Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT

 Hàng năm Sở GD-ĐT Quảng Trị đều có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, năm học này Sở tiếp tục có công văn số 1535/KHGD-ĐT ngày 06/09/2018 về “ Hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ năm học”, trong đó có nội dung tổ chức thi học sinh giỏi trên cơ sở đó phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập; lựa chọn những học sinh có thành tích cao để chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp Quốc gia. Điều này đã đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường và nhất là các Tổ trưởng chuyên môn phải suy nghĩ để tìm ra biện pháp sao cho phù hợp và hiệu quả của bộ môn mình phụ trách.

Người xưa đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung. Trường trung học phổ thông (THPT) Vĩnh Linh được xem là một trong những kho đào tạo ra những nhân tài cho đất nước qua gần 60 năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn xác định việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

 Trong vài năm gần đây, chất lượng giáo dục các mặt của trường THPT Vĩnh Linh có nhiều tiến bộ trong đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo quan tâm rất nhiều, số giải học sinh giỏi cấp tỉnh được tăng lên các năm. Tuy nhiên, số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm không ổn định, chất lượng các giải không cao. Đặc biệt, riêng lẻ ở vài môn số lượng giải còn ít hơn một số trường trong địa bàn Huyện hoặc trong Tỉnh, mà ở một vài môn trong đó có môn Sinh học, đội tuyển học sinh giỏi không đủ số lượng (6em/1môn của đội chính thức). Mặt khác, một số phụ huynh không muốn cho con mình học bồi dưỡng vì nội dung kiến thức học bồi dưỡng và cách ra đề thi không gần gủi với thi trung học phổ thông quốc gia. Vì thế phụ huynh cho rằng học bồi dưỡng học sinh giỏi không thiết thực và hiệu quả Đó là những vấn đề trăn trở mà với trọng trách của người Tổ trưởng chuyên môn của nhà trường tôi phải suy nghĩ tìm ra biện pháp tháo gỡ để bảo đảm sao cho phong trào học tập của học sinh được duy trì tốt nhất và việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phong trào mũi nhọn của nhà trường đạt được kết quả cao nhất, với những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề xuất “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT”.

 

doc23 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạ dày
Co bóp nhào trộn thức ăn với dịch vị, đẩy thức ăn xuống ruột
Tiêt enzim pépsin biến đổi prôtêin ở mức độ nhất định
Gan
Không
Tiết dịch mật nhũ tương hoá mỡ
Tuỵ
Không
Tiết dịch tuỵ chứa các en zim đóng vai trò chủ yếu trong tiêu hoá hoá học ở ruột non
Ruột non
Co bóp tạo lực đẩy thức thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột
Tiết đủ loại enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn (gluxít, lipít, prôtêin) thành chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được(đường đơn a xit amin,glycerin và axít béo tiêu hóa prôtêin
Ruột già
Co bóp tống phân ra ngoài
Tái hấp thụ nước
 Phần B: CÂU HỎI BÀI TẬP.
Câu 1.   So sánh sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào?
Trả lời:
 Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hoá hoá học trong không bào tiêu hoá nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp
Tiêu hoá ngoại nào là tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêuhoá hoá học trong túi tiêu hoá hoặc được tiêu hoá cả về mặt cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá.
Câu 2.   Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
Trả lời:
Trong ống tiêu hoá, dịch tiêu hoá không bị hoà loãng với nước àdễ tiêu hoá
 Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ông tiêu hoá hình thành các bộ phận chuyên hoá, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hoá cơ học, tiêu hóa hoá học, hấp thụ thức ăn. Trong khi đó túi tiêu hoá thì không có sự chuyên hoá như vậy.
Câu 3. Tại sao nói tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Trả lời:
Thức ăn được tiêu hoá bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong lòng ống tiêu hoá. Các chất sau khi được tiêu hoá ngoại bào trong túi tiêu hoá sẽ được tiếp tục đưa vào trong tế bào để tiêu hoá nội bào.
 Câu 4. Trình bày ưu điểm của tiêu hóa bằng túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa và tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa?
Trả lời:
Ưu điểm của tiêu hóa bằng túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào là:
 Nhờ có ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa nên túi tiêu hóa tiêu hóa được con mồi to hơn, nhiều loại thức ăn hơn và tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.
 Ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa :
Thức ăn đi vào theo một chiều nên thức ăn và chất thải không trộn lẫn vào nhau như trong túi tiêu hóa
 Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng như trong túi tiêu hóa
Ống tiêu hóa hình thành các phần khác nhau đảm nhận các chức năng khác nhau, có sự phối hợp tiêu hóa cơ học và hóa học nên hiệu quả tiêu hóa cao hơn
 Câu 5.Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
 Trả lời:
  Sự chuyên hoá về chức năng của các bộ phận trong ống tiêu hoá giúp quá trình tiêu hoá đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: ở miệng có răng, cơ nhai tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học giúp nghiền nhỏ thức ăn, làm tăng diện tích tác dụng của enzim lên thức ăn
Câu 6:Vì sao nói “lôi thôi như cá trôi lòi ruột”?
Trả lời:
 Vì cá trôi là loài động vật ăn thực vật,để có thể tiêu hóa được xenlulozo vốn là chất rất khó tiêu hoá, ruột cá trôi, cá trắm phải rất dài và chia ra nhiều dạ dày.
 Câu 7: Vì sao hàm lượng prôtêin trong cỏ rất ít nhưng các động vật ăn cỏ vẫn phát triển rất bình thường?
Trả lời:
 Thức ăn chủ yếu của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ. 
 Xenlulôzơ chịu sự biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hoá của động vật chủ. 
 Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulôza đẻ tiêu hoá xenlulôzơ, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên các chất sống của bản thân chúng.[FONT="] Chính vi sinh vật là nguồn bổ sung protein cho cơ thể chủ.
Câu 8:Tại sao khi bắt thỏ không được túm ở bụng mà chỉ được túm ở tai?
Trả lời:
 Vì thỏ là loại động vât có dạ dày đơn,trong đó quan trọng nhất là ruột tịt.Khi bắt thỏ nếu ta túm phải ruột tịt thì thỏ sẽ bị rối loạn tiêu hoá hoặc xuất huyết đường ruột gây tử vong cho thỏ vì vậy khi bắt thỏ ta không được túm ở bụng.
Câu 9: 1.Quá trình tiêu hoá quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong các cơ quan nào tiêu hoá nào ?Vì sao? 
 Trả lời:
 Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn chỉ tiêu hóa về mặt cơ học là chủ yếu thôi, chỉ biến đổi về mặt hóa học đối với protein và cacbonhỉđat. Các protein và cacbonhiđrat cũng mới chỉ được biến đổi bước đầu. Chỉ ở ruột mới có đủ tất cả các loại enzim để tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học. 
Câu 10: 
 a)Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng? 
 b) Vai trò chủ yếu của dạ dày trong tiêu hóa thức ăn là gì?
 Trả lời:
a) Thứ ăn không được hấp thu ở dạ dày vì chưa được tiêu hóa hóa học xong. Chỉ mới một phần gluxit và protein được biến đổi thành những hợp chất tương đối đơn giản. 
- Thức ăn được hấp thu mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng vì: 
+ Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản. 
+ Bề mặt hấp thu của ruột tăng lên rất lớn, nhờ các nếp gấp cực nhỏ của niêm mạc ruột mang rất nhiều những lông hấp thu cực nhỏ. 
b) Vai trò chủ yếu của dạ dày: Tiêu hóa cơ học (biến đổi thức ăn thành những phân tử nhỏ) tạo điều kiện cho tiêu hóa hóa học. 
Câu 11: Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hòn sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
 Trả lời:
 Trong mề gà của chim, gà thường có những hòn sỏi vì chim, gà không có răng để nhai và nghiền thức ăn. Chúng thường nuốt thêm những hòn sỏi, có tác dụng giúp nghiền nhỏ thức ăn khi thức ăn được lớp cơ chắc khỏe của mề co bóp thức ăn.
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. MỤC ĐICH THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài nói riêng và trong dạy học nói chung. Ở đây, thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.
Quá trình này còn cho phép thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh về thực trạng giảng dạy môn Sinh học và hiệu quả của các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học tại trường THPT Vĩnh Linh làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài.
II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bằng câu hỏi tự luận, sau đó sử dụng phương pháp phân tích định lượng, định tính kết quả thực nghiệm. 
 - Về việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên:
Đối với học sinh đội tuyển học sinh giỏi sau khi kết thúc mỗi chuyên đề chúng tôi đã khảo sát bằng chấm điểm.
Sau khi định hướng về cấu trúc và nội dung yêu cầu học sinh tìm kiếm, sưu tầm tài liệu, tư liệu, và trả lời các câu hỏi bài tập mà giáo viên đã cho trước.
Học sinh chia theo các nhóm, thảo luận hoàn chỉnh từng phần sau đó gửi vào email của lớp đội tuyển, sau đó đến buổi học bồi dưỡng các em sẽ trình bày ý kiến và cùng các nhóm góp ý thảo luận, sau đó giáo viên chuẩn hóa để trở thành tài liệu, tư liệu học tập cho cả đội.
Cứ sau khi hoàn thành một chủ đề tôi tiến hành kiểm tra đánh giá các em trong đội tuyển. Những năm vừa qua tôi phụ trách ôn tập phần sinh lí động vật ở chương I- phần “ chuyển hóa năng lượng ở động vật” tôi đã tiến hành như sau: 
Cấu trúc đề kiểm tra sinh lí động vật do tôi phụ trách đã tiến hành kiểm tra đánh giá như sau: ( Xem phần phụ lục) 
 * Kết quả bài kiểm tra: đều đạt từ loại Khá, Giỏi trở lên, đây là những tình huống mà học sinh đã được trải nghiệm, tiếp thu vận dụng để trả lời các câu hỏi và tình huống đặt ra.
 Một điểm cũng hết sức quan trọng khảo sát lấy ý kiến của học sinh thông qua phiếu điều tra về việc tham gia bồi dưỡng cho đội học sinh giỏi của giáo viên trong tổ chuyên môn.
 Với vai trò trách nhiệm là Tổ trường chuyên môn, việc lấy ý kiến từ đội tuyển học sinh giỏi là rất quan trọng, đây là kênh thông tin phản hồi giúp cho tổ trưởng chuyên môn có những điều chỉnh kịp thời cũng như lựa chọn phân công việc bồi dưỡng cho giáo viên làm sao đáp ứng được nguyện vọng của học sinh nâng cao chất lượng bộ môn. 
 Việc thu thập thông tin theo chiều ngược lại từ đội tuyển học sinh giỏi, không làm căn cứ để phê bình, xếp loại, đánh giá giáo viên trong tổ mà giúp cho tổ trưởng chuyên môn cũng như giáo viên trong tổ chuyên môn không ngừng rèn luyện chuyên môn, cập nhật kiến thức, và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tổ chuyên môn và uy tính của giáo viên trước học sinh cũng như nhà trường và xã hội. 
 “ Dưới đây là mẫu phiếu tham khảo mà bản thân tôi sử dụng để thu thập thông tin từ đội tuyển học sinh giỏi qua các năm”
TT
Giáo viên
Nội dung phụ trách bồi dưỡng
Phương pháp giảng dạy
Tinh thần giảng dạy đội tuyển 
Hiểu 
Dễ hiểu 
Tốt
Chưa nhiệt tình
Nhiệt tình
1
Nguyễn Định
2
Lê Hoàng Bắc
3
Bùi Thị Lan Hương
4
Phan Thị Ngọc Lan
5
Nguyễn.T.Thanh Hải
 - Về việc đổi mới phương pháp học của học sinh:
	Năm học 2009 - 2010, tôi bắt đầu được giao phụ trách đội tuyển thi học sinh giỏi môn Sinh học. Tôi luôn chú trọng việc tự học của học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng, vì thế ngay từ năm học 2013 - 2014, tôi đã có ý tưởng giao chuyên đề cho học sinh nghiên cứu và viết thành đề cương để trao đổi (áp dụng cho cả lớp 11 và 12). Nhìn chung, theo các em đánh giá, đây thực sự là một giải pháp tốt, bởi khi mỗi em được giao một chuyên đề để hoàn thiện thì nội dung kiến thức sẽ sâu sắc hơn và là nguồn tư liệu tốt cho các bạn trong đội tuyển.
Tuy nhiên, giải pháp trên vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Trước hết là sự không đồng đều về năng lực của các em trong đội tuyển.
- Thứ hai, có nhiều đơn vị kiến thức của bạn biên soạn nhưng các em chưa thực sự hiểu một cách kỹ lưỡng, trong khi đó các em lại e ngại không dám hỏi bạn.
	Chính vì thế, bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, kế thừa những kết quả thu được của giải pháp cũ đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tôi đã mạnh dạn xây dựng một giải pháp tự học cho học sinh đội tuyển. 
Thực tế đã cho thấy, kết quả thi học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước và đã có những em học sinh đạt được kết quả cao giải nhất cấp tỉnh, giải nhất đồng đội tỉnh . Đây là minh chứng cho thấy những giải pháp mà tôi đã xây dựng và thực hiện thực sự đã đạt được những hiệu quả không nhỏ.
III. HIỆU QUẢ DO ĐỀ TÀI ĐEM LẠI
Các giải pháp trên đã có tác dụng kích thích học sinh giỏi niềm đam mê học tập, khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức, khả năng tự khẳng định để trở thành những nhân tài cho quê hương và đất nước. Theo quan điểm của tôi, một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong nghề dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm năng trong học sinh. Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp trên đã thực sự nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. Có thể đánh giá một cách khái quát về hiệu quả của sáng kiến như sau:
1. Nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Hiện nay, hầu hết các giáo viên trong tổ đều đã có ít nhất một chuyên đề để bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Thắp lên được ngọn lửa đam mê và nâng cao năng lực tự học của học sinh nói chung và học sinh trong đội tuyển thi học sinh giỏi nói riêng.
3. Bằng giải pháp hướng dẫn học sinh giỏi tự viết chuyên đề và trao đổi chia sẽ cho nhau, bản thân người phụ trách đội cũng như bản thân là một người Tổ trưởng như tôi đã đỡ vất vả hơn rất nhiều mà hiệu quả công việc lại nâng lên một cách rõ rệt.
4. Xây dựng được những tài liệu có giá trị về phương pháp tự học của học sinh, các giáo án có vận dụng đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Những con số về kết quả của các kì thi của đội tuyển học sinh giỏi 12 cấp Tỉnh môn Sinh do tôi có tham gia trực tiếp bồi dưỡng , chỉ đạo (cùng với một giáo viên khác) trong những năm gần đây cũng là những minh chứng cho hiệu quả đã đạt được của đề tài:
Năm học 
Số lượng giải 
Nhất 
Nhì 
Ba
Khuyến khích
Giải đồng đội
2015 - 2016
6
1
4
1
Nhất
2016 - 2017
6
4
2
Khuyến khích
2017 - 2018
6
1
1
2
2
Ba
2018 - 2019
9
1
3
4
1
Nhất
“Trong những năm học từ 2015- 2018 nhà trường chỉ cho 6 em của đội chính thức tham dự thi, từ năm học 2018 – 2019 cho thêm 3 học sinh tự do cùng tham gia”.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
	Xây dựng và vận dụng các giải pháp trên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã giải quyết được những vấn đề sau:
 	1. Nghiên cứu và phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi một cách có hệ thống đã giúp xây dựng các giải pháp một cách hợp lí và khoa học.
2. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tỉnh . Các giải pháp này sẽ là những kinh nghiệm quý báu và là nguồn tư liệu tốt để giáo viên có thể tham khảo, vận dụng trong thực tiễn dạy học, chủ yếu là cho đối tượng học sinh giỏi.
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định việc áp dụng các giải pháp này trong công tác bồi dưỡng học sinh là hiệu quả. 
II. KIẾN NGHỊ
- Cơ sở: 
Tạo điều kiện để giáo viên và học sinh được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức học sinh giỏi, tăng cường nguồn kinh phí để hỗ trợ kinh phí cho giáo viên bồi dưỡng và tăng tiền thưởng cho học sinh khi đạt giải cấp Tỉnh và cấp quốc gia.
- Cấp trên: 
+ Tổ chức các buổi thảo luận về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng theo chuyên đề giữa các trường có tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi trong tỉnh hoặc theo cụm. 
+ Có nhiều chính sách ưu đãi cho giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao và cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi.
 Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT Vĩnh Linh, xin mạnh dạn chia sẻ với các đồng nghiệp. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm và của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Vĩnh Linh, ngày 15 tháng 5 năm 2019 
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 NGUYỄN ĐỊNH
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá Hoành (1980) “Lí luận dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998) 
2. “Lý luận dạy học Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006) “Đổi mới phương pháp dạy học”...
3. Bộ đề thi THPT Quốc gia và học sinh giỏi quốc gia của Bộ GD&ĐT qua các năm.
4. Bộ sách tham khảo về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10,11,12 do các tác giả biên soạn như: Vũ Đức Lưu; Phan Khắc Nghệ; Đỗ Mạnh Hùng..... 
5. Tuyển tập đề thi Olympic sinh học từ năm 2009 – 2018.
6. Tư liệu tham khảo qua các kênh thư viện đề thi, bach kim............. 
 PHỤ LỤC
SƠ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT VĨNH LINH
 (Đề thi 02 trang)
ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI HSG PHẦN SINH LÍ 
 ĐỘNG VẬT 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề	 
 Ngày thi 10/8/2018
 Câu 1:(2,0 điểm)	
 Ở những người bị bệnh tiểu đường, cơ thể họ luôn thải đường qua nước tiểu nhưng thực chất cơ thể lại thiếu đường. Hãy giải thích hiện tượng trên? 
 Câu 2 (2 điểm): 
 Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Ở dạy dày người tất cả các chất đều được tiêu hóa cơ học, riêng protein có thêm quá trình tiêu hóa hóa học.
b) Chim bồ câu không có túi mật vì nó không cần dịch mật cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
c) Các tuyến tiêu hóa đều có thể tiết enzim tiêu hóa thức ăn.
d) Chim hô hấp bằng hệ thống ống khí phân nhánh đến tận từng tế bào, do vậy cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động bay lượn.
 Câu 3: (1,5 điểm): 
a) Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn?
b) Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi thi đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì với vận động viên?
c) Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát?
 Câu 4 : (2,0 điểm)
a)Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng? 
b) Vai trò chủ yếu của dạ dày trong tiêu hóa thức ăn là gì?
 Câu 5 : (2,0 điểm)
a) Dựa vào kiến thức về hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh của côn trùng, em hãy giải thích tại sao loài gián sau khi bị tách đầu ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng sống thêm được khoảng 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước? 
b) Hai nam thanh niên cùng độ tuổi, có sức khoẻ tương đương nhau và không mắc bệnh tật gì. Một người thường xuyên luyện tập thể thao, còn người kia thì không luyện tập. Ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim và lưu lượng tim ở người thường xuyên luyện tập thể thao giống và khác so với ở người không luyện tập như thế nào? Vì sao?
 Câu 6 : (2,0 điểm)
a) Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng NaCl và nước vượt quá nhu cầu của cơ thể. Hãy cho biết ở người này:
Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu thay đổi như thế nào? Giải thích.
b) Phân tích những đặc điểm độc đáo có ở cả bề mặt trao đổi khí của cá xương và chim mà thú không có được, giúp cá xương và chim trao đổi khí hiệu quả với môi trường.
 Câu 7 (2 điểm): 
1. Nghiên cứu về huyết áp hãy cho biết:
a) Sự chênh lệch huyết áp giữa các phần khác nhau của hệ mạch có ý nghĩa gì? Nếu một người bị mất máu làm mất sự chênh lệch huyết áp ở 2 đầu hệ mạch sẽ dẫn đến hậu quả gì?
 b) Trong toàn bộ hệ mạch huyết áp giảm đi nhiều ở phần nào? Giải thích nguyên nhân?
 2.Tại sao vận động viên sau khi thi đấu được khuyến cáo nên tiếp tục duy trì trạng thái vận động tiếp để “hạ nhiệt” đến khi nhịp tim đạt tới mức lúc nghỉ ngơi, chứ không nên dừng vận động đột ngột?
Câu 8 (2 điểm): 
 a) Một cụ già phải vào khoa cấp cứu vì vừa trải qua một trận đi tháo nặng. Da cụ rất xanh xao, nhịp mạch nhanh, huyết áp tụt 80/50 mmHg, đi đứng không vững. Theo em phải sử dụng biện pháp nào trong các biện pháp sau: truyền máu, truyền dung dịch đẳng trương, truyền dung dịch tương tự giao cảm, dùng chất kháng histamin. Giải thích?
b)Thuốc Acetozolaminde là loại thuộc lợi tiểu, thuốc này ức chế hoạt động của enzim cacbonic anhydrase trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế hoạt động của enzim này lại gây tăng thải Na+ qua nước tiểu, tăng pH nước tiểu và thải nhiều nước tiểu?
Câu 9. 2 điểm): 
 Cho bảng nhịp tim của thú:
Động vật
Nhịp tim/ phút
Voi
25 – 40
Trâu
40 – 50
Bò
50 – 70
Lợn
60 – 90
Mèo
110 – 130
Chuột
720 – 780
a)Em hãy cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể?
b)Giải thích tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?
Câu 10(2,5 điểm): 
a)Dựa vào kiến thức về quá trình phân giải prôtêin ở dạ dày, hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu bơm ion H+ của tế bào đỉnh ở trạng thái: 
- Hoạt động bình thường.	
- Không hoạt động.
b)Hoạt động của tim thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau, giải thích cơ chế?
- Khi hoạt động cơ bắp mạnh.
- Khi đang nằm ngửa, đứng dậy nhanh
c)Ở người bình thường, huyết áp ở mao mạch phổi là 5 - 10mmHg còn huyết áp ở mao mạch thận là 60mmHg. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy. Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì?
d)Khi người ta uống rượu hoặc uống cà phê thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng lên so với lúc bình thường? Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này khác nhau như thế nào?
	 .....HẾT.
 MỤC LỤC 
MỤC
TÊN MỤC
TRANG
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1
 Lí do chọ đề tài 
1
2
Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
1
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
1
4
Phương pháp nghiên cứu
2
5
Thời gian thực hiện đề tài
2
II
PHẦN NỘI DUNG:
2
1
CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN 
3
1.1
Cơ sở lý luận
3
1.2
Cơ sở thực tiễn
3
1.3
Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT......
4
2
CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 
5
2.1
Nội dung chương trình và tài liệu 
5
2.2
Bồi dưỡng đội ngủ.
6
2.3
Phát hiện học sinh có năng lực.
6
2.4
Phương pháp dạy của thầy và học của trò.
7
III
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
7
3.1
Mục đích thực nghiệm 
21
3.2
Kết quả thực nghiệm
21
3.3
Hiệu quả đề tài mang lại
22
IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
24
4.1
Kết luận 
24
4.2
Kiến nghị
24
V
TÀI LIỆU THAM KHẢO
25
VI
PHỤ LỤC
26

File đính kèm:

  • docSinhhoc_dinh_THPTVinhLinh_515111e805.doc
Sáng Kiến Liên Quan