Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm nhỏ về dạy tác phẩm truyện

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ lâu văn chương đã được con người tiếp nhận, thưởng thức sử dụng dưới

nhiều hình thức khác nhau, được đưa vào nhà trường với tư cách là môn học quan

trọng. Dạy học văn vốn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, của dư luận

xã hội nhất là khi Bộ Giáo dục đổi mới hình thức thi cử hai chung trong Kì thi

THPT Quốc Gia, môn văn cũng là môn chính để xét điểm vào các trường Đại học,

Cao đẳng. Cũng như các bộ môn xã hội khác, văn học là một bộ môn không thể

thiếu trong đời sống con người, trong giáo dục nhân cách cho học sinh cũng như

góp phần nâng cao đời sống xã hội. Việc dạy học văn theo tinh thần cải cách giáo

dục hiện nay đặt học sinh trước nhiều khó khăn, thử thách bởi môn văn là một môn

học trừu tượng, khó tiếp thu do nó là một loại hình nghệ thuật tư duy bằng hình

tượng. Muốn giỏi văn không chỉ có kiến thức văn học nhất định mà còn phải am

hiểu nhiều lĩnh vực khác như địa lý, lịch sử, văn hóa, triết học học sinh cần phải

có tâm hồn, khả năng tưởng tượng phong phú và tình yêu văn chương sâu sắc. Tuy

nhiên dạy và học văn còn gặp nhiều khó khăn do học văn phải thuộc nhiều dẫn

chứng, học sinh đôi khi bị gò ép không mấy hào hứng, khả năng lựa chọn ngành

nghề khó khăn do những môn thi xã hội các ngành học thường ít hơn so với các

môn tự nhiên.

Trong những năm trở lại đây, việc giảng dạy môn ngữ văn nói riêng và các

môn học khác nói chung đã có sự đổi mới. Nếu như trước đây trong một giờ học

giáo viên là người giữ vai trò chính kết hợp nhiều thao tác: Giảng + đọc + chép còn

học sinh có nhiệm vụ: nghe + ghi. Chính vì cách dạy truyền thống đó dẫn đến sự

thụ động học tập ở học sinh và điều đáng lo ngại hơn là tạo cho các em những quan

niệm sai lệch về việc học tập môn Ngữ văn.

pdf23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm nhỏ về dạy tác phẩm truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư mu n lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những n t rỗ chằng 
chịt.” 
Tôi đưa ra vấn đề ch học sinh th u n như sau: 
+ Em có suy nghĩ gì về những giọt nước mắt của người đàn bà? ( Vì sao bà ta 
khóc? Những giọt nước mắt ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? 
Thể hiện quan niệm của tác giả về con người? 
+ Hành động người chồng đánh vợ một cách hùng hổ, tàn nhẫn nhưng lại nguyền 
rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn...Em có nhận xét gì về sự tương phản giữa lời nói 
và hành động của người đàn ông khi đánh vợ? Và sự tương phản này thể hiện sự 
giằng xé nào trong nội tâm của người đàn ông? 
 * Cách thức tiến hành: 
Nghịch í 
Phát hiện thứ nhất Phát hiện thứ hai 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 12 
Ở câu hỏi này tôi không chia nhóm trước vì đây là những câu hỏi khó. Tôi đặt ra 
cho cả lớp cùng suy nghĩ. Sau đó học sinh phát biểu và từ ý kiến của học sinh tôi 
hình thành nên nhóm và mỗi nhóm tự bảo vệ ý kiến của mình. 
 * Kết qu đạt được: 
Trong quá trình thảo luận tôi nhận thấy ở học sinh có những ưu, khuyết chung. 
Khả năng lập luận của các em khá vững về lý lẽ, nhưng về vốn sống thực tiễn của 
các em còn non nớt, hơi lý tưởng hóa. Nhất thiết cho rằng mọi vấn đề cần phải rõ 
ràng, hoàn thiện. 
 Cuối cùng tôi rút ra vấn đề: Cần thận trọng khi tìm hiểu đánh giá một con người 
không nên có cái nhìn phiến diện chỉ dựa vào bên ngoài mà phải nhìn cuộc sống, 
con người một cách đa diện, đa chiều. Cần phát hiện ra chiều sâu trong tâm hồn 
con người. 
 2) Đóng vai 
Về phương pháp: Đóng vai cơ bản là giáo viên thực hiện như lý thuyết đã nêu ở 
phần trên nhưng có nhiều giáo viên ( ngay cả bản thân tôi trước đây) cũng chỉ thực 
hiện qua loa, sơ sài, hình thức và thậm chí còn mất nhiều thời gian mà chưa đạt 
được hiệu quả cao. Điều đó thể hiện qua các mặt: 
+ Một số giáo viên trên lớp chỉ phân vai cho học sinh đọc, đọc diễn cảm lời thoại. 
+ Một số người thì cho học sinh học thuộc lời thoại ở nhà và cho học sinh lên lớp 
diễn. 
Khi vận dụng phương pháp Đóng vai, không phải lúc nào giáo viên cũng thành 
công do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Bản thân tôi cũng thường gặp 
những thiếu sót. Từ đó tôi nhận thấy để đạt được hiệu quả cao giáo viên cần lưu ý 
những điểm sau: 
+ Đóng vai không chỉ nhằm mục đích chuyển tải ý tưởng, kiến thức cho học sinh 
mà cần truyền cái hồn của ngôn từ, của ý tưởng, của kiến thức. 
+ Đóng vai không phải là hình thức đọc mà là hình thức diễn. Nên hoạt động này 
không chỉ là ngôn ngữ mà kèm theo động tác, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt...( Ở đây tôi 
không đặt ra yêu cầu học sinh là một diễn viên nhưng ít nhất học sinh phải thể hiện 
được cảm xúc của nhân vật như: nỗi đau, hạnh phúc, vui, buồn và cả những giằng 
xé phức tạp trong nội tâm nhân vật. Học sinh cảm nhận tác phẩm –> Hiểu nhân 
vật –> Sắm vai –> Ngọn lửa cảm xúc. Nếu học sinh không có ngọn lửa cảm xúc 
thì không thể nhiệt tình, truyền cảm, không thể truyền ” độ nóng” đến với khán 
giả). Do đó khi thực hiện, giáo viên cần chọn những nhân vật có nội tâm phức tạp 
( chú ý đến tâm trạng của nhân vật mà học sinh nhận vai). Học sinh phải hiểu rõ 
nhân vật khi mình sắm vai. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải là chiếc 
cầu nối đưa học sinh đến với nhân vật. Đóng vai phải đem đến một hiệu quả nhất 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 13 
định, học sinh phải xâm nhập vào nhân vật, phải hứng thú học tập. 
+ Trước khi phân vai cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm bắt 
được đời sống nội tâm của nhân vật. Tránh sự lệch hướng về thái độ, tình cảm của 
nhà văn gửi vào nhân vật 
 Ví dụ : Hai cảnh, tình mà người ta hay chuyển thể thành nghệ thuật sân khấu 
như: những ời đối th ại giữa Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của 
Nam Cao. Và những đoạn đối thoại giữa Tràng và vợ Tràng trong tác phẩm Vợ 
nhặt của Kim Lân). Nếu học sinh nhập vai không khéo thì sẽ chuyển từ thái độ 
thông cảm, sẻ chia, trân trọng, ngợi ca thành những cảnh tình hài hước, châm 
biếm, mỉa mai...Điều đó giá trị nhân đạo của hai tác phẩm bị lu mờ. Nam Cao 
không còn là Nam Cao nữa và Kim Lân cũng không còn là Kim Lân nữa. 
 * Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Tôi cho học sinh đọc kỹ sách giáo khoa (ở nhà) để nắm cốt truyện. 
Bước 2: Tôi chọn một, hai đoạn truyện bộc lộ được nội tâm của nhân vật. 
 Ví dụ: Trong tác phẩm: "Chiếc thuyền ng ài xa" của Nguyễn Minh Châu, tôi 
chọn c nh người chồng đánh vợ vì cảnh truyện đó chứa đầy nghịch lý. Trong tác 
phẩm " Vợ nhặt " của Kim Lân, tôi chọn cảnh "Bữa ăn ngày đói", nó thể hiện 
sự thay đổi tâm trạng của nhân vật: bà cụ Tứ lạc quan, tin tưởng ở tương lai. Nên 
khi nhận vai các em phải thể hiện được nội tâm của nhân vật này. 
Bước 3: Xác định ý đồ, tư tưởng của nhà văn thể hiện qua nhân vật đó. 
 Ví dụ: 
Khi nhập vai vào nhân vật Tràng thì học sinh cần hiểu được vai trò của nhân vật 
trong tác phẩm, lòng nhân ái, khát khao hạnh phúc gia đình. Mẹ Tràng ( Bà cụ 
Tứ) lòng nhân ái, bao dung, vị tha và niềm tin vào cuộc sống. 
 Ví dụ: Tr ng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô H ài, Tôi chọn 
Nạn đói 1945 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 14 
đoạn truyện" "C nh đêm tình mùa xuân" thể hiện tâm trạng phức tạp của nhân 
vật Mị Từ tâm trạng vô cảm chuyển sang niềm khao khát được s ng, được yêu, 
được hạnh phúc. 
Bước 4 : GV phân vai cho HS đóng vai. 
Ví dụ : Ở lớp 12C4( sĩ số: 44) tôi cho HS nhập vai vào nhân vật Tnú trong tác 
phẩm " Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.( Ở đoạn truyện mà Tnu chứng 
kiến cảnh giặc tra tấn vợ con và bản thân. Để đạt hiệu quả cao tôi hướng dẫn học 
sinh nắm bắt được nội tâm của nhân vật Tnu : Vừa Yêu thương, đau đớn, căm giận 
và quyết tâm trả thù. 
 Vì nhân vật Tnu là nhân vật đa tâm trạng nên giọng văn của Nguyễn Trung 
Thành cũng được thể hiện đa giọng điệu. Cho nên khi sắm vai HS phải thể hiện nội 
tâm của nhân vật qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. 
 * Kết qu : 
Thoạt đầu không khí lớp học loãng, học sinh cười nhưng sau đó các em bị cuốn 
hút vào người đóng vai và cảm thông, chia sẻ với nhân vật, buồn, vui với nhân vật. 
Không khí lớp học sôi nổi. Tôi cho đó là một sự thành công. 
Tôi kiểm tra học sinh một câu hỏi ngắn 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 15 
Qua sự diễn xuất của bạn, em hãy cho biết Tnu có mấy tâm trạng? Phần đông HS 
trả lời đúng. Có nhiều ý kiến khác nhau trong 44 em mà tôi hỏi: 
+ Có 8 em trả lời : Đau thương, căm thù. 
+ Có 6 em trả lời : Yêu thương và đau xót. 
+ Có 30 em trả lời : Vừa yêu thương, căm giận và quyết tâm trả thù. 
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các em đều hiểu đúng tâm trạng của Tnu. 
c) Phương pháp trực quan 
Đây là phương pháp giáo viên thường sử dụng để minh họa cho tiết học thêm 
sinh động như hình ảnh, những đoạn video clip về phim, nhạc, sơ đồ, mô 
hình...đây là phương pháp khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam và thế giới...từ đó 
giúp học sinh cảm thụ bài học một cách tốt hơn. Bao giờ cũng thế, những hình ảnh 
sống động dễ lưu lại hơn những câu chữ, kí hiệu. Hiện nay, phương pháp trực quan 
được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. 
 * Thu n ợi: 
Phần lớn các trường đều được cung cấp những trang thiết bị hiện đại, giáo cụ trực 
quan. 
Trình độ sử dụng công nghệ thông ở giáo viên và học sinh có nhiều tiến bộ, từ đó 
hình thành ý thức tự học ở học sinh. 
 * Hạn chế: 
Có nhiều Giáo viên suốt tiết học chỉ sử dụng công nghệ thông tin. Do sự lạm 
dụng quá mức nên vai trò của người thầy trở nên mờ nhạt. Dù sao đi nữa thì hoạt 
động dạy học của giáo viên là nghệ thuật( chứ không phải kỹ thuật), vì thế khi 
truyền đạt cảm xúc của giáo viên là quan trọng mà máy móc, công cụ không thể 
thay thế được. 
Trên thực tế khi sử dụng phương pháp trực quan, tôi thường dùng tranh ảnh, 
những đoạn phim minh họa, nhưng khác với trước đây, tôi chọn những hình ảnh, 
đoạn video clip tiêu biểu nhằm làm nổi bật chủ đề hoặc tình huống của tác phẩm, 
không làm nhiễu thông tin, không gây mất thời gian, tạo cho học sinh sự hứng thú 
học tập. 
 Ví dụ 1: Trong tác phẩm" Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, giáo viên tập 
trung ở hai hình ảnh đối lập: giữa ánh sáng và bóng t i; giữa cái nhơ bẩn và 
thanh khiết, trong sạch; giữa cái tầm thường và cái cao cả; giữa cái thiện và cái 
ác; giữa bóng t i và ánh sáng... 
Ví dụ 2: Trong tác phẩm " Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, giáo viên tập trung 
hai hình ảnh đối lập : Giữa bóng t i và ánh sáng; giữa hiện thực và ước mơ... 
Ví dụ 3: 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 16 
Khi dạy về bài Người ái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, giáo viên minh họa con 
sông Đà hung bạo và trữ tình bằng hình ảnh hay một đoạn video clip. 
Nguyễn Tuân tô đậm cái hung bạo nên tập trung nhiều yếu tố: sóng, gió, nước, 
cát, đá, bờ... nhằm thể hiện sức tàn phá của con sông Đà, nó được xem như kẻ thù 
số một của con người.( Chi tiết này gợi ta nhớ đến tác phẩm Ông già và biển cả của 
Hemingway). 
Ví dụ 4: Dạy về bài Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành, giáo viên giới thiệu 
cho học sinh về sức sống mãnh liệt của cây xà nu và liên hệ tích hợp cho học sinh 
về con người và cuộc sống của làng Xoman hiện nay. 
Giáo viên có thể giảng thêm về cây xà nu đại thụ - cụ Mết – Chiếc cầu nối giữa 
dân làng và cách mạng. Cụ từng nói: Cách mạng là Đảng, Đảng còn, núi nước này 
còn” 
Sông Đà hung bạ Sông Đà trữ tình 
Rừng xà nu trước đây 
Rừng xà nu bây giờ 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 17 
Giá viên gi ng thêm ch học sinh hiểu về nhân v t cụ Mết: 
 Cụ Mết tên thật là Đinh Môn. Mất năm 2000. Từ thời chiến tranh, ông nổi 
tiếng đến mức Pháp đã từng mời về giao chức và phong hàm thiếu tướng nhưng 
ông không về. Ít người biết rằng ông không biết chữ, là trung đội trưởng tuyên 
truyền vũ trang khi được Pháp mời về phong thiếu tướng. Sau này làm đến chủ tịch 
Mặt trận Huyện, ông chỉ biết mỗi một chữ Mết khi ký vào văn bản, còn tất cả ông 
chỉ truyền đạt bằng... nói. 
Ví dụ 5: Khi dạy về tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao, tôi sẽ chọn một đoạn 
video clip lúc Chí Phèo bưng bát cháo hành. Nhà văn Nam Cao viết: 
Hắn cầm bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông 
vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng Những 
người su t đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng 
tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo ? 
Nam Cao là nhà văn đầy ắp nỗi đau đời, không phải đưa hình ảnh Chí Phèo và Thị 
Di nh cụ Mết 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 18 
Nở để cười cợt mà nhìn họ với một thái độ cảm thông, chia sẻ. Bát cháo hành của 
Thị Nở là sự quan tâm, là tình yêu đối với Chí Phèo, vì thế : “ Hắn nh n bát cháo 
b c khói mà bâng khuâng”Chí Phèo thật sự xúc động Hắn thấy mắt h nh như 
ươn ướt” Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn mu n làm hòa với mọi người 
biết bao ! 
 Tóm ại : Khi sử dụng phương pháp trực quan giáo viên phải chịu khó đầu tư 
công phu. Có những bộ phim chỉ cắt những đoạn ngắn minh họa cho bài học, 
nhưng có những bộ phim cần phải cắt nhiều đoạn lắp ghép lại mới thể hiện hết tư 
tưởng chủ đề của tác phẩm. 
Ví dụ 6 : Khi dạy đoạn trích Hạnh phúc một tang gia ( trích “ Số đỏ” ) của Vũ 
Trọng Phụng. 
Tôi chọn đoạn Xuân chỉ thẳng vào ông phán mọc sừng và nói : “ Thưa ngài, ngài 
 à một người chồng mọc sừng !”, đoạn lúc cụ Cố Tổ chết, cụ cố Hồng vội lấy 
ngay chùm chìa khóa của ông, và cảnh hạ huyệt thể hiện sự nhốn nháo của đám 
người được xem là văn minh, tân tiến nhưng kì thực là đám cặn bả trong xã hội 
trước cách mạng tháng Tám. Đó là sự suy đồi về đạo đức của đám con cháu “ Đại 
bất hiếu” của gia đình cụ cố Tổ. 
 * Kết qu : 
Tôi kiểm tra HS bằng câu hỏi ngắn 
Các em có thích học bằng phương pháp trực quan không ? 
Tôi thu được kết quả sau: 
Năm học Lớp Yêu thích Bình thường Không thích 
2012- 2013 11C7 (43 HS) 15,9% 42,2% 41,9% 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 19 
2013- 2014 11C8 (44 HS) 45,4% 36,4% 18,2% 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Sau khi vận dụng kết hợp ba phương pháp : “ Thảo luận nhóm”, “ Đóng 
vai” và “ Dùng trực quan”. để giảng dạy tác phẩm truyện, bản thân tôi nhận thấy 
học sinh hứng thú học tập. Các em tích cực đóng góp xây dựng bài học. 
Kết qu cụ thể : 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
 Đổi mới phương pháp dạy học để tìm ra phương pháp dạy thích hợp với từng 
đối tượng học sinh nhất là dạy tác phẩm truyện quả là một điều không đơn giản. 
Ngày nay dạy văn không chỉ truyền đạt kiến thức một phía mà cần giúp học sinh 
lĩnh hội tác phẩm truyện một cách đầy đủ, trọn vẹn cả về hai mặt: nội dung và 
nghệ thuật. 
 Thông qua một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy văn, tôi xin đưa 
ra một số đề xuất, khuyến nghị như sau: 
- Đối với giáo viên: Cần yêu nghề và giảng dạy với tinh thần nhiệt tình, say 
mê. Nên có thời gian đầu tư vào bài dạy, đổi mới phương pháp, kết hợp với 
đồ dùng học tập, trực quan sinh động, ứng dụng CNTT để giờ học hấp dẫn 
và luôn tạo hứng thú cho học sinh say mê học tập. 
- Đối với học sinh: Cần chuẩn bị bài ở nhà thật tốt. Nên đọc kỹ các truyện 
trong chương trình học nhất là những tác phẩm truyện trích ở SGK lớp 11, 
12. Bên cạnh đó học sinh có thể đọc thêm sách tham khảo hay xem trước 
những đoạn phim để hiểu bài tốt hơn. 
- Đối với các cấp lãnh đạo: Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục thường 
quan tâm đến chất lượng giảng dạy nhất là năm 2015 cải cách việc học tập 
và thi cử nhất là Kì thi TNTHPT Quốc Gia đang đến gần.Vì vậy nên tổ chức 
những buổi thảo luận về văn học giữa các trường với nhau để cùng nhau học 
tập và rút kinh nghiệm. 
- Nhằm giúp học sinh am hiểu hơn về văn học. Nhà trường nên tổ chức cho 
giáo viên và học sinh đi thăm quan những di tích lịch sử, những thắng cảnh 
có liên quan đến những tác phẩm truyện được học trong chương trình THPT. 
Năm học Lớp Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 
2012- 2013 12C4 (45 HS) 26,7% 46,7% 15,5% 11,1% 
2013- 2014 12C5 (45 HS) 6,7% 31,1% 33,3% 28,9% 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 20 
