Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong một tiết học Sinh 9

Với những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục, mục tiêu dạy học không chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức và lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của học sinh. Với quan điểm dạy học tích cực có thể hiểu: "phương pháp dạy học là cách thức, là con đường, là hệ thống và trình tự các hoạt động giữa giáo viên và học sinh, được giáo viên sử dụng để tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn học sinh tự lực và tích cực đạt tới kiến thức, rèn luyện và phát triển kỹ năng và các năng lực nhận thức cũng như góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu dạy học đề ra". Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là tính chất tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp đảm bảo một tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh, tiếp nhận một cách chủ động các tri thức do giáo viên truyền đạt hay độc lập tìm tòi, nghiên cứu để lĩnh hội tri thức. Giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và chịu trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em.

Từ những thực tiễn và cơ sở trên đề tài này nhằm mục đích:

- Giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo, gây hứng thú trong tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới.

- Hình thành cho các em một số kỹ năng giải bài tập di truyền.

- Các em được giải đáp những thắc mắc, sửa chữa những sai lầm khi chiếm lĩnh tri thức mới và vận dụng làm các bài tập.

- Từ đó, các em càng hứng thú, say mê và yêu thích bộ môn, tạo tiền đề cho các em tiếp thu kiến thức ở những bậc cao hơn, có hoài bão, ước mơ được góp phần mình vào sự phát triển đất nước, làm cho cuộc sống hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Tuy nhiên lựa chọn phương pháp nào không do ý muốn chủ quan của giáo viên quyết mà phải xuất phát từ :

 - Mục tiêu đào tạo là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh tạo những tiền đề để các em trở thành “người lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo .” .

 - Mục đích lí luận dạy học là nhằm gây ý thức, động cơ học tập, tri giác tài liệu mới hay củng cố, ôn tập, kiểm tra.

 - Nội dung bài học thuộc thành phần kiến thức nào? Là kiến thức về di truyền hay kiến thức biến dị, sinh thái hoặc kiến thức vệ sinh.

 - Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Ở lứa tuổi học sinh lớp 9 kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy "trực quan" làm điểm tựa.

 - Điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của bộ môn trong nhà trường khá đầy đủ và hiện đại.

 

docx20 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong một tiết học Sinh 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Pha G1: NST ở trạng thái đơn dạng sợi, dài mảnh duỗi xoắn hoàn toàn (sợi nhiễm sắc). Hình thái như vậy tạo điều kiện cho ADN dễ dàng thực hiện quá trình tổng hợp ARN, qua đó tổng hợp prôtêin. Pha G1 là thời kì sinh trưởng của tế bào.
+ Pha S: ADN tái bản, NST nhân đôi (từ NST đơn thành NST kép).
+ Pha G2: NST kép gồm 2 crômatit chị em đính với nhau ở tâm động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ hình 9.2 về mức độ đóng – duỗi xoắn của NST trong chu kì tế bào, học sinh thảo luận nhóm (2 học sinh) hoàn thành bảng 9.1. Sau đó, đại diện một nhóm trình bày, lớp nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.
Hình 9.2 Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn.
- Mức độ đóng xoắn.
Nhiều nhất
ít
Cực đại
ít
Nhiều
Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh, chỉ tranh, giảng giải, chú ý học sinh đặc điểm từng kì: 
+ Kì trung gian: NST duỗi xoắn nhiều nhất, nên rất dài, mảnh. Trước kì trung gian NST ở trạng thái đơn, sau đó nhân đôi lên thành NST kép ở cuối kì.
+ Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn (đóng ít) và co ngắn lại.
+ Kì giữa: NST đóng xoắn cực đại nên có hình dạng đặc trưng nhất.
+ Kì sau: NST bắt đầu duỗi xoắn, dài ra (duỗi ít).
+ Kì cuối: NST duỗi xoắn nhiều hơn kì sau.
Cứ như vậy, NST hết đóng xoắn rồi lại duỗi xoắn qua các kì của chu kì tế bào, hết chu kì tế bào này đến chu kì tế bào tiếp theo nên nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì.
	Giáo viên nhấn mạnh: kì trung gian NST duỗi xoắn nhiều nhất và có sự nhân đôi của NST thành NST kép; kì giữa NST đóng xoắn cực đại (kết hợp chỉ tranh cho học sinh dễ nhớ).
	II. Những biến đổi hình thái của NST trong quá trình nguyên phân: 
	1. Kì trung gian: từ kiến thức mục I và hình 9.3, học sinh biết được NST tại kì trung gian duỗi xoắn nhiều nhất và có dạng sợi mảnh, có sự nhân đôi của NST thành NST kép (2n NST kép). Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 9.3 để thấy còn có sự nhân đôi của trung tử.
Hình 9.3 Tế bào ở kì trung gian
2. Nguyên phân: 
Giáo viên giới thiệu: Nguyên phân là quá trình phân bào có thoi phân bào, xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Trong quá trình nguyên phân, có nhiều diễn biến xảy ra: 
+ Khi bước vào kì đầu của nguyên phân, thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào. Thoi phân bào có vai trò quan trọng đối với sự vận động của NST trong quá trình phân bào và nó tan biến khi sự phân chia nhân kết thúc.
+ Màng nhân và nhân con bị tiêu biến khi nguyên phân diễn ra và chúng lại được tái hiện ở thời điểm cuối của sự phân chia nhân.
Các sự kiện trên giáo viên chỉ giới thiệu sơ qua vì các em sẽ được tìm hiểu kĩ trong chương trình sinh học 10. Với chương trình sinh học 9, các em chỉ tìm hiểu chủ yếu những diễn biến cơ bản của NST qua 4 kì của nguyên phân.
	Học sinh tự tìm hiểu thông tin SGK, quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm (4 HS) hoàn thành bảng 9.2 SGK. Giáo viên gọi đại diện một nhóm trình bày, gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh (giáo viên chú ý từng đối tượng học sinh để chia nhóm, gọi trả lời những câu hỏi ở mức độ khác nhau). Học sinh có thể nêu được những diễn biến của NST trong các kì của nguyên phân, tuy nhiên chưa thực sự hiểu được cụ thể diễn biến của quá trình.
	Giáo viên giảng giải kết hợp chỉ tranh, mô tả rõ diễn biến của NST ở từng kì giúp học sinh dễ hiểu hơn. Hoặc giáo viên có thể gọi một học sinh giỏi lên trình bày diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân kết hợp chỉ tranh (nếu có thời gian).
a. Kì đầu (2n NST kép): các cặp NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
b. Kì giữa (2n NST kép): Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
c. Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào (2n đơn + 2n đơn) (mỗi cực tế bào có 2n NST đơn).
d. Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc. 
 Ở kì này, sau khi phân chia NST thì tiếp đến là phân chia tế bào chất để tạo thành hai tế bào mới. Lúc này thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con tái hiện. Mỗi tế bào mới có số NST là (2n NST đơn).
* Kết quả của nguyên phân: từ một tế bào mẹ ban đầu (2n NST) cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST).
	III. Ý nghĩa của nguyên phân: 
Học sinh tự thu nhận thông tin SGK, và trả lời các câu hỏi của giáo viên từ đó thấy được ý nghĩa của nguyên phân:
Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống tế bào mẹ? (do NST tự nhân đôi một lần ở kì trung gian và phân li ở kì sau).
Tại sao trong nguyên phân, số lượng tế bào tăng mà bộ NST không thay đổi? (bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ).
Từ hai câu hỏi trên HS rút ra được ý nghĩa của nguyên phân: Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. 
Giáo viên giải thích thêm:
+ Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đối với cơ thể đơn bào nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Nguyên phân có ý nghĩa đặc biệt đối với cơ thể đang lớn, tốc độ nguyên phân rất nhanh, khi mô, cơ quan, cơ thể đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế. Hoặc tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già, chết; giúp hàn gắn các vết thương của cơ thể. 
- Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp: thực hiện sinh sản sinh dưỡng để tạo giống cây trồng: giâm cành, ghép cành, chiết cành, nuôi cấy mô.
- Nhân bản vô tính ở động vật: cừu Đôli,..
	+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào qua quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính. Qua nguyên phân, từ một tế bào mẹ (2n NST) cho ra hai tế bào con có bộ NST giống bộ NST của tế bào mẹ (2n NST) và đó là số NST đặc trưng cho mỗi loài, đồng thời duy trì được những đặc tính di truyền của từng 
loài.
Bài tập
Xác định số lượng NST trong tế bào ở các kì của nguyên phân:
Trong quá trình dạy phần những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân, giáo viên lồng ghép hướng dẫn HS làm bài tập và lấy ví dụ minh họa cụ thể. 
Các kì
Số lượng NST
Kì trung gian: (NST nhân đôi)
2n NST kép
Kì đầu
2n NST kép
Kì giữa
2n NST kép
Kì sau (NST tách nhau, phân li về 2 cực của tế bào)
2n đơn + 2n đơn
Kì cuối
2n đơn
Ví dụ: Xác định số lượng NST trong tế bào của ruồi giấm (2n = 8 NST) ở kì trung gian, và các kì của nguyên phân.
 Giải 
Tế bào ruối giấm (2n = 8 NST). Số lượng NST trong các kì:
Kì trung gian (NTS nhân đôi): 2n kép = 8 x 2 = 16 NST
Nguyên phân: - Kì đầu: 2n kép = 8 x 2 = 16 NST
 - Kì giữa: 2n kép = 8 x 2 = 16 NST
 - Kì sau: 2n đơn + 2n đơn = 16 NST
 - Kì cuối: 2n đơn = 8 NST 
Bài tập tự giải: 
Ở thỏ, 2n = 44 NST. Xác định số NST trong tế bào của thỏ ở kì trung gian và kì đầu, kì sau của nguyên phân?
Ở đậu Hà lan, 2n = 14 NST. Xác định số NST trong tế bào của đậu Hà lan ở kì giữa, kì sau và kì cuối của nguyên phân?
Ở lúa, 2n = 24 NST. Xác định số NST trong tế bào của lúa ở kì trung gian, kì đầu, kì giữa và kì cuối của nguyên phân?
Hướng dẫn HS học bài ở nhà: giáo viên hướng dẫn HS khi học bài vừa kết hợp nội dung với hình vẽ những diễn biến cơ bản của NST qua các kì, vừa vận dụng làm bài tập thì mới đạt kết quả tốt hơn.
c.Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Tư duy chỉ bắt đầu ở nơi xuất hiện tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đềchứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết một vướng mắc cần tháo gỡ mà kết quả là học sinh có kiến thức mới, phương pháp hoạt động mới.
-Ba thành phần cấu thành tình huống có vấn đề.
+ Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học.
+Yêu cầu tìm kiếm những tri thức, phương thức hành động mà người học chưa biết.
+ Vốn tri thức và kinh nghiệm của người chứa đựng khả năng giải quyết tình huống đặt ra.
Giáo viên tổ chức tạo tình huống có vấn đề để học sinh tự lực phát hiện nhận dạng, phát biểu vấn đề được đặt ra cùng nhau giải quyết dạy học đặt-giải quyết vấn đề gồm 3 bước lớn: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận.Qua đó học sinh vừ nắm được kiến thức mới, vứa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó.
Dạy học đặt, giải quyết vấn đề có 4 mức trình độ
+ Mức 1: giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên, giáo viên kết luận đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
+Mức 2: giáo viên nêu vấn đề gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề để học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề , giáo viên và học sinh cùng kết luận đánh giá.
+ Mức 3: giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giúp học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần học sinh và giáo viên cùng đánh giá và kết luận.
+ Mức 4: học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh thực tế của mình. Học sinh giải quyết vấn đề để tự đánh giá chất lượng hiệu quả và kết luận khi cần. Giáo viên bổ sung chính xác hóa kết luận.
Ví dụ1:
 Khi dạy phần I/ Di truyền học –bài 1 Men Đen và di truyền học
Để cho học sinh hiểu và khắc sâu khái niệm di truyền, biến dị. Tôi đặt vấn đề cho học sinh là xác định bản thân mình giống và khác với bố mẹ ở những điểm nào: hình dạng tóc, tai, mắt, mũi từ những ví dụ đó hình thành khái niệm di truyền, biến dị. Qua cách làm như trên tôi thấy học sinh sôi nổi phát biểu, tích cực xây dựng bài học.
Ví dụ 2: 
Khi dạy phần I, bài 47 Quần thể sinh vật
Cho học sinh đọc thông tin SGK rút ra khái niệm, từ khái niệm cho biết điều kiện để công nhận là một quần thể, xác định ví dụ nào là quần thể, ví dụ nào không phải là quần thể trong SGK kèm theo giải thích . Từ những gợi ý trên học sinh sẽ tự rút ra được kết luận. 
Ví dụ 3: 
Trong khi hướng dẫn học sinh điều tra tình hình ô nhiễm môi trường xung quanh dòng sông bài 56-57 thực hành: tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương. Thông thường giáo viên yêu cầu mỗi học sinh hoàn thiện bảng 56.1 và 56.2 sẽ làm cho học sinh thấy khối lượng công việc nhiều và gây nản cho học sinh. Tôi đã chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm trung bình 6-7 học sinh trong đó có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký do các em tự chọn ra. Sau khi các em quan sát đánh giá tình hình ô nhiễm của dòng sông thì các học sinh trong nhóm thảo luận hoàn thành bảng 56.1 và 56.2 SGK trang 170,171 và báo cáo trước lớp, các nhóm nhận xét góp ý và cuối cùng là kết luận của giáo viên. Từ hiện trạng ô nhiễm mà thực tế các em học sinh quan sát được thì các em học sinh sẽ tự giác nâng cao ý thức tự giác gìn giữ môi trường, tích cực phòng chống ô nhiễm môi trường.
d.Dạy học bằng tổ chức các hoạt động khám phá:
Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực học tập về thực chất là tính tích cực hoạt động nhận thức đặc trưng ở khát vọng hiểu biết cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng con đường khám phá với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều mà loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên trong học tập học sinh cũng phải được “khám phá” ra những kiến thức mới đối với bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu ghi nhớ và vận dụng linh hoạt những gì mình đã nắm được qua hoạt động chủ lực khám phá của chính mình. Đó là chưa nói đến khi đạt tới một trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang lại tính nghiên cứu khoa học và người học sẽ tìm ra được những tri thức mới cho khoa học. Khác với khám phá nghiên cứu trong khoa học khám phá trong học tập không phải là quá trình mò mẩm tự phát mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đó giáo viên khéo léo đưa học sinh vào địa vị người phát hiện lại, người khám phá những tri thức di sản văn hóa của loài người, của dân tộc. Giáo viên không cung cấp những kiến thức mới bằng phương pháp thuyết trình - giải thích - minh họa mà bằng phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá để tự học sinh chiếm lĩnh tri thức mới.
Các hoạt động học tập tự khám phá trong tiết sinh học, các hoạt động quan sát và thí nghiệm có thể được thể hiện theo phương pháp trực quan (học sinh xem giáo viên biểu diễn), hoặc phương pháp thực hành (học sinh trực tiếp thao tác trên đối tượng nghiên cứu) trong phương pháp thực hành tính tích cực của học sinh phát huy cao hơn trong phương pháp trực quan. Trong quan sát học sinh dùng mắt thường hoặc có sự trợ giúp của kính lúp, kính hiển vi hay nói rộng ra là dùng các giác quan để tri giác trực tiếp có mục đích, đối tượng nghiên cứu theo dõi ghi chép các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và không can thiệp vào chúng. Khác với quan sát trong thí nghiệm người nghiên cứu tác động vào đối tượng bằng những điều kiện nhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một hoặc một vài yếu tố xác định tập trung theo dõi sự diễn biến của đối tượng dưới một vài khía cạnh xác định. Trong hoạt động thí nghiệm cũng có những hoạt động quan sát cơ bản là quan sát so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng. Cả trong quan sát và thí nghiệm đều phải vận dụng những thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, vận dụng suy lý, quy nạp, diễn dịch. Có như thế thì học sinh thì mới phát hiện được bản chất tính quy luật của hiện tượng đang nghiên cứu. Quá trình này có thể được diễn ra trong suy nghĩ của từng cá nhân học sinh nhưng sẽ có hiệu quả hơn khi biết phối hợp hợp lý giữa suy nghĩ độc lập của từng cá nhân với sự hợp tác thảo luận trong nhóm nhỏ. Bởi vậy có thể nói quan sát và thảo luận nhóm thí nghiệm là các dạng hoạt động thường dùng nhất trong các bài sinh học.
Tôi đã thực hiện trong khi dạy bài 6 Thực hành Tính xác suát xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
* HÑ 1 : Gieo 1 ñoàng kim loaïi 
-GV : Höôùng daãn quy trình thöïc hieän :
 + Laáy 1 ñoàng kim loaïi quy ñònh tröôùc maët saép (S) vaø maët ngöûa (N)
 + Caàm ñöùng caïnh ñoàng kim loaïi vaø thaû rôi töï do töø ñoä cao xaùc ñònh 
 + Thoáng keâ keát quaû moãi laàn rôi vaøo baûng 6.1 .
- GV : Yeâu caàu caùc nhoùm thöïc hieän 
- GV : Yeâu caàu caùc nhoùm baùo caùo keát quaû gieo .
- GV : Yeâu caàu caùc nhoùm döïa vaøo keát quaû thoáng keâ àthaûo luaän theo caùc caâu hoûi sau :
 + Em coù nhaän xeùt gì veà tæ leä % xuaát hieän maët saép vaø maët ngöõa trong caùc laàn gieo ñoàng kim loaïi ?
 + Lieân heä keát quaû treân vôùi tæ leä caùc loaïi giao töû sinh ra töø con lai F1 (Aa)
HÑ 2 : Gieo hai ñoàng kim loaïi 
- GV : Höôùng daãn quy trình thöïc hieän 
 + Laáy 2 ñoàng kim loaïi (ñaõ quy ñònh maët (S) vaø maët ngöûa (N) caàm ñöùng caïnh vaø thaû rôi töï do töø ñoä cao xaùc ñònh .
 + Khi rôi xuoáng maët baøn coù theå xaûy ra 3 tröôøng hôïp nhö sau :
2 ñoàng saép saép (SS)
1 ñoàng saép : 1 ñoàng ngöõa (SN)
2 ñoàng ngöõa (NN)
 + Thoáng keâ keát quaû vaøo baûng 6.2 
- GV :Cho caùc nhoùm tieán haønh gieo ñoàng kim loaïi
- GV :Cho caùc nhoùm baùo caùo keát quaû gieo ñoàng kim loaïi 
- GV : Yeâu caàu caùc nhoùm döïa vaøo keát quaû thoáng keâ traû lôøi caùc caâu hoûi :
 + Em coù nhaän xeùt gì veà tæ leä % soá laàn gaëp caùc maët sau,taát caû saép (SS),1saép:1ngöõa(SN),taát caû ngöûa (NN) ?
 + Lieân heä keát quaû treân vôùi tæ leä caùc giao töû cuûa cô theå lai F2 (1 AA : 2 Aa : 1 aa)
Từ kết quả trên thì học sinh sẽ khám phá ra được à Veà maët thoáng keâ soá laàn gieo caøng nhieàu caøng ñaûm baûo ñoä chính xaùc trong vieäc xaùc ñònh xaùc suaát . Vì vaäy moät trong caùc ñieàu kieän nghieäm ñuùng cuûa caùc quy luaät MenÑen laø soá löôïng caù theå thoáng keâ phaûi ñuû lôùn. Áp dụng vào giải thích trong sản xuất.
III. KẾT QUẢ:
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy nếu học sinh hiểu được bản chất của quá trình thì việc chiếm lĩnh tri thức sẽ dễ dàng hơn, từ đó hứng thú hơn trong học tập, vận dụng giải các bài tập, đồng thời làm cơ sở để các em học tốt các bài tiếp theo của chương cũng như các quy luật di truyền của Menden và làm nền tảng vững chắc cho HS khi học tiếp các lớp sau.
Sau khi áp dụng sáng kiến trên trong một thời gian đối với học sinh khối 9 cùng một đối tượng học sinh với đặc điểm nhận thức như nhau kết quả đã được nâng lên rất nhiều, cụ thể:
Năm học 2015-2016:
STT
Lớp
SS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
9/1
38
12
31,6
18
47,4
8
21,0
0
0
0
0
2
9/2
36
13
36,1
17
47,2
6
16,7
0
0
0
0
3
9/3
36
14
38,9
14
38,9
8
24,0
0
0
0
0
4
9/6
36
16
44,4
15
41,7
5
13,9
0
0
0
0
TC
146
55
37,5
64
43,8
27
18,7
0
0
0
0
Thống kê kết quả chất lượng trên so với năm học 2014-2015 tôi thấy chất lượng có chuyển biến rõ rệt cụ thể: học sinh yếu, kém giảm còn 0%, học sinh giỏi từ 32.0% tăng lên 37.6% (tăng 5.6%), học sinh khá từ 24.0% tăng 43.8% (tăng 19.2%)
PHẦN KẾT LUẬN
Qua lý luận và qua thực tiễn giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn sinh lớp 9:
-Xây dựng cho học sinh động cơ học tập đúng đắn, tôn trọng ý kiến của học sinh, đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp phát huy được tính tích cực chủ động tự giác trong các giờ học.
-Làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc học sinh học, học sinh học không chỉ là nghĩa vụ mà còn là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày.
-Giáo viên phải thật sự nhiệt tình say mê đối với việc giảng dạy môn sinh học.
-Yêu nghề, mến trẻ, hiểu được tâm lý của học sinh.
-Tích cực học hỏi trao đổi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
-Soạn giảng chu đáo có sự sáng tạo trong giảng dạy kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học.
-Tổ chức cho các em hoạt động ngoại khóa kết hợp vừa học vừa chơi, tích cực sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học để gây hứng thú học tập của học sinh. Có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, tránh áp đặt đọc chép.
-Luôn chấm sửa bài đúng, chính xác, có rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh, phối hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục các em thông qua bộ môn.
Qua quá trình áp dụng tôi thấy chất lượng được nâng lên một cách rõ rệt, giờ học sôi nổi hơn, kỹ năng thí nghiệm thực hành, quan sát, phân tích thảo luận nhóm thu thập thông tin của học sinh ngày càng thành thạo hơn đặc biệt là các em học sinh ngày càng yêu thích bộ môn sinh học hơn.
Tóm lại, đối với chương trình sinh 9 nội dung kiến thức mới, trừu tượng lại khó, áp dụng đề tài này chúng ta cần giáo dục rèn luyện cho HS có ý thức tự giác học tập, nắm vững kiến thức trọng tâm, ham thích tìm hiểu khoa học, độc lập, tự chủ, sáng tạo trong học tập, tự chiếm lĩnh và nâng cao tri thức cho bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên từ đó vận dụng làm các bài tập trong chương trình. Cả giáo viên và HS cố gắng đầu tư thì sẽ đạt kết quả cao: đối với giáo viên ngày càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, đối với HS những kiến thức này sẽ là hành trang cho các em học tiếp lên cấp III và ứng dụng giải thích các hiện tương thực tế có liên quan.
Trên đây là những kinh nghiệm ít ỏi của bản thân tôi về "Một số phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong một tiết học môn sinh học 9". Tôi nghĩ rằng nó còn rất nhiểu thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo tận tình của các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
Người viết
 Nguyễn Thị Ngọc Thu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Sinh học 9.
Sách giáo viên Sinh học 9.
Thiết kế bài giảng Sinh học 9.
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học THCS môn Sinh học.
Một số SKKN của đồng nghiệp.
Các trang mạng internet.
PHẦN MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: Trang 1- 3
Cơ sở lý luận
Lý do chọn đề tài
Mục đích yêu cầu
Thời gian-phạm vi-phương pháp và đối tượng nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG: Trang 3- 15
Thực trạng (trang 3-4)
Giải pháp (trang 4-14)
Kết quả (trang 14-15)
PHẦN KẾT LUẬN: Trang 15-16
Tài liệu tham khảo: Trang 17
Phần phục lục: Trang 18

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_phat_huy_tinh_tich.docx
Sáng Kiến Liên Quan