Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích hợp trong bộ môn Địa lý khối 8, 9 ở trường THCS

Dạy học tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.

Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy trong chương trình địa lý khối 8, 9 có rất nhiều nội dung tích hợp và bản thân cũng đã tích hợp trong nội dung bài học dưới nhiều hình thức khác nhau như liên hệ, lồng ghép hoặc tích hợp bộ phận tùy theo nội dung của bài học nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức về dân cư, môi trường, năng lượng. mối quan hệ giữa cư dân (bùng nổ dân số, đô thị hóa, hoạt động sản xuất của con người) với môi trường và nhu cầu sử dụng năng lượng dẫn đến nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm hình thành cho học sinh các kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm năng lượng.

Để đổi mới căn bản phương pháp dạy và học, trong hai năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp vào trong quá trình giảng dạy các môn học ở các bậc học phổ thông. Tuy nhiên phương pháp dạy học tích hợp đã được giáo viên tiếp nhận song chưa thật rộng rãi và mức độ chưa cao, khi vừa mới áp dụng họ khó có thể chuyển đổi từ chuyên môn của mình sang lĩnh vực mới cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó, đồng thời tâm lý của các em học sinh cũng chưa sẵn sàng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích hợp trong bộ môn Địa lý khối 8, 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm của năm học 2014 - 2015).
Lớp
Sĩ số
Kết quả khảo sát
Ghi chú
Điểm < 5
Điểm 5à7,9
Điểm 8 à10
Số lượng
%
Số 
lượng
%
Số 
lượng
%
8A
25
8
32,0
13
56,0
4
16,0
8B
24
7
29,2
14
58,3
3
12,5
9A
24
8
33,3
14
62,5
2
8,3
9B
23
6
26,1
14
60,9
3
13,0
Qua kết quả khảo sát trên thể hiện chất lượng bộ môn còn thấp, vì vậy tôi đã trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để đưa chất lượng bộ môn đi lên đồng thời làm cho các em học sinh yêu thích học bộ môn Địa lý hơn. Từ đó tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp vào trong giảng dạy đối với hai lớp 8B và 9B để thể nghiệm nhằm so sánh với hai lớp không áp dụng (lớp 8A và 9A) bằng một số giải pháp sau:
2. Những giải pháp thực hiện: 
Làm thế nào để việc tích hợp vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, vừa bảo đảm được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng ghép được các nội dung giáo dục vào các tiết dạy cụ thể để mang lại hiệu quả như mong muốn, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
2.1. Chuẩn bị bài soạn chu đáo theo hướng tích hợp:
* Đối với giáo viên:
- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp.
 - Chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học.
- Xác định hình thức tích hợp và hướng khai thác giáo cụ trực quan.
- Xác định hệ thống câu hỏi mang tính sát thực với nội dung, có liên hệ thực tế và tính phân hóa được dẫn dắt từ dễ đến khó để tạo được môi trường tương tác giữa người dạy với người học, giữa người dạy với người dạy.
- Cần vận dụng những kiến thức kỹ năng của các môn học có liên quan để việc giảng dạy tích hợp có hiệu quả.
* Đối với học sinh:
- Đọc kỹ bài mới trước khi đến lớp.
- Tìm mối liên hệ kiến thức các môn học khác có liên quan với bài học để tích hợp trong bài học mới.
2.2. Xác định các mức độ tích hợp trong các bài học:
- Trước tiên Giáo viên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua từng bài học (xác định địa chỉ tích hợp), sau đó căn cứ vào thời lượng của bài học đó mà xác định hình thức tích hợp sao cho phù hợp (tích hợp ở mức độ bộ phận, hay mức độ liên hệ.....).
2.3. Một số hình thức tích hợp và ví dụ minh họa cho quá trình dạy học môn Địa lý khối 8,9 THCS:
- Vận dụng từng câu hỏi mang tính sát thực với nội dung bài học và có liên hệ thực tế: 
Ví dụ: Khi dạy bài “Dân số và sự gia tăng dân số” (Địa lý 9) ở mục II Gia tăng dân số, giáo viên có thể tích hợp ở mức độ liên hệ giáo dục ý thức về sinh đẻ có kế hoạch, kết hôn và sinh đẻ đúng độ tuổi (tích hợp môn Giáo dục công dân) giáo viên đặt câu hỏi: 
? Bằng kiến thức và hiểu biết của mình em hãy cho biết để giảm bớt sự gia tăng dân số chúng ta cần có những biện pháp gì?
- Tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để thúc đẩy học sinh tự tìm tòi, giải quyết (đặc biệt là trước những vấn đề mang tính thời sự, tính toàn cầu của nhân loại):
Ví dụ: Dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam”, (Địa lý 8); giáo viên có thể tích hợp ở mức độ bộ phận và liên hệ dựa trên nội dung của một đơn vị kiến thức trong bài:
Đặt tình huống: Hiện nay nhân loại đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các loại tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt) và việc sử dụng các loại nhiên liệu này ngày càng tăng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Yêu cầu học sinh giải quyết: Bằng kiến thức vật lý hãy cho biết: Con người có thể khai thác được những nguồn năng lượng nào trong lòng đất, từ tự nhiên để thay thế nguồn năng lượng truyền thống mà không gây tổn hại đến môi trường và không bị mất đi ?
	+ Khai thác nguồn nhiệt trong lòng đất à phát triển địa nhiệt điện.
	+ Khai thác năng lượng Mặt trời à xây dựng nhà máy điện Mặt trời, xe chạy bằng năng lượng Mặt trời, bình nước nóng năng lượng Mặt trời
	+ Sản xuất điện từ năng lượng gió (vô tận, và sạch)
	+ Khai thác năng lượng thủy triều à xây dựng nhà máy điện từ thủy triều
Hoặc khi nói về nguy cơ cạn kiệt của nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta, Giáo viên có thể đặt câu hỏi?
? Bằng kiến thức lịch sử của mình em hãy cho biết nguyên nhân nào làm cho nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta đứng trước nguy cơ cạn kiệt? (Do chiến tranh hủy diệt, bọn thực dân đế quốc sang xâm chiếm, vơ vét....)
Từ những nội dung tích hợp cụ thể ở trên chúng ta đã hướng học sinh đến với ý thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng cũng như hướng học sinh đến với ý thức tìm tòi và khai thác những nguồn năng lượng mới, sạch để thay thế.
- Giáo dục tích hợp qua tranh ảnh, các đoạn phim, bảng số liệu, biểu đồ. Đây là phương tiện trực quan tốt nhất để học sinh tiếp cận các nội dung về dân số, môi trường, năng lượng, nhất là các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu sử dụng tốt ngoài việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh còn làm cho giờ giảng hấp dẫn hơn và học sinh chủ động làm việc nhiều hơn, kết hợp thông báo một lượng thông tin khá rộng. Ví dụ khi dạy bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á (Địa lý 8) Mục 1: Một châu lục đông dân cư nhất thế giới, giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh sau:
Sau khi học sinh xem, giáo viên đặt câu hỏi: Việc tập trung đông dân cư ở Châu Á đã nãy sinh ra những vấn đề gì? (Tài nguyên cạn kiệt, môi trường suy thoái, y tế giáo dục gặp nhiều khó khăn.......)
	Bằng kiến thức môn Giáo dục công dân em hãy cho biết: Để hạn chế những hậu quả của sự gia tăng dân số, các nước ở Châu Á cần đưa ra những biện pháp gì? (Thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, Khai thác và sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái).
2.4. Giáo án minh họa vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy học Địa lý:
 Tiết 27. Bài 25 VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Học sinh cần:
	- Nắm vững và đánh giá vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ, đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
 	- Hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, các biện pháp khắc phục và triển vọng phát triển kinh tế của vùng.
2. Kỹ năng:
 	- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng phân tích lược đồ, bản đồ, bảng số liệu của một số vấn đề về tự nhiên và dân cư xã hội phân hoá theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
- Bản đồ địa lý Tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tài liệu tranh ảnh về thiên nhiên, di sản văn hoá của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
III. NỘI DUNG
1. Bài củ: Không kiểm tra, giáo viên giới thiệu vùng kinh tế mới.
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
- GV giới thiệu phần khái quát chung về vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
 Vùng Duyên hải Nam Trung bộ là vùng lãnh thổ trãi dài khoảng 800km, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Lãnh thổ về mặt hành chính bao gồm 8 tỉnh. Với diện tích: 44.254km2. Dân số 8,4 triệu người.
- GV y/c HS quan sát H23.1 SGK xác định giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trên bản đồ và nêu ý nghĩa của vị trí? 
- GV chốt kiến thức.
? Quan sát H25.1 SGK và cho biết đặc điểm nổi bật của điạ hình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
? Tìm trên lược đồ các vịnh Dung Quất, Cam Ranh, Vân Phong.
 Sau khi HS trình bày, GV cho HS xem một số hình ảnh và giới thiệu cho HS: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, nhiều vũng vịnh và bãi tắm đẹp như: Dung Quất, Vân Phong, Nha Trang, Đại Lãnh.
 "Vũng Đông, Vũng Lấm, Vũng Chào. Vũng La, Vũng Sứ vũng nào cũng thương".
 Hay khi nói về biển Nha Trang:
 "Nha Trang sóng biển rì rầm
Như đôi trai gái thì thầm nữa đêm... 
 Nha Trang sao quá dễ thương.
 Một lần lui tới vấn vương không rời".
? Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết khí hậu của vùng có gì đặc biệt?
- GV y/c HS hoạt động nhóm nội dung sau:
 + Nhóm 1: QS h25.1 và thông tin ở SGK cho biết các thế mạnh về kinh tế biển của NTB.
 + Nhóm 2: Những thế mạnh trong nông nghiệp của vùng.
 + Nhóm 3: Những khó khăn trong phát triển kinh tế và đời sống của vùng? 
- Sau khi các nhóm trình bày GV chốt kiến thức.
Ở phần này giáo viên đưa hình ảnh minh họa.
Hạn hán
 ? Bằng kiến thức môn Giáo dục công dân em hãy cho biết để phòng, chống và khắc phục những thiên tai chúng ta cần có những biện pháp nào? 
? Căn cứ vào bảng 25.1 SGK và nhận xét sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía Tây.
? Tại sao có sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế như vậy.
? Hãy kể tên các dân tộc sinh sống ở vùng Nam Trung Bộ.
- GV chốt kiến thức.
- GV đưa hình ảnh minh họa. 
Dân tộc Ba-na
- GV y/c HS QS bảng 23.2 SGK hãy:
 ? Nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu về dân cư xã hội của vùng so với cả nước? Từ đó rút ra nhận xét chung.
- GV nhấn mạnh tiềm năng con người của vùng (hiếu học, lao động dũng cảm....)
? Dựa vào kiến thức lịch sử em đã được học hãy cho biết vùng có những vị anh hùng dân tộc nào nổi tiếng? 
- GV dùng hình ảnh và giới thiệu sơ qua về anh hùng Nguyễn Trung Trực và cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
 + Anh hùng Nguyễn Trung Trực là vị thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ XIX với câu nói bất hủ "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
 + Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng (01/3/1906 - 29/4/2000) tại xã Đức Tân - Mộ Đức Tỉnh Quảng Ngãi. Ông là người học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976, ông có tên gọi thân mật là "Tô" và đây từng là bí danh của ông. Tham gia nhiều công tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực ngoại giao...
 ? Xác định vị trí các di tích văn hóa - lịch sử được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- GV dùng hình ảnh minh họa.
Di tích Mỹ Sơn
- HS nghe GV giới thiệu .
- 1 HS xác định giới hạn của vùng trên bản đồ, HS khác nhận xét.
- HS nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng, lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS QS H25.1 SGK trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. 
- HS lắng nghe.
- HS xác định và chỉ trên lược đồ, dưới lớp theo dõi nhận xét.
Vịnh Dung Quất vào đêm
Biển Nha Trang
- HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày.
Lũ lụt
Bão
- HS trả lời
- Tích cực trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi, cát bay, cát lấnCó biện pháp phòng tránh tác hại của Bão, lũ và áp thấp nhiệt đới như neo, chằng lại nhà cửa, chặt những cành cây cao, cột chặt cửa, dự trữ thức ăn cho người và vật nuôi, chuẩn bị chuối làm bè
- HS dựa vào bảng 25.1 trong SGK để trả lời.
- HS giải thích.
- HS trả lời.
Dân tộc Cơ Tu
- HS dựa vào bảng 23.2 nhận xét các chỉ tiêu của vùng so với cả nước.
- HS lắng nghe.
- Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trung Trực...
Anh hùng: Nguyễn Trung Trực
Cố thủ tướng: Phạm Văn Đồng
- HS xác định các điểm du lịch của vùng.
Phố cổ Hội An 
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ.
- Giới hạn lãnh thổ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
- Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ
- Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
- Phía Đông giáp biển.
- Phía Tây giáp Tây Nguyên và Lào.
* Ý nghĩa: Cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam, cửa ngỏ của Tây Nguyên đi ra biển, thuận lợi cho việc lưu thông và trao đổi hàng hóa, các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng đối với cả nước.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
*Địa hình.
- Phía Đông là đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ra sát biển.
- Phía Tây là núi, gò đồi.
- Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh.
- Thiên nhiên có sự khác biệt giữa phía Tây và phía Đông.
*Khí hậu: Là vùng có khí hậu khô hạn nhất cả nước.
- Vùng có nhiều thế mạnh đặc biệt là kinh tế biển với nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng các cảng nước sâu, có một số khoáng sản có giá trị như cát thạch anh, ti tan, vàng.
- Thiên tai thường gây thiệt hại lớn như: lũ, bão, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa đang ngày càng mở rộng...
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI. 
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây của vùng. 
- Đời sống nhân dân vùng núi còn nhiều khó khăn.
- Người dân trong vùng cần cù, chịu khó, hiếu học. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc như: Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Trung Trực, Phạm Văn Đồng....
- Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa lịch sử như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn... và nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác.
3. Củng cố:
? Điều kiện tự nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng. 
4. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ. 
- Chuẩn bị học bài sau. Nghiên cứu trước bài 26 nắm được đặc điểm phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
3. Hiệu quả của giải pháp:
Việc giảng dạy tích hợp trong bộ môn Địa lý như trên đã làm cho nhận thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không những có những nhận thức, hành vi đúng đắn về các vấn đề dân số, môi trường, tiết kiệm năng lượng mà còn ham thích, hứng thú và say mê học tập bộ môn. Điều này thể hiện qua chất lượng bộ môn Địa lý trong các bài kiểm tra. Cụ thể bài kiểm tra ở học kỳ II năm học 2014-2015 đã đạt được kết quả như sau: 
Lớp
Sĩ số
Kết quả kiểm tra
Ghi chú
Điểm < 5
Điểm 5à7,9
Điểm 8 à10
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
8A
25
7
28,0
14
56,0
4
16,0
8B
24
4
16,7
13
54,2
7
29,2
9A
24
7
29,2
13
54,2
4
16,7
9B
23
3
13,0
14
60,9
6
26,1
Qua kết quả so sánh giữa lớp được áp dụng và không được áp dụng tôi nhận thấy rằng: 
- Ở lớp được thể nghiệm (8B):
	+ Số lượng học sinh đạt điểm Giỏi tăng: 04, chiếm 16,7%.
	+ Số lượng học sinh Yếu giảm: 03, chiếm 12,5%.
- Ở lớp được thể nghiệm (9B):
	+ Số lượng học sinh đạt điểm Giỏi tăng: 03, chiếm 13,0%.
	+ Số lượng học sinh Yếu giảm: 03, chiếm 13,0%.
Với kết quả thể nghiệm trên, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp tích hợp vào trong dạy học đã đạt kết quả cao trong giảng dạy. Đây chính là một thành quả mà bản thân tôi đã thu được sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm.
III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Phương pháp dạy học tích hợp là nhằm tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Để tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên phải lựa chọn nội dung, phương tiện phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và khả năng tiếp thu của học sinh. 
Như vậy việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp vào trong giảng dạy bộ môn Địa lý là rất cần thiết. Qua việc tích hợp vào dạy học mặc dù thời gian chưa dài nhưng bước đầu đã có những kết quả khả quan giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, chất lượng học sinh được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với tiết học trên lớp và các bài tập được giao về nhà cũng như trong hoạt động nhóm, học sinh nắm vững bài chính xác đầy đủ, có khả năng tư duy cao và đã tạo ra những sản phẩm kết hợp giữa “kiến thức + liên hệ” linh hoạt và phong phú. Để có được những bài học hiệu quả, cả giáo viên và học sinh đều phải có sự chuẩn bị kĩ càng do vậy giờ học trên lớp nhẹ nhàng, thoải mái, giáo viên cũng có điều kiện để kiểm tra, sửa chữa kịp thời những sai sót của các đối tượng học sinh, học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn và không coi đây là môn học nhàm chán và khô khan nữa.
Từ kết quả thu được trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao chất lượng dạy học đã kích thích tăng cường tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo học tập của học sinh. Quá trình thực hiện đề tài này, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, phải dành nhiều tâm sức tự học để nâng cao trình dộ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó hiệu quả các giờ lên lớp mới đạt chất lượng cao.
- Để có tiết học hiệu quả thì công tác chuẩn bị của cả thầy và trò là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng kết hợp với tài liệu tham khảo để bài giảng có chất lượng. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung ở nhà, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các em, quan tâm đến học sinh yếu kém, tuyên dương, động viên kịp thời nếu những học sinh này làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao để khuyến khích các em tạo niềm say mê cho các em yêu thích môn học.
- Giáo viên phải suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn nội dung để tích hợp bài dạy sao cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh.
- Rút kinh nghiệm ngay sau tiết dạy có sử dụng phương pháp dạy học tích hợp và ghi vào sổ tích lũy chuyên môn của bản thân.
- Nếu có điều kiện phải sử dụng thiết bị dạy học hiện đại để thông qua các kênh hình, kênh chữ trực quan cho học sinh thấy dễ hiểu, dễ nắm bắt.
- Học sinh ngoài việc học bài, làm bài tập ở nhà cần thường xuyên sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học ở tivi, sách báo vì những kiến thức về Địa lý Việt Nam rất gần gũi với các em.
- Tuy nhiên, không phải nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp và sử dụng áp đặt cho mọi giờ học, làm như vậy sẽ tạo ra sự nhàm chán trong học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần phải sử dụng đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là phải truyền đạt đầy đủ nội dung kiến thức bài học có như thế mới tạo được sự hứng thú tích cực trong hoạt động học của học sinh, giúp học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn.
Trên đây là một số phương pháp dạy học tích hợp vào trong giảng dạy môn Địa lý nhằm rèn luyện tính cực học tập của học sinh chắc chắn nó còn nhiều thiếu sót, rất mong sự trao đổi, đóng góp của đồng nghiệp để nhiệm vụ dạy học được tốt hơn.
Với tư cách là một giáo viên đứng lớp, những suy nghĩ trăn trở trong quá trình dạy học được đúc rút ra một số kinh nghiệm nhỏ như đã trình bày ở trên có thể mang đến cho những đồng nghiệp quan tâm đến lĩnh vực này như một sự chia sẽ.
2. Kiến nghị, đề xuất:
- Để thực hiện ngày càng hiệu quả việc dạy học tích hợp tôi có một số kiến nghị như sau:
+ Việc vận dụng và tổ chức dạy học tích hợp trong từng bộ môn phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, những nội dung tích hợp cần mang tính cụ thể, gắn với thực tiễn của cuộc sống (tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khoa học).
+ Nội dung tích hợp phải được thể hiện cụ thể trong giáo án của giáo viên ở từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ tích hợp (liên hệ hay bộ phận...).
+ Bản thân giáo viên phải tự trau dồi thêm kiến thức trong sách vở cũng như những kiến thức từ thực tế qua các phương tiện thông tin (phần lớn nội dung tích hợp là để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống) nhưng để có tính thuyết phục cao thì giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh những hình ảnh cụ thể để minh họa cho phần tích hợp của chúng ta được sinh động, tự nhiên hơn.
+ Trong các phần tích hợp giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều (để phát huy được tính sáng tạo trong giải quyết những tình huống mà giáo viên nêu ra). 
+ Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, từ việc quan sát tranh ảnh, video clip học sinh sẽ mô tả được sự vật, hiện tượng, nêu nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện tượng và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội dung tranh ảnh, băng hình. 
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docMột_số_phương_pháp_dạy_học_tích_hợp_trong_bộ_môn_Địa_lý_khối_8,9_ở_trường_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan