Sáng kiến kinh nghiệm Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp Trung học Cơ sở

Cơ sở lý luận.

 Nếu như ở các bộ môn khác mà học sinh được học trong chương trình đã cung cấp cho các em những tri thức hiểu biết về nguồn cội con người, về kiến thức khoa học của nhân loại, về cuộc sống sinh thái thì bộ môn Ngữ văn cũng góp một phần rất lớn và quan trọng trong sự phát triển toàn diện của các em. Bộ môn này sẽ giúp các em rất nhiều trong giao tiếp, biết tạo lập được các loại văn bản, các em sẽ thấu hiểu, thông thạo và giàu ngôn ngữ dân tộc. Đặc biệt là sự phân biệt và cảm thụ cái hay, cái đẹp tinh hoa văn hóa nghệ thuật.Và nhất là bộ môn này trực tiếp giúp các em hình thành ý thức, đạo đức, phẩm chất, nhân cách của con người.

 Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn Trung học cơ sở. Mỗi lần lên lớp, bản thân tôi luôn băn khoăn trước việc học của học sinh mình. Môn Ngữ văn cũng là một bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục nhưng tại sao các em lại ít đạt điểm khá giỏi. Nguyên nhân là do đâu? Do giáo viên dạy chưa nhiệt tình hay là các em còn chưa tự tin, chưa có hứng thú học bộ môn này?

 Để học tốt môn Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng thì trước hết ta phải nắm chắc phương pháp viết bài văn theo trình tự nào. Bên cạnh đó cần suy nghĩ tìm tòi, huy động những kiến thức đã học liên quan đến nội dung đề. Hơn thế nữa, suy nghĩ sáng tạo của cá nhân là quan trọng nhất. Không nên lệ thuộc vào bài văn mẫu một cách rập khuôn, máy móc. Bởi vì quá trình tiếp nhận văn học là tiếp nhận những tri thức, cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

 Mặc khác thì vai trò của người giáo viên cũng không kém phần quan trọng. Người giáo viên khi lên lớp đòi hỏi phải có giáo án (thiết kế dạy - học). Nó là một dàn ý chi tiết đã được người thầy chuẩn bị trước một cách công phu, kĩ lưỡng, trù tính trước ý đồ tổ chức quá trình dạy - học cho từng bài dạy cụ thể trên lớp, nhằm giúp các đối tượng học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất.

 Tuy nhiên, ta vẫn còn nghe đâu đó câu nói cửa miệng từ giáo viên: “Giáo án chỉ là một hình thức đối phó!”. Mới thoáng nghe, chúng ta đều thấy cũng có lí, nhưng suy nghĩ cho kĩ càng, thấu đáo và nghiêm túc thì đó là điều không thể chấp nhận được.

 Chúng ta phải luôn luôn lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của các em về những khó khăn và vướng mắt khi học môn Ngữ văn, để từ đó chúng ta có cách giảng dạy đạt hiệu quả hơn.

 

doc42 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh:
 1. Kiến thức
 - Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong bài viết tập làm văn (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày).
 2. Kĩ năng
 - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
 3. Thái độ
 - Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng.
 - HS: Xem lại phần lí thuyết văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
	1. Ổn định lớp: 
(Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn)
	2. Giới thiệu bài mới:
	 * GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết trả bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết.
* Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài.
- HS nhắc lại đề bài; GV chép đề bài lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu đề.
- GV: Hãy nhắc lại kết quả tìm hiểu đề của em (cấu tạo của đề)? Từ đó, em hiểu được như thế nào về yêu cầu của đề bài?
- HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề ()
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm hiểu đề của HS.
* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
- Dạng đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Yêu cầu của đề bài: Phân tích, chứng minh làm sáng rõ một tư tưởng, đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Phạm vi tư liệu: Kiến thức sách vở và vốn sống
* Thao tác 2: Tìm ý.
- GV: Em hãy nhắc lại cách tìm ý của mình?
- GV: Em hãy giải thích các ý vừa tìm được.
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm ý của HS.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng:
+Nghĩa đen: “Ăn quả” là ăn những trái cây chín, thơm, ngọt, bùi; “kẻ trồng cây” là người vun trồng, chăm bón cây, trái. 
+Nghĩa bóng: hưởng thụ thành quả của những người đi trước đã tạo ra.
- (Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?): “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thể hiện được truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta và là nền tảng để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
- (Người trồng cây ở đây có thể hiểu là những ai?): tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người nông dân, người công nhân, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ, 
- ( Nhớ người trồng cây, ta phải làm như thế nào, làm ra sao?): chúng ta phải có những hành động và việc làm đúng đắn với những người đã tạo ra thành quả
- (Suy nghĩ gì về lời dạy của câu tục ngữ trên?):Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn, phù hợp với mọi thời đại trong việc bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách con người
* Thao tác 3: Làm dàn ý.
- GV: Cho HS nhắc lại cách lập dàn ý? Các ý trong từng phần được em lựa chọn sắp xếp theo trình tự ra sao? Vì sao?
- HS nhắc lại cách làm dàn ý của mình ()
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách lập dàn ý của HS:
+ Bố cục.
+ Cách sử dụng và cách sắp xếp các ý trong từng phần của bài văn.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng đạo đức, ơn nghĩa
- Trích dẫn câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
2. Thân bài:
2.1. Giải thích từ: “ăn quả”, “kẻ trồng cây”
- “Ăn quả”: ăn những trái cây chín, thơm, ngọt, bùi
- “Kẻ trồng cây”: người vun trồng, chăm bón cây, trái. 
 Phải biết ơn khi hưởng thụ thành quả của những người đã tạo ra. Đó là hành động thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta và là nền tảng để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người
2.2. Người trồng cây có thể hiểu là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người nông dân, người công nhân, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ, 
2.3. Nhớ người trồng cây nghĩa là bây giờ chúng ta phải có những hành động và việc làm đúng đắn với những người đã tạo ra thành quả
2.4. Không thể chấp nhận lối sống “ăn cháo đá bát”, “vong ơn bội nghĩa”
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ là bài học đạo đức nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía.
- Phấn đấu làm người trồng cây cho thế hệ sau.
Hoạt động 2: Chữa và đọc bài:
* Thao tác 1: Chữa bài.
- GV: Trả bài viết cho HS
- GV: Từ kết quả thống kê được sau khâu chấm bài, trước khi đi vào sửa lỗi, GV chú ý nêu những ưu điểm trong bài viết của các em; sau đó mới sửa các lỗi hình thức (lỗi nội dung đã chữa đan xen ở hoạt động 1) mà các em mắc phải thường là các lỗi :
+ Viết tắt, viết số, dùng các kí hiệu tùy tiện
+ Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ âm ch/tr, r/x, d/gi,
+ Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, 
+ Lỗi dùng từ thiếu trong sáng, câu văn sai ngữ pháp
+ Lỗi xây dựng và liên kết đoạn văn, vv
- HS nhận bài và lắng nghe, tự rút kinh nghiệm.
- GV giải đáp mọi thắc mắc của HS (nếu có).
* Ưu điểm:
- Xác định được các yêu cầu của đề bài
- Bố cục cân đối, mạch lạc
- Một số bài có cách diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh (Bạn Hằng, Lê, Đạt, )
* Nhược điểm:
- Viết tắt, viết số, dùng kí hiệu tùy tiện:
+“Câu TN”. Sửa: Câu tục ngữ; 
+ “là 1 bài học về cách làm người”. Sửa:  là một cách làm người; 
+“câu tục ngữ khuyên chúng ta ”. Sửa: Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta 
+ vv
- Sử dụng dấu câu chưa chính xác, chưa hợp lí:
+ “cha ông ta” đúc rút kinh nghiệm ” Sửa: cha ông ta đúc rút kinh nghiệm 
+“Câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây là lời dạy bổ ích khiến cho chúng ta phải suy nghỉ”. Sửa: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời dạy bổ ích khiến cho chúng ta phải suy nghĩ; 
+ vv
- Viết câu chưa đúng:
+ “Qua câu tục ngữ nhắc nhở mọi người ” Sửa: Qua câu tục ngữ, cha ông ta nhắc nhở mọi người 
+ “Trong cuộc sống của con người. Chúng ta nên ghi nhớ và thực hiện tốt lời dạy” Sửa: Trong cuộc sống, chúng ta nên ghi nhớ và thực hiện tốt lời dạy
+ vv
- Dùng từ còn thô và chưa chuẩn xác:
+ “Một số thanh niên ngày nay không những đua đòi không lo lắng học tập lao động. Họ còn mất dạy với cha mẹ đẻ”. Sửa: Một số thanh niên ngày nay không những đua đòi, không lo lắng học tập, lao động, mà còn có một số hành động đi ngược lại đạo hiếu đối với cha mẹ
+ Câu tục ngữ có một ý nghĩa rất là hay  Sửa: Câu tục ngữ có một ý nghĩa sâu sắc 
 vv
* Thao tác 2: Đọc bài.
- GV thống kê chất lượng chung của cả lớp (có thể đối chiếu với các lớp cùng khối)
- GV chọn 03 bài viết (khá giỏi, trung bình) cho HS đọc to trước lớp.
- GV: Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức diễn đạt của các bài viết vừa đọc?
- HS trao đổi và nêu nhận xét của mình.
- GV biểu dương, khích lệ HS.
Lớp
6,5->10
5->6
Dưới 5
9/1
29/36
07/36
00/36
9/2
28/36
08/36
00/36
Hoạt động 3: Đọc tham khảo.
- GV chuẩn bị và tổ chức cho HS đọc một số đoạn văn tham khảo, sau đó, hướng dẫn tìm hiểu trình tự lập luận của đoạn văn.
* Đoạn mở bài tham khảo: 
 (1) Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu quý, tôn trọng đạo lí. (2) Để nhắc nhở, giáo dục con cháu về lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã làm nên thành quả cho đời sau hưởng thụ, cha ông ta có một kho tàng tục ngữ phong phú, sâu sắc. (3) Đáng chú ý nhất là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
(Trình tự lập luận: Câu (1) nêu mục đích, xuất xứ của vấn đề à Câu (2) xác định và báo trước vấn đề cần nghị luận ở thân bài à Câu (3) trích dẫn phần nêu của đề bài.)
* Đoạn kết bài tham khảo:
 (1) Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đưa ra một bài học đạo đức nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. (2) Trong cuộc sống, đối với bản thân em, em sẽ luôn lễ phép, ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu khó học tập và lao động trở thành người có ích để đền đáp và ghi nhớ công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ ông bà, công ơn dạy dỗ của thầy cô , đồng thời luôn cố gắng phấn đấu làm “người trồng cây” tạo ra thành quả lao động cho người khác.
	(Trình tự lập luận: Câu (1) tác dụng của vấn đềà Câu (2) liên hệ bản thân, thực hiện tốt vấn đề.)
* Đoạn thân bài tham khảo:
 (1) Để nêu lên được bài học đạo lí, câu tục ngữ mượn hai hành động gần gũi “ăn, nhớ” và hai hình ảnh quen thuộc “quả, kẻ trồng cây”. (2) “Ăn quả” là ăn những trái cây chín, thơm, ngọt, bùi; “kẻ trồng cây” là người vun trồng, chăm bón cây phát triển và đơm hoa kết trái. (3) Từ đó, suy rộng ra, ta ngầm hiểu “ăn quả” là hưởng thụ thành quả vật chất cũng như tinh thần, “kẻ trồng cây” là người tạo ra thành quả đó. (4) Rõ ràng, câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta khi hưởng thụ thành quả lao động thì luôn phải nhớ và biết ơn những người đã tạo ra thành quả đó. 
 (Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) dẫn dắt câu tục ngữ à Câu (2) giải thích nghĩa đen à Câu (3) giải thích nghĩa bóng à Câu (4) chốt lại vấn đề cần nghị luận (câu nêu luận điểm).
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ:
a. Củng cố.
 - GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn.
b. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới.
 4. Kết quả.
 Sau một thời gian thực hiện, tôi đã tiến hành khảo sát, kiểm tra, phân tích, tổng hợp và nhận thấy chất lượng bài viết tập làm văn của đại đa số học sinh có chuyển biến tích cực, cụ thể:
 Một là, đã hình thành được thói quen tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài.
 Hai là, đã thuần thục và vận dụng tương đối linh hoạt các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài.
 Ba là, bài viết của các em đảm bảo tính định hướng; bố cục khá cân đối, chặt chẽ; ý tứ tương đối đầy đủ, rõ ràng; trình bày mạch lạc, ít mắc các lỗi về chính tả, lỗi liên kết nội dung và lỗi liên kết hình thức.
 Bốn là, đối chiếu các bài viết tập làm văn trên lớp của học sinh trước và sau khi thực hiện kinh nghiệm này, tôi đã tổng hợp chất lượng bài viết như sau: 
* Chất lượng sau khi thực hiện đề tài: ( Năm học 2015-2016 )
Lớp
Sĩ số
 BÀI VIẾT SỐ 1
 BÀI VIẾT SỐ 2
 Điểm
 Điểm
8->10
6,5->7,5
5->6
Dưới 5
8->10
6,5->7,5
5->6
Dưới 5
91
36
 10
 19
 07
 12
 22
 02
Tỉ lệ
(%)
27,8
 52,8
19,4
 33,3
 61,1
 5,6
92
36
 10
 18
 08
 11
 23
 02
Tỉ lệ
27,8
 50
22,2
 30,5
 63,9
 5,6
*Bảng so sánh chất lượng giữa hai năm học: 2014-2015 và 2015- 2016.
Năm học
 BÀI VIẾT SỐ 1
 BÀI VIẾT SỐ 2
 Điểm
 Điểm
8->10
6,5->7,5
5->6
Dưới 5
8->10
6,5->7,5
5->6
Dưới 5
2013 - 2014
07
14
44
04
08
16
43
02
Tỉ lệ
10,2
20,3
63,7
5,8
11,6
23,2
62,3
2,9
2014 -2015
20
37
15
23
45
04
Tỉ lệ
27,8
51,4
20,8
31,9
62,5
5,6
Kết quả
Tăng
13
Tăng
23
Giảm
29
Giảm
04
Tăng
15
Tăng
29
Giảm
39
Giảm
02
 * Qua bảng so sánh trên đã cho thấy được sự chuyển biến theo hướng ngày càng tích cực về chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh. Bài viết số 1 số học sinh đạt từ 8 đến 10 điểm tăng 13 em, điểm từ 6,5 đến 7,5 tăng 23 em, còn điểm từ 5 đến 6 giảm 29 em và điểm dưới 5 giảm 4 em; Bài viết số 2 số học sinh đạt từ 8 đến 10 điểm tăng 15 em, điểm từ 6,5 đến 7,5 tăng 29 em, còn điểm đạt từ 5 đến 6 giảm 39 em và điểm dưới 5 giảm 2 em. Với tâm huyết giảng dạy qua những tìm tòi sáng tạo mà tôi đã hướng dẫn HS phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn và liên kết đoạn như trên, đã giúp HS đạt được kết quả cao. Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; có nhiều bài khai thác được ý hay, ý sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang phong cách riêng, không còn gượng ép, máy móc hay khuôn sáo. Rất ít bài làm sơ sài, nghèo ý, hoặc không tìm được ý Vì vậy, tôi hi vọng và tin tưởng rằng trong thời gian tới, với sự tìm tòi, khả năng sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò, chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng lên cao hơn nữa, đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục đang đặt ra hiện nay.
 PHẦN III: KẾT LUẬN
 1. Tóm lược giải pháp.
 Nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, phân môn tập làm văn nói riêng đang là mối quan tâm của nhiều người. Làm sao để học sinh học tốt phân môn tập làm văn vẫn là vấn đề thời sự của khoa học cần phải thảo luận thêm.
 Qua nghiên cứu giải pháp một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm cơ bản như sau:
Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, làm cho giờ học dân chủ hơn, học sinh được thực hành giao tiếp nhiều hơn. Đó là điều cần thiết nhưng chưa đủ vì thước đo hiệu quả của giáo dục vẫn là chất lượng học tập, chất lượng bài viết của học sinh.
 Trước tiên trong việc hướng dẫn học sinh cách làm bài và luyện tập, giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh chứ không gò ép theo những khuôn mẫu. Người giáo viên phải biết khơi gợi những cảm xúc của học sinh, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở học sinh những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới Khi các em đã yêu thích văn chương thì tự nhiên các em sẽ đọc, sẽ tìm tòi, sẽ phân tích sẽ bình phẩm sẽ nhận xét đánh giá tác phẩm, và như thế là việc dạy phân môn tập làm văn sẽ dễ dàng và thành công.
 Phải khơi gợi ở học sinh những cái nhìn mới mẻ, làm cho học sinh thích tranh luận, thích lật ngược vấn đề, thích bày tỏ, đánh giá nhận xétđể có nhiều những phát hiện mới dạng như: Cô Tấm không hiền .
 Để giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn, tôi đã chọn đề tài: Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.
 Chính vì thế giáo án (thiết kế dạy học) là một trong những phương tiện dạy học thiết yếu, là hệ thống cách thức, ý đồ dạy học được người thầy dàn dựng sẵn theo mục tiêu của bài học nhằm phát động tối đa tâm hồn, ý chí, nghị lực của học sinh.
 Muốn có một giờ dạy Ngữ văn nói chung và tiết trả bài tập làm văn nói riêng đạt hiệu quả như ý thì trước hết phải có một bài soạn tốt. Một giáo án tốt là giáo án được soạn một cách nghiêm túc, sáng tạo và phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. 
 Dù là một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm giảng dạy, có tay nghề vững vàng, nhưng nếu thiếu thiết kế, dàn dựng, gia công thì kết quả giáo dục cũng sẽ không hoàn mĩ. 
 2. Phạm vi, áp dụng.
 Các phương pháp này có thể áp dụng tốt ở bất kì nơi đâu, và bất kì thời điểm nào bởi nó có tính khả dụng cao lại vô cùng đơn giản với việc giảng dạy Ngữ văn THCS.
 Tôi nhận thấy, những phương pháp của tôi đưa ra có thể áp dụng bất cứ nơi đâu, không phân biệt địa giới hay hoàn cảnh. Bởi nó không phức tạp, không tốn kém mà phần lớn phụ thuộc vào lòng nhiệt tâm, trách nhiệm và sự cố gắng của giáo viên mà thôi.
 Tôi đã áp dụng những phương pháp trên trong giảng dạy học sinh ở trường của mình. Đồng thời có trao đổi với các bạn đồng nghiệp cùng trường, các thầy cô điều nhận thấy tác dụng tích cực của các phương pháp đó. Học sinh ngày càng thích học phân môn tập làm văn và chất lượng cũng nâng cao hơn.
 Bên cạnh đó, một số bạn đồng nghiệp ở các huyện khác cũng đã áp dụng thành công những biện pháp này và họ đều công nhận tính khả dụng cũng như tính tích cực của nó.
 Ứng dụng rộng rãi đối với tiết trả bài viết tập làm văn ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS nói chung và trường THCS Hưng Điền -Tân Hưng- Long An nói riêng.
 3. Kiến nghị.
 a. Đối với Tổ chuyên môn và bộ phận chuyên môn nhà trường, ngành:
 Chú trọng kiểm tra bài soạn và dự giờ góp ý về cách thức tổ chức học sinh học tập tiết trả bài viết tập làm văn.
 Tổ chức hội thảo chuyên đề về cách thiết kế bài viết tập làm văn trên cơ sở trao đổi, phân tích vai trò, vị trí của tiết trả bài viết tập làm văn.
 Tổ chức hội giảng, thống nhất kết cấu tiết trả bài viết tập làm văn.
 Tăng thêm thời lượng tiết trả bài tập làm văn lên 90 phút.
 Không nên bố trí trong thời gian 45 phút cùng lúc trả bài cả hai hoặc ba phân môn của môn Ngữ văn ( như ở lớp 7-tiết 111).
 b. Đối với giáo viên:
 - Cần tăng cường hơn nữa ý thức và tinh thần trách nhiệm của mình từ khâu nghiên cứu soạn giảng cho đến bước lên lớp giảng dạy.
 - Chấm, chữa bài, thống kê chất lượng thật kĩ lưỡng, cẩn thận, làm cơ sở phân tích hiệu quả đào tạo.
 - Chú trọng rèn kĩ năng thực hành, tự giác học tập của học sinh.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân tôi, rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô để cho đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn.
 *TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 1/ Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6, 7, 8, 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 2/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục đào tạo – Vụ Giáo dục trung học 2005.
 3/ Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 4/ Tài liệu tham khảo soạn kĩ năng làm văn nghị luận của Vụ Giáo dục trung học.
 5/ Phương pháp làm bài văn nghị luận tác phẩm văn học 9 của Hoàng Đức (NXB GD Thành phố Hồ Chí Minh).
 6/ Hiểu Văn, dạy Văn của Nguyễn Thanh Hùng (Nhà xuất bản GD Thành phố Hồ Chí Minh)
 7/ Đọc Văn, học Văn của Trần Đình Sử ( NXBGD 2002)
 8/ Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại của Nguyễn 9/Ngọc Thu (Nhà xuất bản GD)
 10/ Tiếp cận và đánh giá tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Văn Long (Nhà xuất bản GD )
 * MỤC LỤC
	 Trang
Phần I:Lời nói đầu.. 1
 1.Lí do chọn đề tài.................... 1
 2.Mục đích của đề tài.................... 3
 3.Lịch sử đề tài. .4
 4.Phạm vi đề tài .4
Phần II: Nội dung và giải pháp.................... 6
 1.Thực trạng.. .6
 2.Nội dung cần giải quyết. .9
 3.Giải pháp .9
 4.Kết quả... 30
Phần III: Kết luận 33
 1.Tóm lược giải pháp 33
 2.Phạm vi, áp dụng.....................................34
 3.Kiến nghị 35
*Tài liệu tham khảo 36
*Mục lục.. 37
BẢNG TỰ CHẤM ĐIỂM
Tên đề tài SKKN: Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.
Tiêu chuẩn
Điểm chuẩn
Điểm tự chấm
Điểm của HĐKH cơ sở
HĐ xét SKKN cấp tỉnh
1. Đề tài sáng kiến có yếu tố mới và sáng tạo
3
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên 
3
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá
2
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình
1,5
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít
1
- Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây
0
2. Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng
3
- Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh
3
- Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số đơn vị trong tỉnh
2
- Có khả năng áp dụng ở mức độ ít trong đơn vị
1
- Không có khả năng áp dụng trong đơn vị
0
3. Đề tài sáng kiến có tính hiệu quả
4
- Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
4
- Có hiệu quả trong phạm vi cơ quan, đơn vị (sở, ngành, huyện, thành phố)
3
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp xã, phòng, ban (tương đương)
2
- Không có hiệu quả cụ thể
0
Tổng cộng
10
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
(ký, đóng dấu)
Người viết SKKN
(ký, ghi rõ họ tên)
Phạm Hoàng Kiếm
PHÒNG GD&ĐT TÂN HƯNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS HƯNG ĐIỀN Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
Họ và tên giáo viên: Phạm Hoàng Kiếm.
Đơn vị công tác: THCS Hưng Điền.
Chức vụ: Giáo viên.
Tên SKKN: Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.
1. Tác dụng SKKN:
.....
2. Tính sư phạm, thực tiễn, khoa học:
..
3. Hiệu quả:
.
4. Đánh giá:
 Hưng Điền, ngày  tháng  năm 201 
 TM. HĐKH TRƯỜNG
 CHỦ TỊCH
 UBND HUYỆN TÂN HƯNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM PHÒNG GD&ĐT TÂN HƯNG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 HUYỆN
Họ và tên giáo viên: Phạm Hoàng Kiếm.
Đơn vị công tác: THCS Hưng Điền.
Chức vụ: Giáo viên.
Tên SKKN: Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.
1. Tác dụng SKKN:
.....
2. Tính sư phạm, thực tiễn, khoa học:
..
3. Hiệu quả:
.
4. Đánh giá:
 Tân Hưng, ngày  tháng  năm 201 
 TM. HĐKH HUYỆN
 CHỦ TỊCH
 UBND HUYỆN TÂN HƯNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM PHÒNG GD&ĐT TÂN HƯNG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 TỈNH
Họ và tên giáo viên: Phạm Hoàng Kiếm.
Đơn vị công tác: THCS Hưng Điền.
Chức vụ: Giáo viên.
Tên SKKN: Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.
1. Tác dụng SKKN:
.....
2. Tính sư phạm, thực tiễn, khoa học:
..
3. Hiệu quả:
.
4. Đánh giá:
 Tân Hưng, ngày  tháng  năm 201 
 TM. HĐKH TỈNH
 CHỦ TỊCH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_diem_can_luu_y_khi_soan_giang_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan