải toả nỗi bực bị coi thường. Cũng vì anh không chịu nổi sự gian dối trong học tập thi cử. Quả bóng bị đá đi, phải cho nó tới một cái đích nào đó: anh kiên quyết cho cậu lớp phó điểm 0, nhưng đứng ra bảo lãnh hạnh kiểm cho cậu ta. Ngày ra trường cậu học trò đó tỏ ra vô cùng hối lỗi, còn ông thầy trẻ, đẹp trai, có đôi mắt thăm thẳm thì già dặn lên một bậc.
 Đó cũng là 1 đoạn trích “ Hơn cả một người cha”, để nói về thầy giáo Hiệu trưởng Trần Quang Thuỷ trong những năm thầy mới được cấp trên điều về làm Hiệu trưởng trường PTCS Dân Tộc Nội Trú Huyện Yên Bình.
 Hay cũng qua câu chuyện “Yên Bình đất đã thành quê” để nói về nhà giáo Trần Xuân Hưng, Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục kiêm phó trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo Huyện Yên Bình Yên Bái; hiện nay là Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh Yên Bái.
 Câu chuyện “khách quí của người H'Mông Yên Bái” nói về nhà giáo tiêu biểu Nguyễn Văn Khính Hiệu trường trường THPT Nguyễn Huệ Tỉnh Yên Bái...
	Trên đây là lời giới thiệu của tôi về cuốn sách những gương mặt các nhà quản lý tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo: Mong rằng đây là món quà đầy ý nghĩa dành tặng các quý thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ hoàn tốt nhiện vụ năm học.
 Ngoài các giải pháp trên, cuối năm cán bộ thư viện tham mưu nhà trường tổ chức hoạt động hưởng ứng “ Ngày Sách Việt Nam” ngày 21 tháng 04 hàng năm.
 Ví dụ: Phát động tuần lễ hưởng ứng ngày hội đọc sách tại thư viện trường THPT Hồng Quang từ ngày 14/04 đến ngày 21/04 các năm; nhằm thu hút bạn đọc trong toàn trường đến đọc sách tại thư viện nhà trường và sẽ nhận được những con số may mắn sẽ được bốc thăm trúng thưởng vào tuần kết thúc đợt phát động, đồng thời nhận được những phần quà là những cuốn sách, truyện hay nhằm gây hứng thú để bạn đọc đến với thư viện đông hơn.
e. Giải pháp 5: Thành lập các câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả
Tổ chức nhiều câu lạc bộ phù hợp với lứa tuổi hoặc nhu cầu, sở thích của từng nhóm bạn đọc. Ví dụ như câu lạc bộ "văn học, toán học"- Các thành viên câu lạc bộ sẽ đọc và thảo luận về các sách chuyên ngành. Nhiều cuốn sách về chuyên ngành sẽ được thảo luận tại câu lạc bộ rồi sau đó được giới thiệu rộng rãi trong toàn trường
F. Giải pháp 6: Phục vụ bằng hình thức tự chọn (Kho mở)
  Bạn đọc có thể xem xét một cách tỉ mỉ về nội dung, chủ đề của tài liệu và lựa chọn ra những tài liệu phù hợp với yêu cầu. Kho tài liệu được tổ chức sắp xếp theo một trật tự nhất định và khoa học theo khung phân loại DDC. Hình thức phục vụ này phát huy tính độc lập, tự chủ thông qua việc để bạn đọc được tiếp xúc trực tiếp với nguồn tài liệu của thư viện; Giảm đáng kể thời gian phải chờ đợi tài liệu qua các khâu trung gian (như tra tìm trên hệ thống mục lục, viết phiếu yêu cầu, chờ cán bộ thư viện đi lấy sách từ trong kho ra v.v); Tiết kiệm được biên chế và công lao động.
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ khi áp dụng sáng kiến trên hiệu quả công tác bạn đọc đến với thư viện 
của trường THPT Hồng Quang trong hai năm học gần đây được nâng cao rõ rệt.
BẠN ĐỌC
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện
Năm học 2013 - 2014
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện (học kì 1)
Năm học 2014 - 2015
GV
35%
85%
HS
45%
90%
CB, CNV
30%
80%
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN 
	Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện công tác bạn đọc ở trường THPT Hồng Quang cho thấy:
	Công tác thu hút bạn đọc đến thư viện là một công tác quan trọng trong hoạt động của thư viện, nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng thói quen đọc sách cho bạn đọc.
Từ khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc thì tỷ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, chất lượng hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt.
2. KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong trường THPT Hồng Quang có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau:
 - Đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện.
 - Bổ sung nhiều số lượng sách tham khảo.
 - Thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ phụ trách thư viện để các cán bộ thư viện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
, ngày 20 tháng 01 năm 2015
NGƯỜI VIẾT
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỨNG THÚ ĐỌC CỦA HỌC SINH
Em hãy đánh dấu x vào ô trống các mục sách tham khảo, truyện mà em thích.
3. Chủ nghĩa Mác Lê Nin, Chính trị xã hội
4. Ngôn ngữ học
51. Toán học 
53. Vật lý học
54. Hoá học
57. Sinh vật học 
6. Kĩ thuật, tin học
8. Nghiên cứu văn học 
9. Lịch sử
91. Địa lý 
Truyện KHTN
Truyện văn học
Em hãy giải thích vì sao em thích thể loại sách tham khảo đó ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trường phổ thông - Vũ Bá Hòa (Chủ biên)
2. Bảng phân loại - Đỗ Hữu 
3. Gương mặt các nhà quản lý tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo - Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Hằng Thanh ( chủ biên)
4. Cẩm nang nghề thư viện - Lê Văn Viết (biên soạn). NXB Văn hoá thông tin
Đánh giá xếp loại của HĐKH trường THPT 
Sau khi thẩm định, đánh giá sáng kiến trên HĐKH Trường THPT Hồng Quang thống nhất xếp loại:................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Những người thẩm định	Chủ tịch HĐKH
 ( Ký ghi rõ họ tên )	( Ký ghi rõ họ tên )
Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT
Sau khi thẩm định, đánh giá sáng kiến trên HĐKH Sở GD&ĐT thống nhất xếp loại:.........................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Những người thẩm định	Chủ tịch HĐKH
 ( Ký ghi rõ họ tên )	( Ký ghi rõ họ tên )

File đính kèm:

  • docSKKN_thu_vien.doc
Sáng Kiến Liên Quan