Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa, và ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại.

 Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các “Giáo án điện tử”, bài giảng điện tử E-learning.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh.

Hơn thế nữa, giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, phát huy tính tích cực, sự ham mê và hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động. Qua đó, giáo viên không chỉ mang đến cho trẻ những kiến thức cơ bản mà còn cung cấp cho trẻ những kiến thức phong phú, hình ảnh sống động, hoặc có cả những video clip minh họa cho bài giảng Có thể thấy rằng, việc sử dụng giáo án điện tử là một bước đột phá trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và tránh lối học theo kiểu truyền thống với những bức tranh minh họa đơn điệu và đôi khi thiếu thẩm mỹ của giáo viên mầm non.

Năm học 2011- 2012 là năm học tiếp tục “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Bản thân tôi cũng như mọi đồng nghiệp luôn nỗ lực phấn đấu học tập, tìm kiếm các thông tin trên mạng internet để có những phương pháp, kĩ năng mới trong việc thiết kế bài giảng điện tử.Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc thiết kế bài giảng điện tử đối với nhiều giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên chưa thành thạo kĩ năng thiết kế bài giảng và việc sử dụng bài giảng điện tử vào trong giảng dạy chưa đem lại kết quả như mong muốn.

 

doc40 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sh:
Trước tiên bạn mở một file Flash mới có tên là troChoiOChu.fla gồm 2 layer: layer nen (nằm trên, chứa mọi đối tượng) và layer action (nằm dưới, viết mã lệnh, có thể lock lại).
>> Tiếp theo ta sẽ tạo các đối tượng cần thiết cho trò chơi, dĩ nhiên là sẽ bắt đầu từ nền (móng) của nó là các ô chữ. Bạn hãy tạo một đối tượng graphic mang tên oChu, hình dạng tùy chọn, tôi sẽ chọn hình vuông bo tròn 4 góc.
Sắp xếp các ô chữ theo đúng số lượng mà bạn dự tính, đúng về số chữ trong 1 câu hỏi theo hàng ngang, cũng như ý đồ sắp xếp theo hàng dọc. Đồng thời cũng đừng quên điền cả đáp án và đánh số thứ tự câu vào luôn nhé.
Tạo một khung để hiển thị câu hỏi ở cuối trang thiết kế, đơn giản thôi, chẳng hạn như một hình chữ nhật dài được bo nhẹ ở 4 góc chẳng hạn.
Ý đồ của tôi là sẽ che đi đáp án của từng ô chữ, do đó ta sẽ tạo một biểu tượng nút (sử dụng nút vì có tương tác với đối tượng) mang tên (?). 
Sau khi đã tạo được nút (?), bạn kéo nó ra để che đi các phần đáp án mà ta đã chuẩn bị khi nãy. Trước khi che đáp án nên Group đáp án và các ô chữ thành một nhóm để tiện việc chỉnh sửa.
Kế tiếp, bạn sẽ tạo ra các câu hỏi cho những ô chữ mà bạn đã thiết kế. Quay lại với những số thứ tự câu hỏi mà bạn đã tạo ra khi nãy, giờ ta chọn số 1, click chuột phải rồi chọn Convert to symbols >>> Button, đặt tên symbol 1 luôn cho tiện. Sau đó, bạn double-click vào nó để chỉnh sửa trực tiếp tại chỗ, ta sẽ thấy các chế độ Over, Down và Hit vẫn còn trống, bạn nhấn F6 để tạo các Keyframe như nhau cho cả 4 trạng thái. Quay trở lại Over, bây giờ, bạn sử dụng công cụ Text (T) để tạo câu hỏi rồi chỉnh vị trí của nó sao cho nằm ngay ngắn ngay khung hiển thị câu hỏi ở cuối trang thiết kế mà khi nãy bạn đã tạo. Bạn tiếp tục làm tương tự cho các câu hỏi còn lại.
Sau khi hoàn thành các câu hỏi tức là bạn đã hoàn thành phần nền cho trò chơi ô chữ rồi.
>>Tiếp theo là tạo tương tác với trò chơi thông qua tương tác bằng mã lệnh lên các đối tượng mà ta đã tạo.
Khi nhấn vào nút (?) thì nó sẽ mất đi hoặc trở nên trong suốt, vô hình; khi để lên nút 1-8 thì sẽ thấy câu hỏi (bạn đã làm khi tạo nút) và cuối cùng là khi nhấn nút thì nó cũng sẽ biến mất đồng thời toàn bộ đáp án hiện ra (tức là toàn bộ các nút (?) của câu đó sẽ biến mất theo).
Trước khi viết mã lệnh bạn nói qua về cách đặt tên, bạn nên đặt tên đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu cho bản thân thì sẽ tiện cho việc bạn chỉnh sửa sau này. Ví dụ như đối với bài này, tôi sẽ đặt tên s1- s8 cho 8 câu hỏi 1-8, còn đối với các ô chữ thì cứ đặt stt câu hỏi + stt ô chữ trong câu, ví dụ như câu 1 sẽ có các ô là o11, o12, o13
Ta sẽ sử dụng hàm ._visible để làm trong suốt các nút sau khi nhấn. Cấu trúc ta sử dụng có dạng như sau:
Tên Nút._onRelease = function (){
Tên Nút._visible = 0 ; //viết tất cả các nút cần biến mất.
>> Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng khối lập phương xoay để thay thế cho các ô chữ.Ta sẽ tạo một khối lập phương xoay có 5 mặt là bỏ trống hoặc dấu (?), mặt còn lại dĩ nhiên là chữ trong ô chữ của chúng ta. Thử xem chúng ta có thể tạo thêm sự đa dạng và hứng thú cho trò chơi không nhé.
Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn thì trò chơi chữ cái thực sự đem lại hiệu qủa rất tốt trong việc củng cố, ôn luyện kiến thức cho trẻ. Thiết kế trò chơi ô chữ trong File Flash đòi hỏi giáo viên phải thành thạo các thao tác cơ bản trên máy tính. Nếu ứng dụng được phần mềm này thì trò chơi thực sự rất hấp dẫn đối với trẻ. 
Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với chữ cái , đặc biệt là tiết ôn tập chữ cái, trẻ ôn tập chủ yếu qua các trò chơi thì việc thiết kế trò chơi qua các phần mềm là rất phù hợp và hiệu quả.
Ở phần ôn luyện tên, đặc điểm cấu tạo các chữ cái đã học, cho các chữ cái xuất hiện xoay trong các khối lập phương với những màu sắc khác nhau. Trẻ tìm ra chữ mà tôi yêu cầu tìm có màu gì? Sau khi chữ cái đó dừng lại thì trẻ nói về đặc điểm cấu tạo của chữ cái đó. Hoặc trong việc cho trẻ ghép thành từ theo hàng ngang, hàng dọc, cũng dễ dàng thực hiện trong Flash. Trẻ đoán và lật từng ô chữ, khi lật được hết ô chữ, trẻ đoán từ được tạo thành( Với trẻ mầm non thì những từ này yêu cầu chỉ là những từ ngắn gọn, đơn giản).
IV. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TRONG GIẢNG DẠY.
Qua việc áp dụng “ Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” tại lớp mẫu giáo lớn A2 do tôi phụ trách trong năm học 2011- 2012, tôi nhận thấy đề tài thực sự đem lại nhiều hiệu quả đối với bản thân tôi, với toàn thể giáo viên trong trường, với trẻ và với cả các bậc phụ huynh. Cụ thể:
Đối với giáo viên:
+ Bản thân tôi càng có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng điện tử, tôi càng thấy yêu thích và muốn khám phá, tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa để nâng cao trình độ, kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử của mình.
+ Việc sưu tầm các tư liệu cho bài giảng trên mạng internet hay những tư liệu tự tạo ngày càng phong phú, đa dạng, sinh động hơn.
+ Giáo viên không còn lo ngại việc mình không quen sử dụng vi tính mà vẫn dạy qua giáo án điện tử được.
+ Những nội dung, kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử mà tôi đã trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp được hầu hết các giáo viên trong toàn trường nắm bắt được và trong năm học 2011- 2012 đã có thêm nhiều giáo viên trẻ biết cách ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đạt hiệu quả cao.
+ Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong toàn trường được đẩy mạnh, công tác chuyên môn của toàn trường cũng được nâng lên rõ rệt:
Năm học 2010-2011, toàn trường chỉ có 5 giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đạt: 14%
Năm học 2011- 2012, số giáo viên biết đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã tăng lên gấp đôi, có 10 giáo viên, đạt: 28%
- Đối với trẻ:
Tôi đã thử dạy cùng một loại tiết đối với trẻ lớp mẫu giáo lớn tôi phụ trách với cùng một hoạt động: “ Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông” nhưng với phương pháp khác nhau: 1. Tôi dạy theo cách truyền thống cũ, chỉ với các bức tranh minh họa; 2. Tôi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động với các hình ảnh sinh động, các đoạn video, bài nhạc hấp dẫn, các phương tiện giao thông đều được chuyển động và có tiếng kêu của phương tiện giao thông đó
Trẻ thực sự hứng thú khi tham gia các hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin. Sự thích thú của trẻ có khác biệt rõ ràng so với cách dạy truyền thống trước kia. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Tiêu chí đánh giá
Cách dạy truyền thống
Có ứng dụng CNTT
1. Mức độ hứng thú của trẻ
Đạt 60%
Đạt 98%
2. Nội dung kiến thức truyền đạt đến trẻ
Đạt 65%
Đạt 99%
3. Sự liên kết các hoạt động trong giờ học
Đạt 55%
Đạt 100%
4. Kết quả giờ học
Đạt 65%
Đạt 100%
3. Đối với phụ huynh: 
Các bậc phụ huynh có thêm lòng tin vào giáo viên khi thấy con mình được học theo những phương pháp đổi mới, được tiếp cận với những tiến bộ khoa học và đặc biệt phụ huynh cũng thấy rất vui khi con ngày càng có thêm nhiều tiến bộ cả về nhận thức cũng như thái độ, kĩ năng sống.
Tuy nhiên, đối với trẻ lớp mẫu giáo lớn trẻ cần được trải nghiệm thực tế và phát triển khả năng lao động tự phục vụ bản thân cũng như giúp đỡ người khác. Cô có thể cho trẻ tham gia chuẩn bị các hoạt động cùng cô như : Làm bánh trưng, giò chả trong ngày tết, trẻ có thể cùng cô làm hoa mùa xuân với nhiều màu sắc, hình dạng cánh hoa khác nhau trang trí cho lớp học, trang trí cho ngôi nhà để chuẩn bị đón tết
Hình ảnh trẻ hăng say làm Hoa mùa xuân cùng cô giáo
Đối với trẻ ở tất cả các độ tuổi, tôi nhận thấy trẻ thực sự hứng thú với hoạt động mới và thích được trải nghiệm với những hình ảnh, đoạn phim mang tính chất trực quan hết sức sinh động.
Đề tài: “ Bé với luật giao thông”
Cuối tháng 3 năm 2012 tôi chủ động lên một tiết chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy”với đề tài “ Bé với luật giao thông ”.
 Tuy nhiên ở chuyên đề này theo tinh thần tự học tập, nâng cao chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy”, tôi đưa ra mục tiêu thiết kế giáo án điện tử dưới hình thức toàn bộ đều là trò chơi và bài tập. Trẻ được học luật giao thông đường bộ, làm quen với các biển báo giao thông thông qua các trò chơi, vừa đơn giản, nhẹ nhàng, trẻ thích thú, hăng hái tham gia hoạt động mà lại đem lại kết quả cao.
Trẻ làm quen với các phương tiện giao thông qua các đoạn video và trò chơi trên máy
Để thực hiện chuyên đề này tôi đã gặp không ít khó khăn vì nội dung kiến thức về giao thông bao giờ cũng đòi hỏi sự chính xác về câu từ. Tự bản thân tôi cũng phải nghiên cứu, tìm hiểu về luật giao thông đường bộ để có thể truyền thụ nội dung kiến thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu. Đa số các hình ảnh giao thông mà tôi sưu tầm được trên mạng không phù hợp với trẻ mầm non, nên tôi lại phải đi trực tiếp trên các đoạn đường để quay các đoạn video phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với nhận thức của trẻ mầm non.
- Về tư liệu: tôi giải quyết vấn đề này bằng cách thiết kế tất cả các hình ảnh như biển báo, đèn giao thông bằng công cụ trên thanh Drawing và dùng thao tác Group để nhóm các hình ảnh lại với nhau. Kèm thêm là các hình ảnh được chụp lại từ điện thoại và chèn vào slide.
- Nhờ có phần mềm Gimp mà tôi có thể cắt các hình ảnh rời từ bức tranh để phù hợp với nội dung mình cần và tạo hiệu ứng hợp lý cho hình ảnh tách rời đó.
Ngoài việc cho trẻ học trên máy, để giờ học đạt hiệu quả cao, trẻ nắm bắt kiến thức một cách khoa học, chính xác, tôi tiến hành cho trẻ trải nghiệm với những mô hình thật và có thêm những trò chơi giao thông cho trẻ trong các hoạt động ngoại khóa.
Ví dụ: Trong hoạt động “ Bé học luật giao thông” , ta nên lồng ghép cho trẻ tham quan, quan sát mô hình đường bộ có các loại phương tiện giao thông đi lại, có các biển báo, biển chỉ dẫnđể trẻ được quan sát thực tế và học một cách thoải mái. Hay trong hoạt động cho trẻ nghe tiếng nhạc đoán tên bài hát và phương tiện có trong bài hát ta kết hợp cho trẻ cùng múa hát theo nhạc thể hiện xúc cảm của mình.
Trẻ học luật giao thông trên mô hình đường bộ
Trẻ được đóng vai làm chú cảnh sát giao thông, làm các phương tiện giao thông tham gia giao thông trên đường bộ.
Qua việc biết phối kết hợp những ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động với những trải nghiệm thực tế, tôi thấy các hoạt động mới thực sự đạt kết quả như mong muốn. Trẻ nắm bắt kiến thức một cách chủ động, nhanh chóng và dễ dàng. Đôi khi trẻ còn tìm ra những ý tưởng mà chúng ta chưa hề nghĩ tới.
Điều này góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.
V. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
1. Mặt tích cực:
Đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” phần nào giải quyết được một số vấn đề vướng mắc cho giáo viên trong việc lựa chọn và thiết kế bài giảng điện tử.
Tạo thêm lòng tin cho giáo viên mạnh dạn ứng dụng chuyên đề công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong điều kiện trường không có đủ trang thiết bị hiện đại cho hoạt động này. 
Mở rộng thêm một số thao tác, kĩ năng trên máy tính với các đồng nghiệp để có thể thiết kế bài giảng hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
2. Mặt hạn chế:
Mặc dù giáo án điện tử hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động dạy nhưng giáo án điện tử không là tất cả. Trẻ không thể ngồi hàng giờ trước máy tính một cách thụ động, như thế ta vô tình kìm hãm sự phát triển của trẻ và làm mất đi ở trẻ tính chủ động, sự hồn nhiên luôn có ở trẻ em.
Vì thế,ta không thể hoàn toàn ỉ lại phương pháp này mà quên đi việc trẻ là trung tâm mọi hoạt động. Chính thế mà khi lên hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ta nên linh hoạt lồng ghép các hoạt động sao cho phù hợp.
Không phải giáo viên nào cũng có thể thiết kế một bài giảng điện tử do chưa được bồi dưỡng kĩ năng sử dụng chương trình PowerPoint, một số kĩ năng nâng cao trong Powerpoint, đặc biệt các phần mềm ứng dụng trong thiết kế bài giảng cũng đòi hỏi giáo viên phải thao tác, kĩ năng thành thạo trên máy mới có thể ứng dụng được vào trong việc thiết kế bài giảng điện tử.
Thực hiện giáo án điện tử mất nhiều thời gian công sức trong tìm tư liệu lẫn thiết kế, đặc biệt với trẻ mầm non, tư liệu phải hấp dẫn, phù hợp với trẻ. Nếu không biết thiết kế một cách khoa học, hợp lý, đôi khi sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại.
VI. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN SÁNG KIẾN VÀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM 
- Dù sử dụng giáo án điện tử nhưng cô vẫn phải chú ý trẻ luôn là trung tâm và phải xem trọng mục tiêu phát triển cho trẻ đã đề ra.
- Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kĩ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ thuật tốt hơn.
- Không quá lạm dụng giáo án điện tử để luôn cho trẻ được hoạt động và phát triển
- Tích cực sưu tầm các hình ảnh, tư liệu chương trình phục vụ cho việc thiết kế các bài giảng.
- Khi thiết kế bài giảng tuyệt đối không tham lam khi chọn các hiệu ứng mà chỉ chủ đích tạo hứng thú và bất ngờ cho trẻ để bài giảng mang lại kết quả hữu hiệu nhất.
- Vận dụng toàn bộ những gì sẵn có để làm tư liệu, phục vụ cho bài giảng
- Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng được ở nhiều hoạt động khác, phù hợp nhiều lứa tuổi.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN CHUNG:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là một phương pháp mới đa hình thức và đang được mọi người quan tâm. Thực hiện công việc này giúp tôi học hỏi được nhiều điều từ các nguồn thông tin khác nhau trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Mặt khác, việc cho trẻ làm quen tiếp cận công nghệ thông tin sớm là một phương án tốt nhằm giúp trẻ hình thành thêm cho trẻ một kĩ năng sống cần thiết trong thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng nhiều việc ứng dụng công nghệ thông tin vì trẻ luôn là trung tâm và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng chỉ là phương tiện giúp cho ta đạt đến mục tiêu chính là phát triển toàn diện cho trẻ. Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục trẻ, cần biết phối hợp, lồng ghép hợp lý các hoạt động trên máy tính với những hoạt động trải nghiệm thực tế của trẻ ( đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi) thì mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện được.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau:
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất và đoàn kết từ nhà nước đến các ban ngành và các trường mầm non, góp phần làm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý giáo dục mầm non. Vì vậy, tôi mong muốn các cấp lãnh đạo, các ban ngành đầu tư cho mỗi lớp có 1 máy tính để thuận tiện cho giáo viên trong việc soạn giảng, tìm thông tin, tư liệu có liên quan phục vụ cho bài giảng vì không phải giáo viên nào cũng có điều kiện để mua máy tính nên đây cũng là một hạn chế trong việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy học của giáo viên.
 Tổ chức những buổi tập huấn thiết kế bài giảng điện tử cho các giáo viên được đi học nhiều hơn nữa, đặc biệt là tập huấn các kĩ năng nâng cao trong việc thiết kế bài giảng điện tử để bài giảng điện tử thực sự hấp dẫn đối với trẻ và đảm bảo chất lượng, hiệu quả trên các hoạt động dạy học của cô và trẻ. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phùng Xá, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Hương Nhài
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-  
-  
- 
- 
IV. MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 4
1. Lý do chọn đề tài
Trang 4
2. Mục đích nghiên cứu
Trang 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 5
4. Đối tượng nghiên cứu
Trang 5
5. Phạm vi nghiên cứu
Trang 5
6. Kế hoạch nghiên cứu
Trang 5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trang 5
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trang 5-6
II. Thực trạng của việc đưa ƯDCNTT vào giảng dạy
Trang 6
1.Thuận lợi
Trang 6
2. Khó khăn
Trang 6
2.1. Về cách phối màu nền và màu chữ
Trang 6
2.2. Về hiệu ứng
Trang 6-7
2.3. Không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí...
Trang 7
2.4. Việc lựa chọn các hình ảnh minh họa và các tư liệu....
Trang 7
2.5. Về thiết kế trò chơi ...
Trang 7
2.6. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Trang 8
2.7. Giáo viên chưa nắm được quy trình thiết kế bài giảng..
Trang 8
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Trang 8
1. Biện pháp 1
Trang 8
2. Biện pháp 2
Trang 8-9
3. Biện pháp 3
Trang 9
4. Biện pháp 4
Trang 10-11
5. Biện pháp 5
Trang 11-15
6. Biện pháp 6
Trang 15- 20
7. Biện pháp 7
Trang 20-21
8. Biện pháp 8
Trang 21-29
IV. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ƯDCNTT VÀO GIẢNG DẠY
Trang 29-34
V. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Trang 34
1. Mặt tích cực
Trang 34
2. Mặt hạn chế
Trang 34-35
VI. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Trang 35
C. KẾT LUẬN
Trang 35
I. KẾT LUẬN CHUNG
Trang 35
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Trang 36
III. TÀI KIỆU THAM KHẢO
Trang 37
IV. MỤC LỤC
Trang 38-39
NhËn xÐt cña héi ®ång thi ®ua
.........................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................... 
 HiÖu tr­ëng 
NguyÔn ThÞ Xu©n 
PhÇn ®¸nh gi¸ cña cÊp trªn
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docgdmg_nguyenthihuongnhai_mnphungxa.doc
Sáng Kiến Liên Quan