Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng và phương pháp dạy học Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở

Dạy học là một hoạt động khoa học và phức tạp, vì quá trình dạy học có rất nhiều yếu tố cùng đồng thời tác động. Như vậy kết quả dạy học của một tiết học phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Dạy học hiện đai ở mọi bật học hết sức tránh sự tác động một chiều từ thầy đến trò, từ học liệu đến người học hay từ người học đến phương tiện học tập. Các nguồn lực học tập cần tạo ra tương tác trên lớp càng nhiều càng tốt. Nhưng việc này đòi hỏi đồng thời cả phương pháp luận dạy học lẫn kĩ năng và kỹ thuật thực hiện cụ thể, có chức năng kích thích hoạt động và sự tham gia của người học, đồng thời dựa vào ngưồi học và hoạt động của họ. Hay còn gọi là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm hay phương pháp dạy học tích cực.

Thực trạng cho thấy, có nhiều giáo viên chỉ sử dụng một hai phương pháp và cứ thế áp dụng mãi. họ quan tâm đến việc truyền tải cho học sinh như thế nào để hết nội dung, kiến thức mà chưa quan tâm đến việc học sinh sẽ học như thế nào? Cô đọng lại trong đầu của học sinh những gì? và họ có hứng thú học hay không ? Có những vấn đề tưởng chừng như vô hại mà lại có ảnh hưởng xấu đến các em , đểblại ấn tượng khó phai trong các em. Do vậy người giáo viên khó mà thành công trong việc dạy học cảu mình. Vậy cần làm gì và làm như thế nào để việc dạy và học thành công.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4062 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng và phương pháp dạy học Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay nghiêng ; đậm hay nhạt, in hay thường, gạch chân hay không gạch chân .
Tạo ra sự ngăn nắp gọn gàng, chặc chẽ của tài liệu. Không nên viết hay vẽ dày đặc, chi chít trên bảng và trình bày cả thông tin vụn vặt, bởi vì như thế nhìn bảng sẽ rối mắt và dễ sai sót. Cũng không nên treo tranh hay đồ vật trực quan đè lên tài liệu bảng ; nếu có thì phải nhanh chóng cất đi, không để lâu và không làm nhiều lần như vậy.
Hạn chế viết tắt và viết tắt phải đúng phải đúng chuẩn, tuyệt đối không dùng chữ viết tắt trùng nhau cùng một lúc.
 Vd: Nd - nhân dân và Nd - nội dung 
Nên sử dụng phấn màu, thước kẽ, giấy, vải ..... dán lên bảng để tăng hiệu quả minh họa và sự tập trung chú ý của học sinh khi mô tả, giải thích .
Cố gắng tạo ra nét chữ nghiêm túc, chân phương. Không nên chọn những nét chữ quá cầu kì, phức tạp, bay bướm để viết bảng, mặc dù chúng là đẹp.
Bố trí các phần bảng để sử dụng với những mục đích chuyên biệt. Chỗ ghi bài mới, chỗ tạm vẽ hình, chỗ ghi bài tập ....Trong đó có phần ổn định, có phần tạm thời rồi xóa ngay, có phần lưu suốt tiết học . Nên xóa bảng ngay sau khi dùng, xóa những phần viết hay vẽ nào không dùng đến nữa, giữ bảng sạch sẽ. 
Không lạm dụng bảng để làm mọi việc theo ý thích của mình. 
 * Một số vd kiểu trình bày, mô tả, giải thích thông tin trên bảng :
Kiểu biểu đồ :
Mô tả những quá trình động .
Cho thấy sự phát triển và tíến trình của sự vật . 	 MT
Tổng kết thông tin phức tạp .
Kiểu lược đồ :
Phát họa khái niệm, sự vật phức tạp.	KG	 KH
Minh họa các phạm trù bằng các thành tố .
Giải thích cấu tạo hay chức năng của sinh vật .
Phân loại, hệ thống hóa bài học, ôn tập tài liệu.
 * Vd1: Các loài động vật 
 Gia súc, gia cầm Động vật hoang dại 
 Chó gà mèo vịt sói hổ nai sư tử 
 *Vd2: Biến dị 
 Biến dị di truyền Biến dị không di truyền( thường biến )
 Biến dị tổ hợp Biến dị đột biến
 Đột biến gen Đột biến NST 
 Đột biến cấu trúc Đột biến số lượng 
Kiểu thông tin hay liệt kê, sưu tập. 
Tóm tắt hay tổng hợp dữ liệu, số liệu 
Phân tích các nhân tố thành phần.
Nhấn mạnh nội dung, yếu tố hay khoảng mục trong tài liệu.
* vd
 Hậu quả + dịch bệnh 
 của sự + trái đất nóng lên 
 ô nhiễm môi trường + bão lụt, hạn hán 
 sinh thái + đất sói mòn, bị rửa trôi 
 + mất cân bằng sinh thái động vật, thực vật 
 5. Sử dụng và nêu câu hỏi. 
 a) Những điều nên làm khi nêu câu hỏi. 
 - Chú ý biến đổi câu hỏi theo độ khó, độ dài, cấu trúc ngôn ngữ, chức năng mục đích của chúng và kết hợp chúng sao cho thích hợp với học sinh. 
 - Đảm bảo tính logic, tuần tự của loạt câu hỏi hay tính hệ thống của chúng, tuân theo và không trái ngược với sự tiến triển của quá trình thảo luận, hỏi - đáp, quá trình học tập. Câu trước được tiếp nối câu sau, câu trước bổ sung cho câu sau để hoàn thiện. 
 - Định hướng vào số đông và đề tài học tập để duy trì tiến trình hỏi - đáp liên tục. Khi tiến trình này bế tắc phải di chuyển câu hỏi trong học sinh, biến câu hỏi của giáp viên thành các câu hỏi của học sinh đặt ra với nhau và với giáo viên. 
 - Tôn trọng thời gian suy nghĩ và cân nhắc của học sinh để tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tư duy tìm tòi lại trong trí nhớ, khả năng quan sát, phán đoán. 
 - Có những câu hỏi khác nhau cho những đối tượng học sinh khác nhau để vừa dựa được vào học sinh giỏi lẫn học sinh yếu kém .
 - Khi học sinh trả lời không đúng câu hỏi thf giáo viên cần chọn lọc lấy những ưu điểm dù nhỏ nhất để động viên các em. 
 - Luôn bám sát câu hỏi chốt ( chừng 4 - 5 câu ) đã chuẩn bị từ đầu để liên tục giữ cho bài học có tính thống nhất và cấu kết với nội dung bài học .
 - Chủ động với những câu hỏi của học sinh đặt ra cho giáo viên, nên chủ động chuyển câu hỏi đó cho những học sinh khác, còn giáo viên chỉ gợi ý để học sinh suy nghĩ, bản thân giáo viên phải có được đáp án đúng hoặc khả năng ứng phó với tình huống sau đó.
 b) Những điều không nên làm khi nêu câu hỏi.
 - Không nêu câu hỏi cụt lủn, tuỳ tiện và quá dễ dãi. 
 - Không nêu những câu hỏi trùng lặp, tối nghĩa hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Câu hỏi tối nghĩa hay đa nghĩa vừa vô ích như không hỏi, vừa làm rối ren suy nghĩ của học sinh.
 * Vd: Protein là gì ? Protein gồm những thành phần hóa học nào ?
Không nêu câu hỏi mớm lời, mách nước lộ liễu. 
*Vd: Hệ thần kinh có phải là một hệ cơ quan hoạt động cấp cao không ?
Không nêu những câu hỏi bỏ ngỏ phần đuôi để học sinh dễ dàng có dịp nói đế 
theo, nói dựa và cười đùa.
Không nêu câu hỏi sẵng giọng, gắt gỏng, tra xét, thẩm vấn.
Không gọi tên học sinh hay chỉ định một học sinh trước khi và ngay sau khi nêu câu
 hỏi . Vì như thế chỉ có một học sinh phải trả lời câu hỏi, các học sinh khác sẽ không quan tâm chú ý, còn người bị hỏi thì căn thẳng, thiếu sự bình tĩnh.
Không vội vàng trả lời ngay những câu hỏi của học sinh. Vì tạo ra cho học sinh có
 cảm giác là người thừa, gây nên tính ỷ lại.
Không lạm dụng những học sinh giỏi, nhanh nhẹn, hăng hái tham gia học tập như
 vậy sẽ tạo ra những ác cảm giữa học sinh với nhau và tạo ra thái độ lãnh đạo thờ ơ của số đông học sinh làm mất thời gian và sức lực cá nhân của các em quá nhiều. 
Không cho phép hoặc bỏ qua những câu trả lời cẩu thả, những hành vi ngôn ngữ và 
giao tiếp sổ sàng của học sinh khi trả lời câu hỏi .
6. Tán dương - khen ngợi học sinh .
 Về mặt sư phạm, tán dương khen thưởng có ảnh hưởng tốt trong một số hoàn cảnh
 nhất định :
Học sinh đang chán nản, mất động cơ, có tâm trạng lệ thuộc hoặc đang cố gắng
 vượt lên sau một giai đoạn sụt giảm thành tích học tập, đang tìm cách thay đổi hay cải thiện tình trạng học tập của mình. 
Những học sinh nhỏ, trẻ thơ, đầu tiểu học. 
Đối với những công việc đơn giản, trình độ nhận thức thấp.
Khi công việc hay nhiệm vụ đã hoàn thành tốt, có hiệu quả rõ ràng
 Khi khen thưởng cần có tiêu chí rõ ràng và hợp lí về mặt giá trị, không tùy tiện, dễ
 dãi. Vì khen thưởng có ý nghĩa giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn, cảm nhận đầy đủ hơn, đánh giá đúng đắn hơn quá trình và kết quả học tập hay việc làm của mình. Trong quá trình dạy học, tổ chức hoạt động khi kết thúc công việc dù cho kết quả có thành công hay không thành công, giáo viên cũng nên dành một lời khen tùy theo mức độ hoàn thành của học sinh. 
II. Phương pháp.
 Trong các phương pháp dạy học hiện nay, phần lớn đều quan tâm tới phương pháp dạy học tích cực, hay gọi là phưpơng pháp mới. Không vì vậy mà chúng ta gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống đã có. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học đã quen thuộc như đàm thoại, tìm tòi, thí nghiệm nghiên cứu, công tác độc lập, diễn giảng nêu vấn đề. Nhưng chỉ giới hạn trong những thói quen cũ sẽ không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóangười học. Sau đây xin giới thiệu một số phương pháp dạy học nên vận dụng rộng rãi :
 1.Dạy học, đặt và giải quuyết vấn đề :
 Trong dạy học đặt và giải quyết vấn đè có thể phân biệt 4 mức độ .
 Mức 1 : Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đè theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh .
 Mức 2 : Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá .
 Mức 3 : Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống. Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn giải đáp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo vien và học sinh cùng đánh giá .
 Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả. 
 * Dưới đây là một ví dụ về mức 3
 - Tạo tình huống : Giáo viên cho học sinh xem một đoạn băng video “ Cái chết của một dòng sông” 
 - Trạng thái ban đầu: Dòng sông êm đềm, ngư dân dánh cá nhộn nhịp, dân chúng hai bên bờ tắm giặt đông vui.
 - Sau một thời gian bị ô nhiễm: Vắng bóng thuyền bè, hai bờ bến tắm vắng tanh. Cảnh đập vào mắt là cá chết nổi lềnh bềnh, không ai thèm vớt.
 Học sinh nhận xét sự biến đổi của dòng sông qua đoạn băng đã xem. HS nêu vấn đề: Vì sao cá chết hàng loạt .
 Giải quyết vấn đề : học sinh nêu các giả thiết về nguyên nhân cá chết hàng loạt : Do đánh mìn đẻ bắt cá ? Rác thải hai bên bờ đổ xuống sông ? Nước thải sinh hoạt của dân hai bên bờ? Nước trên đồng có lẫn phân bón? GV gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận nêu lí lẽ, giả thiết để giải quyết vấn đề .
* Kết luận : GV cho HS xem tiếp đoạn băng;ở phia thủơng lưu có một nhà maý lớn, hàng ngày xả suống dòng sông một khối lượng nước thải chưa qua xử lý. đa số học sinh đồng tình, đây có thể là nguyên nhân chính làm cá chết nhiều như thế và nhân dân không dám dùng nước song nữa. Cuộc tranh luận kết thúc.
	Trong trường hợp này, nước thải công nghiệp từ nhà máy chưa qua xử lý đã làm nước sông bị ô nhiễm nặng. cần xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả xuống sông hoặc dẫn đến nơi an toàn. 
	Giáo viên có thể cung cấp thêm một số số liệu về ô nhiễm nứơc sông do các nhà máy , xí nghiệp không xử lý nước thải và mộ số nhà máy có xử lý nước thải, tôn trọg quy định bảo vệ môi trường. 
	Nói tóm lại, trong dạy học đặt và giảit quyết vấn đề, giáo viên đưq học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh tự lực giải quyết vấn đề đặt ra.Bằng cách đó, học sinh vừa nắn được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và cố tiềm năng vận dụng tri thức vào tình huống mới
	2. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
	 Tùy vào mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, ổn dịnh trong cả tiết học hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, các mhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau.
	VD: Chủ đề: Vệ sinh ăn uống
Hằng ngày em sử dụng thức ăn như thế nào vào trong bữa ăn ?
Cách sử dụng thức ăn của em có ảnh hưởng như thế nào đến hệ tiêu hóa ?
Giáo viên chia nhóm ( 4 đến 6 em ).Dùnh hình ảnh vẽ, sao chụp phản ánh nội dung trên.Mổi nội dung có thể gắn trên một khung hình hoặc cắt thành những mảnh khác nhau và tô màu và tương ứng với số nhóm học sinh.Học sinh thảo luận, tìm, phát hiện sau đó ghép các hình lại cho phù hợp và hoàn chỉnh nội dung.
* Giáo viên gợi ý học sinh làm việc theo nhóm:
Liệt kê các lọai thực phẩm. 
Cách chế biến thức ăn , bảo quản thức ăn, đồ uống.
Quá trình ăn uống: ăn như thế nào? uống như thế nào? ăn uống như vậy đã hợp lý chưa? khoa học chưa?
Cho biết biện pháp về vệ sinh ăn uống.
Học sinh thảo luận, trình bày ý kiến của nhóm và học sinh giữa các nhóm nhận xét bổ xung cho nhau
-Giáo viên giúp học sinh kết luận về những nội dung cơ bản của việc ăn uống hợp vệ sinh.
Phương pháp này cho phép các thành viên trong nhóm chia xẽ boăn khoăn,suy nghỉ và kinh nghiệm của mình.Sự thành công của lớp học phụ thuộc vào sợ nhiệt tình tham gia của mọi thành viên.Theo phương pháp này, mọi ngườio dễ hiểu ,dễ nhớ hơn vì họ được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra , họ cảm thấy hào hứng trong khi sự thành công của lớp học đã có sự công của mình .
 3. Phương pháp thí nghiệm :
-Là một phương pháp chiếm vai trò quan trọng đối với việc thiết kế bài học theo hướng phát huy khả năng ,sự nhận thức của học sinh .Phương pháp này gây hưng thú mạnh mẽ ,thể hiện một phức hợp về nhận thức cảm tính ,các thao tác tư duy và hành động thực tiễn .Qua đó ,tạo điều kiện cho học sinh hình thành được những biểu tươngkj rõ ràng ,phong phú về các sự kiện sinh học .
 * Ví dụ : Sử dụng phương pháp thí nghiẹm để dạy vè sự phân giải tinh bột tron g khoang miệng .
 a) Đặt vấn đề :Khi nhai kĩ bánh mì ta thấy có vị ngọt .Bánh mì là tinh bột (không có đường ).vậy cái gì đã cho vị ngọt 
 b)Gỉa thiết :khi nhai kĩ ,bánh mì được nghiền nhỏ và thấm nước bọt ,mà thành phầncủa bánh mì là tinh bột .Vậy tinh bột dưới tác dụng của nước bọt đã biến thành đường .
 c)Lập kế hoạch :Thử dung dịch bằng iốt và sẽ có màu xanh tím .Thử đường bằng dung dịch Strong me và sẽ có màu đỏ gạch (dung dịch Strong me được tạo ra do sự pha trộn NaOH 10% vá CuSO4 2% ).
 Dụng cụ thí nghiệm :Các ống nghiệm ,giá ống nghiệm ,cặp ống nghiệm , bánh mì , dung dịch NaOH 10% ,dung dịch CuSO4 2% , đèn cồn .
 -Cho hai mẫu bánh mì (chưa được nhai )vào hai ống nghiẹm ,một ống nhỏ thêm dd iốt, ống còn lại nhỏ thêm dd Strong me và đun nóng đến 37 độ C.
 d) Thực hiện :Thí nghiệm được tỉến hành theo kế hoạch đã định .Chú ghi kết quả ;khi nhỏ dd iốt vào ống thí nghiệm chứa bánh mì (chưa được nhai) và ống thí đã dược nhai kĩ thì ống nghiệm xuất hiện màu xanh tím .Khi đun nóng ống nghệim chứa bánh mì (chưađược nhai)có thấm dd Strongme đến 37 độ C thì không thấy xuất hiện đỏ gạch .Tuy nhiên,cũng làm như vậy đối với ống nghiệm chứa bánh mì đã được nhai kĩ thì thấy có màu đỏ gạch .
 e) Đánh giá, kết luận : Màu xanh tím xuất hiện trong ống nghiẹm chứa bánh mì (đã dược nhai ) do tác dụng của thuốc thử iốt ,chứng tỏ rằng ống nghiệm đó chứa tinh bột .Màu đỏ gạch xuất hiện trong ống nghiệm chứa bánh mì đã được nhai kĩ do tác dụng của thuốc thử Strongme ,chứng tỏ rằng trong ống nghiệm có đường .Như vậy ,tinh bột đã biến thành đường dưới tác dụng của nước bọt giả thiết đưa ra được xác định đúng.
 Ví dụ về bài soạn sinh học theo hướng đổimới phương pháp dạy học sử dụng phương pháp thí nghiệm và hỏi đáp .
Bài 14 : thực hành tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo )
của tủy sống .
I) Mục tiêu :
-Học sinh nêu được chức năng của tủy sống ,phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tủy sống .
-Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống qua các hình vẽ để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng .
-Phát triển kĩ năng quan sát ,so sánh .
-Rèn luyện được tư duy thực nghiệm .Hình thành tư tưởng biện chứng .
II)Đồ dùng dạy học :
 1)Tranh vẽ về tủy sống .
 2)Dụng cụ thí nghiệm .
-Gía treo ếch, bộ đồ mỗ và nữa lưỡi dao bào bẽ vát, gimbăng to, bông thấm nước . -Dd axit HCl nồng độ 0,3%,1%,3%.
-Diêm, cốc đựng nước lã (250ml), đĩa kính đồng hồ .
-Hai đến ba con ếch vừa, khỏe (hoặc ,cóc,chẩu tràng, nhái ).
-Một đoạn tủy sống lợn tươi (nếu có).
III) Tiến trình bài học .
 1)Kiểm tra bài cũ :
 Hỏi :Hãy trình bàycấu tạo bộ phận thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên ?
 2)Bài mới .
* GV đặt vấn đề : Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng bộ phận của hệ thần kinh. Hôm nay nghiên cứu cấu tạo và chức năng của tủy sống .
 Phưong pháp 
 nội dung
HĐ1:Tìm hiểu cấu tạo tủy sống qua tranh vẽ .
GV:Treo tranh vẽ về tủy sống .
HS:Quan sát và nêu các thành phần cấu tạo của tủysống.
GV:Cho học sinh nhận xét ,tóm tắtvà ghi bảng.
GV : Chất xám, chất trắng được cấu tạo như thế nào ? Qua hình vẽ hãy giải thích. 
GV : Treo hình 43.1 
HS : Chất xám : do thân nơ ron tạo nên 
 Chất trắng : do các tua dài của nơ ron tạo thành các đường thần kinh tủy.
GV : Chuyển ý : Bây giờ chúng ta tiến hành nghiên cứu chức năng và cấu tạo của tủy sống qua thí nghiệm .
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của tủy sống qua thí nghiệm
GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trên ếch đã hủy não để nguyên tủy .
HS : Làm việc theo nhóm :
 - Dùng giấy tẩm a xít 0.3% kích thích vào chi ( kích thích chi nào chi ấy co ). 
H : Hãy giải thích hiện tượng quan sát được ?
HS : Tủy sống có chất xám – căn cứ thần kinh nó tiếp nhận và trả lời kích thích. 
 - Tương tự dùng giấy tẩm a xít 1%,3%.(chú ý sau mỗi lần kích thích cần rửa sạch chỗ kích thích lần trước )
H : Mỗi thí nghiệm trên có hiện tượng xảy ra là gì ? Vì sao ?
HS : Kích thích một chi, các chi khác cũng co, chứng tỏ tủy sống có nhiều căn cứ thần kinh.
GV : Giới thiệu và biểu diễn thí nghiệm tiếp theo :
 - Bây giờ tôi cắt ngang tủy sống rồi lại kích thích mạnh, hãy quan sát xem điều gì sẽ xảy ra ? 
HS : Kích thích mạnh vào chi dưới chỉ chi dưới co và ngược lại .
H : Qua thí nghiệm này các em có kết luận gì ? 
HS : Các căn cứ thần kinh trên và dưới của tủy sống liên hệ được với nhau.
GV : Căn cứ thần kinh là chất trắng hay chất xám ? Để trả lời được câu hỏi này ta hãy hủy não và tủy sống ở đoạn trên chỗ cắt ngang rồi lại kích thích mạnh. 
H : Hiện tượng gì đã xảy ra ? 
HS : Chỉ có chi dưới phản ứng. 
H : Ta có kết luận gì ? 
HS : Căn cứ vào thần kinh nằm ở trong chất xám 
GV: Tóm tắt và cho học sinh ghi.
1)Cấu tạo của tủy sống .
a)Hình dạng :
 -Hình trụ ,dài 50cm,trong xương sống nối với não ở trên ,tận cùng ở đọanthắt lưng.
 -Hai phần phình ứng với hai chi.
b) Cấu tạo :
 - Chất xám ở giữa dọc cột sống, chất trắng bao quanh.
1. Thí nghiệm kiểm chứng cấu tạo của tủy sống có liên quan đến chức năng. 
- Tủy sống là căn cứ thần kinh của các phản xạ liên quan đến tỷu sống và nằm trong chất xám .
- Tủy sống thực hiện chức năng dấn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhauvà với não, chức năng dẫn truyền trong chất trắng.
Cũng cố : Cho hs nhắc lại cấu tạo , chức năng của tủy sống. 
2) Làm bản tường trình : Ghi lại kết quả thực hiện các lệnh trong các bước thí nghiệm và nộp bản tường trình vào tiết học sau. 
C . kết quả .
 Để góp phần thực hiện mục tiêu “ Đào tạo hs thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân của xã hội.” Trong xu thế đổi mới, cải tiến chương trình, đổi mới phương pháp dạy học. Nhu cầu đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao, chính vì đó mà người giáo viên phải biết vận dụng nhu7ững tinh hoa, những cái mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Qua quá trình vận dụng vào dạy học trong học kì 1 năm học 2005-2006 ( và có thể nói ở những năm trước trong các khối 6,7,8,9 thuộc bộ môn sinh cũng thu được kết quả cao ) đã ghi nhận được một số kết quả như sau : 
 1) Đầu năm : Sĩ số hs lớp 8a ,b là 51 em. 
 - Số hs khá giỏi : 17 em = 33,3% 
 - Số hs trung bình : 14 em = 27,5% 
 - Số hs yếu kém : 10 em = 39, 2% 
 2) Học kì I : 
 - Số hs giỏi : 9 em = 17,6% 
 - Số hs khá : 24 em = 47,1% 
 - Số hs trung bình : 14 em = 27,5% 
 - Số hs yếu kém : 4 em = 7,8%
D. kết luận
 Tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lục cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
 Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học thực chất là cách dạy học theo hướng , hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Vậy cần kế thừa và phát huy những phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học tích cực để dạy tốt trong chương trình sinh học:Vấn đáp, thí nghiệm, nêu vấn đề, thảo luận cá nhân và thảo luận nhóm, quan sát hiện tượng để giải thích hoặc giải quyết vấn đề.
 Cần đặc biệt coi trọng việc xây dựng và nuôi dưỡng độnh lực học tập ở mỗi học sinh quan trong là động lực bên trong, bắt nguồn từ hứng thú trong mỗi hoạt động học tập xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người học. GV phải biết tạo không khí thuận lợi cho học tập, tích cực, liên tục đề ra những thử thách vừa sức, làm cho các mục tiêu học tập luôn luôn có ý nghĩa, linh hoạt thay đổi các hình thức động viên học tập.
 Nếu ta cho một con mèo ăn no và cho vào một chiếc hộp kín, nó sẽ ngủ. Chỉ có khi con mèo bị đói nó mới tìm cách thoát ra. Thường thì phải mất thời gian thì mèo mới thoát ra được khỏi hộp kín, nhưng việc tìm cách thoát ra đó sẽ làm cho quãng thời gian con mèo bị nhốt trong chiếc hộp kín bị thu hẹp dần và ngắn lại. Tương tự như vậy, việc học của con người cũng tốn thời gian, và thành công trong quá khứ tạo động cơ cho việc học hiện tại. Nếu một người học ( học sinh) không bao giờ thành công trong các bài giảng của bạn, ngừơi đó sẽ bỏ cuộc. 
 Tuy nhiên để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học dù bản thân đã rất cố gắng, song rất cần được sự quan tâm, đóng góp ý kién của bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp có cùng chuyên nghành để góp phần cùng thực hiện mục tiêu dạy học thành công. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Kon tum, tháng 1 năm 2006.
 Người thực hiện 
 Nguyễn thị vĩnh 

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan