Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện

1. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước.

 Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và nhà nước đã quyết định đưa nước ta tiến vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, với chủ trương “mở cửa” muốn làm bạn với mọi dân tộc, mọi quốc gia trên toàn thế giới.

 Để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phải hết sức coi trọng nhân tố con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước.

 2. Trong những năm gần đây cả xã hội đã và đang thấy những sự chuyển biến lớn lao của giáo dục, với sự chỉ đạo xuyên suốt của các cấp trong ngành giáo dục, với những văn bản, chỉ thị hướng dẫn giáo dục đi đúng định hướng của Đảng và nhà nước.

 Năm học 2008 – 2009 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chỉ thị phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”. Với sự hướng dẫn và triển khai của Ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự đóng góp ý kiến thảo luận để xây dựng thành công “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng cao chất lượng giáo dục không chỉ là mong muốn của bản thân tôi, của riêng một cá nhân nào mà đây là mong muốn của toàn xã hội, của nhân loại loài người.
Dạy cho các em cách học, cách đón nhận tri thức, tự tin trước cuộc sống tôi đưa ra một số hình thức như sau:
Tổ chức buổi sinh hoạt làm quen, tự giới thiệu về mình.
Bốc thăm xếp chỗ ngồi.
Bầu ban cán sự.
 Tổ chức giao lưu sinh hoạt trò chơi, văn nghệ, tập làm ban cán sự,
 tập làm báo cáo viên, tập làm nhóm trưởng, tập thảo luận nhóm.
Giúp bạn đến trường như: quyên góp tặng bạn, tổ chức học nhóm.
Tổ chức dã ngoại, thăm bạn khi ốm, thăm gia đình bạn khi gia đình 
bạn gặp khó khăn, vận động bạn ra lớp, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh.
II. THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐỀ RA.
	Với giới hạn của đề tài cũng không thể nêu ra hết tất cả các hình thức tổ chức trên nhưng tôi sẽ trình bày chi tiết một số hình thức điển hình để nhằm xây dựng một lớp học thân thiện.
Tổ chức buổi sinh hoạt làm quen, tự giới thiệu về mình.
Sau khi nhà trường nhận hồ sơ biên chế lớp học, ngày đầu tiên giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận lớp, trên tay giáo viên chủ nhiệm sẽ là tập hồ sơ và danh sách học sinh lớp mình phụ trách.
Học sinh sẽ thấp thỏm chờ đợi một điều gì đó của ngày đầu tiên đến trường, đây là giây phút rất quan trọng, nó như một dấu mốc thời gian khắc ghi vào tâm trí học trò. Vì thế giáo viên chủ nhiệm cần niềm nở vui tươi, thể hiện sự gần gũi ngay từ giây phút đầu tiên vào lớp.
Tùy từng năng khiếu của giáo viên chủ nhiệm, nhưng đầu tiên bao giờ cũng nên tạo ấn tượng trước mặt học sinh từ cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ phải thật chững chạc đúng tác phong sư phạm. Có thể hát một bài, kể một câu chuyện
Điều không thể thiếu được là giáo viên chủ nhiệm phải tóm tắt qua tiểu sử của mình, về tuổi, quê quán, tên là gì, đã từng học ở đâu, dạy môn gì, hiện nay nhà ở chỗ nàocó thể kể về một số thành tích của mình hoặc của lớp mình chủ nhiệm các năm trước nếu có, có thể kể một số kỷ niệm về nghề nghiệp, kỉ niệm về các lớp học trò trướcĐó chính là bước giới thiệu mẫu của giáo viên chủ nhiệm với học trò và theo thứ tự sẽ cho các em xung phong giới thiệu về mình, trước khi các em giới thiệu giáo viên chủ nhiệm có thể hướng dẫn các em cách giới thiệu. Học trò sẽ tự viết một đoạn giới thiệu về mình, sau đó các em sẽ lần lượt xung phong giới thiệu về mình.
Như vậy các em đã được phần nào cởi mở, tự nhiên hơn, biết được một chút về nhau, học trò sẽ thấy được những điều hay, những điều mới ở những người bạn mới.
Qua cách giới thiệu, giáo viên chủ nhiệm cũng phần nào thấy được khả năng ăn nói trước tập thể của một số em nổi bật.
Đây là một điều không thể thiếu để chúng ta lựa chọn và đề cử ra được ban cán sự của lớp.
Bốc thăm xếp chỗ ngồi.
Thường thì giáo viên chủ nhiệm cứ để cho các em thích ngồi chỗ nào thì ngồi, điều này cũng có cái hay là các em đã quen với nhau hoặc gần nhà nhau thì ngồi chung một chỗ, nhưng cũng có cái hạn chế là một số em mới chuyển ở một trường xa nào đó, em sẽ không có bạn quen sẽ cảm thấy mình bị lẻ loi, xa cách, cảm thấy mình bị lạc lõng giữa một tập thể xa lạ
Theo kinh nghiệm nhiều năm, sau màn tự giới thiệu về bản thân kết thúc, tôi sẽ cho các em bốc thăm số thứ tự từ 1 đến 41 (tương ứng với số học sinh của lớp), tôi sẽ ghi số thứ tự từ 1 đến 41 xuống chỗ ngồi, sau đó cho các em bốc số thứ tự, trúng số nào thì sẽ về vị trí viết sẵn dưới bàn để ngồi.
Điều này rất hấp dẫn các em học sinh và gây hứng thú tò mò cho học trò. Học trò sẽ luôn đặt câu hỏi, mình sẽ ngồi chỗ nào và ngồi gần bạn nào nhỉ? Bạn ấy là người như thế nào?
Trước khi cho bốc số thì giáo viên chủ nhiệm sẽ đặt yêu cầu là sau khi ổn định chỗ ngồi, giáo viên sẽ hỏi một bạn bất kỳ “Em hãy cho biết bạn ngồi mé bên em tên là gì? Năm ngoái học trường nào?” Đây là một yêu cầu đưa ra khiến cho học sinh sẽ cảm thấy phải có nhiệm vụ tìm hiểu trao đổi với người bên cạnh. Từ đó học sinh cảm thấy tự tin trong giao tiếp, không còn khoảng cách với nhau.
Có một điều cũng cần chú ý khi cho xếp chỗ ngồi kiểu này, đó là: Một số em bị cận thị sẽ bốc trúng số cuối lớp, hoặc một số em cao bốc trúng số bàn đầu, lúc này giáo viên chủ nhiệm sẽ phải đặt ra yêu cầu phân tích để thấy rằng cần phải cho bạn cận thị lên bàn đầu và đổi chỗ cho bạn cao xuống dưới.
Cũng cần phải biết rằng, cách xếp chỗ ngồi này chỉ là tạm thời, có thể giáo viên chủ nhiệm sẽ cho xếp lại chỗ ngồi một đến vài lần nữa để các em có cơ hội làm quen với các bạn cùng lớp. 
Hình thức này chỉ có tác dụng gây tâm lý tự tin khi làm quen nhưng lại có nhược điểm không thể duy trì chỗ ngồi đó lâu được vì có thể khi chia tổ thì những em giỏi ở cùng một tổ và những em yếu cũng ở cùng một tổ, cho nên khi chia tổ cần chú ý vấn đề này để chúng ta còn phân bổ đồng đều số lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu về các tổ.
Bầu ban cán sự.
Theo thói quen giáo viên chủ nhiệm thường bầu ban cán sự rất qua loa, nhiều giáo viên chủ nhiệm sẽ đặt câu hỏi: “Năm ngoái bạn nào đã làm lớp trưởng ?” Rồi có một vài em giơ tay, sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ chọn một em làm lớp trưởng, vài em làm lớp phó thế là xong việc bầu ban cán sự lớp.
Đối với tôi việc chuẩn bị bầu ban cán sự lớp giống như việc chuẩn bị đại hội công nhân viên chức đầu năm. (Sau đây tôi sẽ gọi việc bầu ban cán sự là Đại hội lớp).
Để tiến hành được đại hội lớp chính thức thì tôi sẽ cho các em tiến hành đại hội lớp trù bị, cho các em giới thiệu một số gương mặt trong lớp vào danh sách bầu cử, rồi phân công nhiệm vụ tổ mang hoa, tổ sắp xếp bàn ghế, văn nghệ, dọn vệ sinh, trang trí
Tôi sẽ dựa vào học bạ năm trước, dựa vào kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm, tôi sẽ hướng dẫn các em trong ban cán sự lâm thời xây dựng chỉ tiêu học tập.
Công tác chuẩn bị xong thì sẽ tiến hành đại hội lớp chính thức, các thành viên trong lớp sẽ sôi nổi thảo luận các chỉ tiêu, thảo luận về phương pháp học ở lớp, học ở nhà như thế nào cho đạt kết quả.
Tôi còn mời đại diện phụ huynh học sinh của lớp, mời một số em học sinh giỏi ở lớp trên xuống nói qua về cách học thế nào cho tốt các môn như Toán, Lý, Ngữ văn, Anh văn
Khi đã tiến hành các thủ tục nghi lễ đúng chương trình thì ban cán sự mới sẽ tự phân công chức vụ như lớp trưởng, lớp phó học tập, văn thể mỹ, lớp phó lao động và đặc biệt phải bầu ra được các cán sự phụ trách bộ môn như cán sự môn Toán, cán sự môn Lý, cán sự môn Anh văn, cán sự môn Ngữ văn Cho các em khá giỏi tự xung phong kèm cặp giúp đỡ bạn yếu kém theo hình thức “Đôi bạn cùng tiến”.
Chú ý, đại hội không nên tiến hành quá lâu, chỉ kéo dài khoảng bằng một tiết học 45 phút. Khi các em tiến hành nếu có vướng mắc thì giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn nhắc nhở để các em đi đúng chương trình.
Nếu làm như vậy thì mọi thành viên trong lớp đều cảm thấy mình phải có trách nhiệm xây dựng tập thể, có ý thức học tập, đoàn kết cùng giúp nhau học tập.
4. Tổ chức giao lưu sinh hoạt trò chơi, văn nghệ, tập làm ban cán sự, tập làm báo cáo viên, tập làm nhóm trưởng, tập thảo luận nhóm.
Đây là một hoạt động làm thường xuyên, có đổi mới, kết hợp đa dạng các hình thức triển khai.
4.1. Tổ chức trò chơi.
Theo kế hoạch xây dựng trường học thân thiện thì một nội dung không thể thiếu được đó là việc tổ chức các trò chơi trong trường học đặc biệt là tổ chức các trò chơi dân gian. Phòng giáo dục và Đào tạo Chư Sê đã có hướng dẫn triển khai một số trò chơi dân gian xuống cho 2 cấp học là cấp tiểu học và trung học cơ sở, các trò chơi này đã được phân chia triển khai theo các tháng. Các trò chơi này rất hấp dẫn, một số trò chơi thực sự thu hút đông đảo các em tham gia. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trò chơi có thể triển khai cho các em, có loại kết hợp với bài hát, bài thơ, loại kết hợp với hình vẽ, loại vận động, thi đua, chia đội, loại vui chơi giải trí nhanh tay nhanh mắtGiáo viên chủ nhiệm cũng cần chuẩn bị kỹ, nếu trò chơi có bài hát giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững bài hát để chủ động dạy các em hát trước khi thực hiện trò chơi, nếu trò chơi có hình vẽ giáo viên phải tập vẽ hoặc hướng dẫn vẽ cho kỹ, nếu trò chơi có các động tác và dụng cụ thì giáo viên phải thực hiện và chuẩn bị đầy đủ, tập luyện thành thạo.
Cần phải hướng dẫn cụ thể luật chơi một cách ngắn gọn và rõ ràng, khi điều khiển hiệu lệnh cũng phải dứt khoát, rõ ràng, tùy từng trò chơi và thời tiết mà giáo viên có thể cho chơi trong lớp hoặc ngoài sân.
Giáo viên chủ nhiệm cũng cần linh hoạt khi tổ chức các trò chơi này, cần thay đổi linh hoạt tránh nhàm chán, cần phải có một người quản trò tốt, thu hút được mọi thành viên tham gia, phải đảm bảo được tính chất hòa đồng, vui nhộn, tự tin, có thể giáo viên chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn cho các em chơi. 
Khi các em chơi giáo viên chủ nhiệm phải quan sát xem các em có nhiệt tình, năng động khi tham gia chơi hay không, từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Nếu thấy các em cùng đoàn kết để hoàn thành trò chơi, chơi hết mình thì đây chính là điều chúng ta mong đợi, các em sẽ cảm thấy sảng khoái, được thư giãn sau các buổi học, các em được vui chơi với nhau, không còn e dè, e ngại, cảm thấy đến trường là một niềm vui thực sự.
4.2. Tổ chức văn nghệ.
Bên cạnh việc tổ chức các trò chơi, giáo viên chủ nhiệm cũng nên cho các em chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo chủ điểm từng tháng.
Tập luyện văn nghệ để thi đua giữa các tổ, không cần cầu kỳ quá, chỉ cần hát đơn ca, song ca hoặc một tiết mục thể hiện năng khiếu của tổ mình là được. Hoạt động này cũng góp phần tạo không khí thi đua, giúp cho việc học tập rất nhiều.
4.3. Tập làm ban cán sự, tập làm báo cáo viên, tập làm nhóm trưởng, tập thảo luận nhóm
Đây là một việc làm rèn luyện tính mạnh mẽ, tự tin cho các em, khi sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm sẽ đưa ra một đề tài rồi các nhóm thảo luận cử một bạn lên trình bày ý kiến của nhóm mình, sau đó giáo viên cho các nhóm lên bốc thăm một chủ đề mới với yêu cầu giáo viên sẽ gọi bất kỳ một bạn nào trong nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm. 
Các chủ đề có thể rất đa dạng như học ở nhà thế nào là đúng nhất, làm sao học tiếng Anh cho nhanh thuộc, nếu tổ em có một người muốn bỏ học thì em sẽ làm gì?...Thông qua thảo luận các em sẽ hiểu nhau hơn, tự tin hơn, sẵn sàng chia sẻ thông tin với nhau, biết tự chủ trong cuộc sống, sẵn sàng lĩnh hội kiến thức và trình bày điều mình muốn nói, không dựa dẫm vào người khác, chủ động nhận nhiệm vụCũng có thể cho các em luân phiên tập làm ban cán sự, tập điều hành các hoạt động của lớpQua việc tập làm nhóm trưởng, tập làm ban cán sự các em sẽ được bộc lộ mình, được thể hiện mình trước tập thể, là dịp các em trút bỏ nhút nhát hòa mình vào tập thể. Điều đó cũng hỗ trợ rất lớn cho việc học và việc tạo ra mối quan hệ thân thiện.
5. Giúp bạn đến trường.
5.1. Phát động phong trào “Vòng tay bè bạn”.
Khi bắt đầu vào năm học, một số em luôn có mặc cảm tự ti vì mình là con nhà nghèo, chính điều này làm cho các em tự xa lánh các bạn trong lớp và một số bạn trong lớp không thích tiếp xúc với em đó, dần dần em đó sẽ bị tách khỏi tập thể, nếu không có biện pháp kịp thời thì em đó dễ dàng bỏ học.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc hoàn cảnh gia đình của từng em, sau khi điều tra và thấy rằng có em hiện đang không có sách vở, thiếu đồ dùng học tập hoặc không có áo mớiNếu thiếu ít thì sẽ bàn với ban cán sự tổ chức quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, áo trắng tặng cho bạn. Nếu thiếu nhiều có thể đề xuất với Ban giám hiệu, với Liên đội tìm cách hỗ trợ
Đây là một việc làm hết sức tế nhị, thể hiện rõ tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Nếu được sự cho phép của Ban giám hiệu, Hội phụ huynh học sinh có thể đứng ra thành lập quỹ “Hiếu học” của lớp, hội sẽ đứng ra mua ủng hộ tặng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nhưng chăm học.
5.2. Tổ chức học nhóm.
Trên lớp giáo viên chủ nhiệm cần chia tổ sao cho đồng đều số lượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu. Việc này được tiến hành sau khi giáo viên cho các em bốc thăm chỗ ngồi, các em đã biết tên, hiểu sơ qua về nhau thì giáo viên sẽ tiến hành đổi chỗ ngồi, trước khi đổi chỗ giáo viên cần phân tích cho các em thấy tác dụng của việc đổi chỗ là nhằm mục đích các bạn kèm nhau để học, để thi đua các hoạt động phong tràoTổ học tập cũng đồng thời là nhóm học tập ở lớp, nhóm học tập ở lớp có nhiệm vụ cùng trao đổi thảo luận những công việc mà các thầy cô giao trên lớp.
Các nhóm này sẽ bình chọn bầu ra nhóm trưởng, thư ký và các thành viên, nhóm trưởng và thư ký sẽ được bầu luân phiên mỗi người được làm nhóm trưởng 1 tuần, điều này làm cho các thành viên trong nhóm đều tự tin trong việc điều khiển nhóm thảo luận và trình bày các vấn đề của nhóm đưa raĐây là một việc làm hỗ trợ đắc lực cho phương pháp học “lấy học sinh làm trung tâm”; “học sinh tích cực” trong việc học
Ngoài việc chia nhóm học tập trên lớp, căn cứ theo địa bàn cư trú của học sinh giáo viên chủ nhiệm sẽ thành lập các nhóm học tập ở nhà, các thành viên trong nhóm phải ở gần nhà nhau. Việc thành lập nhóm ở nhà sẽ tạo điều kiện để các em dễ trao đổi bài với nhau, thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi bài đột xuất
Các nhóm ở nhà sẽ là động lực cho việc chuẩn bị bài ở nhà rất tốt.
Ví dụ: Nhóm sẽ bàn bạc và phân công tìm cách đi sưu tập các mẫu vật phục vụ cho bài học tới hoặc cùng nhau làm trước một số thí nghiệm dễ, cũng có thể nhóm trưởng sẽ cử một bạn đến hỏi bài các anh chị lớp trên hoặc trao đổi với giáo viên những vấn đề chưa rõ của bài học rồi về trao đổi lại với các thành viên trong nhóm.
6. Tổ chức dã ngoại, thăm bạn khi ốm, thăm gia đình bạn khi gia đình bạn gặp khó khăn, vận động bạn ra lớp, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh.
	Đôi khi trong lớp có một bạn bị ốm phải nằm viện vài ba ngày, hoặc gặp tai nạn gì đó, giáo viên chủ nhiệm có thể trích quỹ lớp mua quà và tổ chức đại diện một số em tới thăm động viên bạn để bạn nhanh khỏi bệnh.
	Việc làm này sẽ tạo tình cảm lớn trong tâm trí học trò, làm cho các em xích lại gần nhau hơn, hiểu được hoàn cảnh gia đình nhau hơn.
	Với đặc thù các trường học ở Tây Nguyên, các em đi học thường không đúng tuổi có em qúa 2 đến 3 tuổi vì nhập học muộn, vì lưu bancho nên các em này thường cao lớn hơn các em trong lớp và khi tâm sinh lý phát triển sẽ cảm thấy mình khác các bạn cho nên muốn nghỉ không đi học. Lúc này việc vận động học sinh ra lớp là cả một vấn đề, giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp nhiều ban ngành như hội cha mẹ học sinh của lớp, ban nhân dân thôn làng của em nghỉ học, ban cán sự lớp, những người bạn thân của bạn đó cùng vào cuộc vận động, động viên, cùng xuống nhà tìm hiểu lý do, tâm sự nhắc nhở để đưa bạn đó ra lớp trở lại, đây là một việc làm ý nghĩa chính trị sâu sắc.
	Ngoài việc đến thăm gia đình học, vận động học sinh ra lớp chúng ta còn có thể tổ chức một số buổi dã ngoại Píc níc, tổ chức một buổi sinh nhật tập thể cho những bạn có ngày sinh trong cùng tháng, sinh hoạt chủ đề ở một địa điểm nào đó gần trường, vườn cây ăn quả hay địa điểm tham quan nào đó.
	Nhưng đây là một công việc hơi khó, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị kỹ, sắp xếp chương trình cụ thể, chi tiết và phải được sự cho phép của Ban giám hiệu hoặc có sự tổ chức của hội phụ huynh học sinh, nếu đi thì cần phải căn dặn các em thật kỹ những tình huống xấu có thể xẩy ra trên đường đi và trong khi tổ chức.
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ
	Qua thực tế việc tạo ra được một lớp học thân thiện theo đúng nghĩa thì không có một hình thức nào được coi là hoàn hảo.
	Đối với các đồng chí giáo viên chủ nhiệm khác thì sẽ có nhiều hình thức tổ chức, nhiều biện pháp thực hiện theo hướng khác, có hiệu quả hơn
	Bản thân tôi cũng đã mạnh dạn, song song kết hợp các hình thức đã nêu, theo đánh giá khách quan của một số thầy cô bộ môn thì học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã có rất nhiều tiến bộ, không khí học tập rất sôi nổi, siêng học, chịu khó học bài ở nhà, các em đã quen với cách học ở bậc học trung học cơ sở, đặc biệt các em đã biết cách tự học.
	Nề nếp của lớp tiến bộ trông thấy, không có em nào vi phạm nội quy lớn, theo đánh giá của ban thi đua, lớp luôn đứng ở tốp đầu khối buổi chiều.
	Trong mọi công việc các em đều nhiệt tình, năng nổ, hăng hái, các em thể hiện rõ tình đoàn kết trong các công việc tập thể, không còn tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa người kinh và người đồng bào dân tộc thiểu số
	Trong học kỳ I vừa qua, tập thể lớp đã vận động được bạn Trần Duy Hùng hay bỏ học ra lớp, tập thể cũng tặng quà tết cho bạn Ramah Nhếp, bạn Ra lan Bất và một số đồ dùng học tập cho các bạn khác
	Nhờ sự kết hợp các hình thức đã nêu chất lựợng học tập của lớp tiến bộ rõ rệt, thể hiện qua kết quả học kỳ I:
-Học lực: Giỏi: 0 em; Khá: 3 em ;Trung bình: 19 em; Yếu: 18 em; Kém: 1 em
-Hạnh kiểm: Tốt: 11 em; Khá: 26 em; Trung bình: 4 em
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
	I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
	Để tạo ra môi trường học tập thân thiện, bản thân tôi tự đúc kết từ thực tiễn và rút ra được 7 bài học sau:
	1. Phải có tâm huyết với giáo dục, khi nhận lớp cần tiến hành tổ chức các hoạt động làm quen, tự giới thiệu, sắp xếp chỗ ngồi 
	2. Bầu ban cán sự lớp, bầu ban cán sự bộ môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban cán sự.
	3. Tổ chức các hoạt động vui chơi như: trò chơi nhỏ, văn nghệ, tập làm ban cán sự, tập thảo luận, tập làm nhóm trưởng
	4. Làm tốt công tác giúp bạn đến trường như: quyên góp tặng bạn, thành lập các tổ nhóm học tập.
	5. Thường xuyên liên hệ với các bậc phụ huynh để cùng tìm biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, nhiệt tình trong công tác vận động học sinh bỏ học ra lớp, tìm biện pháp phòng tránh học sinh bỏ học do mọi nguyên nhân.
	6. Phải vận động được đông đảo các cấp, ngành, các đồng chí giáo viên bộ môn, các bậc phụ huynh cùng vào cuộc để xây dựng thành công kế hoạch “Lớp học thân thiện” mà mình đề ra.
	7. Giáo viên chủ nhiệm phải linh hoạt khi triển khai các hình thức trên để giáo dục học sinh, tranh thủ mọi thời gian có thể như: 15 phút đầu giờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lao động, sinh hoạt cuối tuần.
	II. KIẾN NGHỊ.
	1. Đối với nhà trường:
1.1. Nhà trường cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tìm ra những nhân tố điển hình để tuyên dương khen thưởng và nhân rộng.
1.2. Cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi đến các thôn bản, các bậc phụ huynh, để cùng thực hiện thành công phong trào này.
	1.3. Thành lập quỹ “Hiếu học” để kịp thời mua tặng trang thiết bị, đồ dùng học tậptặng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nhưng chăm ngoan học giỏi.
	2. Đối với ngành.
	Cần tuyên truyền rộng rãi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn xã hội thấy được cái hay, cái tốt của việc tạo ra môi trường học tập thân thiện cho các em.
	3. Kết luận.
	Thực tế cho thấy, việc tôi áp dụng một số hình thức trên vào lớp tôi chủ nhiệm đã có kết quả khả quan, vì thế sáng kiến của tôi có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các lớp trong trường, cũng có thể là tài liệu nghiên cứu đối với những ai quan tâm đến vấn đề này. Đây là một lĩnh vực tương đối mới vì vậy trong quá trình nghiên cứu có thể chưa nêu hết được vấn đề mà thực tế cần. Vì thế tôi rất mong một ai đó cũng sẽ quan tâm và nghiên cứu kỹ vấn đề này hơn nữa.
	Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện”, rất mong quý thầy cô và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
	 Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lý do khách quan.	1
Lý do chủ quan	1
	3. Mục đích, bản chất, đối tượng và PP nghiên cứu của đề tài.	2
PHẦN II: NỘI DUNG	4
Chương I. Cơ sở khoa học của đề tài	4
Chương II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu	6
Chương III. Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện	8 I. Các hình thức chủ yếu.	8
II. Thực hiện các hình thức đã đề ra.	9
Tổ chức buổi sinh hoạt làm quen, tự giới thiệu về mình.	9
Bốc thăm xếp chỗ ngồi.	10
Bầu ban cán sự.	11
 Tổ chức giao lưu sinh hoạt trò chơi, văn nghệ, 	12
Giúp bạn đến trường như: quyên góp tặng bạn, 	14
Tổ chức dã ngoại, thăm bạn khi ốm, 	16
Chương IV. Kết quả	17
PHẦN III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ	18
I. Bài học kinh nghiệm	18
II. Kiến nghị	18
Đối với nhà trường	18
Đối với ngành	19
Kết luận	19

File đính kèm:

  • docSKKN Xay dung lop hoc than thien.doc
Sáng Kiến Liên Quan