Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài học lịch sử hiệu quả hơn

 Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì dạy - học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc vào chủ thể nhận thức là người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm.và các yếu tố khách quan như: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập,. Ở đây tôi xin được quan niệm sự hứng thú trong học tập như là hệ quả của các yếu tố tương tác đó. Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, tăng năng suất làm việc ở mỗi người. Trong hoạt động học tập hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn học nào đó, học sinh sẽ say mê trong nghiên cứu, học tập việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn và ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kết quả học tập của họ ngày càng được nâng cao, phát triển một cách tích cực. Như đại văn hào Macxim Goocki khái quát: “tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công việc”. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trong những yêu cầu nhất thiết đối với việc dạy học.

doc26 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài học lịch sử hiệu quả hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông dễ dàng đột nhập vào bên trong, nên tên gọi thành Ốc( Loa thành ) cũng là một cách gọi hay. Đây là công trình qui mô nhất của nước Âu Lạc thời bấy giờ. - Căn cứ quân sự vững chắc lợi hại để bảo vệ đất nước. Trong điều kiện với những phương tiện thô sơ thời bấy giờ mà xây dựng được một công trình có cấu trúc độc đáo, qui mô đồ sộ như vậy nên nhân dân ta đã thần thánh hóa là nhờ thần Rùa Vàng giúp sức xây dựng.
? Thực tế có việc thần Kim Qui giúp xây dựng Loa thành hay không? àRút ra sự thật lịch sử: đó là công sức của nhân dân. Giáo dục cho các em thấy tinh thần lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân ta.
? Với đặc điểm cấu trúc độc đáo và lợi hại như thế thì ngoài ý nghĩa kinh đô, Cổ Loa còn có vai trò gì ? 
- Căn cứ quân sự vững chắc lợi hại để bảo vệ đất nước.
? Việc nhân dân ta đã xây dựng một công trình như vậy vào thế kỉ III-II TCN cho thấy điều gì?
*. Giáo dục lòng tự hào dân tộc: - Việc nhân dân ta xây dựng Cổ Loa cách đây trên 2000 năm thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây thành độc đáo của cha ông ta, trình độ phát triển của nước Âu Lạc.Đây là công trình quân sự để bảo vệ đất nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta.
Cho HS xem hình ảnh về dấu tích của thành Cổ Loa, và qua câu ca dao cuối bài chứng tỏ trên 2000 năm rồi Cổ Loa vẫn tồn tại, thêm một biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ rất đáng tự hào.Một trong những di tích minh chứng cho một giai đoạn 
hào hùng trong lịch sử dân tộc.
*Giáo dục ý thức bảo vệ di tích lịch sử. Giáo dục để HS thấy được trách nhiệm của mình trong việc tìm hiểu,chăm sóc,bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử Liên hệ thực tế trường Kim Đồng với di tích nhận chăm sóc ở địa phương . Đó là:căn nhà số 52 Trần Bình Trọng – nơi thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên ở Quảng Nam -Đà Nẵng..
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực lượng quốc phòng của nước Âu Lạc
GV giải thích: “Quân thành”: khu thành quân sự phục vụ chiến đấu.
? Vì sao người ta còn gọi Cổ Loa là một quân thành?
- Cấu trúc độc đáo có tác dụng phòng thủ tốt và phục vụ chiến đấu.
- Ở đây có một lực lượng quân đội lớn .
- Có cả bộ binh và thủy binh, trang bị vũ khí đồng như giáo ,rìu chiến, dao găm, nỏ
GV: giới thiệu cho HS hình ảnh các hiện vật mà các nhà khảo cổ khai quật được ở khu vực chân thành Cổ Loa .
MŨI GIÁO ĐỒNG
DAO GĂM ĐỒNG
*Liên hệ truyện “Nỏ thần”: Em còn nhớ theo truyện “Nỏ thần” nước Âu Lạc bấy giờ có thứ vũ khí gì độc đáo?
HS: Nỏ thần,được làm từ chiếc móng của thần Kim Qui, bắn một phát hàng nghìn mũi tên,giết chết hàng vạn tên giặc.
GV: thực tế có chiếc nỏ thần lợi hại như vậy hay không?
* GV giới thiệu việc phát hiện kho mũi tên đồng hàng vạn chiếc ở Cầu Vực,và chiếc lẫy nỏ có kích thước rất lớn,có nhiều khe để lắp mũi tên, một lúc có thể bắn được nhiều mũi tên (Nỏ Liên Châu) ở khu vực chân thành Cổ Loa:
à Chứng tỏ bấy giờ nhân dân Âu Lạc có một loại nỏ có kích thước lớn,bắn được nhiều mũi tên, là thứ vũ khí đáng sợ với kẻ thù, vì thế nhân dân ca ngợi thành nỏ thần và thêu dệt thành chuyện thần Rùa Vàng cho An Dương Vương chiếc móng của mình để làm lẫy nỏ.
- Giới thiệu thêm về Cao Lỗ, vị tướng giỏi thời Âu Lạc nổi tiếng về làm lẫy nỏ và Nồi Hầu.
? Qua phần vừa tìm hiểu,em hãy nêu những điểm tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với Văn Lang ?
Có thành trì vững chắc, có lực lượng quân sự hùng mạnh hơn , nhiều tướng giỏi, vũ khí tốt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ của nước Âu Lạc
Khi GV trình bày về việc Triệu Đà lâp nước Nam Việt đem quân đánh xuống Âu Lạc, thể hiện tư tưởng “bành trướng” ,Gv liên hệ các triều đại phong kiến phương Bắc sau này cùng luôn có mưu đồ thôn tính và biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc.
- Khi tìm hiểu về nguyên nhân giúp nhân dân Âu Lạc đánh bại các cuộc tấn công xâm lược của Triệu Đà( 181-180 TCN) giữ vững nền độc lập của đất nước, GV liên hệ để giáo dục truyền thống dân tộc:
* Giáo dục tư tưởng: 
Thành trì kiên cố lợi hại, vũ khí tốt,tướng giỏi, nhân dân ta với lòng yêu nước đã đoàn kết,chiến đấu dũng cảm
GV nhấn mạnh :Triệu Đà không từ bỏ âm mưu xâm lược Âu Lạc.
*Liên hệ truyền thuyết “Mị Châu - Trọng Thủy”:
? Theo chuyện “Mị Châu - Trọng Thủy” thì Triệu Đà đã làm gì để chiếm Âu Lạc?
HS dựa theo nội dung truyện trả lời.(cầu hòa,cho Trọng Thủy sang cầu hôn Mị Châu và xin ở rể.đánh tráo chiếc nỏ thầnđưa chiếc áo lông ngỗng cho vợ để sau này biết đường tìm nhau)
? Câu chuyện trên cho chúng ta biết sự thật lịch sử gì?
-Triệu Đà không đánh thắng về quân sự thì dùng mưu kế(giả vờ hòa).
- Dùng gián điệp, tìm hiểu bí mật quân sự của Âu Lạc( cách bố phòng,vũ khí..)
- Chia rẽ nội bộ, khiến An Dương Vương không tin tưởng các trung thần ( Cao Lỗ ,Nồi Hầu bỏ về quê sau khi khuyên can vua không thành) ,sau đó tổ chức tấn công.
? Triệu Đà có đạt được ý muốn của mình không?
- GV trình bày cuộc tấn công xâm lược năm 179 TCN của Triệu Đà theo lược đồ,liên hệ thêm với những tình tiết trong chuyện “Mị Châu - Trọng Thủy” để tăng thêm tính sinh động cho lời giảng, thu hút được sự chú ý của học sinh.
Mở rộng: An Dương Vương bị giặc truy đuổi ráo riết,cùng đường ở vùng biển Nghệ An .Thế nhưng theo truyền thuyết lúc đó An Dương Vương đã được thần Kim Qui đón xuống biển (thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân ta, vì An Dương Vương là người có công với dân tộc, nên khi kể chuyện nhân dân đã không để cho An Dương Vương chết.)
? Vì sao An Dương Vương thất bại?
- Chủ quan , ỷ vào sức mạnh quân sự: ( theo truyền thuyết khi quân giặc đã kéo đến sát chân thành vua vẫn ngồi chơi cờ và cười “Đà không sợ nỏ thần của ta sao?”).
- Không dựa vào dân ,không tin tưởng ở trung thần ( chi tiết này được thể hiện trong truyền thuyết “Mị Châu -Trọng Thủy”: Cao Lỗ ,Nồi Hầu bỏ về quê sau khi khuyên can vua không thành. Thế nhưng với lòng yêu nước, Cao Lỗ, Nồi Hầu dù bỏ về quê nhưng vẫn tổ chức những đội quân chống trả quân xâm lược và cuối cùng đã anh dũng hi sinh để bảo vệ đất nước. ).Thế nên, khi An Dương Vương cùng đường, kẻ thù đuổi sát sau lưng, trước mặt là biển cả,Vua đơn độc phải cầu cứu đến thần Rùa Vàng. Thần Rùa Vàng hiện lên nói: “Kẻ thù ở sau lưng nhà ngươi đó”. Thần Rùa Vàng chính là hình ảnh của nhân dân 
- Không cảnh giác trước kẻ thù : ( chi tiết này được thể hiện trong truyền thuyết “Mị Châu -Trọng Thủy”):để Trọng Thủy- kẻ thù, kẻ đã từng đem quân xâm lược đất nước ở rể ngay giữa kinh thành, nắm được mọi bí mật quân sự mà không hề phòng bị ,những lần chèo thuyền dạo chơi quanh kinh thành, Trọng Thủy đều bí mật vẽ lại sơ đồ thành Cổ Loa, tìm hiểu cách bố phòng của quân Âu Lạc, sự lợi hại của vũ khí 
? Thất bại của An Dương Vương dẫn đến hậu quả gì?
- Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, mở đầu thời kì Bắc thuộc hơn 1000 năm trong lịch sử dân tộc.
* Giáo dục tư tưởng: : trong hơn 1000 năm bị đô hộ,với lòng yêu nước nhân dân ta không ngừng đấu tranh giành độc lập,bảo vệ bản sắc văn hóa với rất nhiều cuộc khởi nghĩa mà các em sẽ được tìm hiểu trong chương trình Lịch sử lớp 6.
* Hoạt động 4: Rút ra bài học kinh nghiệm.
- Qua việc rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của An Dương Vương, Giúp cho HS hiểu:
Vai trò của đoàn kết toàn dân,đặc biệt là tinh thần đề cao cảnh giác với kẻ thù .Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh vai trò của quần chúng nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định:
“ Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù ngay cả trong thời bình. An Dương Vương trí dũng có thừa ,thế nhưng chỉ vì mất cảnh giác mà để “cơ đồ đắm bể sâu”. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dù đất nước ta đã hòa bình,các thế lực thù địch không dễ gì từ bỏ âm mưu phá hoại cách mạng nước ta ,phải luôn đề phòng âm mưu “diễn biến hòa bình.”.
 ? Những nước nào đã từng đem quân xâm lược nước ta?( Mĩ, Trung Quốc ).
? Thế theo em để đề cao cảnh giác ta có nên quan hệ với những nước này không? (nhiều HS trả lời “Không”)
GV dẫn dắt để HS hiểu về ý thức cảnh giác:
Với xu thế hội nhập ,Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới , trong đó có những nước từng xâm lược đô hộ nước ta.Nhưng “hòa nhập” chứ không “hòa tan”, luôn giữ gìn bản sắc văn hóa, đề phòng mọi âm mưu chống phá, lật đổSử dụng phương pháp “nêu gương”: liên hệ học sinh trường Trần Hưng Đạo đã cảnh giác trước việc lôi kéo phát truyền đơn của kẻ xấu àhướng dẫn HS xử lý khi gặp tình huống tương tự.
Ở đây đối tượng là học sinh lớp 6, khả năng tiếp thu còn hạn chế nên GV chỉ nói sơ lược như trên ,không quá nặng về giáo dục tinh thần cảnh giác , nếu đi sâu sẽ khiến cho tiết học nặng nề HS khó tiếp thu.
*Sơ kết bài học: So với nước Văn Lang ,Âu Lạc đã tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ,quân đội hùng mạnh,tướng giỏi, nhưng vì chủ quan An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù nên để “cơ đồ đắm biển sâu”,để đất nước ta rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm.Bài học giữ nước đầu tiên còn để lại ý nghĩa đến ngày hôm nay.
- Cho HS xem ảnh đền thờ An Dương Vương, giáo dục lòng biết ơn với người đã có công lãnh đạo nhân dân ta chống quân xâm lược Tần và xây dựng đất nước.
- GV đọc cho HS nghe đọan thơ củaTố Hữu “ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu”
* Hoạt động 5: Củng cố:
Tạo không khí thoải mái thư giãn cho học sinh bằng trò chơi ô chữ.Nội dung các ô chữ nhằm củng cố những kiến thức trọng tâm của tiết học.
*Đánh giá sau tiết dạy:
- Vận dụng truyền thuyết “Nỏ thần” và “Mị Châu - Trọng Thủy” vào bài dạy, giáo viên vừa rèn cho HS kĩ năng sử dụng tư liệu truyền miệng trong học tập lịch sử, vừa khai thác được sự hiểu biết của học sinh trong những câu chuyện trên vì các em đã được học trong chương trình Ngữ Văn. Giờ học các em phát biểu rất sôi nổi, không khí tiết học vui vẻ và nhẹ nhàng, học sinh dễ khắc sâu kiến thức.
- Với hai câu chuyện trên, GV có thêm nguồn tư liệu minh họa giúp lời giảng thêm sinh động lôi cuốn, tránh sự khô khan cho bài dạy, vừa có thể tiến hành lồng ghép giáo dục môi trường và giáo dục tư tưởng cho học sinh có hiệu quả, tránh sự cứng nhắc, tạo một không khí nhẹ nhàng,thoải mái cho lớp học.
Lịch sử 7. BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG.(1075-1077)
TIẾT 16: II.GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076-1077)
1.GV sử dụng tranh “ Phòng tuyến Như Nguyệt” để giúp học sinh hình dung về cách xây dựng và bố trí phòng tuyến, thấy được nét độc đáo trong cách bố phòng của Lý Thường Kiệt.
? Quan sát các hình ảnh dưới đây, kết hợp với SGK, em hãy mô tả phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng như thế nào?
HS mô tả, GV chuẩn xác:Phòng tuyến được xây dựng trên bờ nam sông Như Nguyệt , dài khảng 100km.Đây là con sông chặn ngang tất cả mọi ngả đường bộ từ Quảng Tây về Thăng Long, như 1 chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua.Những nơi này, Lý Thường Kiệt cho đắp chiến lũy dọc bờ sông, phía ngoài lũy, giáp mặt sông, ông sai đóng cọc tre làm giậu dày mấy tầng. Dưới bãi sông bố trí những hầm chông ngầm. Sông rộng, lũy cao, giậu tre dày, ... tất cả những kiến trúc tự nhiên và nhân tạo đó được tổ chức lại, kết hợp với nhau tạo thành một phòng tuyến kiên cố.
*Giáo dục môi trường:việc xây dựng phòng tuyến cho thấy tài năng quân sự của Lý Thường Kiệt .Ông đã biết dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh của điều kiện địa hình đất nước để đánh giặc.
Khai thác tranh để minh họa cho diễn biến của cuộc kháng chiến
Kết hợp tranh và lược đồ để giúp HS dễ ghi nhớ đường tiến quân của giặc theo 2 đường thủy bộ.Kết cục của cánh quân thủy.
? Chờ đợi không thấy thủy quân tiếp ứng, Quân Tống đã làm gì?
Cho HS xem tranh.
HS: đóng bè tìm cách vượt sông.
? Kết quả ? 
HS dựa vào tranh và kết hợp sgk trả lời.GV giảng: Bè lớn di chuyển chậm chạp, quân nhà Lý dùng máy bắn đá làm nhiều bè vỡ tan.Hàng nghìn tên giặc vùi thây xuống lòng sông, những tên khác lên được bờ thì phải đối mặt với những bãi chông ngầm và những lớp dậu tre dày đặc.Từ trên lũy cao quân ta tấn công quyết liệt.Hơn ½ đội quân tiên phong vượt sông của giặc bị tiêu diệt.
Sử dụng tranh minh họa về tình cảnh khó khăn của quân Tống do thiếu lương thảo, dịch bệnh.
GV vận dụng kiến thức Văn học phân tích ý nghĩa và tác dụng của “đòn tâm lý” mà Lý Thường Kiệt đã sử dụng: 
-GV mời HS đọc bài thơ, khai thác hiểu biết của các em về ý nghĩa và tác dụng của bài thơ.( Các em đã được học trong chương trình Ngữ Văn)
* GV giảng: Bài thơ là lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền đất nướcà”Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nước ta.Đồng thời cũng là lời khẳng định đanh thép về số phận của quân xâm lược.
 Lời thơ hùng hồn, đọc vào ban đêm trong một ngôi đền ven sông khiến quân Tống khiếp sợ bao nhiêu thì lại trở thành nguồn sức mạnh động viên cổ vũ tinh thần quân ta bấy nhiêu.
*Đánh giá sau tiết dạy: Với tiết dạy này chúng tôi đã tiến hành dạy theo hai cách:
* Dạy tại lớp với lược đồ không có các hình ảnh minh họa.
* Sử dụng bài giảng điện tử với hình ảnh minh họa từ “ Lịch sử Việt Nam bằng tranh”.
- Với tiết dạy có tranh ảnh, giờ học sôi nổi hơn hẳn.HS khắc sâu được kiến thức hơn, trả lời các câu hỏi củng cố bài hiệu quả và chính xác hơn.
Lịch sử 7.Tiết 25 Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
II.CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN.(1285)
Hoạt động 2: cá nhân/ cặp.
? Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến ra sao?
HS: Triệu tập hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng
? Các hội nghị này có ý nghĩa gì?
HS: Tìm ra kế sách đánh giặc.
GV đọc 1 đoạn trích trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn cho HS nghe.
? Nhận xét “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn?
HS: Khơi dậy lòng yêu nước, khích lệ tinh thần chiến đấu.
- Thảo luận cặp:
? Em hãy nêu các sự kiện chứng tỏ ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân thời Trần?
HS: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, câu trả lời quyết đánh của các bô lão, chữ Sát Thát thích lên tay quân lính.
Liên hệ môn Âm nhạc bài hát “Hội nghị Diên Hồng”-Lưu Hữu Phước.
Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến
- Quyết chiến!
Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh ?!
- Hy sinh ! 
àNhà Trần đã huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn quân toàn dân cho cuộc kháng chiến.
*Liên hệ, giáo dục: trước tình hình đất nước lâm nguy thì tất cả đều tham gia chiến đấu , từ thiếu niên đến bô lão, tùy theo sức của mình đã góp phần vào công cuộc giữ nước. Đây luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
2/ Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến (7’).
- Mở hội nghị Bình Than.
- Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy, soạn bài “Hịch tướng sĩ”.
- Năm 1285 mở hội nghị Diên Hồng.
- Cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
Hoạt động 3: cá nhân/ nhóm.
- Sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến.
- Gọi HS tường thuật lại, kết hợp lược đồ SGK.
HS: Tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta, Trần Quốc Tuấn cho lui về Vạn Kiếp, Thăng Long, Thiên Trường...
Tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc, xin hãy chém đầu thần trước đã!”
? Tại Thăng Long ta thực hiện chủ trương?
HS: “Vườn không nhà trống”.
- Chia nhóm cho HS thảo luận:
+ Cuộc kháng gặp phải những khó khăn gì?
GV kể chuyện về tấm gương hy sinh dũng cảm của Trần Bình Trọng.
+ Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực, chúng làm gì?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý, nhấn mạnh:
+ Chúng gặp phải khó khăn tại Thăng Long.
+ Ta phản công vào tháng 5/1285, giành những thắng lợi vẻ vang.
*Liên hệ “Phò giá về kinh”
( Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù)
- Kết luận: nhà Trần bình tĩnh, chủ động, tích cực, chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến , chính đường lối đúng đắn là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thắng lợi.
+ Sau gần 2 tháng phản công ta đã đánh bại 1 đạo quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
Lửa Bắc ập vào như tia chớp
Mưa Nam một trận sạch tàn tro.
 3/ Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến (20’).
- Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta.
- Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp, về Thiên Trường.
- Thực hiện “vườn không nhà trống”.
- Toa Đô từ phía nam đánh lên, Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống.
- Tháng 5/1285 ta phản công giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
- Thoát Hoan bỏ chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết.
→ sau hơn 2 tháng pản công, ta đã đánh bại hơn 50 vạn quân Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai.
Lịch sử 7.Tiết 26 Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
III.CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN.(1287-1288)
Hoạt động 3: cá nhân/ nhóm.
? Em hãy phân tích tình thế bị động của quân Nguyên sau trận Vân Đồn và tội ác của chúng đối với nhân dân ta?
HS: Thiếu lương thực trầm trọng, cướp bóc, giết người....
- GV: nhận thấy thời cơ tiêu diệt đã đến, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định phản công, chọn Bạch Đằng làm nơi bố trí trận địa.
Ống đồng tim đập còn xô nhịp
Bạch Đằng cọc nhọn đã dựng lên
- Liên hệ kiến thức cũ về địa thế, các chiến thắng từng diễn ra trên sông Bạch Đằng.
- Giáo dục môi trường: sự thông minh sáng tạo biết dựa vào địa hình tự nhiên của đất nước để đánh giặc một lần nữa được nhân dân ta phát huy cao độ, bố trí trận mai phục trên sông Bạch Đằng lịch sử. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đưa nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.
- Sử dụng lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
GV dùng phương pháp
? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?
HS: Quân Nguyên phải hoàn toàn từ bỏ tham vọng thôn tính Đại Việt.
- Chia nhóm cho HS thảo luận:
+ Em hãy phân tích điểm giống và khác trong cách đánh giặc lần thứ 2 và lần thứ 3?
+ Nhận xét về tài chỉ huy của Vua Trần và Trần Hưng Đạo?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Nhấn mạnh: chủ trương đúng đắn, chớp thời cơ, chủ động bố trí bãi cọc...
- Liên hệ, giáo dục HS: qua 3 lần kháng chiến dù lực lượng rất chênh lệch nhưng vương triều Trần không hề run sợ, mà kiên quyết quyết tâm chiến thắng kẻ thù, bảo vệ độc lập dân tộc ta càng thêm tự hào về những người anh hùng đó. Qua đó các em thấy trên mọi miền đất nước có rất nhiều ngôi trường, tên đường được vinh dự mang tên các vị anh hùng đó như Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải...
- Liên hệ ở địa phương.
 3/ Chiến thắng Bạch Đằng 
- Cuối tháng 1/1288 Thoát Hoan vào thành Thăng Long trống vắng, quân Nguyên ngày càng khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở hai mặt trận thủy, bộ.
- Tháng 4/ 1288 đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy rút về theo đường sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào trận mai phục.
- Kết quả: Ô Mã Nhi bị bắt sống,toàn bộ thủy binh địch bị tiêu diệt. Thoát Hoan chạy về nước bị quân dân ta chặn đánh.
à Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. 
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
- Chắc chắn trong thực tế dạy học hiện nay, mỗi thầy cô giáo luôn quan tâm, tìm những phương pháp phù hợp để truyền tải kiến thức hiệu quả nhất cho học sinh.Trên đây là một số phương pháp tạo hứng thú và giúp học sinh tiếp thu bài học tốt lịch sử tốt hơn mà bản thân tôi đã áp dụng và thấy hiệu quả.Tuy nhiên, không có phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định, vai trò quyết định vẫn thuộc về mỗi giáo viên.Khi giảng dạy, chúng ta phải phối hợp nhiều phương pháp tùy theo từng nội dung bài học và đối tượng học sinh. Nhưng quan trọng nhất, muốn học sinh yêu thích môn Lịch Sử, trước hết bản thân người thầy giáo phải là người yêu thích và có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, yêu nghề và muốn truyền tình yêu ấy đến với học trò. Tình yêu và sự hiểu biết của thầy sẽ là ngọn lửa soi đường dẫn dắt học sinh đi đến những bến bờ tri thức mới, khơi nguồn cảm hứng học lịch sử cho HS ngay khi các em bước chân vào trường phổ thông. 
Tuy nhiên với trình độ hiểu biết còn hạn chế của tôi, chắc chắn đề tài này còn đơn giản và nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý xây dựng của đồng nghiệp và quý cấp để đề tài được hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn! 
Đà Nẵng ngày 20/11/2014
Giáo viên :
Nguyễn Thị An Nhiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo viên Lịch Sử 6 – NXB Giáo dục.
2.Một số ý kiến về chương trình và SGK Lịch Sử đăng trên các báo.
3.Vận dụng kiến thức liên môn và chủ đề tích hợp trong dạy học Lịch Sử ở trường THCS( Phòng GD ĐT Yên Bái)

File đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN 2014 hoan chinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan