Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc Lớp một

 Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe , nói, đọc , viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập , tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần tự học cả đời. Tập đọc là phân môn thực hành . Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh . Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “ đọc’: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy ), đọc có ý thức ( thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu ) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy trong dạy đọc, không thể xem nhẹ yếu tố nào.

 Qua nhiều năm giảng dạy lớp Một, tôi nhận thấy các em đọc còn yếu, chỉ một số em đọc nhanh câu, đoạn, bài. Còn đa số các em thì nhẩm đánh vần rồi mới đọc ra tiếng. Các em chưa có ý thức đọc đúng các âm, vần dễ lẫn lộn nên dẫn đến đọc sai, viết sai chính tả. Các em chưa nắm vững nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, và chưa nắm vững vị trí của các âm khi ghép âm thành vần, thành tiếng nên các em đọc còn chậm khi học sang phần Tập đọc.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7040 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc Lớp một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sự chăm sóc, nuôi dưỡng của ông bà còn việc học thì hạn chế, nên khi vào lớp các em thiếu sách vở, đồ dùng học tập, làm ảnh hưởng rất nhiều việc học đọc và viết chữ của các em.
 2/ Nội dung công việc cần giải quyết :
 Để giúp học sinh đọc bài tốt thì khi dạy Tập đọc, tôi đã đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện khi dạy các em đọc. Tôi phải chuẩn bị bài giảng thật tốt và phải có đầy đủ đồ dùng dạy học để phục vụ cho bài dạy của mình. Ngoài ra, tôi còn phải liên hệ với phụ huynh để cùng nhau dìu dắt các em từng bước trong học tập. Trong giờ học, tôi thường dùng nhiều phương pháp dạy học để kích thích sự hứng thú học tập của các em. Muốn học sinh đọc đúng thì tôi phải phát âm to, rõ để các em đọc theo vì lứa tuổi các em thường hay bắt chước. Tôi áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.
 3/ Biện pháp cần giải quyết :
 3 .1/ Giúp học sinh luyện chính âm :
 Đọc đúng, diễn cảm là mục tiêu khi dạy đọc cần phải hướng tới, đó chính là nội dung của việc luyện đọc thành tiếng. Đọc đúng trước hết là đọc đúng chính âm. Vì vậy để dạy đọc chúng ta cần hiểu biết về chính âm. Chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội. Để luyện phát âm đúng cho học sinh, trước hết phải giải quyết vấn đề về phương ngữ. Muốn vậy, tôi phải luyện cho học sinh đọc đúng. Học sinh lớp tôi có vài em thường mắc lỗi phụ âm đầu như “khoai lang” thành “ phai lang” ; “cá trê” đọc thành “cá chê”,
 Các lỗi phụ âm đầu và vần như : “mạnh khỏe” thành “mạnh phẻ”.
 Cũng có trường hợp các em đọc tiếng để mất âm đệm như : “hoa huệ” thành “ha hệ”, “xum xuê” đọc thành “xum xê”.
 Bên cạnh đó, có nhiều em đọc sai các âm cuối như: “luôn luôn” mà đọc thành “ luông luông”, “tất cả” đọc thành “ tấc cả”,
 Ngoài ra, tôi còn rèn các em phải thể hiện đúng các thanh điệu.
Ví dụ : không đọc “ suy nghỉ”, phải đọc là “ suy nghĩ”,
 Những lỗi tôi vừa kể trên là nội dung của việc luyện đọc đúng mà tôi đã hướng dẫn các em đọc trong suốt quá trình dạy Tập đọc. Tóm lại, việc luyện chính âm nhằm nâng cao phát âm của học sinh và khi thực hiện giáo viên cần lưu ý không để học sinh phát âm tự nhiên theo giọng địa phương, đồng thời cũng chấp nhận những trường hợp phát âm không xem là lỗi, từ đó không gò ép học sinh luyện phát âm theo chữ viết một cách không tự nhiên.
 3.2/ Biện pháp thứ hai là hướng dẫn học sinh rèn đọc đúng.
 a/ Trước tiên là giáo viên đọc mẫu:
 Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc. Vì vậy, giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn xuống học sinh nhưng không để bài đọc bị gián đoạn.
 Đối với học sinh lớp Một giai đoạn đầu ( khoảng 2-3 bài đầu ) giáo viên chép bài đọc lên bảng rồi học sinh theo dõi cô đọc ở trên bảng, nhưng ở giai đoạn sau giáo viên nêu yêu cầu học sinh theo dõi bài ở sách giáo khoa để tạo cho các em có thói quen làm việc với sách.
 b/ Hướng dẫn đọc
 */Luyện đọc từ ngữ.
 Đối với lớp Một dù ở bất kỳ dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần, trong phần này các em ôn luyện trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc có trong bài. Để thực hiện tốt phần này, ngoài việc cần lựa chọn thêm những từ ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em luyện đọc. Trong thực tế, hằng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện điều này.
 Ví dụ: bài “ Hoa ngọc lan”
 Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau: “ Hoa lan, lá dày, lấp ló”. Khi dạy , dựa vào tình hình đọc của lớp ngoài những từ trên tôi đã tìm thêm một số từ ngữ khác cần luyện đọc đúng như: xanh thẫm, nụ hoa, cánh xòe ra duyên dáng, ngan ngát, tỏa khắp vườn, khắp nhà,”. Sở dĩ tôi đã lựa chọn thêm những từ ngữ này bởi vì thực tế ở lớp tôi dạy còn một số ít em đọc chưa tốt, các em hay nhầm lẫn vần, phụ âm đầu, và dấu thanh. Giáo viên cũng nên để cho học sinh tự nêu những từ mà các em cảm thấy khó đọc trong khi phát âm. Khi cho học sinh luyện đọc từ ngữ, giáo viên nên kết hợp phân tích tiếng để giúp các em nhớ lại những âm vần đã học.Tuy nhiên chúng ta cần tập trung gọi những học sinh đọc còn yếu, nhưng để các em này đọc đúng thì việc gọi một số em giỏi đọc thật to, thật chính xác là một việc làm không thể thiếu bởi vì các em yếu sẽ bắt chước các bạn đọc và như vậy các em sẽ có ý thức tự sửa sai hơn.Sau đó cả lớp đồng thanh những từ ngữ này. Cần tăng cường cho các em nhận xét với nhau khi đọc: đúng hay sai, nếu sai thì sai ở đâu, các em có thể tự sửa lại cho bạn. Nếu học sinh không làm được việc đó thì giáo viên phải kịp thời uốn nắn, sửa sai ngay cho các em. Không chỉ luyện đọc đúng từ trong giờ tập đọc mà trong các tiết 
“ Tự học” buổi chiều tôi cũng luôn đưa ra những bài tập phân biệt phụ âm đầu và vần để giúp các em phát âm tốt hơn.
 Ví dụ: Dạng bài tập điền vần hoặc điền phụ âm đầu
 + Bài tập 1: Điền r , d , gi 
 ộn ã , .ập.ờn , .ỏ cá .
 + Bài tập 2: Điền vần ăc hay ăt
 M. trời , ăn m., đôi m.., b.. cầu
 .vv và còn nhiều bài tập dạng khác nữa. Sau khi học sinh điền xong, giáo viên phải yêu cầu và kiểm tra các em đọc. Nếu các em đọc sai thì tôi phải kịp thời uốn nắn ngay. Phần luyện đọc từ nếu giáo viên làm tốt, hướng dẫn học sinh đọc kỹ sẽ giúp các em đọc trơn bài đọc tốt hơn.
 */ Đọc đúng : dạng thơ 
 Thơ là tiếng nói tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một công việc không thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Học sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp. Do vậy, khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường chép lên bảng các câu thơ cần chú ý ngắt giọng rồi hướng dẫn đọc.
 Ví dụ: Bài “ Tặng cháu”
 Vở này/ ta tặng cháu yêu ta
 Tỏ chút lòng yêu cháu / gọi là
 Mong cháu / ra công mà học tập
 Mai sau / cháu giúp nước non nhà.
 Học sinh sẽ luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc không bị quên.
 Đến giai đoạn sau, tôi để học sinh nhìn vào sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ. Nếu học sinh nói đúng thì giáo viên công nhận ngay và cho các em đánh dấu luôn vào sách. Nếu học sinh nói sai thì giáo viên sửa lại cho các em.
 Ví dụ : Bài “ Mẹ và Cô”
 Học sinh thường ngắt nhịp như sau:
 Buổi sáng / bé chào mẹ,
 Chạy tới ôm / cổ cô, 
 Buổi chiều / bé / chào cô,
 Rồi sà / vào lòng mẹ.
 Mặt trời / mọc / rồi lặn
 Trên đôi chân / lon ton.
 Hai chân trời / của con
 Là mẹ / và cô giáo.
 Tôi đã sửa lại những câu học sinh sai và nêu cho các em thấy tại sao ngắt nhịp như vậy là sai.
 Ví dụ : Câu “ Chạy tới ôm cổ cô” ngắt nhịp như vậy là sai vì “ ôm cổ cô” là một cụm từ liền nhau, nếu ngắt giọng ở sau chữ “ cổ” thì cụm từ
đó sẽ bị tách ra và nghĩa của nó sẽ không rõ ràng. Cũng tương tự tôi đã sửa cách đọc bài thơ trên như sau: 
 Buổi sáng / bé chào mẹ,
 Chạy tới/ ôm cổ cô,
 Buồi chiều / bé chào cô,
 Rồi / sà vào lòng mẹ.
 Mặt trời mọc / rồi lặn
 Trên đôi chân lon ton.
 Hai chân trời / của con
 Là mẹ / và cô giáo .
*/Đọc đúng : dạng văn xuôi
 Tương tự như ở thơ, giáo viên cần chú trọng rèn cho các em biết ngắt nghỉ hơi cho đúng. Cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù hợp. Tôi đưa ra những câu văn dài và hướng dẫn các em cách ngắt giọng. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa vào các tiếng, từ, câu.
 Ví dụ: Bài “ Trường em” Câu dài cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi là: “ Ở trường / có cô giáo hiền như mẹ / có nhiều bè bạn thân thiết như anh em.” Tôi đã chép câu này lên bảng và hướng dẫn cách ngắt hơi như trên.
 Đối với những bài có lời đối thoại, giáo viên phải hướng dẫn kỹ cách lên giọng cuối câu hỏi và xuống giọng cuối câu trả lời.
 Ví dụ: Bài “ Vì bây giờ mẹ mới về” 
 Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng câu thoại của mẹ và của con. Những câu hỏi của mẹ phải đọc lên giọng ở cuối câu: 
 “Con làm sao thế ? Đứt khi nào thế?” 
 Những câu trả lời của cậu bé thì đọc xuống giọng ở cuối câu:
 “Con bị đứt tay. Lúc nãy ạ! Vì bây giờ mẹ mới về.”
 Cũng như thơ, sau khi sửa xong lỗi ngắt giọng cho học sinh, giáo viên phải gọi nhiều em đọc, các học sinh khác nghe và nhận xét bạn đọc. Việc luyện đọc cho học sinh đọc đúng từ, câu sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu loát hơn và học sinh nắm chắc được cách đọc đúng văn bản được học mà không phải tình trạng học vẹt. Để tiết học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc thì giáo viên phải tổ chức đọc theo nhiều hình thức khác nhau như đọc cá nhân, đọc theo nhóm, theo tổ, hoặc đồng thanh. Những hình thức này còn giúp giáo viên kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể học sinh trong lớp.
 */ Luyện đọc củng cố và nâng cao
 Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn , giáo viên cần dành thời gian để luyện đọc củng cố và nâng cao. Trong phần này giáo viên cho học sinh luyện đọc cá nhân và chú ý tới các em đọc yếu để các em đó được tham gia đọc. Giáo viên cần động viên khích lệ kịp thời. Trong quá trình học sinh đọc, giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho các em. Đối với những bài đọc có lời đối thoại nên cho các em đọc theo lối phân vai. Đối với bài thơ cần cho các em đọc nhiều. Một tiết học Tập đọc chỉ có 35-40 phút vì vậy để đảm bảo thời gian và chất lượng giờ học, học sinh phải đọc trước văn bản ở nhà. Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc hay. Muốn vậy, giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, luôn thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong giờ học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh tự tìm ra kiến thức. 
 3.3/ Hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng
 a. Chuẩn bị cho việc đọc:
 Để chuẩn bị cho việc đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn , khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30- 35cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp, khi được cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Khi đọc thành tiếng, các em phải nghĩ đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ cho mình cô mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho cô và các bạn nghe rõ. Để luyện cho những học sinh mắc lỗi đọc quá nhỏ “ lí nhí”, tôi cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Tôi còn cho học sinh đứng trên bảng để đối diện với các bạn trong lớp. Tư thế đứng đọc phải vừa đàng hoàng vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay.
 b/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng và nhanh:
 *Luyện đọc đúng: là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị), ngắt nghỉ hơi đúng chỗ( đọc đúng ngữ điệu).
 Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị của Tiếng Việt. 
 - Đọc đúng các phụ âm đầu : 
 Ví dụ: có ý thức phân biệt để không đọc “ phẻ phắn”, “ cá gô”,mà phải đọc là “ khỏe khoắn”, “ cá rô”,
 - Đọc đúng các âm chính:
 Ví dụ: có ý thức phân biệt để không đọc “con mũi”, “trái bửi”,mà phải đọc là “ con muỗi”, “ trái bưởi” ,
 - Đọc đúng các âm cuối: 
 Ví dụ: có ý thức không đọc “ luông luông”, “ngạc mũi” ,mà đọc là “luôn luôn”, “ ngạt mũi”,
 Đọc đúng bao gồm cả ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Khi dạy đọc đúng giáo viên cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không được tách một từ ra làm hai.
 Ví dụ không ngắt hơi:
 “Con/ cò mà đi ăn đêm
 Đậu phải cành/ mềm lộn/ cổ xuống ao”
 Không tách giới từ với danh từ đi sau nó.
 Ví dụ không đọc :
 “ Như con chim chích
 Nhảy trên / đường vàng”
 Không tách động từ, hệ từ “ là” với danh từ đi sau nó.
 Ví dụ không đọc :
 “ Cá heo là / tay bơi giỏi nhất của biển “ 
 Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
 * Luyện đọc nhanh : Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a. Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn, đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa đọc vừa đánh vần. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ đọc nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được. Biện pháp luyện đọc nhanh là giáo viên hướng dẫn các em làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn bè để điều chỉnh tốc độ. Tốc độ đọc còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc. 
 3. 4/Dạy học sát đối tượng học sinh là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng khi dạy Tập đọc. 
 Trước hết giáo viên cần phải hiểu rõ đối tượng học sinh của mình trên cơ sở đó lập kế hoạch dạy học, thiết kế giáo án, lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để dạy học cho phù hợp.
 * Với học sinh khá, giỏi: Hãy bước vào lớp với nụ cười, giáo viên cần tạo cho các em một tâm thế hứng khởi khi vào giờ học để kích thích sự tích cực, hào hứng, thoải mái trong học tập. Đồng thời giáo viên cần phải lựa chọn những kiến thức cơ bản, cốt lõi và phân tích một cách sâu sắc để giúp học sinh nhận thức tốt. Mở rộng và nâng cao một số kiến thức cơ bản để làm phong phú thêm nội dung bài học. Tăng cường đưa ra những câu hỏi, những bài tập có độ khó vừa phải để kích thích học sinh tìm tòi, suy nghĩ.
 Ví dụ: Bài “ Người bạn tốt”: sau khi học sinh tìm hiểu và trả lời câu hỏi một, và câu hỏi hai của bài, thì tôi gọi hai em giỏi đọc cả bài và trả lời câu hỏi : “ Em hiểu thế nào là người bạn tốt ?”.
 *Với học sinh yếu, kém: nội dung bài giảng phải tinh giản đến mức độ tối đa, nhưng phải đảm bảo những kiến thức cơ bản, cần thiết và cốt lõi nhất để học sinh nắm được kiến thức cơ bản của môn học. Phải tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.Trình bày bài giảng phải hết sức ngắn gọn,dễ hiểu,dễ nhớ. Cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Không đặt ra những câu hỏi quá khó. Cần đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng, đơn giản để khuyến khích học sinh trả lời và tích cực học tập.
 Ví dụ: Bài "Bác đưa thư”. Học sinh yếu, kém thì tìm tiếng trong bài có vần inh. Sang tiết hai thì giáo viên yêu cầu các em trả lời câu hỏi thứ nhất của bài : “ Nhận được thư của bố , Minh muốn làm gì ?”
 3. 5/ Tăng cường kiểm tra việc học bài ở nhà của học sinh .
 Giáo viên tăng cường kiểm tra việc học ở nhà của học sinh để kịp thời bổ sung những khiếm khuyết về kiến thức. Điểm kém sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Bởi vậy giáo viên không nên cho điểm kém vào vở của học sinh. Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh để trao đổi về việc học ở nhà của các em. Giữ kỷ cương, nền nếp lớp học là điều cần thiết, nhưng đừng quá nghiêm khắc trong giờ học. Hãy kiềm chế, kiên trì, và mềm mỏng trong việc dạy dỗ học sinh. Cần tạo bầu không khí vui vẻ, cởi mở để học sinh không bị ức chế, căng thẳng. Biết truyền cảm hứng đến từng học sinh, từ đó từng bước xây dựng thái độ học tập đúng đắn cho các em. Nếu mọi giáo viên cố gắng thực hiện được như vậy thì việc học tập của học sinh cũng như việc giảng dạy của thầy cô sẽ đem lại hiệu quả thiết thực làm tăng chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. 
 4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng : 
 Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà học sinh lớp tôi đọc tiến bộ rất nhiều .Kết quả cụ thể như sau :
 Sĩ số
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
Số lượng 
Tỉ lệ 
 %
Số lượng
Tỉ lệ
 %
Số lượng
Tỉ lệ
 %
Số lượng
Tỉ lệ
 %
Đầu 
Học kì II
21
 5
23.8
 8
 38. 1
 5
 23.8
 3
 14.3
Cuối năm 
21
 14
66.6
 6
28.6
 1
4.8
 0
 0
 III- KẾT LUẬN 
 Qua quá trình nghiên cứu để dạy tốt phân môn Tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một. Tôi thấy rằng đây là một phương pháp và hình thức nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh lớp Một. 
 1/ Tóm lược giải pháp :
 Để thực hiện đề tài này đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần tập trung vào những giải pháp sau đây:
 Trước tiên giáo viên phải luyện học sinh đọc đúng chính âm vì chính âm là chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ có giá trị và hiệu quả về mặt xã hội. Sau đó giáo viên đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn đọc đúng để nâng cao hiệu quả giờ Tập đọc ở lớp Một như: đọc mẫu, luyện đọc từ ngữ, đọc đúng dạng thơ, đọc đúng dạng văn xuôi. 
 Biện pháp tiếp theo là giáo viên tổ chức dạy đọc thành tiếng cho học sinh. Trước hết là giáo viên chuẩn bị cho việc đọc mẫu, rồi luyện đọc đúng, đọc chính xác các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh, và luyện đọc nhanh cho học sinh.
 Biện pháp quan trọng để giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc là giáo viên phải dạy sát đối tượng học sinh vì đối tượng học sinh là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học. Giáo viên phải hiểu biết sâu sắc đối tượng học sinh của mình để từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực của các em. 
 Ngoài ra để rèn đọc đạt kết quả tốt thì giáo viên phải tăng cường kiểm tra việc học bài ở nhà của các em. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ năng lực. Nếu phối hợp tốt các yếu tố trên sẽ giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm tốt. Từ đó thể hiện được nội dung của bài học, thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống qua từng bài học .
 Như vậy để học sinh đọc tốt môn Tập đọc đặc biệt là vấn đề rèn đọc đúng cho học sinh lớp Một chúng ta cần đảm bảo tốt các phương pháp dạy học mà tôi vừa trình bày ở trên .
 2/ Phạm vi đối tượng áp dụng :
 Những biện pháp tôi vừa nêu trên áp dụng khi bước sang phần Tập đọc sẽ giúp học sinh lớp Một học tốt phân môn Tập đọc của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học.
 IV-TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1/ Sách Tiếng Việt 1 (tập 2) Sách giáo viên. Nhà xuất bản giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo.
 2/ Sách Tiếng Việt 1 ( Tập 2) Sách học sinh.Nhà xuất bản – Bộ giáo dục và đào tạo.
 3/ Thế giới trong ta: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.CĐ115.11/2011
 4/ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II. Nhà xuất bản Đại học sư phạm .
 5/ Giáo trình Tiếng Việt 2. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
V- MỤC LỤC
 I- Lý do chọn đề tài. Trang 1đến trang 3
 1/ Đặt vấn đề
 2/ Mục đích đề tài
 3/ Lịch sử đề tài
 4/ Phạm vi đề tài
 II- Nội dung công việc đã làm. Trang 4 đến trang 12
 1/ Thực trạng đề tài
 2/ Nội dung công việc cần giải quyết
 3/ Biện pháp cần giải quyết
 4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng 
 III- Kết luận. Trang 13 đến trang 14
 1/ Tóm lược giải pháp
 2/ Phạm vi đối tượng áp dụng
 IV- Tài liệu tham khảo. Trang 15

File đính kèm:

  • docDe_TAI_SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan