Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kỹ năng phát triển trong giờ Thể dục

Giáo dục là hoạt động có mục đích của nhà sư phạm nhằm hình thành những phẩm chất nhất định cho học sinh, căn cứ vào đặc điểm cá nhân, đặc điểm của nhóm theo lứa tuổi. Vì vậy, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục phải căn cứ vào đặc điểm của lứa tuổi.

 Học sinh Tiểu học là lứa tuổi thiếu nhi (6 -11 tuổi) với đặc trưng nổi bật là sự nhảy vọt về sinh lí. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đểu về mặt cơ thể. Sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là xương tay, xương chân rất nhanh. Sự thay đổi về chất của lứa tuổi học sinh TH đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách khác với các lứa tuổi khác. Tuy nhiên, lứa tuổi học sinh TH chưa ý thức được hạn chế về sức lực của mình. Do đó, nhà sư phạm cần chú ý đến đặc điểm của học sinh để có những tác động giáo dục phù hợp.

 Tóm lại, những đặc điểm về tâm lí, đặc điểm nhận thức, giao tiếp, học tập, tình bạn của học sinh Tiểu học là cơ sở quan trọng đối với lực lượng giáo dục. Giáo dục nhà trường cần chú ý đến những đặc điểm trên để tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Tổ chức các HĐGDTC nếu không chú ý đến đặc điểm này sẽ không thể phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.

 Nắm vững được những đặc điểm của học sinh Tiểu học, người cán bộ quản lí, người giáo viên mới có thể chỉ đạo, tổ chức tốt các HĐGDTC trong các nhà trường hiện nay.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kỹ năng phát triển trong giờ Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhanh:
+ Mục đích: Nhằm rèn luyện sự khéo léo linh hoạt, phát triển sức mạnh chân.
+ Chuẩn bị:
	Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ, mỗi ô có cạnh 0,5m và đánh số như hình vẽ. Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 0,5m kẻ ô số 1. Tập hợp học sinh thành 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị.
+ Cách chơi:
	Khi có lệnh của giáo viên, tất cả những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng bật bằng 2 chân từ vạch xuất phát vào ô số 1 (chạm đất bằng cả 2 chân) sau đó nhảy bật đặt chân trái vào ô số 2 rồi bật nhảy chân phải vào ô số 3, nhảy chụm 2 chân vào ô số 4, tiếp theo bật nhảy bằng 2 chân ra ngoài. Em số 1 nhảy xong đến số 2 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy đúng, nhảy xong nhanh nhất; hàng đó thắng cuộc. Những trường hợp nhảy không đạt yêu cầu bị trừ mỗi sai sót đó 1 điểm:
- Bạn nhảy trước 2 chân chưa rời ô số 4, bạn tiếp theo đã rời khỏi vạch xuất phát.
- Nhảy sai chân vào các ô quy định.
- Nhảy để chân chạm vạch hoặc nhảy từ ô 4 không qua được ô 2 ra ngoài ô vuông.
Cách dạy:
- Giáo viên gọi tên trò chơi sau đó chỉ dẫn cho học sinh biết vạch xuất phát, số thứ tự các ô vuông nhỏ và giải thích cách nhảy.
- Giáo viên làm mẫu, sau đó cho mỗi hàng một em lên nhảy thử đồng thời tiếp tục giải thích cách chơi để tất cả học sinh đều nắm vững cách chơi.
- Cho các hàng tự chơi thử 2 - 3 lần, trong quá trình đó giáo viên chỉ dẫn cho những học sinh nhảy sai chân vào các ô.
- Cho các hàng nhảy thử 1 lần theo lệnh của giáo viên (thống nhất cho tất cả các hàng).
- Thi đấu giữa các hàng.
- Hướng dẫn cho học sinh cách kẻ ô và tự tập ở nhà. Đối với học sinh lớp 1, mỗi ô nhỏ 0,5m, lớp 2, 3: 0,6m, lớp 4, 5: 0,7m.
- Trò chơi lò cò tiếp sức:
+ Mục đích: Phát triển sức mạnh chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo.
+ Chuẩn bị:
- Kẻ một vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 4-10m (tuỳ theo khối lớp từ bé đến lớn) kẻ một vạch giới hạnh hoặc cầm 2-4 lá cờ hay đặt 2-4 vật làm chuẩn trong 2-4 vòng tròn nhỏ có đường kính 0,5m.
- Tập hợp học sinh thành 2-4 hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ (vật chuẩn). Số lượng học sinh trong 2-4 hàng phải bằng nhau và tương đương nhau về giới tính.
+ Cách chơi:
	Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng bật nhảy lò cò bằng một chân về phía trước vòng qua cờ rồi lại nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm sang người số 2. Em số 2 lại nhảy lò cò như em số 1 và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
Các trường hợp phạm quy:
- Xuất phát trước lệnh.
- Người trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay người sau đã rời khỏi vạch xuất phát.
- Không bật vòng qua cờ (vật chuẩn)
- Không lò cò mà chạy.
 Cách dạy:
- Ổn định lớp theo đội hình quy định.
- Giáo viên gọi tên trò chơi. Làm mẫu và giải thích thế nào là động tác nhảy lò cò.
- Cho học sinh nhảy lò cò tại chỗ.
- Cho từng tổ nhảy lò cò về trước sau đó đứng lại quay đằng sau rồi nhảy lò cò về chỗ cũ (khoảng cách nhảy khoảng 3-5m)
- Giáo viên giải thích cách chơi. Chú ý giới thiệu chi tiết động tác chạm tay của người nhảy trước với người chuẩn bị nhảy vì đây là chỗ hay phạm quy.
- Cho cả lớp chơi thử 1-2 lần. Giáo viên giải thích hoặc chỉ dẫn chỗ sai của một số học sinh để cả lớp nắm vững luật.
- Cho các em chơi chính thức có phân thắng thua.
Chú ý: Giáo viên gợi ý đồng thời cho phép các em tự bố trí người nhảy trước người nhảy sau trong đội của mình cho kết quả, ví dụ người thứ nhất là bạn khoẻ và nhanh sau đó đến bạn khác rồi một số bạn khoẻ và nhanh ở cuối
2.6.5.Trò rèn luyện kĩ năng ném đẩy, mang vác, co kéo và phát triển sức mạnh tay.
-Trò chơi tung bóng cho nhau:
+Mục đích:
	Nhằm rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung chú ý cao.
+ Chuẩn bị: Hai học sinh một quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa). Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng đôi một hàng nọ cách hàng kia 2,5m - 6m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia tối thiểu 1m. Nếu sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2 đội hình chơi, nếu sân hẹp thì cho học sinh chơi làm 2 -3 đợt.
+Cách chơi:
- Đối với học sinh lớp 1,2 , sau khi có lệnh của giáo viên, từng đôi một các em tung bóng cho nhau. Tung bóng bằng 1 tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao về trước (không được ném bóng). Khi tung bóng phải tung cho chính xác đến phía trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay hoặc 1 tay bắt lấy bóng sau đó chuyền bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho bạn và trò chơi cứ tếp tụcc như vậy, nếu bóng bị rơi thì nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. Khi tung và bắt bóng cần di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng.
Đối với học sinh lớp 3 không tập hợp theo hàng ngang mà là 2 hàng dọc đối chiều nhau khoảng mỗi bên 5 - 6 học sinh, như vậy 10 - 12 học sinh mới cần 1 bóng. Các em lần lượt tung bóng cho bạn ở hàng đối diện sau đó chạy vòng về tập hợp ở cuối hàng của mình để chuẩn bị bắt và tung bòng. Trò chơi cứ liên tục như vậy, nếu bóng rơi thì nhặt lên và tiếp tục chơi.
- Trò chơi kéo co:
+ Mục đích:Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức.
+ Chuẩn bị:
- Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây ni lông có đường kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể dùng dây trúc, hóp đá có đường kính 4 - 6cm dài 3 - 4m. Ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa.
- Kẻ 2 vạch giới hạn song song với nhau, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau.
- Cho các em tập hợp ở 2 phần của dây và hai tay nắm lấy dây. Hai tay của hai em đứng đầu tiên của 2 đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình.
+ Cách chơi:
	Giáo viên hô "Chuẩn bị ..bắt đầu!" hoặc "Chuẩn bị " sau đó thổi một hồi còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân biệt thắng thua, thì sau 2- 3 phút giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội khác.
Chú ý: Đối với học sinh tiểu học không nên cho các em kéo co theo kiểu không dùng dây mà là nắm lấy tay nhau ở 2 em đầu tiên, những em còn lại ôm lấy bụng bạn.
2.6.6.Trò chơi rèn luyện kĩ năng leo trèo và phối hợp:
- Trò chơi chuyền nhanh, nhảy nhanh:
+ Mục đích:Nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể.
+ Chuẩn bị:
	Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2-4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1,5 - 2m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6m. Các em đứng 2 chân rộng bằng vai, thân trên ngả về trước.
	Em đứng đầu của mỗi hàng cầm 1 quả bóng (hoặc 1 chiếc khăn).
+ Cách chơi:
	Giáo viên phát lệnh "chuẩn bị !" những em đứng đầu của mỗi hàng cầm bóng bằng hai tay giơ lên cao. Khi thấy các em đã chuẩn bị xong, giáo viên hô "bắt đầu!" hoặc thổi một hồi còi, em cầm bóng nhanh chóng ngửa người đưa bóng bằng 2 tay cho bạn đứng sau mình, bạn số 2 đưa hai tay ra trước rồi nhận bóng, đưa ra sau cho số 3 và tiếp tục lần lượt như vậy cho đến em cuối cùng. Em cuối hàng sau khi nhận bóng, bước sang phải một bước rộng hơn vai, kẹp bóng vào giữa 2 đùi, bật nhảy bằng 2 chân về phía trước. Khi đến ngang em đứng ở đầu hàng, nhanh chóng đứng vào trước mặt bạn rồi ngửa người truyền bóng ra sau cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, em cuối cùng sau khi nhảy xong đứng vào đầu hàng, đưa bóng lên cao bằng 2 tay và hô to "Xong!". Giáo viên căn cứ vào đó xem hàng nào xong trước, ít phạm quy, hàng đó thắng cuộc. Nếu để bóng rơi, nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi bắt đầu từ chỗ bóng bị rơi.
Những trường hợp phạm quy:
Trao bóng trước lệnh.
Không trao bóng theo thứ tự mà lăn bóng.
Không kẹp bóng nhảy mà ôm bóng chạy.
-Trò chơi trao tín gậy:
+Mục đích: Nhằm rèn luyện sức nhanh, sự phối hợp đồng đội khéo léo linh hoạt.
+Chuẩn bị:
Kẻ hai vạch giới hạn song song với nhau, cách nhau 10-14m. Cách hai vạch giới hạn về phía ngoài 1m đánh dấu hai dấu chấm lơn hoặc dâu nhân hay một vòng tròn nhỏ.
Tập hợp lớp thành 2-4 hàng dọc phía hai bên vạch giới hạn cách vị trí đánh dấu (theo chiều ngang) khoảng 1,5m-2m.
Hai em số 1 của 2 hàng đối diện nhau cầm một tín gậy dài 0,2m-0,3m đường kính 0,03-0,05m (cầm tín gậy bằng tay phải, cầm vào 1/2 phía sau của tín gậy.
+ Cách chơi:
	Khi có lệnh, các em số 1 chạy qua vạch giới hạn về phía dấu chấm của hàng đối diện sau đó chạy vòng lại. Khi số 1 chạy đến dấu chấm và bắt đầu vòng lại thì số 7 bắt đầu chạy về trước. Số 1 và số 7 cùng chạy và trao tín gậy cho nhau ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn. Số 1 trao tín gậy bằng tay phải, số 7 nhận tín gậy bằng tay trái sau đó chuyển tín gậy sang phải để trao cho số 2.
Số 7 nhận được tín gậy tiếp tục chạy đến dấu chấm thì quay lại. Khi số 7 bắt đầu chạy quay lại thì số 2 xuất phát và cùng chạy rồi gặp nhau và trao tín gậy cho nhau ở khu giới hạn. Số 2 nhận tín gậy bằng tay trái rồi lại chuyển sang tay phải để trao gậy vào tay trái số 8. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, cặp hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Số 1 sau khi trao gậy về tập hợp ở cuối hàng của mình, số 7 và số sau cũng vậy. Trường hợp đánh rơi tín gậy có quyền nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. 
Các trường hợp phạm quy:
- Chưa có lệnh xuất phát, số 1 đã chạy qua vạch giới hạn.
- Không chạy vòng hoặc không đặt chân vào chấm đã quy định.
- Không trao được tín gậy cho nhau ở khu giới hạn.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG:
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu; kinh nghiệm giảng dạy của bản thân; sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong các giờ Thể dục.
Qua việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, tôi đã chú trọng quan tâm, nhận thức đúng mức tầm quan trọng của việc dạy GDTC cho học sinh và chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.
Về phía học sinh:
Các em có ý thức học tập môn Thể dục và học tập tích cực; hứng thú; chủ động luyện tập lĩnh hội tri thức; không khí lớp học sôi nổi. 
100% học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin; được rèn luyện sức khỏe sẵn sàng học tập; 
2. Về phía giáo viên:
Giáo viên tích cực học tập; bồi dưỡng vững vàng về chuyên môn; nắm chắc qui trình, phương pháp giảng dạy; 
Giáo viên chịu khó gần gũi chuyện trò với học sinh, trả lời những câu hỏi vụn vặt của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp.
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn.
Và môn Thể dục không còn là một môn phụ mà là môn học thực sự có tác dụng GDTC quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
	3. Kết quả thu được: 
Sau thực hiện một năm quá trình giảng dạy trên 3 khối lớp :
STT
Khối
Số học sinh
Số học sinh thích học môn Thể dục
Số học sinh không thích học môn Thể dục
Số lượng
%
Số lượng
%
1
3
276
276
100
0
0
2
4
302
302
100
0
0
3
5
278
278
100
0
0
Như vậy với với các biện pháp như trên giáo viên giảng dạy theo hướng tích cực, chú ý quan tâm giáo dục cho học sinh tôi thấy có rất nhiều khả quan, chất lượng giáo dục được nâng lên thực sự. Nhờ có sự kiên trì và nghiêm túc trong hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên nhà trường cùng với sự nỗ lực của các em học sinh trong học tập.
Nhìn gương mặt của các em thích thú, say mê học tập cùng với sự hướng dẫn, quan tâm chỉ bảo của các thầy, các cô bằng cả “ Tâm mình” thì đó là thành công lớn của chúng tôi, của sự nghiệp giáo dục “sự nghiệp trồng người”.
Học sinh với những hội thi thể dục thể thao 
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong các hoạt động của nhà trường thì hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm, vì thế người giáo viên không thể tách rời hoạt động dạy học nhằm hoàn thành chương trình, đạt mục tiêu của trường đề ra. Muốn tổ chức hoạt động GDTC đạt hiệu quả người giáo viên phải biết lựa chọn và xử lý linh hoạt các biện pháp quản lý phù hợp với thực tế của trường. 
Cụ thể:
Một là: Người giáo viên phải trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định, rèn luyện năng khiếu để để đáp ứng yêu cầu trong từng tiết dạy, luôn luôn tạo niềm tin cho mình và cho học sinh bằng hình ảnh, việc làm cụ thể.
Hai là: Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công trong tiết dạy là khả năng truyền đạt của giáo viên, phải dồn hết tâm huyết và trách nhiệm vào việc giảng dạy, tránh dạy qua loa làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Ba là: Quan tâm giúp đỡ, kịp thời nhắc nhở học sinh luyện ngay từ những buổi học đầu tiên giúp các em thích thú say mê học tập.
Bốn là: Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng khiếu trong từng tiết dạy, động viên khích lệ tinh thần những học sinh không có năng khiếu giúp các em có niềm tin phấn đấu.
Năm là: Giáo viên phải xây dựng được “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mà bản thân người giáo viên phải thực sự gần gũi để các em có thể cảm nhận được niềm vui, sự quan tâm chia sẽ. Tạo được niềm tin đối với các em, để các em không nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống.
 Sáu là: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tập trung vào việc phát huy tính tích cực của học sinh . Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học giúp học sinh nhanh chóng có được kiến thức và kĩ năng cơ bản; hướng dẫn học sinh biết tự quản và cùng tham gia vào quá trình đánh giá. 
 	Bảy là: Dành nhiều thời gian cho học sinh được tập luyện, hoạt động, vui chơi và tự tổ chức, điều khiển tập luyện dưới sự giám sát của giáo viên; phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong tập luyện; chú ý đặc điểm cá biệt của mỗi học sinh: ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm để tập luyện và tổ chức tập luyện theo hình thức phân nhóm quay vòng và phân nhãm không quay vòng, tại chỗ và di động, hình thức tập luyện "nước chảy". 
 	Tám là: Kết hợp nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lý; thường xuyờn áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu và điều chỉnh lượng vận động vừa sức cho học sinh. 
 	Chín là: Khi dạy học cần giải thích ngắn gọn, nên liên hệ với những điều học sinh đó biết: linh hoạt tổ chức tập luyện phù hợp với nội dung cũng như yêu cầu của bài học. Yêu cầu học sinh luyện tập tích cực, tự giác và mạnh dạn, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các hoạt động ,giúp đỡ nhau trong tập luyện. Phối hợp chặt chẽ với cán sự môn học, tổ chức học sinh tập luyện làm cho giờ học luôn tự nhiên, nhẹ nhàng và sinh động. Đồng thời thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy như soạn bài, chuẩn bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, luyện tập các động tác, bài tập kĩ thuật thể thao để làm 
	Tóm lại:
 Phương pháp giảng dạy của người giáo viên là một thành tố vô cùng quan trọng tạo nên yếu tố của sự thành công trong công tác dạy và học. Người giáo viên cần có phương pháp giảng dạy;có kiến thức tâm lý học; hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý học sinh;để truyền thụ cho học sinh một cách rõ ràng, chắc chắn. Khi giảng dạy cho học sinh; 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN: 
Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Tôi rất tự hào khi tôi là một trong những người được xã hội tin tưởng giao cho sự nghiệp vĩ đại đó là “Sự ngiệp trồng người”. Bản thân là một giáo viên thể dục khi giảng dạy tôi luôn đặt sức khỏe lên hàng đầu. Ngày nay con người có nhu cầu luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Nhưng tập thế nào cho đúng?. Và nên tuân thủ những qui tắc nào để đạt được kết quả cao? Làm thế nào để việc luyện tập thể dục thể thao thực sự là một món ăn tinh thần được tất cả mọi người đón nhận một cách tự giác. Vì vậy việc hướng dẫn các em học tập, rèn luyện thể chất ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường là nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy thể dục. Người giáo viên phải làm thế nào cho các em ngày càng yêu thích môn học này hơn, các em thích thú, say mê học tập thì kết quả đạt được mới cao. Tạo cho các em hứng thú say mê luyện tập thể dục thể thao ngay hôm nay để các em có được sức khỏe tốt. Bởi vì, muốn có một sức khỏe tốt phải biết kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng và các bài tập thể dục thể thao.
Và đó cũng chính là phần thưởng quý giá nhất giành cho tập thể giáo viên ở trường chúng tôi. Để giáo dục tiểu học luôn luôn và mãi mãi là niềm tin của gia đình và xã hội, chúng ta, những thầy giáo, cô giáo, những nhà giáo dục phải góp phần thiết thực xây dựng mỗi ngôi trường là một mái nhà ấm áp tình yêu thương, tràn tiếng cười, tràn niềm vui: vui với kết quả dạy và học của thầy, của trò, vui trước sự lớn khôn trưởng thành của các em. 
Trên đây là một số những biện pháp đã giúp tôi dạy tốt môn Thể dục trong trường. Đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân với mong muốn các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến để "Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ Thể dục” cho học sinh trong trường Tiểu học ngày một hoàn thiện, đầy đủ và sâu sắc hơn
II. KHUYẾN NGHỊ
+ Đối với Phòng GD&ĐT:
Đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng cho nhà trường.
+ Đối với chính quyền địa phương:
Cần đầu tư thêm về quỹ đất, mở rộng diện tích để làm sân chơi, bãi tập. 
+ Đối với CBVC: 
-Tích cực chủ động hơn nữa trong việc bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng dạy học và tham gia tốt các phong trào văn nghệ thể dục, thể thao trong nhà trường.
+ Đối với HS: 
- Đi học đều và chuyên cần, có kế hoạch sinh hoạt hợp lý, chủ động, tích cực trong học tập và hoạt động phong trào TDTT.
- Cần thường xuyên sưu tầm tài liệu, sách tham khảo phục vụ giảng dạy.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2018 
Tôi xin cam đoan “Sáng kiến kinh nghiệm” của tôi thực hiện trong năm học : 2017 - 2018. Không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Tài liệu tập huấn GDTC cho học sinh Tiểu học.
2. Phương pháp dạy học các môn học ( Từ lớp 1 đến lớp 5) NXB Giáo dục.
 3. Bộ chuẩn kiến thức kỹ năng trong các môn học ở tiểu học ( Từ lớp 1 đến lớp 5) NXB giáo dục.
 4. Bộ SGK; SGV Thể dục..... Tiểu học ( Từ lớp 1 đến lớp 5) NXB giáo dục.
 5. Các trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học.
 6. Đổi mới phương pháp dạy học .
 7. Tập san văn học và tuổi trẻ của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
 8. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
 9. Một số tài liệu khác
MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU:	1
I. Lý do chọn đề tài:	1
II. Mục đích nghiên cứu:	3
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:	3
IV.Đối tượng nghiên cứu:......3
V. Phương pháp nghiên cứu:	3
VI.Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:............................................... .3
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:..........................................................................3
I. Cơ sở lý luận:	3
II.Cơ sở thực tiễn:	8
III. Thưc trạng ban đầu của giáo viên và học sinh:	8
1. Thuận lợi và khó khăn:.	8
2. Đối với học sinh	8
3 Đối với giáo viên:	9
4 Về phía phụ huynh:	 9
IV. Những biện pháp thực hiện	10
1. Các biện pháp chung:	10
2. Các biện pháp cụ thể:	12
V.Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng:	25
VI: Bài học kinh nghiệm:	27
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:	29
 I. Kết luận:	 29
 II. Khuyến nghị:	 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO:	30

File đính kèm:

  • docSkkn_TD_ThuyVT.doc
Sáng Kiến Liên Quan