Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Khối 12 học tốt chiến thuật chiến đấu bộ binh

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, có ý thức cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, phá hoại của các thế lực thù địch, nâng cao kiến thức quốc phòng cho học sinh, rèn luyện kĩ năng về quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Việc giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong chiến đấu người chiến sĩ không chỉ biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị, mà còn phải biết vận dụng linh hoạt các tư thế động tác vận động trên chiến trường để địch khó phát hiện, luôn quan sát nắm chắc tình hình địch, vận dụng linh hoạt các tư thế, động tác vận động trên chiến trường và hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội trong chiến đấu. Bài các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường, được vận dụng trong trường hợp gần địch, để nhanh chóng bí mật tiếp cận, áp sát mục tiêu để tiêu diệt địch, bảo vệ mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 Để góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường, đặc biệt tạo ra hứng thú cho các em học sinh học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh. Đó cũng là lý do tôi viết sáng kiến với đề tài: “Một số phương pháp giúp học sinh khối 12 học tốt chiến thuật chiến đấu bộ binh ”.

 Bài viết dựa trên tài liệu giáo trình Sách Giáo dục quốc phòng và an ninh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, năm 2015. Giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam, năm 2005.

 Đây là sáng kiến lần đầu tiên được áp dụng, tạo ra hứng thú học tập môn Giáo dục quốc Phòng và an ninh cho học sinh.

Cụ thể năm học 2017 – 2018 tôi được phân công giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở khối 12. Giờ dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thực sự mang lại cho tôi sự cảm hứng và muốn tìm tòi để học hỏi nâng cao chuyên môn hơn nữa. Bản thân tôi là giáo viên chuyên trách giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, nhà trường quan tâm, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất,vũ khí, thiết bị cho môn học. Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết sức nhiệt tình của Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường.

Từ thực tiễn trên tôi nhận thấy cần phải đặt nhiều vấn đề để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, vai trò của người thầy trong suốt quá trình giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nghiên cứu khoa học, tự học, tự sáng tạo để giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập.Vì vậy sáng kiến này tôi chỉ quan tâm ngắn gọn: “Một số phương pháp giúp học sinh khối 12 học tốt chiến thuật chiến đấu bộ binh ”. Để cùng trao đổi, đóng góp cùng quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, để cho bộ môn của chúng ta ngày càng phát triển và có vai trò to lớn trong việc giáo dục học sinh.

Trong giờ giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo viên phải chuyển tải rất nhiều nội dung kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm được ý nghĩa, yêu cầu, trường hợp vận dụng các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, tích cực luyện tập thành thạo động tác, vận dụng linh hoạt các tư thế, động tác đã học phù hợp với từng loại địa hình, địa vật cụ thể. Vì vậy, làm thế nào để giúp các em có được kiến thức và kĩ năng trong quá trình học tập. Trong sáng kiến này, để giảng dạy tốt bài các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường. Đây là bài học cần môi trường rộng, không gian thoáng, có nhiều địa hình và địa vật để học sinh dễ vận dụng vào bài học. Do vậy, để bảo đảm trong quá trình học tập và không ảnh hưởng các lớp học xung quanh thì giáo viên cần có những phương pháp để bảo đảm an toàn chất lượng cao trong qúa trình giảng dạy.

 

docx11 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Khối 12 học tốt chiến thuật chiến đấu bộ binh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả cao trong học tập.Vì vậy sáng kiến này tôi chỉ quan tâm ngắn gọn: “Một số phương pháp giúp học sinh khối 12 học tốt chiến thuật chiến đấu bộ binh ”. Để cùng trao đổi, đóng góp cùng quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, để cho bộ môn của chúng ta ngày càng phát triển và có vai trò to lớn trong việc giáo dục học sinh. 
Trong giờ giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo viên phải chuyển tải rất nhiều nội dung kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm được ý nghĩa, yêu cầu, trường hợp vận dụng các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, tích cực luyện tập thành thạo động tác, vận dụng linh hoạt các tư thế, động tác đã học phù hợp với từng loại địa hình, địa vật cụ thể. Vì vậy, làm thế nào để giúp các em có được kiến thức và kĩ năng trong quá trình học tập. Trong sáng kiến này, để giảng dạy tốt bài các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường. Đây là bài học cần môi trường rộng, không gian thoáng, có nhiều địa hình và địa vật để học sinh dễ vận dụng vào bài học. Do vậy, để bảo đảm trong quá trình học tập và không ảnh hưởng các lớp học xung quanh thì giáo viên cần có những phương pháp để bảo đảm an toàn chất lượng cao trong qúa trình giảng dạy. 
Đối với giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh, công việc giảng dạy bài các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phải gắn liền với nghiên cứu ngoài thực địa, học hỏi, nghe các thông tin, thời sự.... Đây là con đường để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học. 
Thực hiện thông tư số 02 / 2017 /TT – BGDĐT. Ngày 13/01/2017 của Bộ GD và ĐT về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường Trung học phổ thông. Toàn bộ chương trình học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo kết hợp với Bộ Quốc phòng. 
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Trường Trung học phổ thông Trung An là một trong những đơn vị có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi đáp ứng yêu cầu giờ học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh. Giờ học Giáo dục quốc phòng và an ninh đã truyền thụ cho các em học sinh những tri thức cơ bản của nền Giáo dục quốc phòng toàn dân.
Các phương pháp được áp dụng để thực hiện với đề tài sáng kiến:“ Một số phương pháp giúp học sinh khối 12 học tốt chiến thuật chiến đấu bộ binh” của trường Trung học phổ thông Trung An.
1.Dạy theo phương pháp thuyết minh, giảng giải liên hệ kiến thức lịch sử, là một hệ thống những cách thức mà người giáo viên sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh, giảng giải liên hệ kiến thức lịch sử có tầm quan trọng rất lớn trong giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh kết hợp liên hệ kiến thức lịch sử:
 - Phương pháp thực hiện: 
Dạy theo phương pháp thuyết minh, giảng giải liên hệ kiến thức lịch sử, xây dựng tinh thần chiến đấu cao, chủ động sáng tạo trong mọi tình huống chấp hành nghiêm kỷ luật chiến đấu, tác phong khẩn trương cụ thể.
Dẫn chứng: Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi.
 Ngay đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện. Hai bên bờ quãng sông này, giặc canh phòng rất cẩn mật. 
 Trên sườn đê, chị Bưởi trườn như con thằn lằn xuống tới bờ sông. Trời càng về khuya càng rét.Chị Bưởi quấn chặt quần áo, công văn lên đầu, rồi khẽ nhoài người ra sông. Có tiếng máy ca - nô rì rì đi tới, Chị nhẩm tính sẽ vượt sông trong mười phút và khi ca - nô tới thì Chị đã thoát sang bờ bên kia rồi. Đến giữa sông, đột nhiên cả mặt sông sáng chói, một chiếc ca - nô lù lù lướt tới. Chị Bưởi bàng hoàng trong giây lát nhưng rồi lại trấn tĩnh được ngay. Một mảng bèo trôi đến, chị vơ lấy phủ lên mặt. Đèn pha rọi sáng hai bên bờ sông sục sạo. Chị Bưởi nổi lập lờ ngay cạnh ca - nô mà bọn giặc vẫn không biết gì hết. Một lát sau, ca - nô nổ máy chạy. Chị Bưởi đã đàng hoàng đứng ở bờ bên kia. Ngày nay Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Sách đã dựng tượng đài anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi để ghi công và tưởng nhớ người con gái anh hùng của quê hương.
.2. Dạy theo phương pháp trực quan bằng giáo án điện tử.
- Phương pháp thực hiện:
Đây là vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng khi thực hiện thì có một số ý kiến cho rằng, soạn giáo án điện tử chỉ là chuyển giáo trình văn bản được sao từ file word cho người học thì người thầy phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết. 
 - Về thiết kế bài giảng:
	Bài giảng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cần được thiết kế sao cho có nội dung và hình thức trực quan, sinh động và lôi cuốn, vì vậy phải lồng ghép thêm các tư liệu hình ảnh, các đoạn phim ngắn hay âm thanh có liên quan đến nội dung bài giảng, yếu tố thẩm mỹ cũng cần được coi trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử sao cho có màu sắc, hình thức đẹp nhưng không rối mắt do tạo quá nhiều hiệu ứng làm cho học sinh mất tập trung vào nội dung chính của bài giảng và mất thời gian vô ích.
 Công việc đầu tiên khi thiết kế slide cho bài giảng điện tử các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường là phải chọn màu nền, phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ cho bài giảng. Đây là khâu khá quan trọng, làm tốt khâu này sẽ giúp học sinh dù ngồi cuối lớp vẫn theo dõi được slide đồng thời chữ không quá lớn, chiếm quá nhiều diện tích của mỗi slide, màu nền, màu chữ cũng cần hài hòa sao cho đảm bảo độ tương phản nhưng không quá lòe loẹt hay ảm đạm gây phản cảm. Nên cố gắng mô hình hóa nội dung bài giảng thành các sơ đồ, mô hình, đồ thị để chuyển các slide. Công việc này chiếm mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên, nhưng bù lại việc truyền tải bài giảng đến học sinh sẽ rất trực quan, sinh động, giúp học sinh hưng phấn hơn khi tiếp thu bài giảng và do đó hiệu quả tiếp thu bài giảng sẽ cao hơn. Giáo viên có thể chuyển đến một vị trí tùy ý trong bài giảng chỉ bằng một vài lần nhấp chuột mà không phải lần tìm mất thời gian. Các tư liệu sưu tầm được phải chọn lọc, phân loại, cắt ghép sao cho phù hợp với mỗi tiết, mỗi chương trình bài giảng. Thời lượng của tư liệu, nhất là phim tư liệu nên vừa đủ minh họa cho phần bài giảng tránh kéo dài không cần thiết làm loãng thông tin và ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. 
- Giáo viên trên lớp với giáo án điện tử:
 Với việc dạy học bằng giáo án điện tử các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường, giáo viên sẽ tập trung cho bài giảng có sức lôi cuốn học sinh hơn.
 Một số hình ảnh minh họa:
 Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ có rất nhiều phát kiến mới, giáo án điện tử bước đầu mang đến cho giáo viên và người học những kết quả thiết thực.
4.Dạy theo phương pháp tích hợp cộng tác với Ban cán sự bộ môn. 
- Phương pháp thực hiện: 
 Chúng ta biết rằng không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán sự bộ môn. Muốn giúp những học sinh này trở nên những cán sự lớp biết cách điều hành tổ chức lớp học đòi hỏi người giáo viên cần phải có một số kỹ năng cần thiết.
- Lựa chọn: Có thể qua sự tín nhiệm của tập thể lớp nhưng cũng cần có sự quan sát của giáo viên với từng em học sinh. Có em có năng lực học tập tốt nhưng lại không có khả năng điều hành lớp. Cũng có thể chọn những học sinh có sức học khá, ngoan về hạnh kiểm biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác trong cùng lớp.
 - Bồi dưỡng: Thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em thực hiện các tư thế, động tác vận động trên chiến trường mà giáo viên đã phân công, có sự trợ giúp của giáo viên, để các em độc lập hoạt động và giáo viên sẽ tư vấn cho các em, giúp các em thành thạo động tác.
 - Kiểm tra, đánh giá: Giáo viên phải thật sự nhiệt tình và tâm huyết trong công tác, thường xuyên theo dõi, động viên đội ngũ cán sự lớp.Tuyên dương các em làm tốt, uốn nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm cho các em mất uy tín trong tập thể lớp.
 Xây dựng đội ngũ cán sự lớp là việc làm không dễ nhưng chúng ta phải làm vì giáo viên không có thời gian để giúp đỡ tất cả mọi thành viên ở lớp, đội ngũ cán sự lớp được rèn luyện một cách chu đáo là yêu cầu cần thiết.
- Việc sử dụng đội ngũ cán sự môn học các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường là phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, ý thức kỷ luật, từ đó hình thành phẩm chất đạo đức tốt, tạo tiền đề cho các em phát triển trí tuệ và thể chất một cách toàn diện, phát huy khả năng tự học cho học sinh, bằng cách phải đưa ra tiêu chí phấn đấu có tính thi đua từng nhóm. Như vậy giáo viên có đủ thời gian để hướng dẫn sửa chữa động tác sai cho các học sinh yếu, kém. 
Một số hình ảnh minh họa:
4. Dạy theo phương pháp đàm thoại thảo luận nhóm: Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học sinh. 
- Phương pháp thực hiện:
Theo cách này, học sinh được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp kiến thức nền tảng cho học sinh. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú học sinh bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của học sinh, hoặc đặt câu hỏi và đưa ra vấn đề dẫn dắt học sinh đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp hợp lý về kế hoạch, nội dung và chương trình để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm, chuẩn bị lượng kiến thức nhất định tham gia một cách tích cực, có hiệu quả. 
Chia lớp thành các tiểu đội bộ binh trong chiến đấu, giao nhiệm vụ từng tiểu đội, các thành viên trong tiểu đội thảo luận để đưa ra phương án tác chiến cụ thể.Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường hợp lý nhất, để nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu địch. Đây là một khâu quan trọng nếu muốn làm tốt sự thay đổi trong dạy và học. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng làm việc, giao tiếp trong nhóm, là những viên gạch nền tảng đầu tiên để xây dựng nên hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Cán sự của nhóm phải biết năng lực, thế mạnh của các thành viên, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Thông thường, nhiệm vụ được đưa lên cho nhóm trình bày và được chuyển cho giáo viên, giáo viên xem xét, chuyển cho nhóm thực hành nhiệm vụ. Như thế yêu cầu học sinh phải nắm chắc nhiệm vụ, tham gia với tinh thần đóng góp, xây dựng tốt. Đây là một mô hình tốt, rất đáng học tập, thu hút được học sinh. Sau buổi học Giáo viên tổ chức hội thao thi đua giữa các nhóm với nhau để động viên và nhắc nhở kịp thời. 
5. Dạy theo phương pháp tích hợp các nội dung của bài: Dạy học tích hợp là sự kết hợp dạy lý thuyết với dạy thực hành trong dạy học, nhằm đồng thời giúp người học có được kiến thức và kĩ năng thực hành trong quá trình học tập. 
- Tình huống:Thời gian tác chiến lúc 07.15 - N
- Về địch: Địch đang tuần tra ở khu vực phía trước, thỉnh thoảng dùng AR15 bắn về những nơi nghi ngờ.
- Về ta: Chiến sĩ số 5 trong đội hình chiến đấu của tổ đã vận động đến vị trí đứng chân. Tổ trưởng lệnh cho chiến sĩ số 5 vận dụng các tư thế, động tác vận động trên chiến trường tiến về phía trước, quan sát, nắm chắc tình hình địch, kịp thời báo cáo. 
 - Phương pháp: Giáo viên cho cắm bia, quy định hướng địch,vật chuẩn chung cho các vị trí điểm tập, từng tiểu đội.
- Tiến hành giảng dạy theo 3 bước:
+ Bước 1: Giáo viên làm nhanh động tác.
 + Bước 2: Giáo viên làm chậm có phân tích động tác.
 + Bước 3: Giáo viên làm tổng hợp động tác.
-Tiến hành luyện tập theo 3 bước:
+ Bước 1: Từng người tự nghiên cứu lại nội dung vừa học, thời gian 1 phút trong một giờ học. Phương pháp: Tiểu đội trưởng tập trung thành một hàng ngang, người cách người 2m để tư duy, nghiên cứu lại các động tác đã học.
+ Bước 2: Từng người tự luyện tập, thời gian 4 phút trong một giờ học. Phương pháp: Tiểu đội trưởng tập trung tiểu đội như bước 1, sau đó từng người tự luyện tập: Từng người tự hô; Tự làm động tác, tiểu đội trưởng quan sát sửa tập cho chiến sĩ.
- Bước 3: Tiểu đội luyện tập, thời gian 5 phút trong một giờ học. Phương pháp: Tiểu đội trưởng tập trung tiểu đội như bước 1, sau đó hô cho tiểu đội luyện tập, tập động tác từ chậm đến nhanh dần cho đến khi thành thục, tiểu đội trưởng quan sát sửa tập cho chiến sĩ.
- Địa điểm học tập: Thao trường Trường Trung học phổ thông Trung An
+ Khu vực 1: Thẳng hướng tay chỉ, cách vị trí đứng chân 10m là vị trí tiểu đội 1.
+ Khu vực 2: Từ khu vực 1 kéo sang trái 10m là vị trí tiểu đội 2.
+ Khu vực 3: Từ khu vực 2 kéo sang trái 10m là vị trí tiểu đội 3.
- Vật chất:Vũ khí, trang bị theo biên chế: Súng, bao xe, bia số 6, bia số 7, cờ, còi chỉ huy, mỏ quay.
- Ký, tín hiệu: Cờ xanh, cờ đỏ, còi, mỏ quay.
- Thực hành luyện tập: Giáo viên qui định nơi để vật chất chưa sử dụng, khám súng, chấn chỉnh đội hình, báo cáo cấp trên (nếu có).
- Qui định thao trường, bãi tập.
+ Phạm vi học tập: Thao trường Trường Trung học phổ thông Trung An
+ Quy định đi lại: Trong học tập không được đi quá xa khu vực, thực hiện chính quy trên thao trường 3 bước đi, 5 bước chạy để đảm bảo thời gian học tập.
+ Quy định an toàn: Quá trình học tập, nghỉ giải lao học sinh không được dùng súng đùa giởn, chỉa vào nhau, không cởi bỏ trang bị, không được lấy vũ khí trang bị làm vật kê ngồi. Trong luyện tập phát hiện đạn cũ, chất gây nổ, báo cáo ngay với giáo viên, không tự ý xử lý. Học sinh không được sử dụng điện thoại trong quá trình học.
+ Quy định nơi vệ sinh: Lợi dụng khu vực vệ sinh công cộng của trường, tránh đi bên ngoài làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
+ Phổ biến phương án chiến đấu tại chổ: Khi có tình huống xảy ra tất cả phải tuân theo lệnh của giáo viên. 
- Phổ biến ký, tín hiệu luyện tập và qui ước tượng trưng
* Ký, tín hiệu luyện tập
+ Một hồi còi dài kết hợp cờ xanh, đỏ đưa cao trên đầu, phất xuống cùng khẩu lệnh “ Bắt đầu tập ”.
+ Hai hồi còi dài kết hợp cờ xanh, đỏ dang ngang, cờ xanh hoặc cờ đỏ chỉ vào bộ phận nào thì bộ phận đó ‘’dừng tập, sửa tập, đổi tập ”.
+ Ba hồi còi dài kết hợp cờ xanh, đỏ quay tròn trên đầu cùng khẩu lệnh “thôi tập về vị trí tập trung “các bộ phận thôi tập về vị trí phát ra khẩu lệnh để tập trung.
- Điều khiển tập
+ Cờ đỏ điều khiển quân đỏ,cờ xanh điều khiển quân xanh.
+ Cờ phất về hướng nào thì cơ động về hướng đó.
- Qui ước tượng trưng
* Về địch:
+ Bia số 6 tượng trưng cho một tên.
+ Bia số 7 tượng trưng cho tốp địch 2-3 tên đang cơ động ở địa hình che khuất ngang tầm người ngồi. Bia cắm ở đâu thể hiện địch ở đó, mặt xanh thể hiện hướng hành động của địch.
+ Quy ước tạo giả: Mỏ quay quay hai tiếng một, tượng trưng cho hoả lực địch bắn.
*Về ta: 
 + Còi thổi hai tiếng một: thể hiện cho hoả lực của ta bắn.
+ Tiếng lựu đạn, bộc phá nổ: thể hiện bằng “ầm”.
- Giới thiệu địa hình
* Điểm đứng chân, phương hướng, vật chuẩn, địa hình
+ Điểm đứng chân: Trường Trung học phổ thông Trung An 
+ Phương hướng: Thẳng hướng tay tôi chỉ là hướng Bắc, các hướng còn lại các em tự xác định.
+ Vật chuẩn: Xác định tại thực địa
- Địa hình: Xác định tại thực địa
+ Địa hình: 
+ Đường sá, sông ngòi
- Tình hình địch 
 Lực lượng địch phòng ngự ở khu vực cách vị trí đứng chân khoảng 2000m, chúng tổ chức 1 tổ tuần tra, canh gác ở khu vực cách vị trí đứng chân 1500m, đang tăng cường quan sát về hướng tại thực địa.
- Tình hình ta
+ Nhiệm vụ của tổ bộ binh 2: Tổ bộ binh 2 trong đội hình chiến đấu của cấp trên, có nhiệm vụ cơ động từ phía sau, tiến ra phía trước quan sát, nắm chắc địch.
+ Nhiệm vụ của chiến sĩ số 5: Chiến sĩ số 5 trong đội hình của tổ bộ binh 2 , có nhiệm vụ vận dụng các tư thế, động tác cơ bản, cơ động từ vị trí đứng chân lên phía trước để quan sát, nắm chắc tình hình địch, kịp thời báo cáo.
- Chú ý:
+ Nắm chắc địa hình, địa vật khu vực đang hoạt động kể cả phía ta và phía địch, rút ra thuận lợi, khó khăn để vận dụng các tư thế động tác vận động cho phù hợp.
+ Luôn quan sát đồng đội, nắm chắc kí, tín, ám hiệu hiệp đồng, sẵn sàng chi viện hoặc nghi binh thu hút địch, tạo điều kiện cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. 
Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra. Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh và khích lệ bằng điểm thưởng cho những học sinh có tinh thần nghiên cứu bài học, điều đó phụ thuộc vào khả năng giảng dạy, điều khiển của giáo viên. Qua đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh,. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 
6. Tính hiệu quả của sáng kiến.
 	Qua thực tế giảng dạy các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường Với sự cố gắng nghiên cứu, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp bản thân tôi đã đúc kết được một số phương pháp cụ thể như trên và đã đưa vào áp dụng giảng dạy cho các học sinh khối lớp 12 của trường Trung học phổ thông Trung An. 
 	So sánh với thực tế và sau khi tiến hành áp dụng các giải pháp của sáng kiến đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau :
- Giờ học các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường sinh động hơn.
- Học sinh phát huy được tính tự giác và tích cực hơn. 
- Ý thức học tập, kỷ luật của học sinh được thể hiện ở mức độ cao hơn.
- Học sinh lĩnh hội được kiến thức nhanh và sâu rộng hơn.
* Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong năm học được nâng lên.
 Xếp loại
Năm học 
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU,KÉM
Năm học 2016-2017
270 học sinh
182
67,41%
86
31,85%
2
0,74%
0
0
Năm học 2017-2018
348 học sinh
328
94,25%
20
5,75%
0
0
0
0
7. Phạm vi ảnh hưởng
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp cho học sinh tự tìm tòi sáng tạo và chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả. Ngoài những nội dung kiến thức còn giúp cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa, mục đích một cách sâu sắc của một bài học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác triệt để những kinh nghiệm vốn có, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên cạnh đó học sinh thấy yêu thích học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh và giờ dạy Giáo dục quốc phòng và an ninh thêm sinh động và hấp dẫn.
Qua học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kì mới. Đồng thời nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc. 
Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giáo dục trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn Giáo dục quốc phòng và an ninh. Việc đổi mới phương pháp dạy học, nếu tận dụng tốt trong giờ dạy sẽ đem lại hiệu quả cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn . 
Việc đổi mới phương pháp dạy học mà tôi đang trình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, tư duy trong học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn, đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học, như vậy sẽ cho kết quả cao hơn.
	Sáng kiến này rất dễ thực hiện với tất cả các giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường Trung học phổ thông, tùy theo khả năng sư phạm của mình mà mỗi giáo viên cần áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện của trường Trung học phổ thông mình đang giảng dạy. 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Cần Thơ ngày 20 tháng 03 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Văn Luận

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_khoi.docx
Sáng Kiến Liên Quan