Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS Quán Toan

Trong học nhóm HS phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao là kết quả làm việc của mình. Dạy học nhóm hỗ trợ tư duy, tình cảm và hoạt động độc lập, sáng tạo của HS.

- Ví dụ: ở bài Thực hành 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet, GV giao bài tập sau: Sử dụng công cụ tìm kiếm google để tìm kiếm những hình ảnh về du lịch ba miền. Xây dựng thành một kho tư liệu ảnh với các thư mục danh thắng du lịch của từng vùng miền.

 GV cho các em làm việc theo 3 nhóm với yêu cầu:

 + Nhóm 1: tìm những danh thắng du lịch nổi tiếng của miền Bắc.

 + Nhóm 2: tìm những danh thắng nổi tiếng của miền Trung.

 + Nhóm 3: tìm những danh thắng nổi tiếng của miền Nam.

 Với yêu cầu trên, GV sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của từng HS. Các nhóm các em phải tự giải quyết nhiệm vụ mà giáo viên giao, để làm tốt được yêu cầu của giáo viên đòi hỏi sự tham gia tích cực, trách nhiệm làm việc của từng thành viên trong nhóm.

 Với nhóm 1, để xây dựng được một thư viện hình ảnh những danh thắng nổi tiếng của miền Bắc thì nhóm trưởng cần phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm tìm danh thắng nổi tiếng của 1 tỉnh hay thành phố. Ví dụ: Bạn A tìm danh thắng nổi tiếng của thành phố Hải Phòng, bạn B tìm danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, bạn C tìm danh thắng nổi tiếng của tỉnh Hà Giang.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS Quán Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tin kĩ thuật số, thời đại Internet. 
	Bộ giáo dục và Đào tạo cho rằng, dạy Tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông là một trong những biện pháp tạo nguồn nhân lực CNTT cho tương lai. Việc dạy tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông còn là biện pháp thiết thực để đáp ứng nhu cầu lao động kĩ thuật cao, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo khả năng đi tắt đón đầu thực hiện thắng lời sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.1. Giáo viên cần tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet cùng với việc sử dụng các phần mềm phổ biến để mở rộng và làm phong phú việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn tin học.
	Ở các môn học khác như Toán, lý, hoá, sinh....giáo viên có thể sử dụng các phần mềm chuyên môn cho các môn học. Đó là các phần mềm mô phỏng, minh hoạ để giúp trực quan hoá, mô phỏng, giả lập...những nội dung khó, trìu tượng. Với môn tin học, giáo viên cần sử dụng thành thạo một số phần mềm công cụ sau để thiết kế bài giảng điện tử: Microsoft Powepoint, Violet, Macromedia Flash, Snagit, Multimedia, Geometer’s Sketchpad, Adobe Presenter, Adobe Captivate LectureMaker, Isping
	- Với phần mềm đơn giản Microsoft Powepoint, GV tin học trường tôi đã xây dựng một thư viện giáo án điện tử để nâng cao chất lượng giảng dạy 
môn tin học.
	- Với phần mềm Violet, giáo viên có thể dùng để thiết kế bài giảng như nhập các dữ liệu văn bản, công thức, multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, file flash....), sau đó lắp ghép dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh tạo ra các hiệu ứng chuyển động và các tương tác cơ bản...tương tự các phần mềm thiết kế thông dụng kiểu Powerpoint.
	Đặc biệt phần mềm Violet có thể hỗ trợ tạo ra các kiểu bài tập gây hứng thú cho học sinh:
	+ Bài tập trắc nghiệm: gồm các loại một lựa chọn, nhiều lựa chọn, ghép đôi, chọn đúng sai,...
Ví dụ: 
Dạng 1: Chọn đáp án đúng: Ta biết rằng, để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình, con người phải đưa ra những chỉ dẫn (lệnh) thích hợp cho máy tính. Những thiết bị nào dưới đây thường được sử dụng để ra lệnh cho máy tính?
bàn phím	
Màn hình
Microphone
Chuột máy tính.
Dạng 2: Hãy ghép mỗi mục ở cột trái với mỗi mục ở cột phải để có phát biểu đúng.
a. Người lập trình
1. người ta sử dụng chương trình bảng tính
b. Để soạn một tài liệu
2. là những chương trình giải trí
c. Basic, Pascal, C+
3. là người viết chương trình cho máy tính
d. Trò chơi điện tử
4. là tập hợp các lệnh để máy tính thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
e. Chương trình
5. ta có thể dùng chương trình soạn thảo văn bản
f. Để trình bày thông tin dưới dạng bảng và tính toán với những con số
6. thuộc về chương trình hệ thống.
g. Hệ điều hành
7. là tên một số ngôn ngữ lập trình
Dạng 3: Những phát biểu sau đúng hay sai?
1. Bảng tính ít được dùng trong cuộc sống.
2. Có thể thực hiện tính toán tự động trên các bảng tính thực hiện bằng tay
3. Khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tính toán trong các bảng tính điện tử được thay đổi một cách tự động mà không cần tính toán lại.
4. Chương trình bảng tính chỉ có thể xử lý dữ liệu dạng số.
5. Các bảng tính cho phép sắp xếp dữ liệu theo những tiêu chuẩn khác nhau.
+ Bài tập kéo thả chữ: kéo thả chữ, điền khuyết, ẩn/hiện chữ.
- Ví dụ:
Ví dụ: Điền các cụm từ sau vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh: ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy, chương trình, dãy bit, chương trình dịch.
1. Các lệnh trong ngôn ngữ máy được viết dưới dạng.
a) ..được sử dụng để viết chương trình.
b) Chương trình thường được viết bằng ngôn ngữ lập trình, sau đó được chuyển đổi sang ngôn ngữ máy.
c).là ngôn ngữ duy nhất máy tính có thể hiểu được trực tiếp.
d) Dãy các lệnh để máy thực hiện một nhiệm vụ nào đó được gọi là.
+ Bài tập ô chữ: trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.
- Dùng Multimedia tạo một đoạn phim cho HS quan sát khi hướng dẫn học sinh các thao tác thực hành.
Ví dụ: 
- Khi dạy HS khối 6 bài 20 – Thêm hình ảnh để minh hoạ
GV sử dụng Multimedia tạo đoạn phim quay thao tác chèn hình ảnh minh hoạ cho nội dung.
- Khi dạy HS khối 6 ở bài thực hành 7- Em tập trình bày văn bản.
	GV có thể sử dụng Multimedia để quay các thao tác căn chỉnh định dạng đoạn văn bản mẫu Biển đẹp trong SGK cho HS quan sát. Điều này sẽ có tác dụng khắc sâu những kĩ năng thực hành cho HS mà GV lại không mất nhiều thời gian thao tác thực hành. 
Ví dụ: Ở bài thực hành 6- Trình bày bảng điểm lớp em tin học 7:
	GV có thể sử dụng phần mềm Multimedia quay phim các thao tác khi hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Bài tập 1: Thực hành định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền.
	HS sẽ quan sát và nhận biết các thao tác :
	+ Định dạng phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và màu sắc khác nhau, dữ liệu số được căn giữa.
	+ Hàng 1 có các ô từ A1 đến G1 được gộp thành 1 ô và nội dung được căn giữa bảng.
	+ Các cột và các hàng được tô các màu nền và kẻ đường biên để dễ phân biệt.
3.2. Cần tạo thói quen sử dụng phần mềm học tập để kích thích lòng say mê môn học đồng thời rèn khả năng tư duy cho HS.
	Phần mềm học tập là một chương rất cuốn hút HS trong chương trình SGK của cả 4 khối 6, 7, 8, 9. Đây là một nội dung mà học sinh có thể vừa học vừa chơi. Tuy nhiên với sân chơi này sẽ kích thích lòng say mê học tập đồng thời rèn khả năng tư duy cho các em. Lúc này giáo viên phải là người thường xuyên tạo cho các em thói quen sử dụng phần mềm học tập sau những bài tập khó, căng thẳng, trong những giờ giải lao hay ở nhà để các em tránh xa những trò chơi bạo lực. Khi đã có thói quen sử dụng phần mềm học tập đòi hỏi các em cần có những thao tác nhanh, chuẩn xác và một tư duy nhanh nhạy, sáng tạo mới có thể thắng trong các trò chơi. Tâm lý muốn thắng hay nhanh chóng vượt qua các chướng ngại vật để về đích nhanh nhất sẽ khiến các em học sinh có ý chí phấn đấu, quyết tâm cao hơn trong học tập.
	Xuyên suốt chương trình SGK 6, 7, 8, 9 Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đưa vào 1 chương là Phần mềm học tập.
a) Luyện gõ phím : Phần mềm Mario, Typing Test, Finger Break out.
- Phần mềm Mario : Với phần mềm này các em có thể luyện gõ phím với nhiều bài luyện tập khác nhau :
	+ Bài chỉ luyện tập với các hàng phím cơ sở.
	+ Bài luyện thêm các phím ở hàng trên.
	+ Bài luyện thêm các phím ở hàng dưới.
	+ Bài luyện thêm các phím ở hàng phím số
	+ Bài luyện thêm các phím kí hiệu.
	+ Bài luyện tập kết hợp toàn bộ bàn phím.
	Với những phần luyện tập này các em sẽ thích thú hơn với những người dẫn đường đáng yêu như: Nàng công chúa, chú hề mũ xanh, chú hề mũ đỏ.
- Phần mềm Finger Break out: ở phần mềm này, khu vực chơi sẽ có các ô dạng khối. Nhiệm vụ của người chơi là di chuyển những thanh ngang bằng cách gõ những kí tự tương ứng trên bàn phím để bắn những quả cầu lên làm biến mất các ô khối khỏi màn hình. Các em sẽ phải gõ các phím tương ứng nhanh và chính xác để điều khiển khéo léo những quả cầu không chạm đất, nếu quả cầu lớn chạm đất em sẽ mất lượt chơi. Ở mức độ khó hơn còn có những con vật lạ. Các em sẽ di chuyển thanh ngang bằng các kí tự tương ứng trên bàn phím sao cho không để các con vật này chạm vào thanh ngang, nếu không các em sẽ mất lượt chơi.
- Phần mềm Typing Test: Đây là một phần mềm luyện gõ phím nhanh thông qua 1 số trò chơi đơn giản nhưng rất hấp dẫn:
+ Trò chơi Bubbles (bong bóng): Trên màn hình của trò chơi này sẽ xuất hiện các bọt khí bay theo chiều từ dưới lên trên. Trong các bọt khí có các chữ cái. Em cần gõ chính xác chữ cái đó. Nếu gõ đúng bọt khí sẽ biến mất. Nếu gõ không đúng bọt khí sẽ chuyển động lên trên chạm vào khung trên màn hình và biến mất (bị tính là bỏ qua)
+ Trò chơi ABC (bảng chữ cái): Một dãy các chữ cái hiện theo thứ tự một vòng tròn. Xuất phát từ vị trí ban đầu em cần gõ chính xác các chữ cái có trên vòng tròn này theo đúng thứ tự xuất hiện của chúng. Thời gian có hạn em cần gõ nhanh và chính xác để hoàn thiện công việc gõ trong vòng 5 phút.
+ Trò chơi Clouds (đám mây): Trên màn hình sẽ xuất hiện các đám mây và chúng chuyển động từ phải sang trái màn hình. Có một đám mây được đóng khung đó là vị trí làm việc hiện thời. Nếu xuất hiện chữ tại vị trí đám mây em có nhiệm vụ gõ đúng theo từ vừa xuất hiện. Nếu gõ đúng, đám mây sẽ biến mất. Dùng phím Space hoặc Enter để chuyển sang đám mây tiếp theo. Nếu muốn quay lại đám mây đã đi qua thì nhấn phím backspace. Em chỉ được phép bỏ qua nhiều nhất là 6 từ không kịp gõ.
+ Trò chơi Wordtris (gõ từ nhanh): Có một khung hình chữ U chỉ cho phép chứa được 6 thanh chữ. Các thanh chữ sẽ lần lượt xuất hiện tại trung tâm màn hình và trôi dần xuống khung chữ U. Khi thanh chữ xuất hiện em cần gõ nhanh và chính xác dòng chữ hiện trên thanh. Nếu gõ xong trước khi thanh chữ rơi xuống đáy khung, thanh chữ sẽ biến mất. Ngược lại thanh chữ sẽ nằm lại trong khung gỗ.
 	Bằng cách chơi các trò chơi trên với máy tính các em sẽ luyện được kĩ năng gõ bàn phím nhanh bằng 10 ngón.
b) Học địa lý thế giới: Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt trời Solar System, phần mềm tìm hiểu thời gian Suntimes, phần mềm học địa lý thế giới Earth Explorer.
+ Phần mềm Solar System: Với phần mềm này sẽ giúp các em quan sát các hành tinh trong hệ mặt trời. Các em sẽ giải thích được vì sao lại có hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực, Trái đất của chúng ta quay xung quanh mạt trời thế nào?
+ Phần mềm tìm hiểu thời gian Suntimes: Với phần mềm này các em sẽ quan sát được bản đồ của các nước trên thế giới đồng thời các em sẽ nhận biết được thời gian hiện tại của các vùng này là ngày hay đêm.
+ Phần mềm học địa lý thế giới Earth Explorer: Là phần mềm chuyên dùng để xem và tra cứu bản đồ thế giới. Đây là sản phẩm của công ty Mother Planet, một công ty nổi tiếng chuyên cung cấp các loại bản đồ thế giới trực tuyến. Phần mềm sẽ cung cấp cho chúng ta bản đồ Trái đất cùng toàn bộ 250 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Phần mềm có rất nhiều chức năng hữu ích để xem, duyệt và tìm kiếm thông tin bản đồ theo nhiều chủ đề khác nhau. Phần mềm thực sự hay và hấp dẫn giúp các em học tốt hơn môn Địa lý trong nhà trường phổ thông.
c) Học Toán: Phần mềm Toolkit Math, Geogebra, Yenka
+ Phần mềm Toolkit Math: là một phần mềm học Toán đơn giản nhưng rất hữu ích cho học sinh cấp THCS. Phần mềm được thiết kế như một công cụ hỗ trợ giải bài tập, tính toán và vẽ đồ thị. Làm quen với phần mềm này các em sẽ được học và hiểu hơn được sức mạnh của máy tính và phần mềm máy tính hỗ trợ cho việc học tập hàng ngày của mình.
+ Phần mềm Geogebra: Là phần mềm cho phép vẽ và thiết kế các hình dùng để học tập hình học trong chương trình môn Toán ở phổ thông. Phần mềm Geogebra dùng để vẽ các hình hình học đơn giản như điểm, đoạn thẳng, đường thẳng. Đặc điểm quan trọng nhất của của phần mềm này là khả năng tạo ra sự gắn kết giữa các đối tượng hình học, được gọi là quan hệ như thuộc, vuông góc, song song. Đặc điểm này giúp cho phần mềm có thể vẽ được các hình rất chính xác và có khả năng tương tác như chuyển động nhưng vẫn giữ được mối quan hệ giữa các đối tượng.
+ Phần mềm Yenka: là một phần mềm nhỏ, đơn giản nhưng rất hữu ích khi mới làm quen với các hình không gian như hình chóp, hình nón, hình trụ. Ngoài việc tạo ra các hình này, các em còn có thể thay đổi kích thước, màu, di chuyển và sắp xếp chúng. Từ những hình không gian cơ bản các em còn có thể sáng tạo ra các mô hình hoàn chỉnh như công trình xây dựng, kiến trúc theo ý mình.
d) Luyện tập chuột: phần mềm Mouse skill: để luyện tập thao tác với chuột. Phần mềm này giúp các em luyện tập thao tác sử dụng chuột lần lượt theo 5 mức sau:
	+ Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột
	+ Mức 2 : Luyện thao tác nháy chuột.
	+ Mức 3 : Luyện thao tác nháy đúp chuột
	+ Mức 4 : Luyện thao tác nháy nút phải chuột
	+ Mức 5 : Luyện thao tác kéo thả chuột.
e) Tạo ảnh động: phần mềm Beneton Movie Gif
f) Ghi âm và xử lý âm thanh: phần mềm Audacity
3.3. Tăng cường rèn kĩ năng thực hành cho học sinh thông sử dụng phần mềm Net of School trên máy chủ để quản lý các máy học sinh trong giờ thực hành.
	Khi hướng dẫn học sinh thực hành, việc quản lý và rèn rũa kĩ năng thực hành cho các em là cực kì quan trọng. Điều này sẽ quyết định GV có rèn cho HS thao tác thực hành chuẩn mực hay không. Rất nhiều em trong giờ thực hành có thể không thực hiện được thao tác giáo viên yêu cầu. Điều này rất cần sự uốn nắn kịp thời của GV. 
Ví dụ: 
- Bài thực hành số 6 – TH6: Em tập chỉnh sửa văn bản.
	Với HS lớp 6, việc sử dụng chuột để chọn một phần văn bản và sử dụng các nút lệnh: Copy, Cut, Paste với một số em còn lúng túng. Có thể các em chọn không hết phần văn bản hoặc còn nhầm lẫn giữa các nút lệnh thì việc phát hiện uốn nắn kịp thời của GV thông qua phần mềm Net of school là rất cần thiết.
- Bài thực hành 8 – TH6: Em “viết” báo tường.
	Các em sẽ thực hành soạn thảo một bài báo tường với nội dung tự chọn, sau đó chèn hình ảnh minh hoạ nội dung. Với bài thực hành này, có thể các em sẽ mắc phải một số lỗi sau: hình ảnh chèn vào che mất một phần nội dung văn bản hoặc tách văn bản ra không hợp lý. Nguyên nhân là do các em quên chưa thay đổi cách bố trí hình ảnh trên trang văn bản. Cũng có thể các em mắc phải lỗi hình ảnh chèn vào không phù hợp với nội dung văn bản. Trong những trường hợp này, GV thông qua phần mềm Net of School để uốn nắn, hướng dẫn và tư vấn cho các em.
- Bài thực hành 3 – TH7: Bảng điểm của lớp em.
	Với bài thực hành này có thể HS sẽ gặp một số lỗi sau: Nhập công thức sai dẫn đến kết quả sai hoặc không tính được kết quả. Cũng có thể các em không chú ý đến độ rộng cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số dài dẫn đến hiển thị các kí hiệu ### trong ô. Nếu sử dụng phần mềm Net of school để quan sát, GV sẽ khắc phục những lỗi này kịp thời cho các em.
- Bài thực hành 2 – TH 8: Viết chương trình để tính toán.
	Với bài thực hành viết chương trình để tính toán đầu tiên trong Pascal, rất nhiều em có thể sẽ mắc những lỗi sau: gõ sai hoặc thiếu từ khoá, thiếu các dấu nháy, ngoặc dẫn đến lỗi chương trình không thực hiện được. GV có thể quan sát và uốn nắn ngay trên từng máy qua phần mềm Net of school.
III. KẾT LUẬN 
1. Kết quả
* Để thực hiện tốt chuyên đề, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp, trong đó mỗi giải pháp có ưu điểm riêng:
- Giải pháp 1: Đây là một trong những giải pháp tích cực và đem lại hiệu quả cao trong quá trình nâng cao chất lượng dạy - học môn tin bậc THCS. Đồng thời với giải pháp này sẽ khẳng định được kết quả thực hiện chuyên đề thông qua kết quả kiểm tra đánh giá. Điều này có ý nghĩa tích cực và tạo khí thế say mê học tập của HS khi các em được đánh giá đúng khả năng của mình.
- Giải pháp 2: Nhằm khai thác một cách triệt để vốn kiến thức HS tích hợp được từ những môn học khác để học tốt môn tin học đồng thời các em có thể sử dụng môn tin học như một công cụ hỗ trợ để học tốt các môn học khác.
- Giải pháp 3: Đây là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên nhằm kích thích tính tích cực của HS trong quá trình học tập. Đây là một giải pháp tích cực giúp giáo viên dễ dàng quản lý HS hơn trong giờ thực hành. Giải pháp này giúp GV rèn kĩ năng thực hành cho HS tốt hơn. áp dụng giải pháp này, chất lượng giờ dạy thực hành được nâng cao rất nhiều.
* Kết quả thử nghiệm đối với HS:
	Khi triển khai chuyên đề này, chúng tôi đã áp dụng với một số giờ dạy lý thuyết và thực hành và một số buổi sinh hoạt chuyên môn:
+ Thảo luận nhóm: 
- Tiết 5- Bài 3: Em có thể làm được gì nhờ máy tính (Tin học 6) 
- Tiết 14- Thực hành: Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím.
+ Lên lớp thi GV giỏi cấp trường:
- Đ/c Trương Văn Hải: Tiết 23. Häc ®Þa lý thÕ giíi víi Earth Eplorer - Tin 7
- Đ/c Đỗ Văn Khánh: Tiết 17. Lệnh liên quan đến tệp tin - Tin 8 
	Kết quả các tiết dạy đều tốt.
	Qua các tiết dạy trên, chúng tôi nhận thấy điều đáng mừng là mọi đối tượng HS đều hứng thú học tập, hình thành được niềm tin, các em tự tin vào năng lực của chính mình làm không khí lớp học sôi nổi hơn. Bước đầu xây dựng cho HS tính ham học, say sưa tìm kiếm kiến thức, thích nghiên cứu, khám phá. Đồng thời rèn cho HS một số kĩ năng của môn học, biết vận dụng kiến thức vào thực tế : sử dụng thư điện tử để gửi thư cho bạn bè, sử dụng một số hàm để tính điểm trung bình môn cho mìnhĐặc biệt là rèn cho HS ý thức vươn lên trong học tập, không lùi bước trước khó khăn.
* Kết quả thử nghiệm đối với GV
- GV thực sự chủ động góp phần nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp học tập theo hướng tích cực và đạt được mục tiêu của bài học đề ra.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy, năng lực chuyên môn ngày càng tốt hơn, giờ dạy đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
	Trong khi thực hiện chuyên đề, chúng tôi áp dụng dạy thử nghiệm ở một số lớp, kết quả thể hiện tiến bộ rõ rệt :
Với 2 lớp 7 có chất lượng HS như nhau, cùng một giáo viên dạy và dạy cùng 1 bài Tiết 23. Häc ®Þa lý thÕ giíi víi Earth Eplorer, một lớp dạy áp dụng chuyên đề còn lớp kia dạy không áp dụng chuyên đề, kết quả là :
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới TB
Điểm TB
Điểm khá giỏi
Đạt TB trở lên
7A (dạy áp dụng chuyên đề)
37
3 
(8.1%)
9 
(24%)
25 
(67.5%)
34
(91.5%)
7B (Dạy không áp dụng chuyên đề)
36
7 
(19.4%)
14 (37.8%)
15 
(41.6%)
29( 79.4%)
Với hai lớp 8 cũng có chất lượng HS như nhau, cũng cùng một giáo viên dạy và dạy cùng một bài: Tiết 17. Lệnh liên quan đến tệp tin kết quả là:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới TB
Điểm TB
Điểm khá giỏi
Đạt TB trở lên
8B (dạy áp dụng chuyên đề)
39
0
(0%)
10 
(25,6)
29
(74.4)
100%
8C (dạy không áp dụng chuyên đề)
36
0
 (0%)
12 
(33,3)
24 
(66,7)
100 %
2. Bài học
Qua quá trình nghiên cứu, phát triển nội dung chuyên đề chúng tôi nhận thấy kiến thức tin học nói chung và tin học bậc THCS nói riêng rất lí thú và có tính ứng dụng thực tế cao. Điều này đặc biệt thu hút các em. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng dạy học môn tin bậc THCS người thầy cần: 
- Phải xem tính tự giác, tích cực, sáng tạo là những phẩm chất quan trọng của con người mới, nên nhà trường ngoài nhiệm vụ quan trọng là truyền thụ tri thức cho học sinh còn phải giáo dục rèn luyện cho các em những phẩm chất trên thông qua quá trình dạy học.
- Nhìn nhận, đánh giá đúng đắn bản chất của quá trình dạy học, không nên quá nặng nề về kiến thức mà bắt học sinh phải học quá sức của các em, truyền thụ tri thức một cách có khoa học, kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành để gây hứng thú học tập cho các em.
- Không ngừng học hỏi, nghiên cứu để trau dồi chuyên môn; đặc biệt người thầy khi lên lớp còn phải chú ý đến tính nghệ thuật trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, khai thác triệt để các phương tiện dạy học hiện đại. Mỗi giáo viên cần sử dụng phương tiện dạy học một cách sáng tạo trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giờ lên lớp, hơn nữa với mỗi giáo viên tin cần phải biết dự đoán và xử lý tốt những tình huống có thể xảy ra trong mỗi tiết học và có những biện pháp khắc phục phù hợp. Giáo viên cần thường xuyên điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với yêu cầu đổi mới. Tránh cứng nhắc trong quản lý và chỉ đạo chuyên môn, vì nếu không giáo viên chỉ chịu trách nhiệm với quy chế chuyên môn mà ít quan tâm đến việc học của học sinh.
Trên đây là toàn bộ chuyên đề mà nhóm Tin trường THCS Quán Toan qua một thời gian nghiên cứu tìm tòi và đã vận dụng thành công ở một số lớp. Chúng tôi sẽ cố gắng áp dụng chuyên đề này tới toàn bộ các khối lớp trong năm học này và những năm học tiếp theo.
Để hoàn thành và báo cáo với các đồng nghiệp chuyên đề ngày hôm nay phải kể đến sự cố gắng không mệt mỏi của các đồng chí trong nhóm tin và sự hỗ trợ của các đồng chí trong tổ KHTN. Đặc biệt là sự giúp đỡ và tạo điều kiện của BGH nhà trường, sự chỉ đạo đúng đắn, sát sao của các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng GD Quận Hồng Bàng. Cho phép chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các đồng chí.
	Phạm vi chuyên đề còn rộng, thời gian hoàn thành chuyên đề có hạn nên còn nhiều vấn đề có thể chuyên đề chưa đề cập tới, cần được thảo luận. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí để việc giảng dạy chuyên đề của chúng tôi trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn.
 	Xin chân thành cảm ơn.
	 Hải Phòng, ngày 19 tháng 9 năm 2014
	 Người viết
	 Đỗ Văn Khánh	

File đính kèm:

  • docSKKN Tin.doc
Sáng Kiến Liên Quan