Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán cho học sinh Lớp 5

.Cơ sở lý luận:

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định, chẳng hạn như trình tự xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng liên hệ các dữ kiện với nhau, sơ đồ tư duy có thể khai thác tốt cả hai khả năng này của bộ não.

Hình ảnh minh họa cấu trúc của Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy( hay bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, ) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người. Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì.

Sơ đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho sơ đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”.

Theo Tâm lý học, tư duy của trẻ Tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Giai đoạn đầu bậc Tiểu học, tư duy của các em chủ yếu diễn ra trong trường hành động: tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của các giác quan). Trong giai đoạn tiếp theo, trẻ đã chuyển được các hành động phân tích, khái quát, so sánh. từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối tượng thực, chưa thoát ly khỏi chúng. Đó là các thao tác cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong tư duy của nhi đồng là các em đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác về chúng. Trên cơ sở đó, Sơ đồ tư duy giúp học sinh phát hiện vấn đề một cách dễ dàng và ghi nhớ một cách có hệ thống. Mỗi nhánh nhỏ sẽ tác động đến “nấc thang” nhận thức gần nhất của các em.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 8539 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ta tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật mà các em đang có.
+Bước 2 : Học sinh thảo luận nhóm tìm cách tính toán. Sau khi các nhóm tính toán xong, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa «  Hình hộp chữ nhật ».
+ Bước 3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy với các nội dung chính là : Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần.
+ Bước 4 : Học sinh vẽ, khai triển các nhánh của sơ đồ tư duy theo ý của nhóm.
+ Bước 5: Học sinh báo cáo, trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình .
+ Bước 6: Nhận xét, đánh giá, bổ sung thêm cho bạn.
+ Bước 7: Giáo viên chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ, có thể đưa ra sơ đồ tư duy đã chuẩn bị, gọi học sinh đọc lại.
Diện tích toàn phần
S= Cđáy x h
S= Sxq+S đáyx 2
Diện tích xung quanh
S= Sxq+ d x r x 2
S= (d+r)x2 x h
c. Lập sơ đồ tư duy trong việc dạy củng cố, ôn tập kiến thức:
Đối với nội dung bài ôn tập cả mảng kiến thức..hình thức tổ chức thảo luận nhóm theo các bước tương tự như đã nêu ở trên nhưng thời gian dành cho việc đó nhiều hơn. Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ
thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi
bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm
này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ
dàng.
* Ví dụ :  Bài “ Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình”
	Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm vẽ sơ đồ tư duy ghi lại công thức tính chu vi, diện tích một số hình
C = a + b +c
C = (a+b)x2
S = a x b
S = a x h: 2
S = (a + b) x h :2
C = a x 4
Hình học
C = d x 3,14
S = a x a
C = r x 2 x 3,14
S = r x r x 3,14
S = a x h
S = m x n : 2
3.4. Hướng dẫn học sinh học tập độc lập, sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ học tập, phát triển tư duy lôgic.
- Học sinh tự có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc tự học ở nhà, tìm hiểu
trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bìa hoặc để tư duy một vấn đề mới ,qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép.
- Học sinh trực tiếp làm viêc với máy tính, sử dụng phần mềm Mindmap,
phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính trong học tập.
- Trước mắt dùng phấn màu vẽ sơ đồ tư duy lên bảng và sử dụng bút màu vẽ trên giấy, bìa Sau khi Hs tự thiết lập sơ đồ tư duy kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợiý, dẫn dắt của giáo viên dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
 - Điều quan trọng là hướng cho HS có thói quen lập sơ đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, logic.
3.5 Một số hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy:
* Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với sự gợi ý của giáo viên.
* Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
* Hoạt động 3: Học sinh thảo luận bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
* Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh trình bày,thuyết minh về kiến thức đó.
Chú ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho các em về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức. 
3.6 Một số lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy:
  - Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các học sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
 - Cách ghi chép sơ đồ tư duy: 
+ Chữ thuộc nhánh nào thì cùng màu với nét vẽ của nhánh đó. 
+ Suy nghĩ kỹ trước khi viết.
+ Nội dung viết cần ngắn gọn.
+ Viết phải có tổ chức (Tư duy mang tính tổng thể). 
+ Nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần).
 - Những điều cần tránh khi lập sơ đồ tư duy: 
+ Không ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
+ Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
+ Không dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
+ Tránh cầu kì ( tô vẽ nhiều quá) hoặc sơ đồ tư duy đơn giản quá không có thông tin, chỉ có các đề mục.
 - Trong tiết học giáo viên không nên đưa sơ đồ tư duy có sẵn mà phải yêu cầu học sinh tư duy và vẽ được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh sau đó giáo viên chốt lại bằng sơ đồ tư duy của mình nêu cảm thấy cần thiết.
- Biết cách khêu gợi tư duy để học sinh vẽ được sơ đồ tư duy khoa học và hiệu quả. sơ đồ tư duy của một tiết học, một chương hay một chủ đề không nhất thiết phải yêu cầu vẽ tại lớp mà giáo viên có thể giao về nhà để học sinh tư duy, đến buổi học sau giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh kịp thời.
- Sau khi học sinh vẽ xong sơ đồ tư duy thì giáo viên  đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức bài học để học sinh dựa vào sơ đồ tư duy trả lời tốt nhất, từ đó có thể so sánh, đánh giá giữa cáchọc sinh trong lớp.
- Khi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy, giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở lại vì khi đó học mới tư duy có hiệu quả nhất.
3.7 Các bài học trong chương trình môn Toán lớp 5 áp dụng Sơ đồ tư duy:
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
4
So sánh 2 phân số (tt)
7
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ 2 phân số
8
Ôn tập: Phép nhân và phép chia 2 phân số
15
Ôn tập về giải toán
48
Cộng 2 số thập phân
52
Trừ 2 số thập phân
62
Luyện tập chung
73
Luyện tập chung
80
Luyện tập (Giải toán về tỉ số %)
119
Luyện tập chung
120
Luyện tập chung
136
Luyện tập chung
139
Ôn tập về số tự nhiên
150
Ôn tập : Phép cộng
151
Ôn tập: Phép trừ
153
Ôn tập: Phép nhân
155
Ôn tập: Phép chia
159
Ôn tập về tính chu vi, diện tích 1 số hình
161
Ôn tập tính diện tích, thể tích 1 số hình
164
Một số dạng bài toán đã học
3.8.Một số tiết dạy minh họa :
Tiết139: Ôn tập về số tự nhiên
I/ Mục tiêu:
Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho : 2,3,5,9
Học sinh khó khăn làm Bài 1, 2 , Bài 3 cột 1, Bài 5 ( Học sinh năng khiếu làm thêm Bài 3 cột 2, Bài 4)
II/ Chuẩn bị: - Bài giảng điện tử, bảng phụ.
III/ Các hoạt động:
1/ Khởi động: Hát 
2/ Bài cũ: Trò chơi “ Bông hoa Niềm Vui”
- GV hướng dẫn cách chơi, lần lượt 2 HS chọn hoa thực hiện yêu cầu, HS khác NX, GVNX:
 + Đọc số: 14 561
	 + Cho biết số 14 561 thuộc loại số nào?
 a. Phân số b. Số tự nhiên c. Phân số 
3/ Bài mới: 
*/ Giới thiệu bài: Số 14 561 là số tự nhiên. Vậy số tự nhiên có đặc điểm gì, được đọc, viết và so sánh ra sao? Tiết toán hôm nay cô sẽ hướng dẫn cả lớp mình cùng “ Ôn tập về số tự nhiên”. 
* HĐ 1: Ôn tập về cách đọc số, xác định giá trị của các chữ số
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu a, b.
-Nêu lại cách đọc các số tự nhiên.
-Muốn biết giá trị của một chữ số nào đó trong một số, ta căn cứ vào đâu?
- YC HS thảo luận theo cặp (1 phút)
-Tổ chức thi đọc số , NX.
- Nêu giá trị của chữ số 5, NX.
-Cho nhắc lại cách đọc số, xác định giá trị của 1 chữ số.
* HĐ 2: Ôn tập về cách viết số tự nhiên, số chẵn, số lẻ liên tiếp
Bài 2: Gọi 1 Hs đọc yêu cầu
- 2 STN liên tiếp thì hơn(kém) nhau bao nhiêu đơn vị?
- Hai số chẵn liên tiếp thì hơn(kém) nhau bao nhiêu đơn vị?
- Hai số lẻ liên tiếp thì hơn(kém) nhau bao nhiêu đơn vị?
- Cho làm vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS khó khăn, nhắc HS năng khiếu làm xong dùng viết chì làm trước BT3 sgk.
- Tổ chức sửa bài, , NX, chốt kết quả.
- Nhắc lại về 2 số tự nhiên, số chẵn, số lẻ liên tiếp.
* HĐ 2: Ôn tập về cách so sánh 2 STN
Bài 3 ( cột 1): Gọi 1 Hs đọc yêu cầu
- Muốn điền đúng dấu >,<,= ta phải làm gì?
-Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên.
-Chia 2 đội chơi tiếp sức điền >,<,=, 
-NX chéo, giải thích vì sao điền dấu như vậy. GV chốt lại, khen đội thắng.
Bài 5: Gọi 1 Hs đọc yêu cầu
-Nêu dấu hiệu chia hết cho 3,9, 2, 5.
-Cho làm cá nhân vào vở, hỗ trợ HS khó khăn. Nhắc HS năng khiếu làm xong trước có thể làm thêm BT4, GV theo dõi, kiểm tra. 
- Chốt lại dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5, 3 và 5.
4. Củng cố: 
Chia 2 nhóm, yc vẽ sơ đồ tư duy những điều vừa ôn tập về STN( 3 phút) .
-Nhận xét, giới thiệu sơ đồ tư duy Ôn tập về STN
-NX tiết học, dặn Bài 4 sửa vào buổi chiều, chuẩn bị bài sau.
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
-Muốn đọc được số tự nhiên, ta tách số đó thành từng lớp rồi đọc từ trái sang phải, hết mỗi lớp kèm theo tên lớp.
-Muốn biết giá trị của một chữ số nào đó trong một số, ta căn cứ vào vị trí của nó xem nó thuộc hàng nào.
- HS thảo luận cặp, thi đọc: 70 815 ; 975 806; 5 723 600; 472 036 953.
-Đại diện cặp nêu cách xác định giá trị của chữ số 5 trong các số trên , cặp khác NX.
-1 HS nêu lại.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
-2 STN liên tiếp thì hơn(kém) nhau 1 đơn vị.
- Hai số chẵn liên tiếp thì hơn(kém) nhau 2 đơn vị.
- Hai số lẻ liên tiếp thì hơn(kém) nhau 2 đơn vị.
-HS làm vở, 1 HS làm BP trình bày cách làm, lớp NX:
a) Ba số tự nhiên liên tiếp: 
998 ; 999 ;1000 7999 ; 8000 ; 8001 66 665 ; 66 666; 66 667
b) Ba số chẵn liên tiếp: 
98 ; 100 ; 102 996 ; 998 ; 1000 2998 ; 3000 ; 3002
c) Ba số lẻ liên tiếp: 
77 ; 79 ; 81 229 ; 301; 303 1999 ; 2001 ; 2003 
-2 HS nêu lại.
Bài 3 cột 1: 1 HS đọc yc, lớp theo dõi
-Ta phải so sánh các số tự nhiên đã cho.
 - Ta đếm xem số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
+ Nếu 2 số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất.
-2 đội cử người thi tiếp sức:
1 000 >997 6 987 <10 087 7 500 : 10 = 750
-NX chéo, giải thích. bình chọn đội thắng.
Bài 5: 1 HS đọc yc, lớp theo dõi
Vài HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3,9, 2, 5
HS làm vở, 1 HS làm BP, lớp NX, bổ sung.
a)243, 542, 843 chia hết cho 3;
b) 207 , 297 chia hết cho 9;
c) 810 chia hết cho cả 2 và 5;
d) 465 chia hết cho cả 3 và 5; 
-HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5, 3 và 5.
-2 nhóm vẽ sơ đồ tự duy “Ôn tập về STN” vào BP.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX chéo.
TIẾT 159: ÔN TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH.
I. Mục tiêu
 Thuộc công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học và vận dụng vào giải toán. ( Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn). Bài tập cần làm1.3. HS năng khiếu làm thêm bài 2.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ, giấy A0
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập các phép tính với số đo thời gian
-Nhận xét, khen HS làm đúng.
3.Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Hệ thống công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học
-Chia nhóm, phát giấy cho các nhóm, yêu cầu thảo luận vẽ sơ đồ tư duy ghi lại các công thức, diện tích một số hình đã học từ lớp 4 đến lớp 5.
-Tổ chức trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, chốt kiến thức.
* Hoạt động 3: Thực hành.
 Bài 1:
-Hướng dẫn tìm hiểu đề, tóm tắt, giải.
+Muoán tìm chu vi, diện tích khu vöôøn ta caàn bieát gì?
+Chiều dài biết chưa?
+Chiều rộng biết chưa?
-Yêu cầu làm cá nhân vào vở, hỗ trợ HS khó khăn.
-Sửa bài, chốt kết quả.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Bài 3: 
-HD tìm hiểu đề, giải
+Để tính được diện tích hình vuông trên hình vẽ, em tính thế nào?
+Để tính phần tô màu của hình tròn, em tính thế nào?
-Chia nhóm, yêu cầu thảo luận, làm bài 2
-Sửa bài, chốt cách giải.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình vuông, hình tròn.
v Hoạt động 4: Củng cố
-Nhắc lại cách tính chu vi, diện tích 1 số hình đã học.
Nhận xét tiết học, dặn dò.
Hát
2 HS lên bảng tính, lớp nháp, nhận xét:
15 phút 28 giây + 37 phút 55 giây
18 giờ 20 phút – 9 giờ 47 phút
-HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy hệ thống công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn)
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 1:
-1Hs đọc đề, lớp theo dõi.
-Chiều dài và chiều rộng.
-Chiều dài: 120 m
-Chiều rộng =2/3 chiều dài
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ trình bày, lớp nhận xét:
 Chiều rộng khu vườn là:
 120 x2:3=80 (m)
 Chu vi khu vườn là: 
 (120 + 80) x 2 = 400 (m)
 Diện tích khu vườn là:
 120 x 80 = 9600 (m2)
 Đáp số: 400m, 9600m2
HSNK làm thêm B2
Bài 3:
-1 HS đọc đề, lớp theo dõi.
-Tính diện tích 1 tam giác rồi nhân với 4.
-Tính diện tích hình tròn rồi lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông.
-HS thảo luận nhóm làm bảng phụ trình bày, nhận xét chéo:
 Diện tích hình vuông ABCD là:
 ( 4 x 4 : 2) x 4 = 32 (m2)
 Diện tích hình tròn là:
 4 x 4 x3,14= 50, 56 ( m2)
Diện tích phần tô màu của hình tròn là:
 50,56 – 32 = 18,56 (m2)
 Đáp số: 32 m2, 18,56 m2
-2-3 HS nêu .
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:	
Qua việc thực hiện giảng dạy bằng các giải pháp đã trình bày, tôi kiểm tra học sinh một bài tổng hợp để đánh giá chung. Đề kiểm tra do bản thân tôi và cô Trương Thị Thu Thảo- giáo viên dạy lớp 5-điểm Ông Chí-lớp đối chứng cùng thiết kế, thông qua Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường. Mỗi bài kiểm tra sau tác động gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận theo ma trận đề kiểm tra mà phòng giáo dục đã hướng dẫn. Việc chấm bài theo đúng đáp án và thang điểm đã xây dựng.	
Kiểm chứng độ giá trị của các dữ liệu, tôi đã chú ý đến kiểm chứng bằng đánh giá độ đồng quy( xác định các giá trị mốt, trung vị, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) của các dữ liệu, kiểm chứng độc lập tính giá trị xác suất p (T-test), mức độ ảnh hưởng (SMD) và kiểm tra bằng giá trị nội dung của các câu hỏi dựa vào mục tiêu cần đạt và Chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Toán lớp 5, tham khảo ý kiến của các giáo viên trong khối và các giáo viên có kinh nghiệm. Đồng thời kiểm tra độ tương quan của hai tập hợp số điểm kiểm tra trong cùng một nhóm.
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và chính xác, tôi còn sử dụng hình thức đánh giá qua nhận xét của các giáo viên khi dự giờ tiết dạy của tôi và cô Thảo, qua Hội giảng và nhận xét của Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường ( đánh giá ngoài).
Qua khảo sát tôi thấy rằng chất lượng khi có áp dụng các biện pháp giảng dạy đã nêu đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, chất lượng học tập của học sinh cũng đều hơn. Tôi đã thống kê hai kết quả của lớp thực nghiệm (Lớp 5 tôi dạy ở điểm Đoàn 5) có sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và lớp đối chứng ( lớp 5 ở điểm Ông Chí- do cô Trương Thị Thu Thảo dạy) không sử dụng sơ đồ tư duy ( thời điểm cuối tháng 3/2016) như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp thực nghiệm
16
11
68,75
5
31,25
0
0
0
0
Lớp đối chứng
18
6
33.33
7
38,9
5
27,8
0
0
- Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có áp dụng các biện pháp dạy học nâng cao chất lượng môn Toán bằng Sơ đồ tư duy cao hơn hẳn so với tiết dạy không áp dụng phương pháp này. Rõ ràng khi đối chiếu kết quả bài làm của học sinh của hai lớp với đề bài như nhau, tôi thấy chất lượng của lớp 5-diểm Đoàn 5 cao hơn hẳn chất lượng của lớp 5-điểm Ông Chí. Cụ thể khi chấm bài của lớp 5-điểm Đoàn 5 tôi thấy bài làm của các em rất rõ ràng, ít sai sót thể hiện được sự nắm vững tri thức và biết vận dụng những điều đã học trong bài làm của mình. Tỷ lệ học sinh đạt điểm 9,10 tương đối cao, không có điểm dưới 5. 
Kết quả trên cũng đã chứng minh được việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học hợp lý, phù hợp với từng bài sẽ hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, “định vị trong đầu” được các kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, học tốt kiến thức trong sách vở và thực tiễn cuộc sống, sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học.
III.KẾT LUẬN :
1/Tóm lược giải pháp :
Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng Sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học. Để vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy học môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung thì điều quan trọng là giáo viên cần phải hướng cho học sinh có thói quen lập sơ đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic. 
Các yêu cầu quan trọng giáo viên cần nhớ khi hướng dẫn học sinh lập Sơ đồ tư duy:
 + Bước 1. Giới thiệu cho học sinh các yêu cầu chung về cách “ghi chép” có hiệu quả trên sơ đồ tư duy gồm các nội dung sau: 
1) Dùng từ khóa và ý chính
 2) Viết cụm từ, không viết thành câu 
3) Dùng các từ viết tắt. 
4)Có tiêu đề. 
5) Đánh số các ý 
6) Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc, 
7) Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 
8) Sử dụng màu sắc để ghi.
+ Bước 2. Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số sơ đồ tư duy cùng với sự dẫn dắt của giáo viên để các em làm quen. 
+ Bước 3. Tập “đọc hiểu” số sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào số sơ đồ tư duy bất kỳ học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức 
+ Bước 4. Cho học sinh thực hành vẽ số sơ đồ tư duy trên giấy (Vẽ số sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân).	
Như vậy,việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán nói riêng và những môn học khác nói chung ở nhà trường Tiểu học là hoàn toàn hợp lý. Hướng đổi mới này không những nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán mà còn phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay. Việc sử dụng sơ đồ tư duy đổi mới phương pháp dạy học môn học Toán cũng như các môn học khác ở Tiểu học là cần thiết. 
2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng:
- Phạm vi: Sơ đồ tư duy có thể áp dụng được đối với nhiều môn học ở lớp 4, lớp 5. 
-Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 4, lớp 5 trong Trường Tiểu học.
 3/Đề xuất, kiến nghị : 
-Đối với các cấp lãnh đạo: Cần tổ chức nhiều chuyên đề sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới cho các giáo viên trực tiếp đứng lớp chia sẻ, học tập kinh nghiệm. 
- Đối với giáo viên: Mặc dù ở tất cả các môn học ta đều có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học nhưng không phải ở bất cứ bài nào khi sử dụng phương pháp này cũng có hiệu quả như nhau. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ mục tiêu cũng như nội dung cần truyền đạt để quyết định có sử dụng phương pháp này hay không, giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức như mong muốn.
Với kết quả của đề tài này, tôi rất mong sự quan tâm, chia sẻ góp ý của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Các thầy cô giáo dạy Tiểu học có thể nghiên cứu, ứng dụng đề tài này vào việc dạy học các môn học khác để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
	Thuận Bình, ngày 28 tháng 3 năm 2016
 Người viết
	Phạm Thị Tố Vui
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
TÊN SÁCH
NHÀ XUẤT BẢN
NĂM
1
Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán, 
Tạp chí Khoa học Giáo dục
2009
2
Sách giáo khoa môn Toán 5
NXB Giáo dục 
2005
3
Thiết kế bản đồ tư duy giúp HS tự học và tập dượt nghiên cứu toán học
Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ
2010
4
Tài liệu tập huấn: Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học .
Bộ GD&ĐT
2010
5
Dạy tốt, học tốt các môn học bằng BĐTD
NXB Giáo dục
2011
 MỤC LỤC
 —{{{{–
	TRANG
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
	1. Lí do chọn đề tài 4	
	2. Mục đích đề tài	 5
	3. Lịch sử đề tài 5
 4.Phạm vi đề tài 5	 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
	1. Thực trạng đề tài 5
	2. Nội dung cần giải quyết 8
	3. Biện pháp giải quyết 8 
	4. Kết quả chuyển biến của đối tượng 19
 III. KẾT LUẬN 
	1. Tóm lược giải pháp 20
	2. Phạm vi đối tượng áp dụng 21
	3. Kiến nghị, đề xuất 21
	Tài liệu tham khảo 22 
Mục lục 23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_su_dung_so_do_tu_duy.doc
Sáng Kiến Liên Quan