Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân

Hiện nay, trên khắp địa bàn của tỉnh đều có trường học ở các cấp khác nhau như: Trường mầm non, trường trung học và trường tiểu học. Trong xây dựng và phát triển các trường học đã được đầu tư cơ sở vật chất mới hoặc được cải tạo lại với quy mô, các trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các trường học được chia thành nhiều khu riêng biệt như: khu vui trơi giải trí, khu học tập (phòng học); khu phục vụ sinh hoạt (phòng ngủ, phòng ăn, phòng vệ sinh ), khu vực chế biến thức ăn (bếp nấu, kho chăn màn, ), khu vực để xe. Trường MN là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ, một khối lượng lớn cơ sở vật chất để thực hiện và phục vụ quá trình CSGD trẻ. Trong trường chủ yếu là các chất dễ cháy như: chăn, màn, giường chiếu, quần áo, bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng dạy học. Trong từng bộ phận của nhà trường mà có những chất dễ bắt cháy như xăng trong khu vực ga ra xe, khí gas trong khu vực bếp ăn.

 Vì vậy nhà trường mong muốn các bậc phụ huynh không hút thuốc lá trong khu vực trường, không tự ý sử dụng điện khi chưa có sự đồng ý của giáo viên. Khi PH phát hiện dấu hiệu của cháy ở bất kỳ khu vực nào trong trường cần hô hoán, báo động để sử lý tại chỗ kip thời. không cho con em mình nghịch diêm hoặc đem diêm, bật lửa đến trường.

 - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

 + Ưu điểm: Giải pháp cũ tôi đã cung cấp cho trẻ biết đựơc một số nguyên nhân gây ra hoả hoạn ở trong trường, cách phòng chống khi có hoả hoạn xảy ra và đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh về tình hình cơ sở vạt chất của nhả trường có liên quan đến cháy. Từ đó hướng cho PH cùng với nhà trường tham gia phòng chống khi có hoả hoạn xảy ra.

+ Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

 . Giải pháp cũ tôi đưa ra một số nguyên nhân xảy ra cháy chỉ trong phạm vi của trường, còn xa vời, khó hiểu với trẻ và chỉ dừng lại ở nguyên nhân, phòng cháy thôi chưa nêu tác hại và dạy trẻ các kỹ năng thoát nạn khi có hoả hoạn, không tích hợp vào các hoạt động của trẻ mà thông thường qua trò chuyện khi đón trẻ, trả trẻ.

 . Nội dung tuyên truyền còn đang tập trung vào nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn, chưa phối hợp với phụ huynh dạy trẻ cách thoát hiểm.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 8944 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sản.
 2.2: Cơ sở thực tiễn :
 * Thuận lợi:
 - Ban Giám hiệu cùng Ban chấp hành công Đoàn Trường Mầm non Ninh Vân luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được học hỏi trên báo, đài, tài liệu, trên mạng,về phòng cháy chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, phối hợp với với phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Ninh Bình và Công an huyện Hoa Lư và lực lượng địa phương trong bảo vệ tài sản khi có xảy ra cháy nổ biết cách sơ tán học sinh khi có hỏa hoạn xảy ra.
 - Tất cả giáo viên, nhân viên bảo vệ, cấp dưỡng đều phải nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy, làm đúng trách nhiệm theo sự phân công và chỉ đạo của Ban giám hiệu trường khi có sự cố xảy ra.
 - Trường Mầm non Ninh Vân đã đầu tư trang thiết bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, tổ chức chuyên đề “Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”.
 * Khó khăn: 
 - Một số phụ huynh chưa nắm bắt kỹ năng ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Trẻ chưa có vốn kinh nghiệm, chưa hiểu biết, chưa có các kỹ năng ứng phó về hỏa hoạn.
- Trẻ 5 -6 tuổi toàn trường quá đông( 6 lớp với 234 trẻ) vì vậy việc tổ chức các hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
 3. Mục đích đề tài:
 - Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân”. Giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn là rất cần thiết. Tuy nhiên, để giảng dạy hiệu quả, giáo viên cần lồng ghép nhẹ nhàng, cho trẻ được thực hành chứ nếu chỉ dạy lý thuyết chung chung thì trẻ sẽ mau chóng quên ngay. Khi gặp tình huống thật, trẻ rất dễ hoảng loạn và không thể nhớ mình cần làm gì.
 4. Lịch sử đề tài:
 - Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân” có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng đó nên tôi áp dụng đề tài này cho trường tôi đang dạy năm học 2016-2017.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nhận định được tình hình chung của đối tượng nghiên cứu, sau đó đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo để xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến.
 6. Phạm vi đề tài: 
 - Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân” có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng đó nên tôi áp dụng đề tài này cho lớp 5 tuổi từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
 1. Thực trạng đối tượng:
 1.1 Kết quả khảo sát:
 - Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, lớp học với 2 độ tuổi, trình độ tiếp thu không đồng đều, thực tế trên dẫn đến khi trẻ tham gia hoạt động sẽ rơi vào tình trạng không hứng thú, không thích hoạt động rất dễ hoảng loạn .
 - Tôi nghĩ rằng là giáo viên mầm non( cả cán bộ quản lý và giáo viên) cần trang bị kiến thức, không ngừng học hỏi và thường xuyên tiếp xúc trò chuyện trao đổi với trẻ mọi lúc mọi nơi để tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ và tiến hành tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp hơn. Chính vì vậy tôi chấn chỉnh tình trạng này sau khi tiếp xúc với trẻ qua hoạt động học đầu năm. Khảo sát trên trẻ kết quả đạt như sau:
 * Kết quả khảo sát:
- Tổng số trẻ: 230 trẻ.
TT
Kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Đạt yêu cầu
83
36%
2
Chưa đạt yêu cầu
170
64%
 1.2: Nhận xét kết quả:
 - Qua khảo sát tôi nhận thấy kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn của trẻ còn nhiều hạn chế. Trẻ biết quá ít về nguyên nhân, kỹ năng thoát hiểm khi có hoả hoạn và cách phòng ngừa hoả hoạn. Tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, cố gắng tìm tòi, vận dụng các biện pháp, kinh nghiệm, phương pháp linh hoạt nhẹ nhàng đan xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động vào các chủ đề và hoạt động trong ngày một cách cụ thể để giáo dục kỹ năng phòng ngừa, ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp sao cho đảm bảo tính khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả. 
 1.3: Nguyên nhân những hạn chế:
 - Thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài, không cẩn thận khi dùng các vật liệu dễ cháy hay sử dụng các thiết bị điện không an toàn, sang chiết ga,... thì đây chính là mối nguy cơ gây cháy nổ, hỏa hoạn cao, không biết sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, luôn là mối đe dọa tiềm ẩn trong cuộc sống của chúng ta. 
 - Một số phụ huynh chưa nắm bắt kỹ năng ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra.
 - Trẻ chưa có vốn kinh nghiệm, chưa hiểu biết, chưa có các kỹ năng ứng phó về hỏa hoạn.
 2. Nội dung cần giải quyết:
 - Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường Mầm non Ninh Vân” tôi cần giải quyết một số nội dung sau:
 + Cung cấp kiến thức nhận biết dấu hiệu của hỏa hoạn.
 + Dạy trẻ kỹ năng phòng chống ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra.
 + Xây dựng môi trường giáo dục trẻ ý thức phòng chống hỏa hoạn.
 + Tuyên truyền phối hợp phụ huynh.
3. Biện pháp giải quyết:
3.1: Biện pháp cũ đã thực hiện:
3.1.1. Chỉ đạo giáo viên dạy trẻ biết phòng chống khi có hoả hoạn xảy ra:
    - Giáo viên đưa ra được một số nguyên nhân gây cháy ở trong trường có rất nhiều loại khác nhau như do cháy lan từ nơi khác đến, do vi phạm quy định về PCCC; do sơ xuất bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt. Do sử dụng gas là chất rất dễ cháy, nổ nên khi sử dụng nếu bếp đun không đảm bảo an toàn và người sử dụng thiếu ý thức và kiến thức PCCC cũng gây ra cháy nổ.
 - Không được để trẻ nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường. 
3.1.1: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh:
     Hiện nay, trên khắp địa bàn của tỉnh đều có trường học ở các cấp khác nhau như: Trường mầm non, trường trung học và trường tiểu học... Trong xây dựng và phát triển các trường học đã được đầu tư cơ sở vật chất mới hoặc được cải tạo lại với quy mô, các trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các trường học được chia thành nhiều khu riêng biệt như: khu vui trơi giải trí, khu học tập (phòng học); khu phục vụ sinh hoạt (phòng ngủ, phòng ăn, phòng vệ  sinh), khu vực chế biến thức ăn (bếp nấu, kho chăn màn,), khu vực để xe. Trường MN là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ, một khối lượng lớn cơ sở vật chất để thực hiện và phục vụ quá trình CSGD trẻ là rất lớn. Trong trường chủ yếu là các chất dễ cháy như: chăn, màn, giường chiếu, quần áo, bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng dạy học... Trong từng bộ phận của nhà trường mà có những chất dễ bắt cháy như xăng trong khu vực ga ra xe, khí gas trong khu vực bếp ăn.
Vì vậy nhà trường mong muốn các bậc phụ huynh không hút thuốc lá trong khu vực trường, không tự ý sử dụng điện khi chưa có sự đồng ý của giáo viên. Khi PH phát hiện dấu hiệu của cháy ở bất kỳ khu vực nào trong trường cần hô hoán, báo động để sử lý tại chỗ kip thời. không cho con em mình nghịch diêm hoặc đem diêm, bật lửa đến trường.
3.2: Biện pháp mới thực hiện:
 3.2.1. Cung cấp kiến thức nhận biết dấu hiệu của hỏa hoạn:
 - Được tích hợp phù hợp vào trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển thể chất, Giáo dục phát triển nhận thức, Giáo dục phát triển thẩm mỹ, Giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội, vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động gần gũi không xa lạ, gắn với thực trạng tình hình thực tế của địa phương, phương pháp đảm bảo tự nhiên linh hoạt nhẹ nhàng đan xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động nhằm giúp cho trẻ biết hỏa hoạn là những đám cháy lớn, thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định và mọi lúc, mọi nơi; tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân trường. 
* Ví dụ: Chủ đề : Giao thông - lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ.
 Đề tài: Thơ Xe chữa cháy.
Yêu cầu:
- Trẻ biết dấu hiệu hỏa hoạn: đám cháy, lửa bốc cao kèm theo khói.
- Trẻ biết được xe cứu hỏa dùng để chữa cháy .
- Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm thể hiện sự mạnh mẽ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động . 
Chuẩn bị: 
- Đoạn phim về hình ảnh lửa cháy ở nhà cao tầng, xe cứu hộ đang chữa cháy.
- Tranh minh họa thơ: xe chữa cháy.
Tiến hành:
*Hoạt động 1: Xem video về hoả hoạn và xe chữa cháy.
- Tổ chức cho trẻ xem phim về hỏa hoạn xảy ra ở nhà cao tầng khu chung cư và công tác chữa cháy của các chú cứu hỏa.
+ Các con nhìn thấy gì trong đoạn video vừa rồi?
+ Khi có cháy xảy ra ai sẽ làm nhiệm vụ chữa cháy?
+ Phương tiện giao thông dùng để chữa cháy đó là gì?
 Cô và các con hãy tặng cho các chú cảnh sát cứu hỏa thêm một chiếc xe chữa cháy, để các chú làm nhiệm vụ nào! 
*Hoạt động 2: Đọc thơ “ Xe chữa cháy”.
*Hoạt động 3: Chơi tô màu xe chữa cháy. 
* Kết thúc: Cả lớp cùng hát bài: Chúng tôi là lính cứu hỏa”
- Ngoài ra giáo viên trò chuyện cùng trẻ tổ chức cho trẻ xem tranh,: (Hoạt động đón, trả trẻ).
+Con nhìn thấy gì qua bức tranh này? Lửa có màu gì? 
+ Khi nào thì mình biết là có cháy? 
*Trò chuyện về vốn sống của trẻ? 
+ Con có nhìn thấy hỏa hoạn chưa? ở đâu?
+ Tác hại của cháy, hỏa hoạn đối với con người?
+ Nếu có cháy, hỏa hoạn xảy ra thì cần phải làm gì?
3.2.2. Dạy trẻ kỹ năng phòng chống ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra qua các hoạt động:
 - Tôi đưa ra các tình huống có vấn đề giúp kích thích tư duy, tạo cơ hội để trẻ giải quyết các tình huống rèn luyện kỹ năng ứng phó khi có cháy, hỏa hoạn xảy ra. 
* Ví dụ: Trong khi trò chuyện với trẻ tôi đưa ra các tình huống giả định:
- Điều gì sẽ xảy ra khi có hỏa hoạn?
- Khi có hỏa hoạn con phải làm gì?
- Trên cơ sở những câu trả lời của trẻ, tôi trò chuyện giải thích cho trẻ biết tác hại và nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn cách ứng phó đơn giản . Tổ chức cho trẻ thực hành một số tình huống như:
*Ví dụ: Hoạt động thực hành:
+ Bé làm gì khi có cháy?
+ Nếu quần áo bị bén lửa thì phải làm sao?
+ Bé đang ở trong phòng, bên ngoài có cháy thì phải làm gì ? 
+ Con có được chơi các vật dụng dễ cháy, nổ không? Vì sao?
 Trò chơi được xem là nhu cầu không thể thiếu trong các hoạt động sinh hoạt và hoạt động tập thể với trẻ. Trò chơi được xem là một phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhất, có hiệu quả, dễ tiếp thu, giúp củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, rèn luyện củng cố kỹ năng.Thông qua trò chơi trẻ được trải nghiệm, thực hành giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm trong kỹ năng ứng phó khi có hỏa hoạn.
*Ví dụ: +Trò chơi “Trạm phân loại”
Yêu cầu: 
 - Trẻ phân loại những vật dụng gây cháy, không gây cháy.
Chuẩn bị: 
- Hai thùng giấy, các vật dụng dễ gây cháy (hộp quẹt, rơm rạ, củi, bếp ga, đèn cầy, hộp quẹt diêm) không gây cháy (sỏi, nam châm.). 
Cách chơi: Tổ chức cho trẻ chơi trong giờ chơi hoạt động góc.
+ Trò chơi: Thực hành khi có cháy, Bé tập cứu hỏa.
 Tương tự như vậy tôi thiết kế tổ chức giáo dục lồng ghép vào các hoạt động trong ngày cho phù hợp từng hoạt động để trẻ hứng thú tham gia học qua chơi một cách nhẹ nhàng hiệu quả. 
ví dụ: Chủ đề Bản Thân- lĩnh vực Phát triển vận động.
 Đề tài: Trườn chui dưới dây
àTạo tình huống: Nghe tiếng xe cứu hỏa.
+ Khởi động: theo bài hát: bé là lính cứu hỏa. 
+Trọng động: 
- Bài tập phát triển chung: theo tiếng còi xe cứu hỏa
- Vận động cơ bản: Khi cháy chúng mình phải làm gì để thoát thân?
- Trườn chui dưới dây (mô phỏng trườn nhanh qua đám cháy).
- Trò chơi vận động: Cá sấu lên bờ. 
+Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng.
3.3. Tổ chức chuyên đề “Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”.
 Để tạo điều kiện cho GV toàn trường có kiến thức, kỹ năng dạy trẻ khi có hoả hoạn xảy ra. Tôi đã tham mưu với phòng Giáo dục Hoa Lư tổ chức chuyên đề “Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ” ở tại trường cho cô và cháu các lớp 5 tuổi. Nhà trường đã phối hợp 
c/ Xây dựng môi trường giáo dục trẻ ý thức phòng chống hỏa hoạn:
 - Môi trường giáo dục là những điều kiện vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết về ứng phó phòng chống hỏa hoạn cũng như ý thức của trẻ trong việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng trang trí lớp sinh động hấp dẫn trẻ, tạo được không gian, độ mở, lồng ghép nội dung về ứng phó phòng chống hỏa hoạn thông qua hoạt động chơi. Môi trường có sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ và hành động của tôi và trẻ. Đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ cho hoạt động, được bố trí sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho trẻ dễ lấy dễ sử dụng, dễ dàng trong công tác quan sát của tôi ở tại lớp, trẻ được học một cách nhẹ nhàng hiệu quả.
Cụ thể: Tôi tận dụng các mảng tường mở
* Góc khoa học: 
- Cho trẻ sưu tầm dán những hình ảnh về phòng chống cháy nổ (Biển cấm lửa, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy).
* Góc học tập: 
-Làm bài tập về những hành động đúng sai 
 Ví dụ: Bé hãy chọn khuôn mặt cười gắn vào hành động đúng chọn khuôn mặt khóc gắn vào hành động sai.
Ví dụ: Bé hãy quan sát và đánh dấu (X) vào bức tranh có hành động đúng để phòng chống hạn hán cháy rừng.
+ Các bé thấy gì trong 2 bức hình trên?
+ Chúng ta phải làm gì để phòng ngừa hỏa hoạn?
Ví dụ: Bài tập khoanh tròn phương tiện giao thông : Dụng cụ làm nghề của (công an phòng cháy chữa cháy, lính cứu hỏa).
 * Góc làm quen văn học: xem tranh trò chuyện: 
 + Bé cần làm gì để tránh gây hỏa hoạn 
* Góc Tạo hình:
 Tôi dành 1 mảng tường để treo những sản phẩm đẹp của trẻ (cắt, xé dán, vẽ,... ) để trẻ quan sát, nhận xét bài của bé với bạn, từ đó kích thích, khơi gợi cảm xúc, sự hứng thú tham gia hoạt động của trẻ.
d/ Tuyên truyền phối hợp phụ huynh:
 - Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ đối với việc hình thành phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục ở gia đình là cơ sở đầu tiên để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy việc giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn là việc làm cần thiết không chỉ được thực hiện ở trường mầm non mà cần được giáo dục ngay cả trong gia đình.
 - Bởi lẽ nguy cơ cháy nổ hỏa hoạn ở mỗi gia đình là rất cao, cần giáo dục không cho trẻ chơi với những vật dụng dễ cháy, thiết bị điện không an toàn, Bố mẹ là người gương mẫu thực hiện sử dụng các thiết bị điện an toàn hiệu quả ngay tại gia đình.
 - Thông qua giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về nội dung này.
 - Thông qua buổi họp phụ huynh, qua nội dung kế hoạch phối hợp cha mẹ trẻ hằng tháng ở sổ bé ngoan, qua giờ đón trả trẻ, qua bảng tuyên truyền của lớp. 
Ví dụ : Gia đình bé làm gì để ứng phó và phòng chống hỏa hoạn xảy ra?
 Tận dụng mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm, tình huống, sự kiện thật để trò chuyện giáo dục trẻ
Ví dụ:
 - Những sự kiện gần đây nhất đã và đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An của chúng ta (do thời tiết nắng nóng, các công ty chứa nhiều hóa chất và vật dụng dễ cháy,)
 - Sau tiếng nổ lớn, biển lửa bùng lên dữ dội cả vùng trời ngập khói đen, cuồn cuộn từ công ty hóa chất trong khu công nghiệp Hoàng Gia, Long An.
 - - Biển lửa bao trùm dữ dội tại xưởng bao bì ở huyện Cần Đước, Long An Do thời tiết nắng nóng, trong xưởng chứa nhiều vải, bao bì nên lửa lan nhanh (Hàng chục công nhân đang làm tại khu vực cháy bỏ chạy ra ngoài).
 Hay ở nhà phụ huynh có thể chơi cùng bé:
* Ví dụ: Thực hành thoát hiểm khi có cháy xảy ra hay viết lên tấm bảng số cứu hỏa 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân, địa chỉ gia đình dạy trẻ ghi nhớ, để ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
 - Bản thân tôi có kiến thức, linh hoạt hơn trong tổ chức lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn.
 * Đối tượng trẻ:
 - Qua thời gian áp dụng những biện pháp đã trình bày ở trên, tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi có tiến triển rõ rệt, 100% trẻ có vốn kinh nghiệm, hiểu biết, kỹ năng ứng phó phòng chống về hỏa hoạn. 
** Kết quả cụ thể:
Tổng số trẻ : 30
TT
Kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn
Trước khi thực hiện 
Sau khi thực hiện 
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Đạt yêu cầu
11
36.7%
28
 93.3%
2
Chưa đạt yêu cầu
19
63.3%
2
6.67%
* Đối tượng phụ huynh:
- 100% phụ huynh quan tâm đến việc cần thiết phải giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ. Do đó đã giúp trẻ có được kỹ năng ứng phó khi hỏa hoạn xảy ra. 
- Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy nổ trong gia đình và nhà trường.
III. KẾT LUẬN:
 1.Tóm lươc giải pháp:
- Đối với bậc học mầm non, tôi thiết nghĩ nhiều phụ huynh nghĩ rằng “trẻ con chưa biết gì nên không cần thiết phải dạy”. Tuy nhiên thực ra trẻ có khả năng nhớ rất lâu những điều người lớn nói. Nếu bạn dạy trẻ một cách tường tận cũng như lấy ví dụ cụ thể về hậu quả xảy ra, thì trẻ sẽ nhớ rất kỹ và bạn sẽ không phải mất công cho những lần sau. 
 Làm tốt công tác giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn trong ngành giáo dục còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng dân cư trong cả nước, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung, công tác phòng chống ứng phó hạn hán, hỏa hoạn nói riêng.
 Giáo dục trẻ dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn là rất cần thiết.Tuy nhiên,để giảng dạy hiệu quả, giáo viện cần lồng ghép nhẹ nhàng, cho trẻ dược thực hành chứ nếu chỉ dạy lý thuyết chung chung thì trẻ sẽ mau chóng quên ngay. Khi gặp tình huống thật, trẻ rất dễ hoảng loạn và không thể nhớ mình cần làm gì.
 Các nội dung lựa chọn tích hợp giáo dục trẻ phải có mối liên hệ với nhau xoay quanh một chủ để và cần chú ý đến kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của trẻ ở địa phương, hoặc từ sự hứng thú của trẻ trong lớp. Không tích hợp quá nhiểu nội dung ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ trong chủ đề cho một ngày. 
 - Qua thực tế áp dụng đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy trẻ 4-5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non”, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy như sau:
 + Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ. Vì thể đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có những biện pháp tích hợp giáo dục mọi lúc mọi nơi nhẹ nhàng phù hợp.
 + Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế ở trường, lớp.
 + Luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh để giáo dục nội dung dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ.
 + Tích cực sưu tầm tranh ảnh, phim hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn.
 + Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử sưu tầm băng hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động. 
 - Với mục đích nhằm giáo dục trẻ mầm non những kiến thức cơ bản về kỹ năng phòng ngừa ứng phó hỏa hoạn góp phần xây dựng ý thức, hành động thân thiện với môi trường. Không thể tránh được hỏa hoạn nhưng chúng ta có thể phòng ngừa - ứng phó để hạn chế tối đa những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra đặc biệt đối với đối tượng trẻ em, bằng hành động việc làm cụ thể của mỗi người để bảo vệ tính mạng tài sản của chính bản thân mình và xã hội. Hơn thế nữa đó là giáo dục cho trẻ có được kỹ năng cơ bản nhất để ứng phó bảo vệ chính bản thân mình khi có hỏa hoạn xảy ra. 
 - Đó là tất cả những gì tôi có thể làm được thông qua đề tài này. Có thể nói, vấn đề tôi nêu là một trải nghiệm hết sức quý báu đối với người trực tiếp làm công tác giảng dạy lứa tuổi mầm non, đặc biệt trong việc lồng ghép nội dung kỹ năng phòng ngừa ứng phó hỏa hoạn cho trẻ vào giảng dạy nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội hiện nay. 
2.Phạm vi đối tượng áp dụng:
 - Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy trẻ 4-5 tuổi phòng chống hỏa hoạn 
trong trường mầm non” được áp dụng và thực hiện cho lớp tôi đang dạy. Lớp mẫu giáo lá 2(ghép), trường mẫu giáo Vĩnh Công. Và có thể áp dụng cho tất cả giáo viên trong huyện thực hiện cho việc giảng dạy nhằm giúp trẻ kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn đạt kết quả cao./.

File đính kèm:

  • doc1. Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân.doc
Sáng Kiến Liên Quan