Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non

Mô tả sáng kiến:

+ Về nội dung của sáng kiến:

Tai nạn thương tích là một nguy cơ rất dễ sảy ra trong nhà trường, do sự sơ xuất thiếu kỹ năng của giáo viên trong bao quát, quản lý, do cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn, do trẻ hiếu động, chính vì vậy mà việc đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng cần thiết trong công tác quản lý của mỗi nhà trường.

Trong những năm làm công tác quản lý tại trường mầm non Phú Xuân B, bản thân tôi đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã gặp phải một số khó khăn như sau:

Một số phòng học, nhà vệ sinh đang trong giai đoạn xuống cấp.

Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm bao quát quản lý trẻ, thiếu kỹ năng phòng tránh TNTT thường gặp, chưa biết cách tổ chức, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi khoa học, hợp lý.

Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Đứng trước những khó khăn và nguy cơ mất an toàn như vậy, trong những năm qua và hiện nay để nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON. 
a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Tám
- Ngày tháng năm sinh: 17/05/1974; Nam/nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường MN Phú Xuân B - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
- Chức danh: Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Tám
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Một số giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non 
- Lĩnh vực áp dụng: Công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến: 
Tai nạn thương tích là một nguy cơ rất dễ sảy ra trong nhà trường, do sự sơ xuất thiếu kỹ năng của giáo viên trong bao quát, quản lý, do cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn, do trẻ hiếu động, chính vì vậy mà việc đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng cần thiết trong công tác quản lý của mỗi nhà trường. 
Trong những năm làm công tác quản lý tại trường mầm non Phú Xuân B, bản thân tôi đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã gặp phải một số khó khăn như sau:
Một số phòng học, nhà vệ sinh đang trong giai đoạn xuống cấp.
Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm bao quát quản lý trẻ, thiếu kỹ năng phòng tránh TNTT thường gặp, chưa biết cách tổ chức, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi khoa học, hợp lý.
Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Đứng trước những khó khăn và nguy cơ mất an toàn như vậy, trong những năm qua và hiện nay để nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non. Là Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường Tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” với các giải pháp cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Thực hiện tốt công tác tham mưu để xây dựng CSVC, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo an toàn.
Cơ sở vật chất trong trường mầm non có ảnh hưởng rất lớn đến an toàn của trẻ, vì vậy tôi phân công cho các bộ phận của nhà trường kiểm tra, rà soát các điều kiện cơ sở vật chất, để có kế hoạch tham mưu với địa phương trong việc lát gạch sân trường, lắp đặt hệ thống điện an toàn, sửa chữa đường ống thoát nước nhà vệ sinh để chống trơn trượt, quy hoạch hệ thống sân vườn bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động
Quản lý, sử dụng cân đối các nguồn tài chính trong đơn vị để bổ sung mua sắm thay thế trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với thực tế và an toàn khi sử dụng.
Giải pháp 2: Thưc hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong phòng tránh nguy cơ TNTT cho trẻ em.
Để có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng trong phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi xây dựng kế hoạch tuyên truyền và chỉ đạo CB,GV,NV căn cứ vào kế hoạch nhà trường để xây dựng góc tuyên truyền chung của nhà trường, của nhóm lớp theo tháng, theo từng chủ đề trong năm học về các quy định, quy chế của nhà trường: Quy định đón trả trẻ, quy định chăm sóc nuôi dưỡng trẻ an toàn, quy chế xây dựng môi trường cơ sở vật chất an toàn, quy chế phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường, tuyên truyền các yếu tố, nguy cơ cũng như các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp: bỏng, ngã, đuối nước, điện giật, thất lạc, ngộ độc thực phẩm trên hệ thống truyền thanh của địa phương, qua tờ rơi, tranh ảnh, qua các kỳ họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp qua các giờ đón, trả trẻ, để phụ huynh và công đồng nâng cao ý thức trách nhiệm phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc củng cố cơ sở vật chất nhà trường như san lấp sân vườn, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường.
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT và bồi dưỡng cho CB,GV,NV các nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong nhà trường.
Để thực hiện tốt phòng tránh TNTT cho trẻ em, tôi đã ra quyêt định thành lập Ban chỉ đạo phòng tránh TNTT, Ban chăm sóc sức khỏe của nhà trường, để bàn bạc, trao đổi và thống nhất xây dựng Kế hoạch trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng các mục tiêu: Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ an toàn, xây dựng môi trường cơ sở vật chất an toàn, xây dựng Quy chế trường học an toàn, môi trường học tập an toàn cóthiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát cụ thể để mỗi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm thực hiện và xây dựng trường học an toàn không sảy ra TNTT. Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học có sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đồng thời khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong năm học tiếp theo. Bên cạnh đó tôi luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng cho CB,GV, NV về nội dung phòng tránh TNTT với nhiều hình thức: bồi dưỡng tập trung, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, cung cấp tài liệu với các nội dung; Rèn kỹ năng, thói quen quan sát, quản lý trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, Thói quen thường xuyên kiểm tra sự an toàn của đồ dùng, đồ chơi, loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi sắc nhọn, kỹ năng tổ chức sắp xếp đồ dùng, đồ chơi khoa học, hợp lý, thuận tiện và an toàn, kỹ năng phòng ngừa các yếu tố, nguy cơ gây TNTT, học tập các quy định, quy chế phòng tránh TNTT của nhà trường trong chăm sóc, nuôi dưỡng chú ý tới các nguy cơ: Hóc, sặc, dị vật đường thở
Giải pháp 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường theo quy định
Kiểm tra, đánh giá là hoạt động thường xuyên trong công tác quản lý, vì vậy tôi xây dựng kế hoach kiểm tra PTTNTT theo định kỳ, đột xuất, kiểm tra thường xuyên, và kiểm tra có báo trước với các hình thức: Thăm lớp, dự giờ, kiểm tra trực tiếp với giáo viên, nhân viên theo các nội dung sau:
- Kiểm tra việc tổ chức sắp xếp đồ dùng, đồ chơi khoa học và an toàn tại các nhóm lớp, bếp ăn, phòng y tế, nhà vệ sinh,
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy chế nuôi dưỡng chăm sóc trẻ an toàn, các quy định trong đón trả trẻ của giáo viên
- Kiểm tra cơ sở vật chất, sự an toàn của đồ dùng, đồ chơi để kịp thời bổ sung, thay thế
- Kiểm tra việc thiết lập hệ thống, ghi chép, theo dõi giám sát việc thực hiện phòng tránh TNTT trong nhà trường. Đồng thời giao trách nhiệm cho ban xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích tự đánh giá theo bảng kiểm trường học an toàn, phòng tránh TNTT, báo cáo kết quả phòng tránh TNTT, lập hồ sơ và đề nghị công nhận trường học an toàn
 Trên đây là những giải pháp thực hiện công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường MN Phú Xuân B
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Phú Xuân B
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ Lợi ích kinh tế: Ít tốn kém mà hiệu quả lại cao, Ban giám hiệu nhà
trường chỉ cần làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh và luôn có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ tới toàn thể giáo viên, nhân viên, kết hợp với cách đánh giá khách quan công bằng đội ngũ sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. 
+ Mang lại lợi ích xã hội: Trong những năm qua công tác phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường đã đạt được kết quả nhất định. Nhà
trường nhận được sự tin tưởng cao của phụ huynh học sinh, thấy được ý thức trách nhiệm cao của tập thể sư phạm nhà trường, chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, chất lượng đội ngũ được nâng lên rõ rệt. Công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ luôn luôn được đưa lên hàng đầu. 
Nhà Trường đã làm tốt công tác Tham mưu với địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp, tu sửa phòng học, nhà vệ sinh, lát sân, vườn cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp, an toàn.
Phụ huynh và các hội Phụ nữ, ĐTN đóng góp nhiều ngày công lao động trong việc san lấp sân vườn, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi ngoài trơi với tổng số tiền là: 12.500.000đ
100% giáo viên có kiến thức kỹ năng trong bao quát, quản lý cũng như kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ, xây dựng được môi trường nhà trường, lớp học an toàn, không sảy ra TNTT.
100% học sinh trong trường được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, nhà trường chưa sảy ra trường hợp nào về TNTT và mất an toàn cho trẻ. 
Nhà trường đã được UBND huyện Bình Xuyên cấp giấy chứng nhận "Trường học an toàn” và trở thành một địa chỉ tin cậy đối với phụ huynh học sinh, tăng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp và ăn bán trú tại trường là 100% 
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Thời gian và nhân lực; Tài liệu có liên quan
- Sự làm việc có trách nhiệm của tâp thể CB,GV,NV nhà trường. 
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đã áp dụng tại trường mầm non Phú Xuân B - Bình Xuyên trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Phú Xuân, ngày 26 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
\
Nguyễn Thị Tám

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phong_tranh_tai_nan_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan