Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông

Sự cần thiết phải kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và đội

ngũ giáo viên trong trường học

- Cảm xúc của cán bộ quản lý, giáo viên nói chung không chỉ xảy ra trong

các hoạt động tâm lý của cá nhân mà còn liên quan đến cảm xúc qua sự tương

tác với cá nhân khác và ảnh hưởng bởi môi trường xã hội. Trường học và lớp

học là môi trường có những cảm cảm xúc phức tạp mà cán bộ quản lý, giáo viên

thường xuyên trải nghiệm với đa dạng đối tượng: các em học sinh, phụ huynh,

đồng nghiệp và lãnh đạo.

- Mô hình cảm xúc của cán bộ quản lý, giáo viên bao gồm 05 chiều: niềm

vui, tình yêu, nỗi buồn, tức giận, và sợ hãi. Tình yêu - đề cập đến hạnh phúc của

giáo viên vì lòng nhiệt huyết với công việc giảng dạy – một ngành nghề nhận

được sự tôn trọng của cả xã hội, sự ổn định trong công việc và niềm hạnh phúc

chứng kiến từng giai đoạn phát triển nhận thức của học sinh. Nỗi buồn - mô tả

giáo viên cảm thấy không vui vì những nỗ lực của mình có thể lãnh đạo không

công nhận hay khen thưởng, thái độ không thân thiện và hợp tác của học sinh.

Tức giận - đề cập đến giáo viên đang bực mình vì áp lực từ trường học và giáo

dục, một số tiêu cực và sự yếu kém của học sinh. Sợ hãi - bao gồm bảy các vấn

đề liên quan đến vấn đề của học sinh, sự cạnh tranh trong số các đồng nghiệp,

kỳ vọng quá cao của nhà trường hay phụ huynh học sinh, sự mất cân bằng của

cuộc sống và công việc. (Theo J.Chen/Teaching and Teacher Education, 2016).

- Để ứng xử linh hoạt trong môi trường đó, cán bộ quản lý, giáo viên buộc

phải học cách quản lý cảm xúc để hoàn thành tốt vai trò của một người hướng

dẫn học sinh và tạo mối quan hệ tốt đối với những người xung quanh. Tuy

nhiên, đối với những nhà trường còn tồn tại những cảm xúc tiêu cực trong cán

bộ quản lý, giáo viên thì chưa thể gọi là “trường học hạnh phúc”.

+ Chương trình học cùng với việc thi cử đã tạo ra áp lực và căng thẳng

không chỉ học sinh mà cả giáo viên. Các thầy, cô giáo nhiều lúc cũng đang phải

“gồng mình” để truyền tải bài học sao cho đúng tiến độ chương trình mà vẫn14

phải đảm bảo được chất lượng bài giảng. Chính áp lực đó đã vô hình khiến

không ít giáo viên căng thẳng, lo lắng. Và sự bất an luôn thường trực trong họ,

hàng loạt những câu hỏi nghi vấn “liệu các em có hiểu bài giảng không? Có làm

bài tập về nhà đầy đủ không? Có làm theo sự hướng dẫn của mình không?”.

quanh quẩn/xuất hiện/ám ảnh trong đầu họ, từ đó họ hình thành thói quen kiểm

soát giáo viên, kiểm soát bài vở học sinh, có đôi lúc họ ở trong một tình trạng

“khó xử” để hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình trong nhiều tình huống

khác nhau.

+ Giáo viên căng thẳng, áp lực, liệu học sinh có được thoải mái, vui vẻ?

Hay cảm xúc tiêu cực đó sẽ “lan truyền” tới chính học sinh của mình? Và, lớp

học liệu có “hạnh phúc” hay không khi cả giáo viên và học sinh đểu trong tâm

thái lo lắng, căng thẳng như vậy? Có nhiều cách để phân loại cảm xúc, nhưng

cảm xúc tích cực và tiêu cực là 2 loại cảm xúc được nhiều tài liệu nhắc đến

nhiều nhất. Loại cảm xúc tiêu cực của giáo viên bị ảnh hưởng bởi những áp lực

trong môi trường mà giáo viên đang phải đối mặt. Loại cảm xúc này ảnh hưởng

và tác động đến chính những đối tượng trong môi trường đó: học sinh, đồng

nghiệp Vì vậy, cảm xúc của giáo viên không tồn tại một cách cá nhân trong

môi trường độc lập, thay vào đó, chúng liên quan đến các “giao dịch cảm xúc”

với các cá nhân và cộng đồng trong môi trường sư phạm.

pdf48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân và cần nhận ra 
nhược điểm để khắc phục nó. Nếu mình càng xấu hổ, bối rối sẽ càng bị chế 
nhạo, nếu mình tự tin và biến nhược điểm thành 1 điều hài hước thì người khác 
sẽ thấy là điều bình thường. 
- Thoát khỏi tình huống: lùi lại và đếm đến 10 - hít thở sâu - đi một đoạn 
để thả lỏng, lấy lại bình tĩnh. 
- Giao tiếp quyết đoán (thể hiện cảm xúc bằng lời nói không mang tính 
công kích người khác): “Thầy biết tật nói ngọng của thầy chắc chắn sẽ làm các 
em cảm thấy buồn cười. Thầy đang cảm thấy rất xấu hổ và bối rối, mỗi lần như 
thế thầy đều nghĩ đến câu nói của con gái thầy để an ủi bản thân: “bố nói ngọng 
nhưng con vẫn yêu bố nhất quả đất”. Thầy muốn các em biết rằng thầy biết điều 
đó và hằng ngày thầy vẫn đang nỗ lực luyện tập để nhanh chóng khắc phục được 
tật nói ngọng này, thầy không kỳ vọng được các em yêu nhất quả đất nhưng thầy 
mong các em thông cảm cho thầy, các em có đồng ý không?” 
+ Bước 4: Quyết tâm nỗ lực rèn luyện để khắc phục tật nói ngọng, đồng 
thời trau dồi, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn để giờ dạy ngày càng hấp 
dẫn hơn với học sinh. 
2.Tình huống giữa giáo viên - giáo viên 
 Tình huống 3: Một lần do anh/chị bị ốm phải nghỉ dạy, 1 đồng nghiệp 
dạy thay cho anh/chị 1 buổi. Sau khi khỏi ốm anh/chị đi làm thì tình cờ nghe 
được người đồng nghiệp đó nói xấu anh/chị dạy không ra gì để học sinh không 
hiểu bài với các đồng nghiệp khác. Anh/chị rất tức giận, anh/chị sẽ làm gì? 
- Cảm xúc đặc trưng của GV trong tình huống: tức giận 
- Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc: 
+ Bước 1: Nhận ra được anh/chị đang cảm thấy tức giận 
+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chị tức giận là vì bị đồng nghiệp nói xấu 
+ Bước 3: thực hiện: 
- Thoát khỏi tình huống: Lùi lại và đếm đến 10 - Hít thở sâu, nhẹ nhàng - 
Bỏ đi chỗ khác để bình tĩnh lại. 
- Giao tiếp quyết đoán (Thể hiện cảm xúc bằng lời nói không mang tính 
công kích đồng nghiệp): Lựa chọn một thời điểm thích hợp để nói chuyện với 
đồng nghiệp: “Mìnhrất cảm ơn cậu đã dạy giúp mình 1 buổi khi mình bị ốm 
38 
nhưng mình đãcảm thấy thực sự rất tức giận khi vô tình nghe thấy cuộc nói 
chuyện hôm trước của cậu với các đồng nghiệp khác về chuyên môn của mình. 
Nếu bạn nhận thấy hoặc nghe thấy ai nói chuyên môn của mình có vấn đề và có 
cơ sở/bằng chứng chính xác về điều đó, mình muốn được nghe góp ý trực tiếp từ 
bạn để tiếp thu và điều chỉnh”. 
+ Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác của thông tin bằng cách lấy phản 
hồi từ phía học sinh của lớp đó để điều chỉnh và thay đổi phương pháp giảng 
dạy cho phù hợp với trình độ của học sinh. Đồng thời thường xuyên tự học, trau 
dồi, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. 
 Tình huống 4: Anh/chị là một giáo viên dạy Toán mới ra trường, trong 
một giờ dạy anh/chị đã giải sai 01 bài toán nên dù học sinh đã làm đúng, anh/chị 
buộc các em làm lại bài sửa theo cô, học sinh làm theo và không có ý kiến gì. 
Một giáo viên lớn tuổi, có kinh nghiệm biết chuyện đã khuyên anh/chị phải nhận 
lỗi và sửa sai trước học sinhnhưng anh/chị muốn làm lơ đi để không ai biết 
chuyện, anh/chị cảm thấy rất căng thẳng, buồn rầu và lo sợ sẽ bị mất uy tín nếu 
học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp biết chuyện. 
- Cảm xúc đặc trưng của GV trong tình huống: căng thẳng, buồn rầu và lo sợ. 
- Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc: 
+ Bước 1: Nhận ra được anh/chị đang cảm thấy căng thẳng, buồn rầu và 
lo sợ; 
+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chịcăng thẳng, buồn rầu và lo sợ là vì mình đã 
dạy sai, sợ học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và nhà trường biết sẽ ảnh hưởng 
đến uy tín chuyên môn của anh/chị. 
+ Bước 3: Có thể sử dụng các kỹ thuật /biện pháp sau: 
- Điều chỉnh nhận thức: 
Giáo dục là một khoa học, hơn nữa môn Toán là môn khoa học với độ 
chính xác tuyệt đối, nên không thể chấp nhận sự sai số, nếu hiện tại che dấu chỗ 
sai thì đến 1 lúc nào đó mọi người sẽ thấy chỗ sai và như vậy sẽ càng làm giảm 
sút uy tín người giáo viên. 
Giáo viên cũng là 1 người bình thường, không phải là người không thể có 
sai sót, điều quan trọng là nhận ra sai sót và điều chỉnh để hướng đến sự hoàn 
thiện, hoàn mỹ hơn. Vì vậy, giáo viên nên sẵn sàng nhận sai sót của mình trước 
học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh và điều chỉnh lại. Điều đó sẽ không làm 
giảm mà ngược lại sẽ làm tăng thêm sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh đối 
với người giáo viên. 
- Hướng xử lý tình huống: nhận lỗi trước học sinh (hoặc phụ huynh, đồng 
nghiệp); hướng dẫn cách giải đúng để học sinh hiểu và sửa lại; báo cáo với tổ bộ 
39 
môn về lỗi sai của mình và cam kết sẽ sửa đổi, khắc phục. 
+ Bước 4: xem lại chuyên môn của bản thân. Tăng cường dự giờ, học hỏi 
thêm chuyên môn ở các đồng nghiệp khác, đồng thời thường xuyên tự học, bồi 
dưỡng nâng cao chuyên môn của bản thân. 
3. Tình huống giữa giáo viên - cha mẹ học sinh 
 Tình huống 5: Học sinh trong giờ ra chơi, xô xát với nhau gây thương 
tích. Phụ huynh đến trườngđổ hết lỗi cho giáo viên, có những lời xúc phạm đến 
giáo viên, lên án, phê phán giáo viên quản lý kém, thiếu trách nhiệm, không 
quan tâm đến con họ. Trong trường hợp đó giáo viên sẽ phải xử lý như thế nào? 
- Cảm xúc đặc trưng của GV trong tình huống: bực bội và tức giận 
- Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc: 
+ Bước 1: Nhận ra được anh/chị đang cảm thấy bực bội và tức giận 
+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chịbực bội và tức giận là vì phụ huynh không 
tôn trọng, xúc phạm giáo viên 
+ Bước 3: Có thể sử dụng các kỹ thuật /biện pháp sau: 
- Điều chỉnh nhận thức: 
Trẻ con hiếu động chơi với nhau và ngã hay xây xát là điều khó tránh khỏi 
và không phải bao giờ bạn cũng bao quát được. Lớp học đông, nhiều trẻ rất 
nghịch ngợm và hiếu động, việc xô xát giữa các trẻ là khó tránh. Đó là sự việc 
ngoài ý muốn nhưng giáo viên cũng có 1 phần trách nhiệm khi để xảy ra sự việc 
Bố mẹ đều rất thương con, khi nhìn thấy con bị đau phụ huynh sẽ rất xót 
con cái họ nên họ có thể nóng giận, không giữ được bình tĩnh dẫn đến có những 
lời xúc phạm đến giáo viên là điều dễ hiểu, có thể thông cảm được. 
- Thoát khỏi tình huống: Lùi lại và đếm đến 10 - Hít thật sâu - Đi một 
đoạn/bỏ ra ngoài để thả lỏng, lấy lại bình tĩnh. 
- Hướng xử lý tình huống: 
Bày tỏ sự cảm thông và có lời xin lỗi đến phụ huynh và giải thích cho phụ 
huynh hiểu rằng đó là sự cố ngoài ý muốn 
Quan tâm sát sao đến học sinh đó như bôi thuốc, gọi điện hay đến nhà học 
sinh để xem diễn biến bệnh của bé có nghiêm trọng không. Với sự quan tâm sát 
sao tới học sinh của giáo viên thì phụ huynh cũng yên tâm hơn và sẽ thấy được 
bạn là 1 người giáo viên có trách nhiệm 
+ Bước 4: Xem lại cách quản lý học sinh trong giờ ra chơi để đảm bảo an 
toàn cho các em. Tăng cường giáo dục các giá trị sống cho các em như: yêu 
thương, tôn trọng. 
Tình huống 6: Anh/chị phạt nhầm học sinh khiến học sinh bị bố đánh, 
sau đó em bỏ học, khi biết tường tận sự việc phụ huynh đã dọa sẽ kiện anh/chị 
40 
lên Hội đồng trường và Phòng giáo dục huyện. Anh/chị rất căng thẳng, buồn rầu 
và lo lắng, anh/chị sẽ làm gì? 
- Cảm xúc đặc trưng của giáo viên trong tình huống: căng thẳng, buồn rầu 
và lo lắng; 
- Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc: 
+ Bước 1: Nhận ra được anh/chị đang cảm thấy căng thẳng, buồn rầu và 
lo lắng; 
+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chịcăng thẳng, buồn rầu và lo lắng là vì anh/chị 
cảm thấy mình có lỗi khi đã trách phạt nhầm học sinh, tại sơ suất của mình 
khiến học sinh bỏ học 
+ Bước 3: thực hiện: 
- Điều chỉnh nhận thức: 
Không ai hoàn hảo cả, ai cũng có lúc mắc phải sai lầm 
Học sinh bỏ học sau khi bị bố đánh, anh/chị có phần lớn trách nhiệm 
nhưng căng thẳng, buồn rầu và lo lắng không giải quyết được vấn đề, vấn đề là 
phải tập trung tìm cách khắc phục, sửa chữa sai lầm 
- Thư giãn: Hít thở sâu, nhẹ nhàng để bình tĩnh 
- Xử lý tình huống: Bày tỏ cảm xúc lo lắng, hối hận và xin lỗi gia đình và 
giải thíchsự việc đã xảy ra; nỗ lực thuyết phụchọc sinh quay trở lại trường học; 
xin lỗi học sinh trước tập thể, nhận trách nhiệm và thu hồi lại hình phạt; sẵn 
sàng nhận hình thức kỷ luật theo quy định. 
+ Bước 4: Rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc trách phạt học sinh. Bồi 
dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý lớp học. 
4. Tình huống giữa giáo viên - lực lượng giáo dục khác trong và ngoài 
nhà trường 
 Tình huống 7: Học sinh của bạn bị bảo vệ nhà trường không cho vào lớp 
vì em không mặc đồng phục đúng qui định. Bạn là giáo viên chủ nhiệm của học 
sinh và vừa lúc đến cổng trường thì học sinh nhờ bạn bảo lãnh cho em vào lớp. 
Dù bạn đã nói với bác bảo vệ mình là giáo viên chủ nhiệm và vì đã đến giờ vào 
lớp nên yêu cầu bảo vệ cho học sinh vào, nhưng dù bạn nói thế nào thì bác bảo 
vệ vẫn không đồng ý. Không những thế bác bảo vệ còn có những lời nói có ý 
xúc phạm bạn cho rằng bạn là giáo viên chủ nhiệm mà không giáo dục được học 
sinh của mình, nuông chiều không đúng cách. Trước mặt học sinh bạn cảm thấy 
vừa tức giận vừa xấu hổ vì hành xử của bác bảo vệ trường. Trong tình huống 
này Thầy/Cô sẽ xử lý như thế nào? 
- Cảm xúc đặc trưng của GV trong tình huống: Tức giận và xấu hổ. 
- Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc 
41 
+ Bước 1: Thông qua những biểu hiện bên ngoài (mặt biến sắc, giọng nói 
to hơn...) và thay đổi sinh lý của cơ thể (mặt nóng bừng, mồ hôi toát ra, tim đập 
nhanh, hồi hộp...) để dự báo cảm xúc tức giận và xấu hổ của bản thân. 
+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chị tức giận và xấu hổ là vì bác bảo vệ trường 
không tôn trọng, coi thường mình và thể hiện sự thiếu tôn trọng trước mặt học 
sinh. 
+ Bước 3: Có thể sử dụng các kỹ thuật sau: 
- Điều chỉnh nhận thức: 
Bác bảo vệ cũng đang làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình 
Bác bảo vệ là người nghiêm túc và cũng có ý tốt cho mình và học sinh 
nên phản ứng mạnh mẽ của bác là dễ hiểu 
Đúng là học sinh không mặc đồng phục đến trường cũng một phần trách 
nhiệm thuộc về mình với tư cách là giáo viên chủ nhiệm. 
Bác bảo vệ là người nóng tính và nguyên tắc nên phản ứng như thế là có 
thể hiểu và thông cảm 
- Đếm số và hít thở sâu; 
- Giao tiếp quyết đoán: Nói với bác bảo vệ một cách bình tĩnh rằng “Tôi 
cảm thấy khó chịu và thất vọng vì bác đã không tôn trọng tôi trước mặt học sinh. 
Tôi mong rằng bác có thể cộng tác với tôi trong khi xử lý các vi phạm của học 
sinh một cách thiện chí và tích cực hơn”. 
Tự nói với bản thân: Tự trấn tĩnh mình bằng cách nói với bản thân như; 
“Liệu có đáng phải tức giận vì chuyện nhỏ này?”, “Liệu tức giận có giải quyết 
được chuyện này không?” 
- Hướng xử lý tình huống: 
Nhắc nhở học sinh và có thể nhờ đến sự can thiệp của Ban giám Hiệu cho 
học sinh vào lớp sau đó học sinh sẽ viết cam kết không tái phạm (nếu là nhiều 
lần vi phạm) 
Trao đổi với bác bảo vệ về cảm xúc và mong muốn của mình để bác có 
cách nói tế nhị hơn lần sau 
+ Bước 4: Nhắc nhở học sinh trong lớp chủ nhiệm trong việc thực hiện 
yêu cầu nội qui của nhà trường. Tự nhủ với bản thân về sự bình tĩnh khi giao 
tiếp với các nhân viên trong trường. 
 Tình huống 8: H là một học sinh khá sôi nổi và vui vẻ nhưng trong 
khoảng 2 tuần gần đây H có biểu hiện khác lạ khi ở trên lớp. Em không tập 
trung trong giờ học, không làm bài tập về nhà, khi ra chơi em cũng không nói 
chuyện gì với các bạn mà chỉ gục mặt xuống bàn hoặc ngồi im nhìn xa vô định. 
Bạn tìm hiểu và nói chuyện với H thì biết rằng gần đây em không ngủ được do 
42 
bị ám ảnh bởi những trận đòn roi của bố, vì bố đang rơi vào tình trạng nợ nần 
không có khả năng trả nợ trong khi thường xuyên bị đe dọa nên bố đã uống rượu 
và trút đòn roi vào em. Lo lắng cho H vì năm nay là năm cuối cấp lớp 9, bạn đã 
đến nhà H để nói chuyện với bố mẹ nhưng bố em cũng không cho vào, bạn đành 
tìm đến nhà bác tổ trưởng dân phố để tìm sự giúp đỡ nhưng khi vừa trình bày 
bác tổ trưởng dân phố gạt ngay đi: Chuyện nhà họ tôi không có trách nhiệm, nhà 
đó rất phức tạp tôi không muốn dây dưa. Cô cũng chỉ là cô giáo con của họ thì 
làm được chuyện gì. Tốt nhất cô nên về nhanh!. Nghe đến đó bạn cảm thấy tức 
giận vì thái độ vô tâm của bác tổ trưởng dân phố và lo lắng cho Hà hơn. 
- Cảm xúc đặc trưng của GV trong tình huống: Buồn, tức giận, thất vọng 
và lo lắng. 
- Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc: 
+ Bước 1: Thông qua những biểu hiện bên ngoài (mặt biến sắc, giọng nói 
to hơn...) và thay đổi sinh lý của cơ thể (mặt nóng bừng, mồ hôi toát ra, tim đập 
nhanh, hồi hộp...) để dự báo cảm xúc tức giận và sự lo lắng của bản thân. 
+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chị tức giận và lo lắng vì bác tổ trưởng dân phố 
coi thường mình và thể hiện sự vô tâm trước sự an toàn của trẻ em. 
+ Bước 3: Có thể sử dụng các kỹ thuật sau 
- Điều chỉnh nhận thức: 
Bác tổ trưởng dân phố chỉ là một lực lượng, còn rất nhiều lực lượng khác 
có thể giúp đỡ Hà lúc này 
Có thể bác bảo vệ lo sợ cho sự an toàn của mình vì gia đình Hà phức tạp. 
Sự lo lắng này là chính đáng nên mình sẽ cần nhờ tới những lực lượng khác. 
- Đếm số và hít thở sâu 
- Giao tiếp quyết đoán: 
Nói với bác tổ trưởng dân phố một cách bình tĩnh rằng “Tôi cảm thấy 
buồn và thất vọng vì bác đã không làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình là 
người tổ trưởng dân phố, cũng như sự vô cảm của bác trước sự an toàn của đứa 
trẻ. Tôi hi vọng bác có thể cộng tác cùng với tôi để đảm bảo sự an toàn cho cháu 
Hà trong thời gian này.” 
Tự nói với bản thân: Trong tình huống này có thể dùng kỹ thuật tự nói với 
bản thân để trấn tĩnh mình như: “Liệu có cần thiết phải thể hiện sự tức giận?” 
“Nổi cáu lúc này có thuyết phục được bác tổ trưởng không?” . 
- Hướng xử lý tình huống: 
Nhờ Ban giám hiệu vào cuộc cùng để tìm đến các lực lượng khác ngoài 
trường như: công an, Ban ngành bảo vệ trẻ em để đảm bảo an toàn cho Hà 
Liên hệ với người thân trong gia đình H để thông báo tình hình và nhờ sự 
43 
can thiệp của họ để giúp H không bị đánh và ổn định tinh thần 
+ Bước 4: Tự nhủ với bản thân về sự bình tĩnh khi giao tiếp với các lực 
lượng khác ngoài trường học và chủ động tìm hiểu thông tin về luật bảo vệ trẻ 
em cũng như chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng khác trong việc chăm sóc 
và bảo vệ trẻ em nói chung, đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp. 
44 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
Một tiết sinh hoạt lớp với chủ đề kiểm soát cảm xúc tại Hội thi Giáo viên chủ 
nhiệm lớp giỏi tỉnh cấp THPT và GDTX năm 2021 
Một hoạt động ngoài giờ lên lớp về kỹ năng sống tại Trường THPT 
Thanh Chương 3 
45 
Một giờ dạy của giáo viên về chủ đề kiểm soát cảm xúc tại Hội thi Giáo viên 
chủ nhiệm lớp giỏi tỉnh cấp THPT và GDTX năm 2021 
Hoạt động tìm hiểu về truyền thống cách mạng của học sinh thành phố Vinh 
46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quyết định 1501/QĐ- TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ 
về phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đặc điểm, lối 
sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của ngành 
Giáo dục. 
2. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ, quy định 
về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực 
học đường. 
3. Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính 
phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai 
đoạn 2018 - 2025”. 
4. Thông tư số 32/2020/TT- BGDĐT ngày 15/9 /2020 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo quy định điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và 
trường phổ thông có nhiều cấp học. 
5. Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2019 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa 
ứng xử trong trường học giai đoạn 2019 - 2025” của ngành Giáo dục. 
6. Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về 
Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo 
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021. 
7. Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GD&ĐT về 
công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. 
8. Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT quy 
định về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục 
thường xuyên. 
9. Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2019 của Bộ GD&ĐT về 
triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai 
đoạn 2018 - 2025” của ngành Giáo dục và một số đề án, văn bản chỉ đạo khác. 
10. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về đạo đức nhà giáo. 
11. Kế hoạch số 520/KH-UBND ngày 26/8/2019 của UBND tỉnh về 
thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019 - 
2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 
12. GS.TS.NGƯT Thái Văn Thành: Quản lý nhà trường phổ thông trong 
bối cảnh hiện nay (NXB Đại học Vinh, năm 2017). 
13. Kế hoạch số 2392/KH-SGD&ĐT ngày 09/11/2020 của Sở Giáo dục 
47 
và Đào tạo về triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong 
trường học giai đoạn 2020 - 2025” của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ 
An. 
14. Carrol E. Izard (1992). Những cảm xúc của người, NXB Giáo Dục. 
15. Daniel Goleman (2008). Trí tuệ cảm xúc, NXB Lao động- Xã hội. 
16. Daniel Goleman (2002). Trí tuệ cảm xúc: Làm thế nào để những 
cảm xúc của mình trở thành trí tuệ - Lê Diên dịch, NXB, Khoa học xã hội, Hà 
Nội. 
17. Daniel Goleman (2007). Trí tuệ cảm xúc: sử dụng trong công việc, 
NXB, Trí tuệ Hà Nội. 
18. Helen Greathead (2007). Làm chủ cảm xúc, NXB Lao động. 
19. Vũ Gia Hiền, (2011). Văn hóa giao tiếp ứng xử, NXB Lao động. 
20. Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2015). 
Mạng xã hội với sinh viên (sách chuyên khảo). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
21. Trần Thị Lệ Thu, Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Phương (2018). 
Cẩm nang tâm lí học đường (dành cho cha mẹ, giáo viên, học sinh, sinh viên). 
Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 
22. James Borg (Lê Huy Lâm dịch) (2009). Ngôn ngữ cơ thể - 7 bài học 
đơn giản làm chủ ngôn ngữ không lời, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí 
Minh. 
23. Nguyễn Văn Lê (2006). Giao tiếp sư phạm. NXB Đại học Sư phạm 
24. Nguyễn Văn Lê (2001). Ứng xử sư phạm - Một số sự kiện thường 
gặp ở trường học. NXB Giáo dục. 
25. Novaco, R.W (2011). Perspective on anger treatment: Discussion 
and commentary. Cognitive and Behavioural Practice, 18(2), 251 - 255. 
26. Stringaris, A. (2015). Emotion, emotion regulation and emotional 
disorders: conceptual issues for clinicians and neuroscientists. In A. Thapar, D. 
Pine, J. Leckman, S. Scott, M. Snowling, & E. Taylor (6th ed.), Rutter’s child 
and adolescents Psychiatry (pp.53 -64). New York: John Wiley &Sons, Ltd 
27. Nguyễn Nam Trung (2008). Bí mật cảm xúc. NXB trẻ. 
28. Tạ Quang Bữu (2008) “Văn hóa ứng xử và văn minh giao tiếp trong 
thư viện” tạp chí giáo dục, Trường ĐH BK HN. 
29. Phạm Mậu Cảnh “Đặc trưng văn hóa, cội nguồn văn hóa và sự thể 
hiện chúng trong ca dao Việt Nam”. 
30. Lê Quang Hưng (9/2007), Những cơ sở của việc xây dựng văn hóa 
học đường trong bối cảnh đất nước hội nhập, đổi mới hiện nay, Hội thảo khoa 
48 
học, Xây dựng văn hóa học đường - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục 
trong nhà trường; ĐHSP Hà Nội. 
31. Nguyễn Công Khanh (2009), Chuyên đề văn hóa nhà trường, Tài liệu 
bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường phổ thông Việt Nam, ĐHSP Hà Nội. 
32. Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri (Ngọc Anh dịch) (2003), Văn hóa 
cho giao tiếp ứng xử, Nhà xuất bản văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 
33. Đỗ Long (2008) Tâm lí học với văn hóa ứng xử, NXB Văn hóa Thông 
tin và Viện Văn hóa ấn hành. 
34. Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng, Tham vấn học đường-nhìn từ góc độ 
Giới, Tạp chí Tâm lý học số 11/2006, trí nhớ 45-51. 
35. Giáo dục hay xâm hại. Nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần 
trẻ em tại Việt Nam 2005. Công trình do Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ 
em, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển, Tổ chức Plan, phối hợp nghiên cứu. 
36. Liên hiệp phát triển tâm lý học đường quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa 
học quốc tế tâm lý học đường lần thứ 5: “Phát triển tâm lý học học đường trên 
thế giới và ở Việt Nam”, NXB Thông tin và truyền thông, 2016. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_ky_nang_kiem.pdf
Sáng Kiến Liên Quan