- Sở Giáo dục nên cung cấp tư liệu ( đĩa) về những tiết dạy mẫu, hay để giáo 
viên tham khảo, học hỏi. 
VI. KẾT LUẬN: 
 Trong cuộc sống có biết bao điều ta nâng niu, quí trọng, yêu mến. Bạn rất 
yêu bức phù điêu tạc chân dung một vị thần công lý, còn người khác lại rung 
động bởi tiếng nhạc êm dịu, thiết tha của SôpanhNhưng có lẽ riêng tôi, cái 
mà tôi yêu nhất chính là những tác phẩm văn chương đặc biệt là những tác 
phẩm truyện. Nó đi qua tâm hồn ta khắc chạm và để lại những suy tư trăn trở, 
những chiêm nghiệm về cuộc sống về tình đời, tình người. Để lại cho chúng ta 
những bài học triết lý sâu sắcđể mỗi ngày đến lớp, đến trường ta càng yêu 
thiết tha cuộc sống vì ta có văn chương. 
 Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện trong những năm 
giảng dạy. Đó là kinh nghiệm cá nhân mang tính chủ quan của bản thân tôi. Trong 
khi trình bày sẽ không khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của các 
cấp lãnh đạo và quý đồng nghiệp để bài viết của tôi hoàn chỉnh hơn, góp một phần 
kinh nghiệm nhỏ vào việc giảng dạy tác phẩm truyện. 
 Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường THPT Nam Hà, cảm ơn anh chị 
em đồng nghiệp và quý thầy cô tổ văn đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành 
bài viết này. 
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1,2 - Nhà xuất bản Giáo Dục. 
2. Sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 tập 1,2 - Nhà xuất bản Giáo Dục. 
3. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 11, 12 – Bộ giáo 
dục đào tạo. 
4. Lý luận văn học tập 1,2 – Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội. 
5. Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh của Bộ giáo dục và đạo tạo. 
MỤC LỤC 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 21 
 Trang 
I. Lí do chọn đề tài  3 
II. Cơ sở lí luận 4 
III. Nội dung . 4 
 1. Tác phẩm truyện 5 
 2. Các phương pháp thường được giáo viên vận dụng và đạt được những 
hiệu quả nhất định 
... 5 
 3. Kinh nghiệm nhỏ của bản thân khi vận dụng ba phương pháp: “ Thảo 
luận nhóm”, “ Đóng vai” và “ Dùng trực quan” 8 
VI. Hiệu quả của đề tài. 19 
 V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng . 19 
 VI. Kết luận  20 
 VII. Tài liệu tham khảo. 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
NGUYỄN THU DUYỆT 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị: Trường THPT Nam Hà 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
Biên Hòa, ngày 18 tháng 5 năm 2015 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 22 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: ...2014 - 2015. 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm nhỏ về dạy tác phẩm truyện. 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thu Duyệt Chức vụ: Giáo viên Ngữ văn 
Đơn vị: Trường THPT Nam Hà 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu 
quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc 
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của 
người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này 
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác 
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh 
nghiệm cũ của chính tác giả. 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người 
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cu i mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
họ tên và đóng dấu) 
Nguyễn Thu Duyệt Nguyễn Văn Bạc 
KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 
Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 23 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_nho_ve_day_tac_pham_truyen_4408.pdf
Sáng Kiến Liên Quan