Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp huấn luyện đội tuyển điền kinh Trường THCS Phú Hưng

- Các bài tập phát triển thể lực, sức nhanh mạnh và sức bền, ngoài ra nội dung không thể thiếu trong mỗi buổi tập là phần khởi động. Trong thời gian này cho học sinh tăng cường tập thể lực bằng các bài tập như: Chạy nhanh tiếp sức chuyển vật, trò chơi cướp cờ, tập chạy tại chỗ trên cát, chạy luân phiên ở bậc cầu

 Muốn vậy học sinh cần tăng cường các bài tập: Chạy đạp sau, chạy với vạch quy định, chạy bước tới hoặc chạy vượt rào. Trong đó tôi luôn chú trọng đến động tác đạp sau vì đây là động tác cực kì quan trọng. Nếu đạp sau càng nhanh thì lực đẩy người về trước càng lớn. Đạp sau mạnh thì phản lực tác dụng khi đạp sau sẽ cùng độ lớn và nhất trí với phương chuyển động. Đạp sau đúng phương hướng, không bị phân tán về lực. Đạp sau đúng góc độ: Góc độ khoảng 480 đến 520.

 Duỗi hết các khớp mới tận dụng được hết sức mạnh của cơ thông qua trọng tâm cơ thể.

Như vậy: Độ dài bước chạy phụ thuộc vào động tác đạp sau. Nếu đạp sau không hết thì độ dài bước chạy sẽ bị hạn chế.

 - Các bài tập tăng tần số bước chạy:

 Khi độ dài bước chạy đã đạt đến độ dài cần thiết và ổn định thì việc tăng và duy trì tần số bước chạy sẽ quyết định đến thành tích của người tập.

Như vậy chúng ta cho học sinh tập luyện tốt các bài tập sau:

- Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển.

- Chạy tại chỗ trên cát hoặc trên nệm.

đùi mỗi bài tập: Nam 25 lần, Nữ 20 lần.

 - Luyện chạy bền vòng số 8.

 Lượng vận động này được tăng lên hợp lý trong từng buổi tập (tránh tình trạng tập quá tải hoặc quá hời hợt). Cuối buổi tập giáo viên kiểm tra lại tần số bước chạy của từng em và có biện pháp điều chỉnh. Giáo viên phải có nhật kí của từng buổi tập, từ đó xác định giai đoạn tập luyện phù hợp với các giai đoạn tập luyện, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực.

 

doc8 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 6687 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp huấn luyện đội tuyển điền kinh Trường THCS Phú Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
	1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến.
- Trước vai trò to lớn của TDTT cũng như thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chủ tịch. Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới tiến lên chủ nghĩa xã hội, ngoài việc chú trọng đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc còn quan tâm đến việc bồi dưỡng và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân nhận thức rõ việc đầu tư và nâng cao sức khoẻ con người là vấn đề trọng tâm của mọi học thuyết tiên tiến, là cốt lõi của mọi mô hình phát triển ở các quốc gia, các chế độ thống trị xã hội. Đảng và nhà nước ta đã vạch ra những đường lối chính sách đúng đắn và phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị của đất nước, nhằm phát triển nền TDTT, đưa TDTT vào hàng quốc sách trong chiến lược phát triển con người, phấn đấu cho đất nước có được lớp người mới mà đặc biệt là thế hệ trẻ, phát triển về chiều cao, cường tráng về thể chất, minh mẫn về trí tuệ, phong phú về tinh thần.
 Trước tình hình trên tôi đã tìm hiểu và đưa ra ý tưởng xây dựng đề tài:
“ Một số phương pháp huấn luyện đội tuyển điền kinh Trường THCS Phú Hưng ”.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
	Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố đặc trưng quyết định thành tích trong chạy cự ly 100m, 200m, 400m đề tài nghiên cứu nhằm xác định tốc độ tối đa của các cự ly chạy.
	 Nhằm đổi mới phương pháp dạy hoc, phát huy được vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu những kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
 Nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển điền kinh khối THCS, đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bộ môn thể dục ở các năm sau được tốt hơn. Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hoàn thiện khả năng vận động và yêu thích môn học hơn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện.
- Đội tuyển Điền kinh trường THCS Phú Hưng.
3. Mô tả sáng kiến.
 3.1. Phần mở đầu. 
3.1.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
- Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục.
- Học sinh hăng hái học tập, tiếp thu bài nhanh, biết vượt khó, dễ uốn nắn và sửa sai.
- Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển và được nhiều tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ.
3.1.2. Khó khăn
- Sân bãi tập luyện còn bề bộn chưa đủ điều kiện tập luyện, dụng cụ tập luyện chưa đầy đủ, không đảm bảo an toàn cho học sinh khi tập luyện.
- Vẫn còn một số giáo viên quản lý học sinh trong giờ học chưa nghiêm túc, chưa xử lí chặt những học sinh vi phạm nội quy.
 3.2. Phần nội dung chính.
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
	Để giải quyết được các nhiệm vụ của đề tài, tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp trao đổi tọa đàm.
3.2.2. Biện pháp thực hiện
Hàng năm theo kế hoạch biên chế năm học của lãnh đạo trường THCS Phú Hưng, vào khoảng tháng 11 - 12 môn Thể dục được tiến hành tổ chức thi đấu phong trào thể dục thể thao cho học sinh toàn trường nói chung, trên cơ sở đó tuyển chọn thành lập đội tuyển điền kinh tập luyện đi thi đấu vòng Huyện. Việc tuyển chọn được coi là công việc hết sức quan trọng và chính xác của các giáo viên dạy Thể dục, trước hết phải chọn những em có thành tích tốt trong cuộc thi vòng trường, ngoài ra chúng tôi còn căn cứ những đặc điểm sau:
 + Về thể trạng cơ thể chọn những VĐV cân đối khoẻ mạnh, có chiều cao, sải chân dài, không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch
 + Sự phát triển của cơ bắp: Lựa chọn những em cơ bắp chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân tròn đều đang trên đà phát triển. Nếu được tập luyện sẽ phát triển nhanh.
 Qua giảng dạy và huấn luyện nhiều năm tôi còn rút ra được kinh nghiêm khi chọn VĐV.
	Dựa trên cơ sở được phân bố thời gian tập luyện đội tuyển điền kinh 45 tiết theo quy định của các năm, chúng tôi chia huấn luyện trong 23 buổi (mỗi buổi 2 tiết) và được tập luyện theo 4 giai đoạn như sau:
 3.2.3. Giai đoạn tập thể lực. ( Thời gian tập luyện 2 tuần x 3 buổi x 2 tiết = 12 tiết).
Giai đoạn này chủ yếu nhằm rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực, tăng cường sức mạnh và sức bền cho từng vận động viên.
l Nội dung tập luyện:
- Các bài tập phát triển thể lực, sức nhanh mạnh và sức bền, ngoài ra nội dung không thể thiếu trong mỗi buổi tập là phần khởi động. Trong thời gian này cho học sinh tăng cường tập thể lực bằng các bài tập như: Chạy nhanh tiếp sức chuyển vật, trò chơi cướp cờ, tập chạy tại chỗ trên cát, chạy luân phiên ở bậc cầu 
 Muốn vậy học sinh cần tăng cường các bài tập: Chạy đạp sau, chạy với vạch quy định, chạy bước tới hoặc chạy vượt rào. Trong đó tôi luôn chú trọng đến động tác đạp sau vì đây là động tác cực kì quan trọng. Nếu đạp sau càng nhanh thì lực đẩy người về trước càng lớn. Đạp sau mạnh thì phản lực tác dụng khi đạp sau sẽ cùng độ lớn và nhất trí với phương chuyển động. Đạp sau đúng phương hướng, không bị phân tán về lực. Đạp sau đúng góc độ: Góc độ khoảng 480 đến 520.
 Duỗi hết các khớp mới tận dụng được hết sức mạnh của cơ thông qua trọng tâm cơ thể.
Như vậy: Độ dài bước chạy phụ thuộc vào động tác đạp sau. Nếu đạp sau không hết thì độ dài bước chạy sẽ bị hạn chế.
 - Các bài tập tăng tần số bước chạy:
 Khi độ dài bước chạy đã đạt đến độ dài cần thiết và ổn định thì việc tăng và duy trì tần số bước chạy sẽ quyết định đến thành tích của người tập.
Như vậy chúng ta cho học sinh tập luyện tốt các bài tập sau:
- Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển.
- Chạy tại chỗ trên cát hoặc trên nệm.
đùimỗi bài tập: Nam 25 lần, Nữ 20 lần.
 - Luyện chạy bền vòng số 8. 
 Lượng vận động này được tăng lên hợp lý trong từng buổi tập (tránh tình trạng tập quá tải hoặc quá hời hợt). Cuối buổi tập giáo viên kiểm tra lại tần số bước chạy của từng em và có biện pháp điều chỉnh. Giáo viên phải có nhật kí của từng buổi tập, từ đó xác định giai đoạn tập luyện phù hợp với các giai đoạn tập luyện, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực. 	
 3.2.4. Giai đoạn tập kỹ thuật: ( Thời gian 2 tuần x 2 buổi x 2 tiết = 8 tiết).
Giai đoạn tập luyện cao các giai đoạn trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn. Trước khi tập luyện giai đoạn này giáo viên cần phân tích đánh giá cụ thể tỉ mỉ và 
 c. Phân tích điều kiện khí hậu, thời tiết.
 d. Xác định mục đích cần phải đạt được cho từng học sinh.
Ñ Tập luyện giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát.
Sau khi các kỹ thuật cơ bản tương đối ổn định cho học sinh tập luyện giai đoạn xuất phát và chạy lao: với các nội dung như sau:
- Tập xuất phát theo khẩu lệnh “Vào chỗ”, “Sẵng sàng” để khi chuẩn bị tốt mới xuất phát giai đoạn này tập cho học sinh biết cách tập trung tinh thần chờ nghe khẩu lệnh xuất phát để đạt thành tích tối đa.
- Cho học sinh xuất phát có người giữ vai.
- Xuất phát vào hố cát: tập cảm giác đạp thẳng chân vào bàn đạp.
- Cho học sinh xuất phát với xà chếch: học sinh tự kiểm tra góc độ thân người khi chạy. 
 	Ñ Luyện tập giai đoạn chạy giữa quãng.
Với các nội dung như sau: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong chạy ngắn nên: 
 - Tiếp tục sử dụng các bài tập tăng độ dài và tần số bước chạy: Chạy đạp sau, chạy nâng cao đùi, chạy đá chân về trước.
	Ñ Luyện tập giai đoạn về đích. 
	Ở giai đoạn này cũng hết sức quan trọng vì đây là một kỹ thuật hay còn gọi là giai đoạn bảo vệ thành tích của các giai đoạn trước. Về mặt kỹ thuật còn cạnh tranh nhau về kỹ thuật đánh đích để được xếp hạng cao hơn.
	Thông thường chúng ta cho học sinh thực hiện kỹ thuật đánh đích bằng ngực và vai là chủ yếu.
Ñ Luyện tập hoàn thiện và nâng cao thành tích: ( Thời gian 2 tuần x 2 buổi x 2 tiết = 8 tiết ).
 Nhiệm vụ của giai đoạn là hoàn thiện về thể lực, kỹ thuật của vận động viên chạy ngắn.
	Đặc điểm của giai đoạn này là tính chuyên môn hoá được thể hiện rõ hơn. Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn về thể lực, kỹ thuật, tâm lý được tăng lên đáng kể. Khối lượng và cường độ của các phương tiện chủ yếu tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước. Điều này diễn ra không chỉ do huấn luyện chung mà con do ưu 
- Chạy trong các điều kiện dễ dàng hơn chạy xuống dốc cầu thang, chạy có sử dụng sức kéo nhân tạo.
- Chạy trên cát.
Khối lượng chủ yếu của các bài tập trong giai đoạn này là nhằm nâng cao tốc độ chạy cực đại, hoàn thiện, thể hiện trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn, Muốn vậy ta cần tập các bài tập như sau:
- Chạy xuất phát thấp tăng tốc độ 110m.
- Chạy xuất phát thấp tăng tốc độ 220m.
- Chạy xuất phát thấp tăng tốc độ 420m.
	- Tập chạy giai đoạn giữa quãng: Chạy tốc độ cao: 60 - 70m của cự ly 100m, 120 - 140m của cự ly 200m, 300 - 320m của cự ly 400m, sau đó chạy về đích với 30 % sức. Giai đoạn này cần duy trì liên tục trong các buổi tập.
 Cần tách nhóm tập theo từng cự ly thi đấu của các VĐV khi tách nhóm thì ta cần áp dụng các bài tập chạy độ dài nhiều hơn cự ly thi đấu của từng nội dung.
 VD: Lúc này những em thi đấu nội dung chạy 100m thì ta cho các em chạy 110m, tương tự như vậy em chạy 200m ta cho chạy 220m với toàn bộ kỹ thuật.
Ñ Tổ chức thi đấu và kiểm tra thành tích. 
 Thi đấu kiểm tra 4 tiết cuối đúng với các cự ly trong thi đấu để nắm thành tích của từng VĐV và rèn luyện ý chí, tâm lý và chiến thuật.
Một trong những điều cần chú ý là sau khi hoàn thành quá trình huấn luyện cần cho học sinh nghỉ 1 thời gian hợp lý trước khi thi đấu.
Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, ngoài việc tổ chức tập luyện để duy trì tốc độ cao, học sinh biết vận dụng liên kết giữa các giai đoạn để đạt thành tích cao nhất. Mặt khác đây là giai đoạn giáo viên luôn tổ chức kiểm tra thi đấu, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Nhằm mục đích duy trì và đảm bảo thành tích luôn ở thời kỳ cao nhất.
3.3. Phần kết luận.
	 Như vậy thành tích sau khi vận dụng phương pháp tập mới đã được tăng lên rõ rệt, khi kiểm tra cho thấy các chỉ số về kết quả, thể lực và thể hình đều tăng lên. Nếu đem đối chứng với bảng thống kê quá trình tập luyện năm học trước thì kết quả sau quá trình tập luyện năm học 2015 - 2016 hoàn toàn hơn hẳn ở mọi thông số. Điều đó khẳng định cùng khối lượng tập luyện là 40 tiết nếu có phương pháp tuyển chọn và huấn luyện hợp lí thì sẽ có kết quả cao hơn.
Trong lĩnh vực hoạt động TDTT, muốn có thành tích cao, muốn có sức khoẻ, muốn có kỹ chiến thuật tốt thì chỉ có một con đường đó là phải tăng cường tập luyện.
Nhưng tập luyện cũng có hai mặt của nó: đó là tích cực và tiêu cực
+ Phương pháp tập luyện tích cực:
- Nếu biết xây dựng kế hoạch hợp lý.
- Các bài tập được tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Khối lượng vận động phải từ ít đến nhiều, từ chưa có đến có.
- Giữa buổi tập 1 và buổi tập 2 phải có thời gian nghỉ ngơi và được bắt đầu trọng điểm cơ thể hồi phục vượt mức. Như vậy càng tập luyện thì biểu đồ biểu thị kết quả tập luyện càng tăng lên.
 + Phương pháp tập luyện tiêu cực: Cũng là khi tập luyện xong không mang tính khoa học, thời gian tập luyện ngắn mà lượng vận động lại quá nhiều làm cho người tập luôn trong trạng thái mệt mỏi, không nâng được thành tích.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại.
Qua quá trình giảng dạy huấn luyện, áp dụng những sáng kiến trên tôi thấy hiệu quả huấn luyện tăng lên rõ rệt. Học sinh nắm bắt tốt từng bài tập một cách nhanh chóng, tăng hưng phấn, hứng thú trong luyện tập, thành tích của các em trong quá trình tập luyện ngày càng cao. 
+ Học sinh rất hứng thú, tích cực tập luyện và tiếp thu được kiến thức trong các tiết học.
 + Chất lượng học tập của học sinh đã nâng cao dần so với đầu năm học và những năm học trước đây.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên đã được kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy tại trường THCS Phú Hưng trong năm học 2015 - 2016 và kết quả đạt rất khả quan. 
Như vậy việc tập luyện TDTT thường xuyên và có kế hoạch hợp lý thì sức khoẻ và thành tích chắc chắn sẽ được nâng lên.
Bên cạnh đó trước lúc VĐV bước vào thi đấu mình phải tạo niềm tin và hưng phấn cho học sinh để các em đạt được thành tích cao nhất.
6. Kiến nghị, đề xuất.
 - Bước vào năm học 2016 - 2017 lãnh đạo trường giao công tác tuyển chọn cho tổ năng khiếu thành lập đội tuyển điền kinh vào khoảng tháng 10 - 11 hằng năm để có nhiều thời gian tập luyện hơn.
- Do chương trình ở bậc THCS chỉ có 2 tiết/tuần, vì vậy cần tăng cường thời gian để tập luyện cho học sinh trong các buổi ngoại khóa nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh.
- Sang năm học mới nhà trường cần đầu tư mua thêm thiết bị phục vụ môn thể dục như:
+ Bộ trụ và xà nhảy cao.
+ Đồng hồ thể thao đa năng.
+ Tranh ảnh, băng đĩa các nội dung thể dục có trong chương trình.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi rút ra được qua các năm giảng dạy. Vậy rất mong nhận được sự góp ý quý báu, chân thành của các bạn đồng nghiệp và quý lãnh đạo để đề tài này thật sự mang lại lợi ích thiết thực và góp phần nâng cao thành tích cho học sinh trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao của tất cả mọi người nói chung và cho học sinh nói riêng. Xin cảm ơn!
Phú hưng, ngày 10 tháng 12 năm 2015
 Người thực hiện
 Nguyễn Lê Thanh

File đính kèm:

  • docskkn_huan_luyen_doi_tuyen_dk_truong_thcs_phu_hung.doc
Sáng Kiến Liên Quan