Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục toàn diện cho trẻ 5 tuổi qua tấm gương bộ đội cụ Hồ

Bộ đội Cụ Hồ - Đó là tiếng gọi thân thiết và trìu mến. Tiếng gọi mà nhân dân trao tặng với tất cả tình cảm yêu thương quý mến về những người chiến sĩ của dân, do dân và vì dân. Bộ đội cầm súng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, tiếp nối truyền thống dựng và giữ nước ngàn đời của ông cha. Bộ đội sống và làm việc trong môi trường đặc biệt. Môi trường tuy nghiêm khắc nhưng tôi luyện nên những con người có chí sắt, gan vàng, kỷ luật nghiêm minh, tác phong đĩnh đạc, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thương và hy sinh. Bộ đội là những người có tính kỷ luật nghiêm túc trong cuộc sống, nếp sống của họ ngăn nắp, gọn gàng, đúng giờ. Nghiêm túc nhưng không khô cứng, đó là cuộc sống của bộ đội.

Ngày nay, khi đất nước đang trong công cuộc xây dựng và phát triển, bộ đội Cụ Hồ là lực lượng lòng cốt, là nguồn nhân lực bền vững để xây dựng và kiến thiết nước nhà. Các anh có mặt trên khắp những nơi gian khổ hiểm nguy: đấu tranh với các thế lực thù địch, với thiên tai, với tội phạm.giúp nhân dân những nơi khó khăn, thiếu thốn. Suốt 70 năm qua, hình ảnh bộ đội Cụ Hồ vẫn là hình ảnh gần gũi, thân thương, sống động trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bộ đội Cụ hồ luôn là niềm tin, là ý chí của dân tộc ta bởi các anh có những phẩm chất cao đẹp nhất.

Là một công dân Việt Nam tôi luôn quý trọng và biết ơn các anh, các anh là tấm gương sáng ngời để chúng tôi soi mình. Là một nhà giáo tôi ý thức được trách nhiệm trong sự nghiệp trồng người. Đặc biệt là trẻ mầm non, các em như tờ giấy trắng cần được chúng ta chăm sóc, giáo dục để phát triển toàn diện. Giáo dục các em sống và học tập theo gương bộ đội Cụ Hồ. Trẻ được phát triển cả về thể chất và tinh thần, đó cũng là nền móng giáo dục trẻ lòng yêu nước, ý thức chủ quyền dân tộc.

 

doc34 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 7236 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục toàn diện cho trẻ 5 tuổi qua tấm gương bộ đội cụ Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biết tự chăm sóc mình,...chỉ sau 1 tháng, thậm chí một tuần sống và rèn luyện như các anh bộ đội các em trưởng thành hơn trước rất nhiều. Trẻ 5 tuổi chưa tham gia trại hè được, nhưng chúng tôi có cả năm học để rèn luyện các con. Chính vì vậy tôi nhấn mạnh vào nội dung tự phục vụ cho trẻ hàng ngày, tôi cho trẻ trải nghiệm những ngày đỏ tập luyện như bộ đội Cụ Hồ...dần dần tạo cho trẻ kỹ năng sống độc lập.
Trẻ biết tự gấp quần áo
 2.7. Trẻ có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
	Ngày nay, trong các trường học thường xảy ra bạo lực học đường. Một nhóm bạn có thể xông vào đánh một bạn...và rất nhiều em chứng kiến cảnh đó cũng đứng ngoài cuộc không can thiệp. Phải chăng thế hệ trẻ bây giờ không có lòng nhân hậu, không có những con người hiệp nghĩa? Thực tế đó chỉ là một bộ phận nhỏ, là con sâu bỏ dầu nồi canh. Tiếp nối truyền thống của cha ông ta "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", hay "Lá lành đùm lá rách"... biết bao tấm gương nhân hậu, hiệp nghĩa giúp người khác khi gặp khó khăn. Đặc biệt là những tấm gương anh bộ đội Cụ Hồ. Trong chiến tranh bộ đội Cụ Hồ sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ dân, trong hòa bình thì giúp đỡ dân xóa đói giảm nghèo, dạy cái chữ cho đồng bào dân tộc...hay bác cựu chiến binh 30 năm đạp xe đi tìm hàng nghìn mộ liệt sĩ. Biết bao câu chuyện, biết bao tấm gương bộ đội Cụ Hồ để chúng ta giáo dục trẻ noi theo. Với trẻ 5 tuổi tôi chỉ hướng tới mục tiêu trẻ yêu thầy cô, bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn...đều là những hành động cụ thể nhưng lại là nền tảng cho nhân cách trẻ khi trưởng thành.
Bộ đội dạy chữ cho đồng bào dân tộc.
 2.8. Trẻ có lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước.
	Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, anh bộ đội Cụ Hồ mang tình yêu quê hương đất nước ra chiến trường. Vì "Tổ quốc giang sơn hùng vĩ", vì "Những em thơ yên giấc ngủ yên". Các anh vượt qua bao khó khăn gian khổ và hy sinh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, làm nên chiến thắng Mậu Thân... và đặc biệt là đại thắng chiến dịch Hồ Chí Minh, Nam-Bắc một nhà ca khúc khải hoàn. Để mang lại hòa bình cho dân tộc, biết bao tấm gương anh dũng hy sinh. Nào Chú bé liên lạc Kim Đồng, nào Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo... Ngày nay, những người lính Cụ Hồ là nòng cốt trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngoài biên cương, hải đảo các anh những người lính Cụ Hồ vẫn ngày đêm kiên cường, kiên trì với "cái đầu lạnh và trái tim nóng" khi đấu tranh với quân Trung Quốc trên biển Đông. Đau lòng biết bao khi vẫn còn những tấm gương hy sinh giữa thời bình của các anh bộ đội hải quân, biên phòng, hay trong khi tập luyện của các chiến sĩ phòng không không quân...Các anh, những người lính Cụ Hồ có mặt khắp những nơi gian khổ, hiểm nguy. Ấm lòng khi thấy các anh trên trận tuyến đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với tội phạm.... Mỗi người dân Việt nam luôn quý trọng và biết ơn các anh, bộ đội Cụ Hồ. Qua những tấm gương bộ đội Cụ Hồ, tôi giáo dục học sinh biết trân trọng cuộc sống hôm nay, tự hào truyền thống dân tộc, kính trọng và biết ơn các anh, từ đó hình thành lòng yêu quê hương đất nước.
Bộ đội hải quân canh giữ biển đảo.
Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng chủ đề, hoạt động cụ thể.
Mỗi chủ đề có thể tích hợp rất nhiều nội dung, tuy nhiên không quá ôm đồm tôi lựa chọn đi sâu vào 1 nội dung trong mỗi chủ đề để khắc sâu kiến thức cho trẻ. Trẻ vận dụng bài học vào thực tế hàng ngày dần hình thành kỹ năng tốt cho mình.
STT
Chủ đề
Nội dung tích hợp
Hoạt động
1
Trường mầm non, trường tiểu học.
- Trẻ có nề nếp, ý thức kỷ luật.
- Xây dựng nội quy của lớp học: 
+ Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi.
+ Không la hét to.
+ Không tranh giành đồ chơi.
+ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn lắp.
+ Sử dụng tiết kiệm điện, nước.
+ Chăm sóc cây xanh, không hái lá bẻ cành.
+ Không vẽ bậy lên tường.
+ Lao động tự phục vụ: trực nhật, rửa tay, rửa mặt, xếp giầy dép, để đồ dùng đúng nơi quy định, gấp chăn chiếu, xếp gối
Và thực hiện nội quy nghiêm túc, có khen thưởng, phạt trẻ không thực hiện (Hình thức nhẹ nhàng, có thể là nhắc nhở, nêu gương..)
- Rèn trẻ nếp ngồi học, giơ tay phát biểu, nếp xếp hàng, nếp chào hỏi...
- Trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt, không chen lấn xô đẩy.
- Rèn trẻ nếp đi học đều, đúng giờ.
- Không ăn quà vặt trong lớp.
- Tập đội hình đội ngũ.
- Cho trẻ xem tranh ảnh, video, trò chuyện về nếp sống của bộ đội.
- Rèn thói quen thực hiện nhiệm vụ khi được giao.
- Trò chơi "Một ngày quân ngũ", cô và trẻ đóng vai làm bộ đội: Chào, tập thể dục, tham gia trò chơi vận động, ăn, ngủ,...
- Hướng dẫn trẻ sử dụng tiết kiệm nước sạch trong sinh hoạt: Rửa tay, rửa mặt xong nhớ khóa vòi nước
- Xem hình ảnh thiếu nước ngọt của bộ đội trên các đảo.
- Trò chơi: Lựa chọn hình ảnh đúng, sai.
2
Bé và gia đình thân yêu
- Trẻ có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn như bộ đội Cụ Hồ.
- Tìm hiểu bữa ăn, tác phong của bộ đội
- Rèn trẻ ăn hết xuất, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Dạy trẻ giữ sức khỏe, ăn mặc gọn gàng, phù hợp thời tiết.
- Tập các bài tập thể dục buổi sáng chú ý các động tác phải chuẩn.
- Dạy trẻ kỹ năng đội hình đội ngũ, tập đi diễu hành như các chú bộ đội.
- Dạy trẻ các vận động cơ bản, lồng ghép nội dung thi đua như: chương trình chúng tôi là chiến sĩ, tập làm chú bộ đội...
- Tổ chức các trò chơi vận động mô phỏng theo các chú bộ đội luyện tập trên thao trường như: Học làm trinh sát vượt qua các chướng ngại vật, Chúng tôi là chiên sĩ, Tập làm bộ đội, Chú bộ đội hành quân...
- Xem hình ảnh các anh bộ đội luyện tập, tham gia huấn luyện...
- Giao lưu, tiếp xúc với bộ đội, cựu chiến binh, tổ chức một số hoạt động cho trẻ tham gia cùng các bác, các anh.
3
Nghề nghiệp,
Giao thông
- Trẻ có tinh thần đoàn kết như bộ đội Cụ Hồ
- Khám phá xã hội: Tìm hiểu chú bộ đội (Trang phục, công việc, nơi sống và làm việc...).
- Phương tiện giao thông hiện đại phục vụ cho bộ đội vận chuyển và chiến đấu: máy bay, xe tăng, ô tô,tàu thủy, cầu phao.... 
- Nghe bài hát Năm anh em trên một chiếc xe tăng, giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết của bộ đội Tăng thiết giáp.
- Thăm quan doanh trại bộ đội, bảo tàng quân đội...
- Đọc thơ, hát các bài hát, trò chuyện về chú bộ đội.
- Nghe các bác cựu chiến binh kể chuyện về những năm tháng gian khổ đoàn kết chiến đấu.
- Xem video, hình ảnh về các chú bộ đội.
- Vẽ tranh về chú bộ đội, phương tiện chiến đấu...
- Tổ chức các trò chơi yêu cầu phải hoạt động theo nhóm, phát huy tinh thần đoàn kết cho trẻ như: Tiếp bước cha anh, người lính xe tăng, kéo pháo, tình đồng đội, Chiến dịch Điện Biên Phủ... 
4
Thế giới thực vật
- Trẻ mạnh dạn giao tiếp
- Rèn trẻ nói to, rõ lời, nói lên suy nghĩ, mong muốn của mình với cô và các bạn.
- Rèn trẻ không nói ngọng dấu "~"
- Kể chuyện về bộ đội Cụ Hồ.
- Xem hình ảnh, trò chuyện về các loài cây: phong ba, dừa, phi lao
- Quan sát, trò chuyện về cách ngụy trang bằng lá cây của những người lính Trường Sơn.
- Trò chơi Lá ngụy trang, Lính thông tin
- Quan sát, trò chuyện về bữa ăn của người lính, các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Trò chơi Anh nuôi vui tính.
- Xem hình ảnh trồng rau xanh của các chú bộ đội trên đảo Trường Sa.
- Trò chơi Kể tên những thực vật có từ biển...
5
Tết và mùa xuân
- Trẻ có tính trung thực, can đảm nhận lỗi khi mắc lỗi.
- Trò chuyện về những người lính ăn tết xa nhà, tính trung thực cần có của mỗi người lính bộ đội Cụ Hồ. Không trung thực sẽ ảnh hưởng xấu như thế nào?
- Kể chuyện về tính trung thực và lòng can đảm của bộ đội Cụ Hồ. 
- Khuyến khích trẻ kể về bộ đội, cô cho trẻ xem hình ảnh ngày lên đường nhập ngũ đầu năm của các anh lính trẻ.
- Trò chuyện về mùa xuân của các chú bộ đội sống trên đảo Trường Sa.
- Xem các hình ảnh, băng hình
- Thời tiết mùa xuân trên đảo Trường Sa, các loài thực vật nơi đây.
- Động viên, khuyến khích trẻ trung thực, can đảm nhận lỗi khi mắc lỗi ở mọi lúc mọi nơi.
- Đặt ra các tình huống cho trẻ giải quyết.
6
Thế gới động vật
- Trẻ có kỹ năng sống độc lập.
- Cho trẻ xem một ngày của bộ đội. 
- Tổ chức ngày đỏ: Tập làm chú bộ đội. Trẻ tự mặc trang phục đến trường, tự làm vệ sinh cá nhân, tự phục vụ cá nhân, làm bài tập cá nhân...
- Xem phim về động vật sống dưới biển.
- Vẽ các loài động vật biển.
- Trò chơi tập làm anh nuôi: Nấu các món ăn từ động vật biển.
- Cho trẻ quan sát bộ đội tăng gia sản xuất.
- Trò chơi Người chăn nuôi giỏi.
- Câu chuyện người anh hùng Hồ Giáo.
7
Nước, mùa hè và các hiện tượng tự nhiên
- Trẻ có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
- Khám phá khoa học: Khi thiên nhiên nổi giận, Bộ đội hải quân...
- Cho trẻ xem hình ảnh bộ đội giúp dân khắc phục khó khăn khi bão lũ, hạn hán...
- Xem hình ảnh thiếu nước ngọt trên các đảo, bộ đội tiết kiệm nước chống hạn cùng dân.
- Trò chơi : Làm chú hải quân
- Kể chuyện những tấm gương bộ đội Cụ Hồ nhân hậu, giúp đỡ nhân dân chống lại đói nghèo, chống lại giặc dốt, chống lại thiên tai... Qua đó giáo dục các em có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, những người xung quanh.
- Xem hình ảnh về ảnh hưởng của bão, gió mạnh, sóng thần gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người.
- Trò chuyện về cuộc sống trên biển của bộ đội hải quân, bộ đội biên phòng, các chú giúp đỡ ngư dân trên biển.
- Vẽ chú bộ đội hải quân 
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao về bộ đội hải quân.
8
Quê hương, đất nước, Bác Hồ
- Trẻ có lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước.
- Khám phá khoa học: Thủ đô Hà Nội, Quần đảo Trường Sa, Du lịch biển Việt Nam...
- Trò chuyện về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tham quan bảo tàng quân sự.
- Kể những câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ anh dũng như: anh Kim Đồng, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Hồ Giáo,...
- Xem phim, hình ảnh về bộ đội Việt Nam trong kháng chiến cứu nước, trong công cuộc bảo vệ hòa bình.
- Tô màu, làm sách tranh quân đội nhân dân Việt Nam.
- Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về bộ đội, biển đảo quê hương.
- Trò chơi: Chúng tôi là chiến sĩ.
 4. Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày:
 4.1. Đón trẻ- trả trẻ, chơi tự chọn:
- Giáo viên quan sát và nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn, gọn gàng. Sáng vào lớp giáo viên cho trẻ tự để cặp, dép vào kệ gọn gàng.
- Sau khi ăn sáng, uống sữa xong bỏ rác đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ đến lớp chào cô, chào bố mẹ.
- Chú ý nhắc trẻ không nói tục chửi bậy, chơi hòa thuận với nhóm bạn.
- Mở các bài hát về chú bộ đội (chủ đề nghề nghiệp)
- Căn cứ vào điều kiện, nội dung của từng hoạt động cụ thể mà giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp để tích hợp. 
VD: Ở chủ đề Nghề nghiệp cô bổ xung tranh ảnh, búp bê bộ đội tự làm, trang phục của bộ đội lục quân, bộ đội hải quân, máy bay, tàu thủy, truyện tranh,.... vào góc khám phá cho trẻ chơi và tự khám phá, tìm hiểu, thảo luận.
 4.2. Trò chuyện sáng
- Cô và trẻ toạ đàm về chủ đề, lồng ghép nội dung giáo dục theo tấm gương bộ đội Cụ Hồ theo chủ đề một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
VD: + Ở chủ điểm Quê hương đất nước Bác Hồ lồng ghép nội dung giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước, giáo viên có thể trò chuyện về các bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Kim Đồng....
	+ Ở chủ điểm Nghề nghiệp lồng ghép nội dung Trẻ có tinh thần đoàn kết như bộ đội Cụ Hồ có thể trò chuyện về cách 4 bộ đội phối hợp với nhau để điều khiển chiếc xe tăng chiến đấu như thế nào...
 4.3. Hoạt động học: 
- Tìm hiểu về bộ đội, bộ đội hải quân,...
- Khi ngồi học trẻ có nề nếp, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài.
- Khi sử dụng đồ dụng cần nhẹ nhàng, lấy cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ.
- Lồng ghép nội dung giáo dục trẻ qua tấm gương bộ đội Cụ Hồ phù hợp nội dung hoạt động, phù hợp nội dung đã chia theo chủ đề.
VD: + Trong chủ điểm Nghề nghiệp có bài khán phá xã hội: Tìm hiểu bộ đội.
Cho trẻ xem video, hình ảnh bộ đội lục quân, hải quân, không quân,...trang phục, công việc của các chiến sĩ...
+ Trong chủ điểm Nước mùa hè và các hiện tượng tự nhiên có hoạt động Khám phá khoa học: Khi thiên nhiên nổi giận. 
Cho trẻ quan sát, nhận xét các hình ảnh, video thiên nhiên tàn phá môi trường, ảnh hưởng đến con người,...hình ảnh các anh bộ đội giúp dân cứu hộ cứu nạn, không quản ngại bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. Qua đó gíao dục trẻ lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
+ Trong chủ điểm Giao thông có hoạt động Xé dán thuyền trên biển, giáo viên dạy trẻ có tinh thần đoàn kết qua tấm gương bộ đội hải quân đấu tranh với tàu chiến Trung Quốc.
Hoạt động Xé dán thuyền trên biển.
+ Trong mọi chủ điểm khi dạy trẻ hoạt động phát triển thể chất đều có thể lồng ghép nội dung giáo dục trẻ có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn. 
Chương trình Chúng tôi là chiến sĩ trong HĐ PTVĐ
 4.4. Hoạt động ở các góc:
- Nhắc nhở trẻ chơi và giao tiếp với nhau nhưng không ồn ào; không vứt , ném đồ chơi, không tranh giành đồ chơi.
- Quan sát và nhắc nhở trẻ chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. 
- Dạy trẻ cách tổ chức các hoạt động trong nhóm nhỏ: Biết phân công, phối hợp, chia sẻ, nhường nhịn nhau, đoàn kết với nhau hoàn thành nhiệm vụ như tấm gương bộ đội Cụ Hồ.
VD: Ở góc sách: Chú ý dạy trẻ cách cầm sách xem không làm hỏng sách (không cuộn sách khi xem, không gạch, tẩy xoá trong sách, giở sách nhẹ nhàng từng trang một, đọc xong cất đúng nơi quy định.
 	Ở góc phân vai: cho trẻ đóng vai làm chú bộ đội, đóng vai làm anh nuôi...
Trẻ đóng làm chú bộ đội 
 4.5. Giờ ăn cơm:
 	 - Biết giúp cô chuẩn bị bữa ăn, giáo dục trẻ biết ăn hết suất và khi ăn không vơi rãi là một hành vi văn minh, văn hóa ăn như anh bộ đội.
VD: Chuẩn bị ghế, trang trí bàn ăn (mang bình hoa, dĩa khăn). Ăn xong dọn dẹp ghế, bình hoa, dĩa khăn giúp cô.
- Nhắc nhở trẻ tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, thức ăn thừa gom vào 1 chỗ để nhà bếp nuôi lợn, hoặc để ủ làm phân bón cho cây...
- Ăn xong biết xếp bát thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng.
- Ăn xong trẻ đánh răng, uống nước: nhắc trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng. Lấy nước uống vừa đủ.
Giờ ăn cơm.
 4.6. Hoạt động ngoài trời:
- Dạy trẻ có thái độ nhiệt tình, hăng say trong lao động, chăm sóc, tưới nước cho cây xanh, cây hoa cho trường lớp thêm đẹp.
- Có thể đầu tuần cho bé hướng mắt vào lá cờ tổ quốc, chào như bộ đội, hát quốc ca, việc chào cờ như vậy cũng được coi là một bài học, từng bước hình thành cho trẻ lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Trong giờ chào cờ cô có thể kết hợp kể một câu chuyện phù hợp nội dung tích hợp vào chủ đề để kể cho trẻ nghe, giáo dục trẻ noi theo tấm gương bộ đội Cụ Hồ. 
 4.7. Hoạt động nêu gương:
- Dạy trẻ luôn trung thực trong lời nói và việc làm, cho trẻ nhận xét mình và các bạn ngoan chưa, vì sao chưa ngoan. Cô quan sát lời nói, hành vi, cử chỉ của trẻ xem những lời trẻ nói có đúng không, nếu đúng cô cho cả lớp tuyên dương vì trẻ đó đã nhận ra khuyết điểm của mình rất đáng được khen thưởng. Còn nếu trẻ phạm lỗi, bị cô nhắc nhở mà vẫn không tự giác nhận lỗi đợi cô và các bạn nhắc thì trẻ đó chưa ngoan, cô có thể phạt không cho cắm cờ bé ngoan, cuối tuần không được phiếu bé ngoan. Tuy nhiên cô cũng phải tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội để nhận lỗi.
 5. Giáo dục toàn diện trẻ 5 tuổi tấm gương bộ đội Cụ Hồ thông qua ngày hội, ngày lễ:
- Trong những ngày hội ngày lễ chúng tôi thường cho trẻ đóng kịch, hát múa phù hợp ngày lễ, tôi khuyến khích trẻ có thể hát các bài hát về bộ đội.
Trẻ hát múa bài Làm chú bộ đội
- Chào mừng ngày 22/12 chúng tôi tổ chức trang trí lớp, biểu diễn văn nghệ chào mừng, tổ chức ngày đỏ, thi vẽ tranh về biển đảo...
Cô và trẻ làm bích báo chào mừng 22/12.
- Trong Ngày hội cntt, trường MN Liên Hà chúng tôi đã mang tới gian hàng với chủ đề “Hướng về biển đảo” với rất nhiều sản phẩm của cô và trò về biển, hải đảo. Đó là một hoạt động thiết thực để giáo dục trẻ noi gương bộ đội Cụ Hồ.
Gian trưng bày CNTT trường MN Liên Hà
6. Tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng noi gương bộ đội Cụ Hồ:
Bộ đội Cụ Hồ, biểu tượng cao đẹp, tập trung những phẩm chất tốt đẹp nhất của cán bộ chiến sĩ quân đội. Giá trị cao đẹp ấy đã, đang và sẽ mãi trường tồn với non sông đất nước ta. Là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam chúng ta noi theo bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, giai cấp khác nhau.
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ học bằng phương pháp soi gương nên người lớn luôn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Giáo dục trẻ noi gương bộ đội Cụ Hồ nhưng về gia đình, thói quen sinh hoạt, lối ứng xử của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Tôi thiết nghĩ tuyên truyền cho các bậc phụ huynh sống và noi gương bộ đội Cụ Hồ cũng là nhiệm vụ quan trọng để giáo dục toàn diện cho trẻ qua tấm gương bộ đội Cụ Hồ đạt kết quả cao.
Sưu tầm tranh ảnh, bài báo, sách truyện về tấm gương bộ đội Cụ Hồ thường xuyên bổ xung làm mới góc tuyên truyền và góc sách truyện.
Giao lưu giáo viên, học sinh, phụ huynh và bộ đội. Nói chuyện truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ.
Bộ đội cùng cô giáo, phụ huynh gói bánh chưng
III. Kết quả thực hiện:
Qua một năm học nghiên cứu và thực hiện đề tài Một số kinh nghiệm giáo dục toàn diện trẻ 5 tuổi qua tấm gương bộ đội Cụ Hồ ở lớp tôi thu được kết quả sau:
STT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Thời gian
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Trẻ có sức khỏe tốt.
Đầu năm
29
90,5
3
9,5
Cuối năm
32
100
0
0
2
Trẻ có tác phong nhanh nhẹn.
Đầu năm
27
84
5
16
Cuối năm
32
100
0
0
3
Trẻ có nề nếp, ý thức kỷ luật.
Đầu năm
25
78
7
22
Cuối năm
31
97
1
3
4
Trẻ có tinh thần đoàn kết. 
Đầu năm
28
87
4
13
Cuối năm
32
100
0
0
5
Trẻ mạnh dạn giao tiếp.
Đầu năm
26
81
6
19
Cuối năm
31
97
1
3
6
Trẻ có tính trung thực, can đảm nhận lỗi khi mắc lỗi.
Đầu năm
27
84
5
16
Cuối năm
30
94
2
6
7
Trẻ có kỹ năng sống độc lập.
Đầu năm
25
78
7
22
Cuối năm
30
94
2
6
8
Trẻ có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
Đầu năm
28
87
4
13
Cuối năm
32
100
0
0
9
Trẻ tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước.
Đầu năm
29
90,5
3
9,5
Cuối năm
32
100
0
0
Như vậy , qua bảng đối chứng cho thấy kết quả của học sinh cuối năm so với đầu năm chuyển biến rõ rệt.
Về phía trẻ: Khích lệ được trí tưởng tượng, sự tò mò của trẻ, trẻ có hứng thú học, tiếp thu kiến thức nhanh. Trẻ rất tích cực tham gia các hoạt động. Trẻ có ý thức kỷ luật, nề nếp tốt, có tâm thế chuẩn bị bước vào lớp 1. Trẻ yêu mến chú bộ đội, nhiều trẻ ước mơ lớn lên làm chú bộ đội.
 IV. Kết luận và kiến nghị:
Qua thời gian thực hiện, tôi nhân thấy việc giáo dục toàn diện cho trẻ 5 tuổi qua tấm gương bộ đội Cụ Hồ không khó nếu chúng ta biết đề ra những biện pháp khả thi. Giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp để tích hợp, lồng ghép giáo dục trẻ, không nên quá ôm đồm. Việc dạy trẻ phải thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, bản thân luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
* Kiến nghị: 
- Bộ đội Cụ Hồ với những phẩm chất cao đẹp, đã trường tồn suốt 70 năm và sẽ mãi trường tồn với non sông đất nước ta. Bộ đội Cụ Hồ mãi là tấm gương sáng mà mọi thế hệ người Việt nam noi theo. Trong chiến tranh, hay trong thời đại xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay vẫn có những anh bộ đội xứng danh bộ đội Cụ Hồ. Bộ đội Cụ Hồ cũng là những con người hết sức đời thường, gần gũi với mỗi chúng ta, luôn mang tính thời đại. Tôi nghĩ giáo dục toàn diện cho trẻ 5 tuổi qua tấm gương bộ đội Cụ Hồ là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng . Tôi tin rằng chúng ta sẽ có một thế hệ trẻ khỏe mạnh, năng động, sáng tạo và giàu lòng yêu nước. Tôi mong kinh nghiệm giáo dục của tôi sẽ được bạn bè, đồng nghiệp chia sẻ, đóng góp hoàn thiện hơn để có thể tạo thành một chuyên đề mới trong giáo dục mầm non.
* Trên dây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Bên cạnh những việc làm được còn một số việc chưa làm được. Kính đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và Ban giám hiệu Trường mầm non Liên Hà giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn Tấm gương bo doi Cụ Hồ 2015- Copy.doc
Sáng Kiến Liên Quan