Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh trung học cơ sở thi Olympic tiếng Anh qua mạng Internet

Chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường THCS được đánh giá thông qua kết quả thi học kỳ 1, thi học kỳ 2 và kết quả cả năm. Song bên cạnh đó hàng năm các Phòng Giáo dục đều tổ chức hội thi học sinh giỏi lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và phát động phong trào thi đua cho giáo viên và học sinh trong công tác đào tạo mũi nhọn. Từ năm học 2010-2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng. Cũng từ năm học 2010-2011 Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười phát động cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông. Đây là một sân chơi đầy bổ ích cho học sinh học tiếng Anh. Bước đầu cũng đã tạo được động lực sôi nổi trong đội ngũ học sinh. Tuy nhiên, kết quả tham dự các lần thi của trường THCS Mỹ Đông chưa đạt được kết quả khả quan bởi học sinh tham gia còn gặp nhiều khó khăn từ việc sử dụng mạng Internet, các kiến thức cần thiết cho các em vượt qua các vòng thi. Đây chính là lý do kiến tôi chọn đề tài “một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh trung học cơ sở thi Olympic tiếng Anh qua mạng Internet”

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4308 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh trung học cơ sở thi Olympic tiếng Anh qua mạng Internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chung
Như vậy qua kết quả thống kê vừa nêu trên có thể khẳng định tăng cường rèn luyện kỹ năng làm bài thi qua mạng máy tính, rèn luyện kiến thức làm bài tập trắc nghiệm, luyện kỹ năng sử dụng máy tính, mạng Internet cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong hội thi IOE các cấp là hoàn toàn có cơ sở và có hiệu quả. 
2. Biện pháp thực hiện
2.1. Lựa chọn đối tượng học sinh
Như ta đã biết chìa khóa của sự thành công chính là chổ lựa chọn đối tượng phù hợp. Thật vậy việc lựa chọn học sinh bồi dưỡng HSG đôi khi đã khó trong khi đó việc lựa chọn học sinh bồi dưỡng thi Olympic lại còn khó hơn, nhất là các trường có số học sinh ít như trường THCS Mỹ Đông, cái khó ở đây là chỗ học sinh vừa có kiến thức, học lực khá giỏi và đặc biệt là khả năng sử dụng máy vi tính và mạng phải thành thạo. Hai yếu tố cần và đủ này phải luôn đi song hành. Một học sinh có kiến thức tiếng Anh tốt nhưng không quen sử dụng máy tính khi làm bài thi rất dễ bị phạm vi do sử dụng chuột máy tính không thành thạo dẫn tới thoát màn hình. Đây là điều hết sức oan uổng và đã xảy ra nhiều trường hợp khi học sinh tham gia thi trong các năm qua tại huyện Tháp Mười. Lấy ví dụ khác như 2 học sinh khối 6 và 7 (Lê Hồng Thiên Ngân và Hồ Thị Huyền Trân) trong hai năm học qua khi tham gia thi điều đạt thức hạng nhất nhì cấp huyện vì hai em hội tụ đủ hai yếu tốt là kiến thức vững vàng và sử dụng máy tính, mạng Internet một cách thành thạo. Trường hợp khác hai em khối 7 (Ngô Huỳnh Anh và Lê Nguyễn Yến Nhi) tham gia 2 năm liên tục nhưng không đạt kết quả cao là vì hai em đều không sử dụng thành thạo máy vi tính nên khi làm bài thi cả hai không làm hết số câu hỏi chỉ làm khoảng 50% số câu hỏi bài tập.
Như vậy qua đó có thể khẳng định việc lựa chọn học sinh bồi dưỡng thi Olympic tiếng Anh điều trước tiên là phải hội tụ đủ hai yếu tốt là trình độ kiến thức và khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng như mạng Internet.
2.2. Thời gian luyện tập
Không kém phần quan trọng như việc lựa chọn đối tượng học sinh là việc dành thời gian luyện tập cho học sinh, đều này có ý nghĩa là vừa bổ sung kiến thức thường xuyên và liên tục cho học sinh vừa hình thành kỹ năng làm bài tập cho các em, giúp các em hoàn toàn tự tin khi tham gia cuộc thi. Trong các năm qua việc bồi dưỡng học sinh được nhà trường chỉ đạo ngay từ các năm học trước (ngoại trừ năm dự thi đầu tiên) các giáo viên dạy lớp chọn học sinh và lên kế hoạch luyện tập ngay từ đầu năm học, thời gian luyện tập ít nhất 4 lần trên tuần và liên tục. Điều này giúp học sinh hình thành thói quen làm bài tập và từ việc rút kinh nghiệm các bài tập mình không vượt qua, bổ sung các kiến thức mình còn hạn chế và vượt qua tốt khi gặp bài tập đó lần thứ hai. Thời gian luyện tập không đòi hỏi tập trung nhiều vào các tuần gần thi vì điều này dễ dàng tạo một áp lực lớn đối với các em nhất các học sinh lớp 6,7, các em sẽ mau chóng quên vì lượng kiến thức thầy cô truyền cho các em quá nhiều dẫn đến quá tải.
Nói tóm lại thời gian luyện tập cho học sinh phải thường xuyên và dàn trãi. Việc này giúp các em từ từ nắm bắt kiến thức và lĩnh hội nó thành kiến thức của cá nhân mình một cách ổn định và bền vững.
2.3. Kiến thức luyện tập
Kiến thức trang bị cho học sinh là yếu tố hàng đầu và hết sức quan trọng trước khi các em dự thi. Nó quyết định kết quả thi của các em vì chỉ có làm đúng thì mới được điểm. Trải qua 3 năm tổ chức thi liên tục các bài thi đều dạng trắc nghiệm. Học sinh trả lời chỉ có đúng hoặc sai không hưởng nữa số điểm như các hội thi khác, đây là điểm khác biệt của hội thi IOE này. Do đó việc GV lựa chọn kiến thức nào là phù hợp với trình độ của học sinh và khối lớp dự thi là đều cực kỳ quan trọng. Thực tế cho thấy kiến thức bài thi không gói gọn trong chương trình của mỗi khối lớp, hơn thế nữa kiến thức của khối 6 đôi khi không nằm trong chương trình lớp 6 mà có bài tập vượt qua kiến thức lớp 7 hoặc 8 hoặc thậm chí không có trong chương trình cấp THCS. Lấy 1 ví dụ trong vòng tự luyện lớp 6 năm học 2012-2013 có phần listening có từ “Spaghetti” (mì ống). Từ này chỉ có trong sách headway. Hay 1 ví dụ khác cũng trong phần tự luyện listening lớp 6 có bài tập như sau “There is a lake and a (fountain)”. Thoạt đầu học sinh sẽ đoán là “mountain” nhưng trong phần nghe là fountain. Mà từ fountain học sinh không học trong chương trình nếu các em có nghiên cứu thêm chỉ biết fountain pen nghĩa là (cây bút máy). Trong ngữ cảnh này cây bút máy không hợp. Đáp án dúng là fountain (suối nước) 
Qua các ví dụ trên cho thấy kiến thức mà giáo viên bồi dưỡng cho học sinh không chỉ kiến thức nằm trong chương trình mà phải vươn xa hơn nhất là các kiến thức tiếng Anh về cuộc sống khá gần gũi các em và các kiến thức về tự nhiên, môi trường, cảnh vật và xã hội.
2.4. Làm quen với dạng bài tập
	Qua 3 năm diễn ra hội thi IOE, hai năm học đầu tiên các dạng bài tập từ thi cấp trường, đến cấp huyện, tỉnh và cấp khu vực học sinh làm bài giống nhau cả 4 cấp học sinh đều vượt qua 3 vòng thi là xong và được xếp hạng. Dạng bài tập thông thường là Defeat the goalkeeper, Cool pair matching, Find the honey, Fill the blank, What’s the order, Smart monkey, Leave me out, Safe driving. Tuy nhiên, năm học 2012-2013 các dạng bài tập cơ bản giống nhau hình thức làm bài thi ở vòng cấp trường- huyện khác so với 2 năm học trước. Khác ở chổ HS phải làm trọn gói 200 câu hỏi và có phần listen- nghe chọn tranh, chọn A,B,C hoặc D hoặc nghe điền từ. Còn về hình thức bài thi câu hỏi nào không làm được HS có thể bỏ qua và khi làm xong nếu còn thời gian hệ thống sẽ quay lại các câu mà các em chưa làm xong. Chổ này có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất nếu các em không làm được các em nhấn nút bỏ qua thì sau đó các em mới còn cơ hội làm tiếp nếu còn thời gian; trường hợp thứ hai nếu các em không làm được các em chọn ngẫu nhiên một phương án để nhanh chóng tới câu hỏi khác thí các em sẽ không có cơ hội làm lại. Nhiều học sinh vướn phải lỗi này. Khi làm bài xong các em còn thời gian nhưng không còn câu hỏi để làm, điều này thật đáng tiếc.
	Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm quen từng dạng bài tập như sau:
	- Defeat the goalkeeper: đây là dạng bài tập trắc nghiệm chọn A,B,C hoặc D. Phần này HS cần có tư duy phán đoán và suy luận các trường hợp kiến thức mới, chưa học:
 Ví dụ 1: Hanh is standing next.. Hoa.
	 A. to 	B. on	C. of	D. to
	Trong bài tập này HS cần nhớ sau next dùng giơi từ to do đó đáp án đúng là đáp án D.
	Ví dụ 2: .do you go to school ?- by bus.
	A. When 	 	B. How	C. What	D. Where
	Đối với bài tập này học sinh cần nhận ra chữ bus là phương tiện đi lại nên từ hỏi là Where, vì thế đáp án đúng là đáp án B.
	Ví dụ 3: Coose the word that has the underlined part pronounced differently from the others.
	A. cafeteria	B. snack	C. area	D. happy
	Trong trường hợp này thông thường HS học sinh khối 6 không biết cách phát âm từ area vì từ này được học ở lớp 7. Do đó, trường hợp này các em phải biết cách loại trừ, đáp án đúng là đáp án C.	
	- Cool pair matching	
	Thông thường dạng bài tập này là kết hợp từ tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt cho phù hợp. Do đó sẽ có rất nhiều từ mới các em chưa được học, hoặc phải tự học thêm, khả năng sai cao vì thế HS cần bình tỉnh kết hợp, suy nghĩ, phán đoán và kết hợp suy luận, các em được quyền làm sai nhưng không quá 3 cặp từ. Vấn đề ở đây là các em cần phải biết cách làm lựa chọn cặp nào mình biết làm trước, còn lại các từ không biết nghĩa phải loại trừ kết hợp các từ vừa làm sai để đưa ra phương án cuối cùng cho đúng.
	Ví dụ bài tập dành cho HS lớp 7
author
novel
physics
hang động
biology
giá đỡ
quan trọng
phổ biến
tiếu thuyết
cave
môn hóa học
important
rack
tác giả
wonder
popular
môn vật lí
chemistry
kỳ quan
môn sinh học
Trong bài tập này HS khối 7 sẽ không biết 2 từ là kỳ quan và hang động, do đó các em sử dụng phương pháp loại trừ và kết hợp làm sai lần đầu hoặc chọn đúng ngẫu nhiên sẽ vượt qua bài thi này.
- Leave me out
	Dạng bài tập này các từ tiếng Anh sẽ được viết thêm 1 chữ cái bất kỳ, các em phải lấy ra 1 chữ cái cho từ còn lại là đúng. Thông thường nếu các em biết chắc từ đó thì việc lấy ra 1 chữ cái không có gì là khó. Tuy nhiên có nhiều trường hợp các em không nhận ra, thì cách làm đây là phải lấy ra từng chữ cái sao cho từ còn lại là từ mình đã biết hoặc suy luận có lô gíc. HS từ từ làm bài khi đã chắc đúng thì mới Submit (chấp nhận)
Y
R
T
P
M
E
	Ví dụ: 
	- Smart monkey
	Trò chơi này đòi hỏi HS phải nhanh tay, lẹ mắt ngoài việc chọn từ đúng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt còn phải tiết kiệm thời gian. Trò chơi này cũng giống như dạng bài tập Cool pair matching nhưng khác ở chổ khi từ hoặc tranh sẽ chạy ra từ phải sang trái một cách từ từ. Bí quyết ở chổ khi từ đã chạy sang cuối cùng bên trái HS vẫn có thể nhấn nút chuột để chọn không để đợi chạy sang vòng sau vì rất tốn thời gian, hơn thế nữa HS có thể chờ nháy chuột phía bên phải khi từ mình biết vừa xuất hiện là chọn ngay, không đợi cho từ hoặc tranh chạy ra giữa dòng rồi mới chọn.
	- Safe driving
	Bài tập này thông thường là dạng trắc nghiệm, HS phải làm được 5 câu mới qua được vòng, trong đó HS được phép làm sai 2 câu. Do đó kinh nghiệm là khi câu nào không làm được HS nên bỏ qua để chọn câu hỏi khác để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, không được vượt quá 2 câu.
	- Find the honey
	Đa số là dạng bài tập trắc nghiệm. Tuy nhiên HS cần lựa chọn cho chú Gấu đi theo hướng nào là rất quan trọng. Hướng lựa chọn khôn ngoan là đướng đi khi bị bí mà Gấu vẫn có thể đi lại được đường khác để qua cửa.
	- What’s the order ?
	Thông thường bài tập này HS cần nắm 2 điểm cơ bản, thứ nhất là chữ in hoa thông thường là đứng đầu câu, thứ hai là dấu chấm hoặc dấu hỏi, thường đứng cuối câu. Đây là dấu hiệu loại trừ đầu tiên khi phần sắp xếp cho 4 hoặc 5 cụm từ cần sắp xếp. Nếu nắm được 2 yếu tố này ta đã chắc đúng 2 cụm từ, còn 3 cụm từ còn lại ta sử dụng kiến thức và phương pháp loại trừ để sắp xếp. Tuy nhiên, 1 vấn đề quan trọng cần chú ý là dạng câu ghép trong đó đôi có 2 đấu chấm hoặc 2 chữ in Hoa đó là dạng bài tập đánh lừa HS. Vì vậy các em cần phải thận trọng với các loại câu này.
	Ví dụ 1:
It
two.
a quarter
is
to
love
tea.
I
 does he.
So
	Ví dụ 2:
	- Fill the blank
	Dạng bài tập này tương đối khó. Tuy nhiên, HS có thể vượt qua bằng cách dựa vào tranh minh họa đã cho hoặc đưa ra các chữ cái hoặc từ nhiều phương án khác nhau và kết hợp ngữ cảnh để chọn phương án khả thi nhất điền vào có thể là điền 1 chữ cái còn thiếu hoặc điền 1 từ.
O
D
R
A
B
	Ví dụ 1: 
	Phương án đưa ra ở đây là chữ O.
	Ví dụ 2: Tom - - from Canada.
	Bài tập này đòi hỏi từ điền có 2 chữ cái, giả thuyết đưa ra có thể là chữ is hoặc to hoặc on. Tuy nhiên về cấu trúc và nghĩa phải chọn là is.
	Ở cấp độ cao hơn yêu cầu bài tập điền từ có số chữ cái theo yêu cầu
	Ví dụ 3: He - - - - - from Canada.
	Giả thuyết đưa ra cò thể là goes, went, could. Tuy nhiên xét về ngữ pháp và nghĩa thì đáp án chính xác là comes.
	- Listen
	Đây là dạng bài tập mới của năm học 2012-2013 nó đòi hỏi học sinh phải làm quen với kỹ năng nghe hiểu. Đa số HS rất ngán ngại dạng bài tập này vì nhiều lý do như: ít luyện nghe, giọng người bản xứ khó nghe, hoặc nghe không hiểu ý người nói muốn gì Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này HS chỉ cần luyện tập thường xuyên và nắm 1 số mẹo khi làm bài thí chắc chắn sẽ không còn ngán ngại như trước hoặc thậm chí còn dễ hơn các bài tập dạng khác. Có thể chia dạng bài tập nghe theo các dạng bài tập sau:
	+ Nghe chọn tranh: phần này HS chỉ cần chú ý quan sát tranh và kết hợp nghe và nhận ra 1 vái từ khóa trong câu là chọn đúng tranh, không đòi hỏi phải nghe kết từng lời, từng chữ trong câu.
	+ Nghe chọn A,B,C hoặc D: phần này đa số các từ trong câu gần giống nhau chỉ khác 1 vài từ cơ bản. HS cần nhận ra ngay trước khi nghe.
	Ví dụ: How is Lan going to the market ?
Lan is going to the market by bus.
Lan is going to the market by car.
Lan is going to the market by train.
Lan is going to the market by taxi.
+ Nghe điền từ: đây là phần khó nhất trong kỹ năng nghe. Tuy nhiên HS cần thận trọng xem kỹ yêu cầu nghe điền mấy chữ cái, phần này không được điền thiếu và tất nhiên cũng không được thừa, phải chính xác. Một điều cần lưu ý nữa là đối với các danh từ riêng phải viết hoa. Nếu không dù HS điền đúng vẫn không được hưởng số điểm.
Ví dụ: She used to go to - - - York.
Cách làm ở đây là yêu cầu nghe và điền 3 chữ cái còn thiếu. vì New York là danh từ riêng nên chữ New HS phải viết hoa chữ cái “N”.
	Nói tóm lại việc giúp học sinh làm quen từng dạng bài tập, hướng dẫn cách làm cho từng dạng bài tập và các kinh nghiệm làm bài là rất quan trọng nó góp phần cho việc thành công cho từng thí sinh khi tham gia dự thi.
	3. Kết quả đạt được của SKKN
	So sánh kết quả giữa 2 đơn vị tham gia hội thi IOE các năm qua như sau (trong đó đơn vị THCS Mỹ Đông có áp dụng 1 số kinh nghiệm của đề tài; đơn vị THCS Thạnh Lợi không áp dụng)
	1. Trường THCS Mỹ Đông
TT
Năm học
Số HS tham gia cấp huyện
Đạt 
Tỷ lệ
Số HS tham gia
cấp Tỉnh
Đạt 
Tỷ lệ
Số HS tham gia cấp QG
Đạt 
Tỷ lệ
1
2010-2011
1
1
100%
1
1
100%
1
0
0%
2
2011-2012
7
2
28.57%
0
0
0%
0
0
0%
3
2012-2013
7
6
85.71%
0
0
0%
0
0
0%
	2. Trường THCS Thạnh Lợi (Tháp Mười- Đồng Tháp)
TT
Năm học
Số HS tham gia cấp huyện
Đạt 
Tỷ lệ
Số HS tham gia
cấp Tỉnh
Đạt 
Tỷ lệ
Số HS tham gia cấp QG
Đạt 
Tỷ lệ
1
2010-2011
2
0
0%
0
0
0%
0
0
0%
2
2011-2012
2
0
0%
0
0
0%
0
0
0%
3
2012-2013
2
0
0%
0
0
0%
0
0
0%
Theo kết quả phân tích từ bảng phụ lục minh họa cho thấy trong năm học 2012-2013 kết quả dự thi IOE giải bài tập tiếng Anh qua mạng Internet của đơn vị là có khả quan hơn so với đơn vị THCS Thạnh Lợi. Số HS đạt giải qua vòng cấp huyện cho các khối 6,7,8 là hoàn toàn có cơ sở, số HS hội tụ 2 yếu tố về kiến thức và kỹ năng làm bài tập qua máy tính ổn định từng năm. 
Sau 1 năm với việc vận dụng các kinh nghiệm rèn luyện HS thi IOE đã mang lại kết quả khá khích lệ. Điều này có thể khẳng định việc đút kết kinh nghiệm bồi dưỡng HS dự thi tiếng Anh IOE nhiều năm có HS thành công và thất bại và việc rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng cho năm học sau bồi dưỡng cho học sinh dự thi IOE là hoàn toàn mang tính khả thi và sẽ mang lại hiệu quả cao.
 Đặc biệt việc tìm ra nguyên nhân thất bại và các thành công ban đầu đã giải quyết vấn đề đang là nan giải nhất là đơn vị có số HS tham dự khá khiêm tốn như trường THCS Mỹ Đông nhưng vẫn có HS đạt giải các cấp. 
Đây là một kết quả đầy hi vọng, mở ra cho người giáo viên bồi dưỡng và học sinh tham gia dự thi hoàn toàn có thể tự tin tham gia hội thi này cũng như các HS có điều kiện học tập ở các thành phố lớn. Vấn đề là người GV phải đầy nhiệt huyết trang bị cho HS các kiến thức cơ bản, hướng dẫn HS cách tự học, rèn luyện thường xuyên và lâu dài cho HS trong đó cần chú trọng cả rèn luyện kiến thức và kỹ năng sử dụng mạng máy tính. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu bản thân đã rất nổ lực để tìm ra câu trả lời tại sao học sinh trường THCS các năm qua tham gia hội thi IOE với kết quả chưa như mong muốn. Điều đó làm cho bản thân giáo viên dạy tiếng Anh cảm thấy rất e ngại về bộ môn mình giảng dạy. Vì thế thành công của đề tài góp phần rất lớn về chất lượng tham gia hội thi, đặc biệt khả năng vận dụng các kinh nghiệm vào thực tiễn khi gặp tình huống làm bài, giúp người giáo viên và HS có lòng tự tin về bộ môn tiếng Anh và hiệu quả công tác rèn luyện. 
Như vậy để giúp học sinh tự tin tham gia hội thi IOE bậc trung học cơ sở không phải quá khó. Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian dài để việc học sinh tự rèn luyện và hình thành thói quen phán đoán, óc tư duy và sự đam mê trong việc học ngoại ngữ nói chung và kỹ năng làm bài tập qua mạng Internet nói riêng. Qua đó dần dần rèn luyện cho các em kỹ năng làm bài thi. Giúp các em nhận thấy việc học luyện thi và tham gia dự thi là hoàn toàn thú vị và thành công cũng như các bạn khác- những người cùng học tiếng Anh.
Như vậy với cơ sở lý luận và thực tiễn vừa nêu trên có thể áp dụng và nhân rộng cho các GV dạy ngoại ngữ trong đơn vị và các GV khác trong huyện, với những biện pháp đơn giản nhưng lại hữu hiệu và hi vọng 1 ngày không xa việc tham gia hội thi IOE không còn là hội thi mới mẽ và đáng e ngại nữa.
Đề tài nghiên cứu này chỉ mang tính cá nhân, tuy nhiên tính khả thi của nó bản thân nhận thấy rất bổ ích cho học sinh trung học cơ sở tham gia hội thi IOE, khả năng vận dụng vào thực tiển không quá phưc tạp nhưng lại hiệu quả. Có thể vận dụng cho các học sinh có sự đam mê và có tinh thần học hỏi học tiếng Anh. Vấn đề ở đây là làm sao cho giúp các em tự hình thành thói quen tự học tiếng Anh qua mạng và tham gia hội thi IOE các cấp cũng như các hội thi khác.
2. Kiến nghị
	- Đối với SGĐ-ĐT & PGĐ-ĐT: cần có các dự án, chương trình liên kết với người nước ngoài đặc biệt là tổ chức “Global”(tổ chức dạy tiếng Anh tình nguyện) đến từng trường THCS, qua đó giúp các em học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với kỹ năng listening and speaking tiếng Anh với người bản xứ một cách chuẩn, tạo sự tự tin trong giao tiếp và tạo được sự tự tin khi làm bài tập nghe. Tổ chức thi cấp tỉnh cho HS khối 6,7 và 8 nhằm rèn luyện cho các em tới năm lớp 9, điều này giúp HS có nhiều kinh nghiệm hơn trong các lần dự thi.
	- Đối với nhà trường: cần hỗ trợ GVBM tiếng Anh thành lập câu lạc bộ nói tiếng Anh dành cho học sinh cấp THCS trong đơn vị. Qua đó sẽ giúp các em có nhiều cơ hội nghe-nói tiếng Anh, sử dụng, vận dụng các kiến thức, tăng cường rèn luyện kỹ năng nghe bổ trợ khi tham gia hội thi IOE tiếng Anh qua mạng Internet.
	- Đối với giáo viên bộ môn: phát hiện các HS có tiềm năng, tăng cường rèn luyện cho HS luyện từ xa, hướng dẫn học sinh cách thi và hỗ trợ kiến thức tiếng Anh cho học sinh qua từng đơn vị bài học, từ đó hình thành cho học sinh niềm đam mê học ngoại ngữ.
	Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, bản thân đã cố gắng nhiều nghiên cứu vận dụng, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến kết quả dự thi IOE qua mạng máy tính của đơn vị đạt kết quả chưa cao, qua đó cũng như đề xuất 1 số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh thi IOE tiếng Anh qua mạng máy tính. Tuy nhiên, không sao tránh khỏi các hạn chế. Rất mong quí đồng nghiệp, quí thầy cô cùng góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN Mỹ Đông, ngày 14 tháng 02 năm 2013
 CHỦ TỊCH Người viết 
 Trần Thế Thiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6,7,8,9 Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách giáo viên tiếng Anh lớp 6,7,8,9 Nhà xuất bản Giáo dục.
Tài liệu chuẩn kiến thức tiếng Anh lớp 6,7,8,9 Nhà xuất bản Giáo dục.
Tài liệu tự luyện Olympic tiếng Anh 6,7,8,9 Nhà xuất bản Giáo dục.

File đính kèm:

  • docSKKN_GIAIB_CAP_TINH_KINH_NGHIEM_LUYEN_IOE_CAP_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan