Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn

 Chúng ta vẫn thường nói: “Văn học là nhân học” Quả đúng như vậy! Dạy văn chính là dạy cách làm người! Ngoài việc cung cấp cho các em nhận thức về thế giới xung quanh, tri thức nhân loại khổng lồ, kho tàng ngôn ngữ giàu và đẹp, dạy văn chính là bồi dưỡng cho người học năng lực tư duy, năng lực cảm xúc, bồi dưỡng về tâm hồn con người để ta sông gần NGƯỜI hơn.

 Ai cũng hiểu được tầm quan trong của việc học Văn và dạy văn. Nhưng thực tế mấy năm gần đây, số học sinh yêu thích môn văn ngày một ít đi. Ngoài những lí do khách quan như đầu ra của nghề nghiệp, thu nhập thì một trong những nguyên nhân quan trọng chính là ở người thầy. Người thầy chưa chưa thật sự biết cách hướng dẫn học sinh cảm nhận vấn đề văn chương, hay có chăng chỉ là sự hướng dẫn qua loa, không đến nơi đến chốn, không có phương pháp động viên, khích lệ dù đó chỉ là sự cảm thụ rất nhỏ bé.

Xuất phát từ vị trí, mục đích, nhiệm vụ dạy học của môn văn nói chung và phương pháp chấm và trả bài tập làm văn nói riêng là một vấn đề khiến ta phải nghiêm túc nhìn nhận, ta phải tìm ra cho được cái tâm hồn sâu thẳm ấy của một con người, thật sự trở thành một “kỹ sư tâm hồn”.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4396 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài viết có chặt chẽ không? kết cấu bị rời rạc, lỏng lẻo, mất tính liên tục ở những điểm nào?
Ÿ Cách hành văn có trong sáng không? có bao nhiêu chỗ có ý mà không biết cách diễn đạt? có bao nhiêu chỗ diễn đạt cầu kỳ, sáo rỗng không có nội dung? có biết dùng hình ảnh không? bao nhiêu chỗ dùng đúng, bao nhiêu chỗ dùng sai? văn viết có bị sai phong cách không? hành văn chỗ nào hay?
Ÿ Từ ngữ có bị lặp không? từ ngữ có sai nghĩa không? có đúng phong cách không? từ nào hay, sáng tạo?
Ÿ Câu sử dụng có đa dạng không? có mắc lỗi ngữ pháp không? có biết sử dụng đan xen các kiểu câu không?
Ÿ Đoạn văn được phân chia có hợp lý không? phân đoạn có đa dạng không? bao nhiêu đoạn có câu chủ đề? bao nhiêu đoạn viết lung tung ....
Ÿ Có lỗi chính tả không? lỗi nặng, nhẹ? viết hoa có đúng qui định không? xuống dòng có lùi vào không?
Ÿ Bài viết có bị tẩy xoá nhiều không? chữ viết có sạch sẽ, cẩn thận không?
Ÿ Trình bày bài viết có đẹp không? dung lượng bài viết có lớn không? v.v.
 b. Bước 2: Chấm bài:
- Lần lượt chấm từng bài.
- Chỗ viết tốt hoặc chưa tốt giáo viên cần ghi vài lời nhận xét rõ ràng, ngắn gọn bên lề giấy không nên gạch loè loẹt.
- Bài nào cố chỗ đáng lưu ý chung hoặc lưu ý riêng cần được giáo viên ghi vào sổ chấm văn của mình để tiện cho việc dẫn chứng trước lớp khi trả bài.
- Ghi nhận xét và cho điểm: cụ thể, tránh chung chung, hời hợt, nhận xét cả điểm yếu lẫn điểm mạnh. Ngôn từ cần chuẩn mực, tránh lời phê ảnh hưởng đến nhân cách, tâm lý học sinh. Không nên ghi nhận xét xong là cho điểm ngay vì rất khó điều chỉnh khi cần thiết.
 c. Bước 3: Tổng kết
Đây là bước chuẩn bị cho một quá trình mới: quá trình trả bài. Tổng kết cẩn thận, chu đáo, giờ trả bài càng đạt hiệu quả cao. Việc ghi chép của giáo viên để phục vụ cho tiết trả bài có thể dựa vào mẫu sau: 
Tên HS
Nội dung
Hình thức
Ghi chú
Kiến thức
Số chủ đề
Sát đề
Lạc đề
Xa đề
Bố cục
Kết cấu
Hành văn
Từ ngữ
Câu
Đoạn
Trình bày
 Sau đó, giáo viên làm một bảng tổng kết chung cho cả lớp với hai phần: phần nhận xét chung và phần nhận xét dẫn chứng cụ thể cần nêu khi trả bài bằng cách đọc nguyên văn hoặc tóm tắt, những khía cạnh sau:
- Kiến thức: đầy đủ, chính xác, sai lạc....
- Triển khai chủ đề: hợp lý, không hợp lý, sát đề, lạc đề, xa đề, ...
- Bố cục, kết cấu: cân xứng, không cân xứng, chặt chẽ, lỏng lẻo....
- Hành văn: trong sáng, trôi chảy, giàu hình ảnh...
- Từ ngữ: sai nghĩa, sai phong cách, sáng tạo, độc đáo...
- Câu: sai ngữ pháp, kiểu câu phong phú, đa dạng...
- Đoạn: hay, không hợp lý....
- Cách trình bày: sạch sẽ, cẩn thận, cẩu thả...
 2.2. Trả bài:
1. Giáo viên thông báo việc trả bài làm văn cho học sinh. Đọc lại đề bài (hoặc chép lên bảng) cho học sinh nhớ lại bài viết của mình.
2. Giáo viên xác định những yêu cầu chủ yếu của bài làm về mọi mặt: kiến thức, phạm vi, phương pháp và những vấn đề khác do yêu cầu của đề bài đặt ra. Nếu ghi lên bảng giáo viên gạch dưới những từ ngữ cần lưu ý.
3. Dựa vào việc phân tích đề, giáo viên đánh giá kết quả làm bài chung của lớp: ưu, khuyết điểm lớn của cả lớp. Thông báo những bài viết tốt, những em có cố gắng vươn lên hoặc có sự tiến bộ rõ rệt. Giáo viên không nên công bố điểm số này vì như vậy học sinh thường mất tập trung, khó theo dõi công việc tiếp theo của giáo viên.
4. Nêu dẫn chứng cụ thể về các ưu khuyết điểm của lớp: Bài nào? đoạn nào? câu nào? có thể nêu tên học sinh cụ thể → hình thức biểu dương, động viên khích lệ các em.Với những học sinh mắc lỗi, giáo viên không nên nêu tên trước lớp mà chỉ cần đọc dẫn chứng vì làm như vậy sẽ gây cho học sinh tâm lí bị phê bình trước lớp khiến các em chán nản, không nhiệt tình trong học tập.
5. Phân tích và sửa chữa lỗi (đây là phần dành nhiều thời gian nhất) giáo viên tập trung sửa chữa phân tích những lỗi điển hình, phổ biến chung của cả lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa chữa. Những lỗi cần sửa được ghi lên bảng, gọi học sinh lên sửa và cả lớp cùng tiến hành sửa và ghi vào tập của mình. Giáo viên gọi học sinh đọc bài sửa của mình → giáo viên nhận xét bài sửa của học sinh.
6. Xây dựng dàn bài mẫu: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn bài và ghi lên bảng.
7. Giáo viên đọc một vài đoạn mở đề, kết luận, vài đoạn văn hay cho cả lớp nghe → giáo viên nêu một vài lời bình cần thiết.
8. Công bố điểm và trả bài cho học sinh.
9. Học sinh đọc lại bài, xem lại chỗ sai và sửa chữa. Giáo viên giải đáp những thắc mắc (nếu có) của học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh trao đổi bài cho nhau để tìm lỗi một cách khách quan và sửa chữa.
10. Dặn dò học sinh về nhà tự sửa chữa bài và chuẩn bị cho công việc viết bài làm văn tiếp theo. 
 3. Tính thực tiễn
 Trường THCS Bàn Đạt nặm trên địa bàn xã Bàn Đạt thuộc xã miền núi, phía bắc huyện Phú Bình, nơi có tỉ lệ dân tộc thiểu số cao nhất huyện. Kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại chưa thuận lợi, trình độ dân trí không đồng đều. Các em đến trường học phải đi lại rất xa đi lại khó khăn nhất là những em ở trong Bờ Tấc, Cầu Mành.....đặc biệt là những hôm trời mưa gió lầy lội, rét mướt. Nhà trường vẫn phải học hai ca, chưa đủ các phòng học bộ môn. Ngoài ra, vì các em có ngôn ngữ riêng của mình nên việc học Tiếng Việt cũng coi như là ngoại ngữ 2 của các em, các em diễn đạt còn vụng về, lúng túng thậm chí còn ngại giao tiếp. Trong bài văn của mình, các em thường không phân biệt được văn nói và văn viết, dùng cả những từ địa phương “ nói sao viết vậy” không biết cách mở rộng tâm hồn mình để cảm, hiểu một vấn đề hoặc có thấy thì diễn đạt cũng rất vụng về. Với văn thuyết minh cần tìm hiểu tri thức khách quan về đối tượng thì các em có rất ít nguồn tìm hiểu chủ yếu là một số quyển sách tham khảo nghèo nàn, thông tin chắp nhặt ở kênh thông tin truyền thông,...không có nguồn tư liệu phong phú và chính thống để các em tìm hiểu. Vì thế kết quả bài viết không cao, học sinh không tự tìm thấy lỗi của mình để tự chữa sữa và chưa có ý thức sửa. Học sinh chưa thật sự phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giờ học văn, chưa cảm thụ được một vấn đề văn chương một cách sâu sắc.
Bài viết hai tiết của học sinh hiện nay mắc nhiều lỗi: 
 - Không xác định được nội dung, yêu cầu của đề bài, không biết hướng triển khai bài viết như thế nào cho hợp lý.
 - Bài viết được tiến hành theo kiểu nhớ gì viết nấy, không tuân thủ bước lập dàn ý đã chuẩn bị.
 - Lập luận lủng củng, không mạch lạc, không logíc, thiếu tính chính xác.
 - Cách hành văn: từ, câu, đoạn văn, bố cục, kết cấu,v.v... chưa được trong sáng, thiếu hình ảnh, chưa chính xác và hợp lý.
Vì thế, trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành như sau:
tôi tuân thủ theo 3 bước như trên:
 Bước 1: Chuẩn bị
 Lập biểu điểm theo 2 phần: nội dung và hình thức.
Bước 2: Chấm bài
Bước 3: Tổng kết
 Ví dụ với đề bài sau: 
 Có người nói:“Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của em về câu nói trên?
Trước hết tôi lập biểu điểm cụ thể, tỉ mỉ:
ĐÁP ÁN
điểm
* Yêu cầu chung:
1. Yêu cầu về kĩ năng
 Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau đây:
I, Mở bài:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: 
- Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”.
- Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời.
0.5
II, Thân bài:
* Giải thích nội dung câu nói của Bersot: 
- Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. ( 0,5đ)
- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ. (1,5đ)
à Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất. (1đ)
3
* Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng của tình mẹ: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con).
- Mang nặng đẻ đau
- Chăm nuôi con khôn lớn
- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con 
- Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời..
à Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán
3.0
* Bình luận: 
- Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.
Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ . (1,0đ)
- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán. (1,0đ)
- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình (1,0đ)
3,0
III, Kết bài
- Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩavề đạo lý ở đời của tất cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình. 
- Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con.
0.5
Lưu ý: HS có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác nhau miễn sao chính xác, hợp lí. Khuyến khích những bài làm có sáng tạo. Chỉ cho điểm tối đa khi họcsinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
* Cho điểm: 
HS nắm vững các yêu cầu ở trên, hiểu vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn viết giàu chất tư duy và cảm nhận tinh tế, có nhiều phát hiện sâu sắc, sáng tạo.
9 -> 10đ.
HS nắm được các yêu cầu đề, hiểu và có định hướng giải quyết đúng hướng, có những phân tích và phát hiện tốt, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Văn viết biểu cảm.
7->8đ
HS đã nắm được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, có một số phát hiện nhất định nhưng một số ý còn chưa thật mạch lạc. Văn viết khá.
 5 -> 6đ
HS tỏ ra hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên bài còn chưa khai thác được các chi tiết, giá trị của văn bản. Văn viết tạm được.
 3
-> 4đ
Bài lạc đề về nội dung và phương pháp, trình bày quá vụng về.
1->2
 Sau đó tôi tiến hành chấm bài. Ghi nhận xét rõ ràng, ngắn gọn cả điểm đã làm được và chưa làm được. Những bài nào cần lưu ý riêng thì ghi ra sổ chấm văn của mình để tiện lấy dẫn chứng khi trả bài.
 Tôi tiến hành tổng kết theo bảng đã trình bày.
 Phần trả bài trên lớp, tôi cho học sinh nhớ lại đề, viết lên bảng và xác định: kiến thức, phạm vi, phương pháp và những yêu câu khác... Sau đó tôi phân tích đề hình thành lên dàn bài mẫu cho học sinh tham khảo vì văn thường có nhiều cách diễn đạt khác nhau, mỗi người một kiểu miễn sao làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày. Phần trọng tâm nhất là phân tích và chữa lỗi. Tôi tập trung vào những sai phạm điển hình để học sinh phát hiện và sửa chữa lỗi. Tôi chọn một vài đoạn học sinh làm tốt để đọc và nhận xét để học sinh thấy được ưu điểm và học tập cho bài viết sau này. Tôi tiến hành công bố điểm và trả bài để học sinh tự xem bài mình rồi cho các em tự đổi bài cho nhau giúp nhau tìm ra chỗ sai và sửa chữa. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình chấm và trả bài phân môn Tập làm văn được tôi nghiên cứu và áp dụng trong quá trình dạy học môn Ngữ văn tại trường THCS Bàn Đạt. Kết quả thu lại rất khả quan.
 4. Tính hiệu quả
 Bản thân là một giáo viên dạy văn tôi nhận thấy thực trạng nhiều học sinh THCS hiện nay dành sự thích thú cho bộ môn Ngữ văn rất hiếm hoi, dẫn đến tình trạng là kết quả bài viết của học sinh không được cao. 
 Song dù khó khăn đến đâu cũng phải khắc phục để giảng dạy, hướng dẫn học sinh hiểu sâu hiểu kĩ, biết cách tự mình rèn luyện để nắm được những kỹ năng cơ bản của một bài tập làm văn.
 Với nội dung nghiên cứu và trình bày ở trên về phương pháp chấm và trả bài tập làm văn tôi thấy học sinh đã hình thành được những kỹ năng cơ bản để tiến hành một bài viết có chất lượng, làm cơ sở, tiền đề cho một lối cảm thụ văn chương đầy sáng tạo và mới mẻ.
 Cũng nhờ nghiên cứu phương pháp chấm và trả bài tập làm văn này mà bản thân tôi ngộ ra được một cái nhìn đúng đắn, nghiêm túc về tiết trả bài tập làm văn, một thái độ tích cực trong việc chấm bài, là con đường đi đến sự thành công trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
 IV. Kết quả, hiệu quả đem lại
Học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản để làm một bài văn có chất lượng.
Số lượng học sinh giỏi bộ môn ngày càng nhiều.
Năm học
Tổng số
 học sinh
HS giỏi bộ môn
Học sinh huyện
2012 - 2013
77
15
2
2013 - 2014
82
20
1
2014 - 2015
85
23
1
V. Khả năng áp dụng sáng kiến
 Với một số kinh nghiệm trong chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn đã được tôi nghiên cứu và áp dụng ở trường THCS Bàn Đạt. Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ bé này sẽ giúp cho các giáo viên đang dạy môn Văn tại trường ở các khối, các lớp tại trường tôi nói riêng và các trường THCS nói chung có được những phương pháp và cách nhìn nhận đúng hơn về cách chấm bài và trả bài Tập làm văn. Góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay.
VI. Mục đích và những điểm khác biệt khi thực hiện sáng kiến
 Trước đây, khi chấm bài thường qua loa, sơ sài, không chi tiết tỉ mỉ nên thường dẫn tới không công bằng cho học sinh. Trả bài thì đại khái, nhận xét chung chung mơ hồ. Giờ trả bài thường gây áp lực cho học sinh. Có khi thì giáo viên nhận xét khắt khe, miệt thị, giờ trả bài trở thành giờ “xử án” đối với học sinh. Có khi thì giáo viên né tránh không nhận xét xác đáng dẫn đến học sinh chẳng biết mình sai ở đâu, đúng ở đâu “ không biết đường nào mà lần” cả.
 Khi áp dụng đề tài này tôi thấy học sinh có kĩ năng làm văn hơn và thấy còn có tâm lý chờ đợi cô giáo trả “ đứa con tinh thần” của mình. Học sinh nhận ra khuyết điểm mà mình mắc phải và cũng hoan hỉ khi mình đã hiểu và cảm được vấn đề, từ đó có hứng thú và yêu thích văn học hơn, dần dần hình thành trong các em giá trị nhân văn trong cuộc sống, gieo những hạt giống tâm hồn, không chỉ giàu về trí tuệ mà còn phong phú về đời sống tinh thần. Đó là cái đích mà thầy cô giáo dạy văn nào cũng hướng tới.
VII. Thời gian thực hiện sáng kiến
Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 3 năm 2015.
VIII. Kiến nghị và đề xuất
Đối với phụ huynh:
 - Cần quan tâm đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho con em mình học tập tốt.
 - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục cho con em của mình thông qua học tập môn Ngữ văn ở nhà trường.
Đối với nhà trường:
- Cần mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất và ĐDDH nhất là các tài liệu Ngữ văn, các băng đĩa phục vụ cho việc dạy học Ngữ văn.
 - Luôn luôn đổi mới việc giảng dạy, áp dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Ngữ văn.
 - Tổ chức thảo luận các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các giáo viên thường xuyên trong từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất lượng dạy học.
Đối với địa phương:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí.
 - Luôn quan tâm, động viên kịp thời đối với đội ngũ giáo viên, học sinh nâng câo chất lượng dạy học.
 Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân tôi nên không thể tránh khỏi những thiếu sót tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các bạn đồng nghiệp để tôi rút được kinh nghiệm dạy môn Ngữ văn ở những năm tiếp theo được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Bàn Đạt, ngày 19 tháng 5 năm 2015
 Người viết
 Nguyeãn Thò Mai
Trường THCS Bàn Đạt CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Phú Bình, ngày... ...tháng 5 năm 2015
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Mai
Họ tên người đánh giá nhận xét (cấp trường):..................................
Nội dung đánh giá chấm điểm:
STT
TIÊU CHÍ
ĐIỂM
Tối đa
Đánh giá của trường
I
Nội dung
90 đ
1
Tính mới: .....................................................
........................................................................
........................................................................
10
2
Tính khoa học:............................................... 
........................................................................
........................................................................
20
3
Tính thực tiễn::............................................... 
........................................................................
........................................................................
30
4
Tính hiệu quả::............................................... 
........................................................................
........................................................................
30
II
Hình thức trình bày báo cáo
10 đ
1
Bố cục:............................................... ..........
........................................................................
6
2
Cách trình bày báo cáo:..............................
............... .......................................................
5
TỔNG
100 đ
5. Nhận xét: ....................................................................................................................................................................................................................................................
6. Xếp loại: ............................................................................................
 Người đánh giá nhận xét
PHÒNG GD –ĐT PHÚ BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Phú Bình, ngày... ...tháng 5 năm 2015
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Mai
Họ tên người đánh giá nhận xét (cấp huyện):..................................
Nội dung đánh giá chấm điểm:........................................................
STT
TIÊU CHÍ
ĐIỂM
Tối đa
Đánh giá của huyện
I
Nội dung
90
1
Tính mới.........................................................
........................................................................
........................................................................
2
Tính khoa học:............................................... 
........................................................................
........................................................................
3
Tính thực tiễn::............................................... 
........................................................................
........................................................................
4
Tính hiệu quả::............................................... 
........................................................................
........................................................................
II
Hình thức trình bày báo cáo
10
1
Bố cục:............................................... ..........
........................................................................
5
2
Cách trình bày báo cáo:..............................
............... .......................................................
5
TỔNG
100Đ
5. Nhận xét: ....................................................................................................................................................................................................................................................
6. Xếp loại: ............................................................................................
 Người đánh giá nhận xét

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan