Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng làm quen chữ cái theo hướng tích hợp ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Chúng ta thấy rằng hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu Giáo. Bên cạnh hoạt động vui chơi hoạt động học tập đang được hình thành ở trẻ. Song khác với học sinh phổ thông, hoạt động học tập chưa phải là hoạt động bắt buộc của trẻ mẫu giáo vì chúng chưa có đủ những yếu tố cần thiết để tham gia vào hoạt động học tập với với ý nghĩa đầy đủ của nó. Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo thường bị chi phối bởi hoạt động vui chơi “chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ học chủ yếu dưới hình thức chơi. Do đó việc tổ chức dạy học cho trẻ là một công việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi là giáo viên mầm non phải có những kiến thúc nhất định về lý luận dạy học ở Mầm Non để tránh sự phổ thông quá trình dạy học cho trẻ.

Đặc biệt, môn học “ làm quen chữ cái” ở trẻ 5-6 tuổi là môn học giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực và thái độ cần thiết cho việc học tiếng việt lớp 1. Song việc dạy trẻ làm quen với chữ cái cần phải thể hiện phương pháp đặc trưng của giáo dục Mẫu Giáo.

 Trong chương trình cho trẻ Mẫu Giáo 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 phổ thông “làm quen chữ cái” là loại bài học có vai trò quan trọng. Đây là loại bài học có vai trò quan trọng giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực và thái độ cần thiết chuẩn bị cho việc dạy tiếng việt lớp 1.

 Việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học, hứng thú đợi chờ ngày đến trường phổ thông là việc cần thiết nhằm giúp trẻ mẫu giáo vượt qua bước ngoặt quan trọng chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tâp (trong trường phổ thông) là chủ đạo. Tuy nhiên giáo viên mầm non luôn nhớ: dạy trẻ làm quen với chữ cái chứ không phải đưa chương trình tiếng việt lớp 1 xuống dạy trước ở mẫu giáo lớn. mà phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái phải dựa trên cơ sở sử dụng các yếu tố vui chơi, các nhiệm vụ sáng tạo cũng như hoạt động học tập của trẻ. Chúng ta không thể áp dụng phương pháp dạy tiếng việt ở tiểu học. để dạy trẻ mẫu giáo làm quen vói chữ cái mà dạy trẻ“ làm quen chữ cái theo hướng tích hợp”.

 Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng làm quen chữ cái theo hướng tích hợp” ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để tạo ra một số biện pháp giúp giáo viên mầm non hiểu hơn về việc dạy trẻ làm quen chữ cái ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi một cách tích cực và có hiệu quả hơn trong việc dạy trẻ học làm quen chữ cái ở lứa tuổi 5-6 tuổi.

 

doc19 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 15295 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng làm quen chữ cái theo hướng tích hợp ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. Biết trả lời câu hỏi về nguyên nhân, so sánh. Sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh, tự tin khi giao tiếp. nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
+ Kỹ năng đọc:cách giở sách; Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; Kể lại chuyện; Thuộc thơ; Tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu. phân biệt phần mở đầu, phần kết thúc của sách, đọc chuyện qua các tranh vẽ: giữ gìn bảo quản sách cẩn thận 
+ Kĩ năng viết: Cách cầm bút đúng cách; Tô trùng khít lên dấu chấm mờ; Tư thế ngồi viết ngay ngắn; Làm quen với cách viết tiếng Việt, hướng viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, hướng viết cảu các nét chữ.
Qua khảo sát ban đầu cho thấy kết quả thu được như sau:
Các chỉ tiêu đánh giá
Số trẻ
Tôt, khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Kĩ năng nghe
22
15
68.2
6
27.3
1
4.5
Kĩ năng nói
22
15
68.2
5
22.7
2
9.1
Kĩ năng đọc
22
10
45.5
9
40.9
3
13.6
Kĩ năng viết
22
15
68.2
6
27.3
1
4.5
Bảng 1: Kết quả khảo sát các kĩ năng; nghe, nói, đọc, viết của trẻ.
Sau khi khảo sát tôi thấy, những cháu giỏi về mặt này nhưng lại yếu về mặt khác. Từ đó tôi có phương pháp dạy khác nhau với từng cá nhân trẻ. Dựa vào đặc điểm tình hình lớp và đặc điểm tâm lý nhận thức của lứa tuổi tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo làm quen chữ cái theo hướng tích hợp.
	III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	3.1. Tạo môi trường học chữ viết phong phú
	Môi trường học tập có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ có thể làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi, trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo ra môi trường chữ viết thật đẹp và phong phú để cuốn hút trẻ chú ý học tập.
Ở các góc, tôi đã trang trí bằng các sản phẩm của cô và trẻ, luôn tạo ra những mảng tường mở với các bài tập sáng tạo và tái tạo để trẻ có thể tự học tập và sáng tạo theo khả năng của mình, từ đó trẻ hứng thú học tập.Vừa học vừa chơi nhưng trẻ lại có thể khắc sâu kiến thức mà không bị gò bó.
Ở góc học tập: trẻ được tự vào góc chơi, tự in, tô, vẽ các chữ cái mà mình đã học, tự ghi tên mình, tự vẽ các câu chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ và kể cho các bạn nghe. Ở góc này trẻ được cắt dán những bức tranh nhỏ hoặc đồ vật, con vật có tên gọi chứa các chữ cái theo chủ đề đang thực hiện. Ví dụ: Ở chủ đề thực vật, tôi trang trí ở các góc như sau:
 - Góc xây dựng: Trẻ được lắp ghép các loại cây, hoa và ghi tên các loại cây, hoa để trẻ xây dựng, trẻ sẽ xếp được theo nhóm và giới thiệu được sản phẩm của mình làm ra.
 - Góc thư viện- học tập: Cho trẻ in chữ và tô màu, xếp theo chữ mẫu tên các loại cây ăn quả, cây hoa.... Cho trẻ vẽ tranh và dán theo các câu chuyện. Trẻ tô chữ còn thiếu trong từ, sau đó nối với các từ dưới hình ảnh có sẵn hoặc nối với các chữ cái theo yêu cầu.
- Góc bán hàng: trẻ bán tất cả các loại rau, củ, quả... trên mổi giá hàng tôi có gắn các tên loại rau củ quả để trẻ nhận biết và gọi tên các loại rau, củ, quả...
Bằng chữ cái.
- Góc thiên nhiên: các loại cây đều được gắn tên để trẻ có thể gọi tên và nhận biết tên của cây ghép chữ theo tên.
 	3.2. Dạy trẻ làm quen với chữ viết mọi lúc, mọi nơi.	
	Với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái tôi luôn tranh thủ các hoạt động trong ngày để trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý.
- Giờ đón trẻ, trả trẻ: ở tủ đồ dùng của trẻ tôi có gắn tên của từng trẻ vào các ô tủ đồ dùng để trẻ nhận dạng và nhớ được họ và tên của mình, để đồ dùng ngăn nắp.
Ở góc điểm danh: trẻ tự chọn ảnh (ảnh có tên ở phía dưới) của mình để gắn sang nhánh bé đến lớp. qua đó trẻ nhớ được tên mình và tên của bạn, bạn nào đã đến lớp, bạn nào đã vắng mặt.
Cho trẻ gắn thứ ngày, xem tranh ảnh, đọc đồng dao, thơ ....
- Giờ hoạt động chung: với tất cả các môn học tôi đều lồng ghép, tích hợp các chữ cái để giúp trẻ khắc sâu hơn.
Ví dụ: ở giờ KPKH ở dưới tranh tôi đều gắn chữ cho trẻ đọc 
- Các giờ hoạt động góc: các góc đều có môi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn, dính, viết chữ cái theo mẫu. 
- Giờ hoạt động ngoài trời: cho trẻ xếp sỏi, hột hạt, lá cây... thành các chữ cái.
- Giờ ăn: cô giải thích các món ăn, tên gọi của các món ăn trong ngày, nhận khăn theo tên mình hoặc ký hiệu của chữ cái.
- Giờ ngủ: trước khi ngủ cô có thể bật nhạc, ngâm thơ, kể chuyện cho trẻ nghe....
- Giờ hoạt động chiều: in, tô chữ rỗng, tìm và cắt hình ảnh có chữ trong sách báo làm bộ sưu tập, ôn các bài thơ, câu truyện, đồng dao, ca dao....
	3.3. Chú ý đến giáo dục cá nhân.	
 Việc giáo dục cá nhân có tác dụng tốt đến trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực cho trẻ làm quen với chữ cái. Giáo dục cá nhân sẽ giúp cô giáo củng cố, bổ sung các kiến thức, kỹ năng, cách phát âm, nhận mặt chữ, cách tô theo đúng quy định của trẻ. Trong quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái tôi luôn tìm hiểu khả năng và đặc điểm tâm lý của từng trẻ. Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục phù hợp
- Ở lớp có một số trẻ vẫn chưa tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu bài. Cô có khuyến khích cũng không giơ tay phát biểu, nói nhỏ, bên cạnh đó các cô thường sợ mất thời gian nên thường gọi những trẻ mạnh dạn, những trẻ trả lời lưu loát chứ ít quan tâm đến những trẻ nhút nhát. Vì thế trẻ đã nhút nhát lại càng nhút nhát hơn, và ít có cơ hội trả lời hơn.
+ Biện pháp giải quyết: đối với những trẻ nhút nhát tôi thường xuyên quan tâm, gần gũi và luôn gọi trẻ hỏi han, tâm sư. Đặc biệt hơn nũa tôi hay khen các cháu đó trước cả lớp khi cháu làm được một việc gì đó dù là rất nhỏ. Hay hỏi những câu hỏi những câu hỏi đơn giản để trẻ có thể trả lời. sau khi trẻ mạnh dạn tôi nâng dần độ khó của câu hỏi lên để trẻ suy nghĩ và trả lời. Luôn luôn động viên khuyến khích để cháu mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Mạnh dạn phát âm các chữ cái khi cô hỏi, ngoài ra tôi thường xuyên nêu gương những trẻ học tập có tiến bộ để trẻ noi theo. Bên cạnh đó kết hợp với việc động viên các cháu tham gia nhiều hoạt động tập thể khác. Tranh thủ các cơ hội cho các cháu yếu được nói, phát hiện những chữ cái đã học khi trẻ chơi trò chơi ở các góc và các giờ hoạt động khác... để từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn.
+ Kết quả thu được: trẻ mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động làm quen chữ cái cũng như các hoạt động học tập khác.
- Với những trẻ hiếu động: trẻ thường nghịch ngợm trong giờ học không hề để ý gì đến lời cô giảng, điều đó dẫn đến trẻ không thuộc bài, không nhớ chữ cái cũng như cấu tạo của chữ cái và cách tô chữ cái....
+ Biện pháp giải quyết: đối với những trẻ hiếu động tôi thường cho trẻ tham gia vào các hoạt động tĩnh nhưng có giới hạn thời gian. Trong giờ học tôi chú ý đến những trẻ đó hơn và hay gọi những trẻ đó trả lời. Dùng nhiều hình thức gây hứng thú hấp dẫn thu hút trẻ vào các hoạt động
+ Kết quả thu được: Sau một thời gian tôi chú ý đến những trẻ hiếu động tôi thấy trẻ ít nghịch hơn, ham học, thích giúp đỡ bạn bè, chơi gần gũi với bạn, thích tham gia vào các trò chơi học tập, nhớ được nhiều chữ cái hơn, tô trùng khít và ít chườm ra ngoài dấu chấm mờ....
3.4. Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua các trò chơi.
 Trẻ mầm non “học mà chơi, chơi mà học” chính vì thế chúng ta muốn trẻ hiểu biết nhanh, nhớ lâu thì chúng phải được trực tiếp tham gia vào trò chơi. Tôi đã cố gắng sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi cho trẻ làm quen với chữ cái để tăng hứng thú cho trẻ, cung cấp cũng cố các kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi “ con rối”
Các con rối vừa có tác dụng giải trí, vừa dùng để dạy học nhằm thu hút sự tập trung của trẻ.
 Tôi cho trẻ tự làm các con rối đơn giản rồi gắn vào cái que: rối dê mẹ, dê con và chó sói.
Tổ chức cho trẻ diễn chuyện “ Dê con nhanh trí” cô là người dẫn chuyện và yêu cầu trẻ diễn những tình tiết trong chuyện. “ tôi là Dê con, tôi sống cùng với mẹ trong ngôi nhà này. Các bạn có biết tên mẹ tôi bắt đầu bằng chữ gì không? ( cho trẻ đoán). Hôm nay mẹ đi vắng. Chó sói đến gõ của, các bạn thử đoán xem tôi có mở cửa không?....
Cô cần tạo cho trẻ các tình huống diễn rối thật vui và nhiều cháu cùng được tham gia.
+ Trò chơi: tìm chữ cái theo yêu cầu.
Cô chia trẻ thành hai nhóm, phát cho trẻ giấy trắng, kéo, hồ dán, bút chì và những bức tranh nhỏ vẽ đồ vật hoặc con vật, cây cối.... có tên gọi và chứ chữ cái cần tìm.
Ví dụ: chữ a 
Nhóm 1: có những tranh bắt dầu bằng chữ cái a.(ao cá, áo khoác, ảnh, ...)
Nhóm 2: cắt dán những tranh có từ có chứa chữ cái a nhưng không bắt đầu bằng chữ a ( cá, ca, cà, na, má, bà...)
Khi đưa ra hoạt động này chúng ta cầm hướng dẫn từng bước để trẻ có thể thực hiện được hoạt động này nhằm hổ trợ trẻ trong việc chuẩn bị học đọc. Tính độc lập tự chủ của trẻ sẽ được nâng cao hơn khi trẻ tự làm những công việc cụ thể.
+ Trò chơi tìm chữ cái trong bài hát. Cô treo tờ giấy có tên và lời bài hát “ Đàn gà trong sân” lên bảng cho trẻ nhìn. Cô vừa hát vừa dùng que chỉ vào từng tiếng trong bài hát.cô cho trẻ hát theo.
Cô đóng vai gà mẹ, các cháu đóng vai những chú gà con. Gà mẹ và đàn gà con vừa đi tung tăng vừa hát bài “ Đàn gà trong sân” . Cho trẻ tìm trong bài hát có bao nhiêu chữ cái Đ và d
+ Trò chơi: cô dùng bảng dính hình ảnh các con vật: con ong, con bò, con cò... và các nhãn từ ghi tên các con vật đó. Cô vừa kể chuyện vừa làm thao tác. “ ngày xửa ngày xưa Ong sống một mình trong một khu rừng nhỏ “ cô đán hình con ong lên bảng” Ong rất cô đơn và muốn kết bạn. Ong muốn kết bạn với Thỏ ( cô dán hình con thỏ lên bảng) cứ như thế cô kể những con vật lần lượt mà ong kết bạn, đồng thời dán hình vẽ và ghi tên các con vât và thẻ chữ ghi tên các con vật lên bảng. Cô gợi ý và khuyến khích trẻ kể tiếp chuyện: Một hôm ong nói với thỏ.... cô dừng lại và hỏi trẻ từ: “ Ong bắt đầu bằng chữ cái gì ? Tên của những người bạn Ong có chứa chữ cái o không?
Cô gọi trẻ lên bảng chỉ chữ o trong tên các con vật.
Làm quen chữ cái thông qua các môn học ta lồng ghép các trò chơi bên cạnh đó mỗi giáo viên cần chịu khó sưu tầm, sáng tác các trò chơi và biết cách vận dụng các trò chơi ấy vào giờ học, ở mọi lúc mọi nơi một cách phù hợp, sẽ khuyến khích trẻ ham học hỏi, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo. Trẻ sẽ hứng thú khi đến lớp cũng như hứng thú tham gia các hoạt động.
3.5. Công tác tuyên truyền với phụ huynh.
Trẻ đến trường được cô giáo dạy dỗ với nhiều nội dung làm quen chữ viết thông qua các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các kiến thức, kỹ năng về chữ cái các giáo viên cung cấp cho trẻ cần phải được ôn luyện tại nhà. Vì vậy để giúp trẻ học tốt càn phải có sự tác động giữa giáo viên và phụ huynh. Vậy làm thế nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục, đạt kết quả, phối hợp với phụ huynh thật tốt đó quả là một công việc không đơn giản. Trong công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh tôi đã thực hiện các bước như sau.
- Hằng ngày trong giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm cho trẻ ôn luyện
 - Lên kế hoạch thông báo chương trình dạy trẻ và ghi rõ nội dung vào bảng treo ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi và ôn luyện thêm cho con ở nhà.
- Giới thiệu cho Phụ huynh một số lọai sách vở có tính giáo dục cao giúp trẻ học tốt bộ môn chữ viết
- Trao đổi với phụ huynh về một số nhược điểm của trẻ, về cách phát âm, nhận mặt chữ, cách tô, cách cầm bút, để vở.... để phụ huynh nắm được và cùng cô rèn trẻ
Sau khi sử dụng các biện pháp tuyên truyền với phụ huynh, họ đã hiểu hơn về bản chất, tác dụng của vấn đề dạy trẻ, nắm được phương pháp dạy trẻ. Từ đó trở đi họ luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong các vấn đề nuôi và dạy trẻ.
 ĐỀ TÀI LÀM QUEN CHỮ CÁI E, Ê
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái e, ê trong các từ.
- Trẻ biết được cấu tạo của 2 chữ e, ê
- Trẻ nhận ra các chữ cái e, ê trong các từ và tiếng trọn vẹn thể hiện được chủ đề Gia Đình.
- Trẻ nhận biết các chữ e, ê thông qua các trò chơi.
b. Kỹ năng 
- Trẻ có kỹ năng so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 mặt chữ e, ê
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định , rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
c. Thái độ	
- Trẻ hứng thú học tập, có nề nếp
2. Chuẩn bị:
- Thẻ chữ e, ê. Bảng, con rối em bé, nhãn từ em bé, em bé thông minh, mẹ bế
- 1 quả bóng bàn, 1 hòn bi sắt (hoạc sứ), 1 chậu nước, nhãn từ nhẹ
- Tranh bài thơ “ em yêu nhà em” lên tờ giấy khổ to, cỡ chữ to
- Giấy A4, bút màu, đàn nhạc “ cả nhà đều yêu”
3. Tiến hành:
HĐ
HĐ của cô
HĐ của trẻ
HĐ 1: 
Ổn định tổ chức
HĐ 2:
Làm quen chữ cái e,ê 
HĐ 3: 
So Sánh
HĐ 4: 
Trò chơi
HĐ 5: 
Kết thúc
- Cho trẻ hát và vân động bài “ cả nhà đều yêu”.
- Đàm thoại về nội dung bài hát 
* Làm quen chữ cái e
- Cô giơ con rối lên và giới thiệu. “ chào các bạn tôi tên là Én, mọi người gọi tôi là em bé thông minh”
cô vừa nói vừa gắn nhãn chữ “ em bé thông minh lên bảng” và nói tiếp: “ tôi rất thích làm thí nghiệm. Tôi sẽ làm thí nghiệm với quả bóng bàn và hòn bi cho các bạn xem”
 Cô làm thí nghiệm như sau: thả quả bóng bàn và hòn bi bằng sắt hoặc bằng sứ vào chậu nước. Cô dùng con rối “em bé” đặt câu hỏi cho trê: “ điều gì sẽ sảy ra khi tôi thả hòn bi bằng sắt vào chậu nước?” (hòn bi chìm hay nổi), “ tại sao?”(vì hòn bi nặng hay nhẹ), “điều gì đã xảy ra khi tôi thả quả bóng bàn vào chậu nước?”(quả bóng bàn chìm hay nổi), “tại sao?”
- Cô đóng vai con rối em bé và hỏi tiếp: “ các bạn có muốn biết từ nhẹ viết như thế nào không?”
- Cô viết từ nhẹ lên bảng và cho trẻ quan sát cách cô viết 
- Cô dùng thẻ chữ cái rời ghép thành chữ nhẹ. Cho trẻ đếm chữ nhẹ có bao nhiêu tiếng
- Gọi trẻ lên lấy chữ e và nhận xét vị trí chữ e trong từ.
- Cô hướng dẫn trẻ phát âm e. Cô đổi thẻ chữ nhỏ bằng thẻ chữ to hơn cho trẻ dễ quan sát 
- Phân tích nét chữ : cô vừa nói vừa chỉ vào nét chữ.
- Giới thiệu chư E in hoa và chữ e viết thường cho trẻ.
* Làm quen chữ ê	
- Các bạn biết không ngày nhỏ tôi rất thích được mẹ bế. các bạn có biết từ mẹ bế được viết như thế nào không?
- Cô viết từ “mẹ bế” lên bảng cho trẻ quan sát cô viết.
- Cô dùng thẻ chữ cái rời ghép thành “mẹ bế” cho trẻ đếm xem có bao nhiêu tiếng
- Gọi trẻ lên lấy thẻ chữ ê trong từ và nhận xét vị trí của chữ ê.
- Cô hướng dẫn trẻ phát âm chữ ê. Cô đổi thẻ chữ nhỏ bằng thẻ chữ to 
- Cô phân tích nét chữ
- Giới thiệu chư Ê in hoa và chữ ê viết thường.
- So sánh các chữ cái e,ê
+Giống nhau: đều có một nét ngang ngắn liền mạch với 1 nét cong.
+ Khác nhau: chữ ê có dấu ô, còn chữ e không có dấu ô
* Trò chơi 1: Thi đọc chữ nhanh 
- Bật nhạc cho trẻ lấy rổ thẻ chữ về chỗ ngồi. 
Lần 1: nói tên chữ cái trẻ tìm và giơ lên 
Lần 2: cô nêu đặc điểm trẻ tìm và giơ chữ cái đó
* Trò chơi 2: Cô treo tờ giấy có tên và nội dung bài thơ “em yêu nhà em” lên bảng và đọc cùng trẻ.
- Cho trẻ tìm và gạch chân chữ cái e,ê
đội nào gạch đúng và được nhiều thì đội đó thắng.sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả.
* Trò chơi 3:
- Cho trẻ về bàn vẽ hình các em bé có tên khác nhau.
cô khuyến khích trẻ đặt tên cho em bé của mình.( én, sen, hè, yến...) 
- Trẻ hát và vận động “ cả nhà đều yêu” chuyển hoạt động
- trẻ hát và vận động
 - trẻ đàm thoại 
- trẻ chú ý
 - trẻ chú ý
 - trẻ trả lời
 - trẻ chú ý
 - trẻ chú ý
- trẻ thực hiện
- trẻ phát âm
- trẻ chú ý
- trẻ chú ý
- trẻ chú ý
- trẻ chú ý
- trẻ chú ý
- trẻ thực hiện
- trẻ phát âm
- trẻ chú ý
- trẻ chú ý
- trẻ so sánh
- trẻ đi lấy rỗ về vị trí ngồi chơi trò chơi
- trẻ đọc thơ cùng cô
- trẻ chơi trò chơi
- trẻ về bàn vẽ
 - trẻ hát và vận động
IV.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TRẠNG:
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng vào việc giảng dạy cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi thấy kết quả đạt được có hiệu quả rõ rệt. cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Các chỉ tiêu đánh giá
Số trẻ
Tôt, khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Kĩ năng nghe
22
18
81,8
4
18,2
0
0
Kĩ năng nói
22
16
72,7
6
27,3
0
0
Kĩ năng đọc
22
15
68,2
6
27.3
1
4,6
Kĩ năng viết
22
15
68,2
7
31,8
0
0
 Bảng 2: Kết quả khảo sát kỹ năng nghe – nói – đọc – viết của trẻ
Qua kết quả theo dõi ta thấy kết quả khảo sát lần 2 tốt hơn lần 1 rất nhiều. Số trẻ tốt tăng lên tới 18 trẻ ở kĩ năng nghe, chiếm 81.8% tổng số trẻ của lớp, số trẻ yếu về kĩ năng này đã không còn. Ở kĩ năng nói, số trẻ đạt tốt, khá tăng lên 16 trẻ, tương ứng là 72.7%, trong khi đó, số trẻ đạt trung bình và yếu về kĩ năng này chỉ có 6 trẻ, chiếm 27.3% số trẻ của lớp. Như vậy, số trẻ đạt tốt, khá trong các kĩ năng tăng lên rõ rệt, ngược lại, số trẻ đạt trung bình và yếu giảm đi rất nhiều. Kỹ năng nghe – nói – đọc – viết của trẻ ngày càng tiến bộ. Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, không còn nói ngọng, nói lắp nữa, biết cách giở sách, tô đúng quy trình và không chườm ra ngoài dấu chấm mờ. Đó là những thành tựu đáng kể đóng ghóp vào thành công chung của nhà trường.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. KẾT LUẬN CHUNG
Trong chương trình chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo vào học phổ thông, môn học cho trẻ làm quen với chữ cái là loại bài học có vai trò quan trọng giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực và thái độ cần thiết chuẩn bị cho việc dạy tiếng Việt ở lớp một. Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái phải dựa trên cơ sở sử dụng các yếu tố vui chơi, các nhiệm vụ sáng tạo cũng như hoạt động học tập của trẻ. Tất cả các bài học làm quen chữ cái đều có nhiệm vụ hết sức quan trọng: Giúp trẻ nhận biết các chữ cái, ghi nhớ âm và các chữ cái ghi âm, tập phát âm chính xác; Giúp trẻ sơ bộ nắm được cách ngồi học, cách cầm bút, cách tô từng con chữ; Giúp trẻ phát triển vốn từ.
Sau khi khảo sát tôi thấy, những cháu giỏi về mặt này nhưng lại yếu về mặt khác. Dựa vào đặc điểm tình hình lớp và đặc điểm tâm lý nhận thức của lứa tuổi tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo làm quen chữ cái theo hướng tích hợp. Đó là: Tạo môi trường học chữ viết phong phú; Dạy trẻ làm quen với chữ viết mọi lúc mọi nơi; Chú ý đến giáo dục cá nhân; Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua các trò chơi; Tuyên truyền với phụ huynh để tận dụng sự giúp đỡ của phụ huynh trong quá trình thực hiện đề tài. 
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ kết quả của 2 lần khảo sát tôi rut ra một số kinh nghiệm sau:
- Muốn có giờ dạy tốt, trẻ tiếp thu bài tốt, nhớ lâu. Thì vấn đề đầu tiên là phải có lòng nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ và quan trọng hơn nữa đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, BGH, đồng ngiệp và sụ ủng hộ của phụ huynh.
- Bản thân cần thường xuyên học hỏi, tìm tòi, nâng cao trình độ chuyên môn qua các chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, sách báo, công nghệ thông tin, đồng nghiêp....
- Cần chú ý đến việc giáo dục cá nhân cho trẻ, cần trang trí tạo môi trường học cho trẻ và đặc biệt là áp dụng phương pháp tích hợp, lồng ghép trò chơi vào việc dạy chữ cái cho trẻ. Trẻ cần được học mọi lúc, mọi nơi.
- Cần phải chuẩn bị nội dung bài dạy thật chu đáo, cần năng động sáng tạo, chịu khó tìm tòi những kiến thức mới phù hợp và những trò chơi hay, mới lạ. để lồng ghép tích hợp vào bài dạy như vậy trẻ tiếp thu và nhớ bài rất tốt.
- Cần tạo các tình huống thu hút và giúp trẻ tích cực hoạt động, yêu thích, hứng thú trong giờ làm quen chữ cái.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
- Đề nghị Ban giám hiệu bổ sung một số tài liệu mới vào những ngày đầu năm học để giáo viên có thể có thể nghiên cứu, học hỏi và vân dụng những cái hay, cái mới vào giảng dạy trong năm học.
- Tạo điều kiện để giáo viên được đi tham quan các trường chuẩn để học hỏi kinh nghiệm để trang trí môi trường trong và ngoài lớp, làm đồ dùng đồ chơi... phục vụ cho việc dạy trẻ .
Trên đây là một số ý kiến và kinh nghiệm của bản thân rút ra trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của cấp trên để bộ môn làm quen chữ viết đạt kết quả tốt hơn trong những năm học tới.
 Yên Lâm, tháng 3 năm 2014
Xác nhận của Thủ trưởng Trường MN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của .................................................................. mình viết không sao chép nội dung ................................................................. của người khác.
.................................................................
.................................................................. 
 Đỗ Thị Thu

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan