Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc

Mô tả nội dung

Tôi được phân công dạy lớp Mầm 1, tổng số là 28 cháu. Trẻ đã học qua Nhà trẻ là 12

cháu, chiếm tỷ lệ 42,86%, chưa được học là 16 cháu, chiếm tỷ lệ 57,14%, nhiều cháu đến

lớp còn khóc nhè, trẻ chưa biết hát là nhiều, nói chưa trọn câu. Hầu như trẻ chưa thích học

môn âm nhạc là nhiều. Vào những ngày đầu năm học tôi hay hát cho trẻ nghe, rồi tập trẻ hát

những bài ngắn, mau thuộc. Tôi nhận thấy nhiều trẻ rất thích nghe tôi hát và bắt đầu ham

thích đến lớp. Tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi học hỏi vốn kinh nghiệm: Làm thế nào để trẻ

thích tìm hiểu về âm nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc và tôi đã trực

tiếp áp dụng vào lớp mình.

2.1 Khảo sát :

-Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài tôi tiến hành kháo sát học sinh lớp tôi (Lớp Mầm

1, Trường Mầm non 3, TPVL, Tỉnh Vĩnh Long)

Với kết quả khảo sát như trên cho tôi thấy khả năng múa hát của các cháu còn chưa

tốt, các cháu chưa mạnh dạn và phát huy hết khả năng của mình, từ đó tôi đã tìm tòi và ứng

dụng một số các biện pháp sau đây.

2.2 Nguyên nhân thực trạng:

Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

- Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần như khi biết nói là trẻ bắt đầu học hát, trẻ được

người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiểu nội dung bài hát. Chính điều này mà một phần

nào đó trẻ đã được làm quen với môn âm nhạc. Một vài trẻ ở lớp tôi có khả tiếp thu âm nhạc

tốt,rất dạn dĩ, tự tin thể hiện. Điều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức.

- Một số trẻ từng được tham gia hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể

hiện và nâng cao tính tự tin. Những hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, nó giúp trẻ có cơ

hội rèn luyện và thỏa sức thể hiện, vì thế mà trong các tiết học trẻ mạnh dạn và nhiệt tình hơn.

- Bản thân tôi và bạn dạy cùng lớp được đào tạo bồi dưỡng về âm nhạc vì thế mà giáo

viên ở lớp nắm vững phương pháp, có khả năng âm nhạc và giọng hát tốt.

- Một số phụ huynh nhiệt tình quan tâm,ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt

động chung ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học

hay, chất lượng.

-Trường, lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị điện tử, CNTT, giúp giáo viên dễ dàng

hơn trong việc truyền tải kiến thức. Tiết học cũng trở nên sinh động, và dễ cuốn hút.

Khó khăn:

- Số trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ đông, có những cháu chưa đi học bao giờ, vì thế khó

khăn trong việc rèn nếp học tập cho trẻ.

- Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều.

- Bên cạnh đó cũng có một số trẻ hiếu động, nề nếp hoạt động đầu năm học chưa tốt,

trong các giờ hoạt động chung một số trẻ chưa chú ý, tự làm theo ý mình, không chịu tham

gia học

- Giáo viên ở lớp mỗi người có một khả năng riêng, vì thế sự nhất quán trong tổ chức

hoạt động cũng có một số hạn chế.

- Thời gian cho một hoạt động thì còn ít, trẻ ít có cơ hội được rèn luyện.

- Sự phối hợp với một số phụ huynh cũng còn khó khăn, do một số phụ huynh bận đi

làm phải nhờ người quen đưa rước nên các cô có ít thời gian để trao đổi với từng phụ huynh

về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của con em họ.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tác phẩm âm nhạc
như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn
diện nhân cách của mình. Chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng
mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật, là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt
động giáo dục ở trường.
Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp
khi trẻ tới trường lớp.
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp
trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những
cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố
Phan Thị Kim Mỹ – Trường Mầm Non 3 – Thành phố Vĩnh Long. 1
“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc” ở lớp
Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long
gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được. Tôi xin được
chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ này với các đồng nghiệp thông qua đề tài“Một số giải
pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc” ở lớp Mầm 1, trường
Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long
2. Mô tả nội dung
Tôi được phân công dạy lớp Mầm 1, tổng số là 28 cháu. Trẻ đã học qua Nhà trẻ là 12
cháu, chiếm tỷ lệ 42,86%, chưa được học là 16 cháu, chiếm tỷ lệ 57,14%, nhiều cháu đến
lớp còn khóc nhè, trẻ chưa biết hát là nhiều, nói chưa trọn câu. Hầu như trẻ chưa thích học
môn âm nhạc là nhiều. Vào những ngày đầu năm học tôi hay hát cho trẻ nghe, rồi tập trẻ hát
những bài ngắn, mau thuộc. Tôi nhận thấy nhiều trẻ rất thích nghe tôi hát và bắt đầu ham
thích đến lớp. Tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi học hỏi vốn kinh nghiệm: Làm thế nào để trẻ
thích tìm hiểu về âm nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc và tôi đã trực
tiếp áp dụng vào lớp mình.
2.1 Khảo sát :
-Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài tôi tiến hành kháo sát học sinh lớp tôi (Lớp Mầm
1, Trường Mầm non 3, TPVL, Tỉnh Vĩnh Long):
STT NỘI DUNG SỐ TRẺ TỶ LỆ
01 Hoạt động biểu diễn văn nghệ 7/28 25 %
02 Hoạt động nghe hát, nghe nhạc 9/28 32,14 %
03 Hoạt động hát và lắc lư theo nhạc 12/28 42,86 %
Với kết quả khảo sát như trên cho tôi thấy khả năng múa hát của các cháu còn chưa
tốt, các cháu chưa mạnh dạn và phát huy hết khả năng của mình, từ đó tôi đã tìm tòi và ứng
dụng một số các biện pháp sau đây.
2.2 Nguyên nhân thực trạng:
Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần như khi biết nói là trẻ bắt đầu học hát, trẻ được
người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiểu nội dung bài hát. Chính điều này mà một phần
nào đó trẻ đã được làm quen với môn âm nhạc. Một vài trẻ ở lớp tôi có khả tiếp thu âm nhạc
tốt,rất dạn dĩ, tự tin thể hiện. Điều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức.
- Một số trẻ từng được tham gia hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể
hiện và nâng cao tính tự tin. Những hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, nó giúp trẻ có cơ
hội rèn luyện và thỏa sức thể hiện, vì thế mà trong các tiết học trẻ mạnh dạn và nhiệt tình hơn.
- Bản thân tôi và bạn dạy cùng lớp được đào tạo bồi dưỡng về âm nhạc vì thế mà giáo
viên ở lớp nắm vững phương pháp, có khả năng âm nhạc và giọng hát tốt.
- Một số phụ huynh nhiệt tình quan tâm,ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt
động chung ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học
hay, chất lượng.
-Trường, lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị điện tử, CNTT, giúp giáo viên dễ dàng
hơn trong việc truyền tải kiến thức. Tiết học cũng trở nên sinh động, và dễ cuốn hút.
Khó khăn:
Phan Thị Kim Mỹ – Trường Mầm Non 3 – Thành phố Vĩnh Long. 2
“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc” ở lớp
Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long
- Số trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ đông, có những cháu chưa đi học bao giờ, vì thế khó
khăn trong việc rèn nếp học tập cho trẻ.
- Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều.
- Bên cạnh đó cũng có một số trẻ hiếu động, nề nếp hoạt động đầu năm học chưa tốt, 
trong các giờ hoạt động chung một số trẻ chưa chú ý, tự làm theo ý mình, không chịu tham 
gia học 
 - Giáo viên ở lớp mỗi người có một khả năng riêng, vì thế sự nhất quán trong tổ chức
hoạt động cũng có một số hạn chế. 
- Thời gian cho một hoạt động thì còn ít, trẻ ít có cơ hội được rèn luyện.
- Sự phối hợp với một số phụ huynh cũng còn khó khăn, do một số phụ huynh bận đi
làm phải nhờ người quen đưa rước nên các cô có ít thời gian để trao đổi với từng phụ huynh
về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của con em họ.
2.3 Đề ra giải pháp:
- Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi
- Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác
- Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc
- Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc
- Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh
2.4 Những nội dung cần đạt:
- Trên 90% trẻ hát đúng nhạc, diễn cảm,và hát rõ lời bài hát hơn.
- Trên 90% trẻ hứng thú lắng nghe cô hát, hứng thú tham gia vào học, biểu diễn, hát, múa.
- 71,42 % trẻ tự tin thể hiện biểu biễn bài hát một cách hồn nhiên và vui nhộn.
- Trẻ biết cách vận động đúng các động tác minh họa cho bài hát.
- Trẻ hứng thú say mê vào các hoạt động âm nhạc để tiết học sinh động và cuốn hút hơn.
- Có từ 75% phụ huynh trở lên sẽ tham gia phối kết hợp tốt cùng giáo viên để rèn,
giúp trẻ mở rộng vốn từ và năng khiếu âm nhạc.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM”:
1/ Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi:
Thực tế giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu thẩm mỹ về
âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: Học - chơi
và mọi lúc mọi nơi.
Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc. Vào buổi sáng giờ đón trẻ
tôi cho trẻ nghe nhạc những bài trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi Mẫu giáo.
Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Thích nghe hát và hát được
như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; hát những bài có nội
dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài.
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: "Quan sát cây xanh".
Phan Thị Kim Mỹ – Trường Mầm Non 3 – Thành phố Vĩnh Long. 3
“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc” ở lớp
Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long
Sau khi quan sát xong tập cho trẻ hát bài "Em yêu cây xanh" hoặc "Trồng cây"... Qua đó
trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu trồng cây,
có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ
trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn
lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ
nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động.
Kết quả trẻ củng cố lại được kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ
vào giờ học âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô, bước đầu trẻ có khả năng phát
triển về âm nhạc.
2/ Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác:
Trong mọi tiết học đều tích hợp giáo dục âm nhạc, có thể là những bài đã học, những
bài chưa học theo từng đề tài bài dạy.
Ví dụ: Dạy trẻ đọc thơ "Làm anh".
Phần tích hợp cho trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau”, “Cho con". Cô hát cho trẻ nghe
bài: "Tổ ấm gia đình”, “Ba ngọn nến lung linh" Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát
mới hoặc củng cố những bài đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm
cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học.
Hoặc dạy trẻ học: Khám phá khoa học.
Tìm hiểu "Vật nuôi trong gia đình" tích hợp hát bài "Gà trống, mèo con và cún con, ai
cũng yêu chú mèo, con gà trống...". Qua đó còn hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con
vật, giáo dục trẻ biết ích lợi các con vật nuôi đối với cuộc sống con người. Cách chăm sóc
và bảo vệ các con vật nuôi .v.v... 
Kết quả: Ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học
nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.
3/ Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc:
Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến hành theo phương
châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Để thu hút vào
giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, giáo viên cần đầu tư,
nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về
chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh... có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm,
vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ. Mọi giờ học hoạt động làm quen âm
nhạc đều có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với
sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén.
Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát đúng nhạc,
có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào
giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ
hát cùng cô cả bài. Cô phải chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Lớp tôi sử dụng phách tre, phách bằng
vỏ gáo dừa, trống lắc... Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết
phối hợp âm nhạc nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về
âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên dễ thương. Hầu hết các bài hát có thể cho trẻ vận động múa.
Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của
một tác phẩm. Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và không tách rời nhau. Một bài hát cho trẻ
Phan Thị Kim Mỹ – Trường Mầm Non 3 – Thành phố Vĩnh Long. 4
“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc” ở lớp
Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long
làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều
loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ
biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát nghe tôi chọn
bài hát có nội dung phù hợp toát lên nội dung chính của bài dạy hát.
Trong giờ học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng, hát hay, vận động
thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, tôn
trọng trẻ, nhẹ nhà sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc
vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy
cho trẻ mà còn là một phương tiện giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong
quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao
trẻ không hoà đồng chùng bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dân dần
tôi thấy trẻ rất thích học giáo dục âm nhạc.
Kết quả: Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của
âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất cảu hình tượng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc
giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học.
4/ Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài
hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc,
mọi nơi và hoạt động ở góc. Tôi thấy giờ hoạt động góc trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn,
thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn.Ví
dụ: Sau giờ hoạt động chung: Giáo dục âm nhạc.
Chủ đề: Ngành Nghề. Phần hoạt động góc - ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập
làm cô giáo. Cô dạy hát bài: "Cô giáo miền xuôi", "Cô và mẹ"... hướng trẻ hát những bài có
nội dung phục vụ cho bài học và theo chủ điểm, nhằm củng cố những kiến thức đã học. 
Kết quả: Tôi thấy rằng trẻ rất thích chơi ở góc, thể hiện được công việc ở mỗi góc. Giúp
trẻ tìm hiểu về những công việc của người lớn, cứ như trẻ đang chơi mà có học.
5/ Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội:
Trong mỗi chủ đề lớp tôi đều có một tiết biểu diễn văn nghệ tại lớp. Có đàn, dụng cụ
âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như biểu diễn một đêm văn nghệ. Trong cuộc thi trẻ
rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc; trẻ thích biểu diễn và
say mê với âm nhạc. Trong các ngày Hội khai trường, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bế
giảng... các cháu cũng được biểu diễn văn nghệ. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền về
âm nhạc. Trẻ rất thích biểu diễn và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn
nhiên, tự tin trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của âm nhạc. Kết
quả:Qua việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học, khả năng về môn giáo dục
âm nhạc tăng lên khá rõ, các cháu rất thích học môn này. Rất mạnh dạn tham gia vào các
hoạt động khác không chỉ có giáo dục âm nhạc.
6/ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
Hàng ngày, trao đổi cùng phụ huynh về ý nghĩa của việc phát triển khả năng âm nhạc
cho trẻ. Để phối hợp cùng giáo viên trong phát triển âm nhạc cho trẻ thì phụ huynh phải
dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với lời ca,
giai điệu,các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Hướng phụ huynh xem bảng tuyên truyền
Phan Thị Kim Mỹ – Trường Mầm Non 3 – Thành phố Vĩnh Long. 5
“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc” ở lớp
Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long
có những bài hát mà cô dạy ở trường, khi về nhà phụ huynh có thể gợi ý cho trẻ hát lại cho
phụ huynh nghe.
Tuyên truyền cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển khả năng âm nhạc cho
trẻ, gợi ý với phụ huynh những phương pháp, biện pháp phát triển âm nhạc cho trẻ khi ở nhà
như: Cho trẻ xem chương trình thiếu nhi hát, nghe nhạc, dân ca,... thường xuyên quan tâm trò
chuyện với trẻ, hạn chế cho trẻ xem ti vi và sử dụng điện thoại.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những trẻ hạn chế ngôn ngữ: Động viên phụ
huynh thường xuyên trò chuyện với trẻ nhiều, hạn chế cho trẻ xem ti vi, điện thoại, cho trẻ
đi chơi cuối tuần cùng gia đình...
 IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau khi nghiên cứu , vận dụng và hướng dẫn trẻ tôi đã tiến hành khảo sát và thu được
những kết quả sau đây:
STT NỘI DUNG SỐ TRẺ TỶ LỆ TĂNG HƠN
ĐẦU NĂM
01 Hoạt động biểu diễn văn nghệ 20/28 71,42 % 46,42%
02 Hoạt động nghe hát, nghe nhạc 26/28 92,85 % 60,71%
03 Hoạt động hát và lắc lư theo nhạc 27/28 96,43 % 53,57%
Đối với trẻ:
Tiết học sinh động và lôi cuốn trẻ.Trẻ hiểu nội dung bài hát, biết tự sáng tạo ra những
động tác minh họa theo lời ca. Trẻ tự tin khi biểu diễn độc lập và kết hợp vận động cùng
bạn, cùng cô và chơi mang tính sáng tạo.
- Trẻ linh hoạt và nhanh nhẹn trong các hoạt động, nhất là hoạt động âm nhạc.
- Trẻ say mê trong các hoạt động âm nhạc, hát tự nhiên, rõ lời, hát đúng cao độ,
trường độ của tác phẩm.
- Trẻ tự tin biểu diễn một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh.
- Trẻ tiếp thu kiến thức âm nhạc một cách nhẹ nhàng thoải mái.
Qua thực hiện một số biện pháp tôi thấy trẻ còn phát triển tốt một số kĩ năng như: kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện cảm xúc, kĩ năng thẩm mĩ, kĩ năng nhận thức.
Kĩ năng giao tiếp: Khi tham gia hoạt động âm nhạc trẻ được hoạt động cùng bạn, khi
biểu diễn trẻ học cách trình bày, giới thiệu.
Kĩ năng thể hiện cảm xúc: Trẻ biết thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát, khi biểu
diễn trẻ biết giao lưu tình cảm với các bạn.
 Kĩ năng thẩm mĩ: Trẻ biết yêu âm nhạc, biết yêu cái đẹp. Biết thể hiện sắc thái và
động tác minh họa đẹp.
 Kĩ năng nhận thức: Tạo điều kiện cho trẻ có thêm những hiểu biết xã hội, những kiến
thức văn hóa, hay môi trường xung quanh trẻ.
Tiết học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú và tích
cực tham gia vào các hoạt động, cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin ơn trước
rất nhiều.
Phan Thị Kim Mỹ – Trường Mầm Non 3 – Thành phố Vĩnh Long. 6
“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc” ở lớp
Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long
Đối với giáo viên:
- Bản thân có tiến bộ hơn, nhạy bén hơn, có vốn sống nhiều hơn để dễ dàng trao đổi với
cha mẹ trẻ những ưu điểm và hạn chế của trẻ trong hoạt động giáo dục âm nhạc
- Khi tổ chức hoạt động tôi đã thu hút tạo được nhiều hứng thú cho trẻ hơn và bản
thân cảm thấy tự tin hơn khi tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động âm nhạc
nói riêng.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
 Với đề tài“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm
nhạc” tôi đã vận dụng và thực hiện ở lớp mình. Lớp tôi sau khi đã thực hiện các phương
pháp trên đã đạt kết quả cao. Đồng thời các bạn đồng nghiệp ở lớp Mầm 2, Mầm 3 cũng đã
áp dụng và đã phát huy trong quá trình giảng dạy đạt được kết quả trên 90%. Tôi cũng
mong muốn rằng những bài học mà tôi đúc kết trong thời gian qua sẽ được các đơn vị bạn
tham khảo trao đổi và rút kinh nghiêm để việc chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. 
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
 1. Kết luận:
- Qua các biện pháp trên giờ học âm nhạc trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng
thú và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.
- Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú môn âm nhạc là điều mà giáo viên nào cũng mong
đạt được. Vì vậy cần tận dụng các phương pháp, biện pháp, lồng ghép các bộ môn khác sao
cho phù hợp và gây được hứng thú với trẻ.
- Cần cố gắng trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như của
người đi trước và không ngừng luyện tập các bộ môn âm nhạc.
- Giáo viên cần gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi , động viên sửa sai
kịp thời và tạo môi trường học tốt cho trẻ.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu
điểm của bản thân. Biết tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để điều chỉnh khắc phục hạn
chế. Đồng thời bản thân luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để đạt hiệu
quả cao trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ
 2. Đề xuất:
Trên đây là một số “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc” tôi đã
thực hiện ở lớp mình, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến ban giám hiệu và các bạn bè để
tôi có kinh nghiệm dạy dỗ các cháu tốt hơn. 
 Phường 3, ngày 09 tháng 6 năm 2020 
 Giáo viên
 Phan Thị Kim Mỹ
Phan Thị Kim Mỹ – Trường Mầm Non 3 – Thành phố Vĩnh Long. 7
“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen âm nhạc” ở lớp
Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long
 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động làm quen
âm nhạc” ở lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long, Năm học
2019 - 2020
Của Bà Phan Thị Kim Mỹ – Chức vụ : Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua
Hội đồng khoa học của Trường Mầm non 3 đánh giá vào ngày 09/6/2020.
Đạt điểm; Xếp loại: .........
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG 
 HIỆU TRƯỞNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG(Phòng GD&ĐT)
Sáng kiến kinh nghiệm“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tốt hoạt động
làm quen âm nhạc” ở lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, phường 3, Thành phố Vĩnh Long,
Năm học 2019 - 2020
Của Bà Phan Thị Kim Mỹ đã được Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long:
. đánh giá vào ngày ../../2020.
Đạt điểm; Xếp loại: .........
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT 
 TRƯỞNG PHÒNG
Ngô Thanh Sơn
Phan Thị Kim Mỹ – Trường Mầm Non 3 – Thành phố Vĩnh Long. 8

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_tha.pdf
Sáng Kiến Liên Quan