Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt mồ côi và nhiễm HIV sống tập trung ở một nơi :Trung tâm nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Có thể nói các em có một cuộc sống tách biệt với cộng đồng. Mọi sinh hoạt, hoạt động hay vui chơi của các em cũng khác so với trẻ cộng đồng. Tuy nhiên cũng như học sinh tiểu học nói chung, các em luôn muốn làm theo ý thích của mình, ham chơi nhiều hơn ham học, thích tìm hiểu thế giới xung quanh mình Chính vì vậy phải học tập , thực hiện theo những khuôn khổ giáo dục là các em ít chú ý và không thích làm. Các em muốn thoát ra, muốn tự do theo ý mình. Vì vậy làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn luyện đạo đức theo những khuôn khổ giáo dục của nhà trường mà với tâm lý thoải mái, hứng thú hơn là ép buộc, hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh đối với từng lớp ?Muốn làm được điều này công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện.

 Tuy nhiên thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện một việc làm giống nhau hay theo một “khuôn mẫu” nào đó với tất cả các đối tượng học sinh và thực hiện suốt cả năm học. Bởi như vậy tính hiệu quả sẽ không cao. Mỗi giáo viên sẽ có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc làm riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực tạo sự mới mẻ, ham thích và phù hợp với học sinh ,nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lớp, khơi gợi, hướng dẫn và khích lệ các em phát triển khả năng đặc biệt của mình, mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo dục trẻ.
	- Giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh về nhà vào một số những ngày nghỉ để em được sống trong tình yêu thương gần gũi của gia đình, sinh hoạt ăn uống cùng gia đình cô. Từ đó có thời gian để dạy kèm ,bảo ban các em ở nhà khi các em chuẩn bị tham gia thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện giống như bảo ban con em mình hàng ngày. Điều đó làm các em thấy vui vẻ, hào hứng, không cảm thấy có áp lực khi rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi. Sự hòa đồng gần gũi, ấm áp yêu thương cũng giúp giáo viên chủ nhiệm nhận được những sẻ chia từ các em và qua đó hiểu được tâm tư, suy nghĩ của học sinh và có cách giáo dục tốt nhất.
 * TÓM LẠI : Đối với đối tượng nào, bản thân giáo viên đều phải dùng phương pháp tác động tình cảm, gần gũi, yêu thương, chia sẻ để từ đó động viên khích lệ kịp thời và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh ( là cán bộ nuôi dưỡng quản lý các em ) để giáo dục đạt kết quả như mong muốn.
	4.2.Thực hiện tốt tiết sinh hoạt.
 	- Đối với công tác chủ nhiệm lớp thì tiết sinh hoạt đóng vai trò quan trọng. Trong giờ sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình của giáo viên mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần vừa qua bằng nhiều hình thức khác nhau như : Cán bộ lớp nhận xét, các tổ viên nêu ý kiến. Bên cạnh đó, giáo viên cũng khích lệ, tạo điều kiện cho các em bày tỏ những suy nghĩ của mình như: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em qua một tuần học là gì?... Qua đó giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có biện pháp giáo dục phù hợp.
 	- Cũng trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập ,rồi tổ chức cho học sinh thảo luận, lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần học, hoặc cuối mỗi tháng, giáo viên cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch. Từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn.
	Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy: Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Học sinh đã đưa ra một số hoạt động sau:
	- Trực nhật lớp học sạch sẽ.
	- Quét sân trường sạch sẽ.
	- Vứt rác đúng nơi quy định.
	- Lau cửa kính lớp học vào cuối tuần.
	- Đi vệ sinh phải dội và xả nước.
	- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	Từ việc học sinh tự đưa ra những hoạt động, các em sẽ có ý thức chủ động: mình là chủ thể thực hiện các hoạt động đó.Không những thế ,các em còn biết quan sát ,theo dõi việc làm vệ sinh của bạn để phản ánh với cô giáo. Giáo viên chủ nhiệm chỉ giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh của học sinh như thế nào để có ý kiến tổng kết hay chỉ đạo vào tiết sinh hoạt của tuần sau.
	Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép một số hoạt động giáo dục về an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh, nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
	Giáo viên đưa ra một số nội quy lớp học:
	- Đi học đúng giờ.
	- Xếp hàng nhanh.
	- Chú ý nghe giảng.
	- Làm bài cẩn thận, nhanh nhẹn.
	- Học bài cũ ở nhà.
	- Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	- Lễ phép, vâng lời.
	- Giữ vệ sinh chung.
	Nhắc nhở các em có ý thức thực hiện nội quy của lớp đưa ra.
	Và cái chốt của mỗi tiết sinh hoạt là học sinh được bình bầu bằng hình thức phiếu khen thưởng ( nội dung cụ thể sẽ trình bày ở mục 8) và hình thức hoa khen thưởng nếu là tuần cuối tháng. Chẳng hạn là học sinh giỏi, tốt về mọi mặt tháng đó đạt hoa đỏ. Học sinh có tiến bộ, cố gắng trong tháng đạt hoa xanh. Bạn ngoan ngoãn, chăm chỉ trong tháng đạt hoa vàng. Bạn nào chưa có hoa cần cố gắng hơn trong tháng tới.
	Và song song với việc đạt hoa dán vào bảng thi đua trước lớp là những phần thưởng tương ứng với hoa đó. Ví dụ : sách vở, đồ dùng học tập hay những gói bánh kẹo nhỏ, cái dây buộc tóc,
	Những phần thưởng tuy nhỏ nhưng nó mang lại niềm vui rất lớn cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt này bởi vốn dĩ các em không có bố, không có mẹ để thích mua thứ gì có thể nói với bố, với mẹ  mua cho như những học sinh bình thường khác. Điều này có tác dụng khích lệ, động viên các em có động lực phấn đấu học tập, rèn luyện trong tuần học, tháng học tiếp theo.
	4.3.Hướng học sinh đến những hoạt động đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
	 - Ngay từ những ngày đầu năm học, giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì mỗi buổi học, giáo viên dành ra một khoảng thời gian dù là ít để trò chuyện cùng một học sinh ( hoặc một nhóm học sinh ) hỏi các em có gì vui, buồn hay điều gì hay chia sẻ với cô và các bạn. Dần sau đó, giáo viên hướng các em tự biết tìm hiểu, chia sẻ với nhau rồi kể lại với cô. Qua những hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, yêu thương, quý mến nhau.
 	- Giúp học sinh tìm hiểu về cuộc sống gia đình hiện tại của các em qua hình ảnh những ngôi nhà các em đang ở như nhà Hoa Mai, nhà Thỏ Đế, nhà Bí Ngô, nhà Sóc Nhí và những bữa cơm thân mật, đầm ấm bên gia đình. Dù không cùng cha mẹ sinh ra nhưng các em cùng sống chung dưới một mái nhà , cùng cảnh không có cha mẹ nữa , hãy biết yêu thương nhau như anh em ruột thịt để cuộc sống này luôn vui vẻ và ý nghĩa.Hiểu được điều đó các em biết đoàn kết,quan tâm đến nhau hơn.
 	- Ngoài ra giáo viên còn tạo cho học sinh biết đối xử thân thiện, hòa nhã với nhau, xưng hô lịch sự, biết dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau.
 	Ví dụ: Uốn nắn học sinh biết xưng hô “ bạn – mình”, “ cậu – tớ” hay xưng hô bằng tên thay cho việc xưng hộ là “ mày – tao”.
Khu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
Nhà Dế Mèn
Nhà Bồ Câu
Nhà Sóc Nhí
	4.4. Giáo dục học sinh qua các câu chuyện kể.
	Trong những giờ học đạo đức, tiết sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm kể cho học sinh nghe những câu chuyện về những tấm gương vượt khó học giỏi, con ngoan trò giỏi, những người bạn tốt hay những tấm gương khắc phục khó khăn của bản thân vươn lên trong cuộc sống Nhằm giáo dục các em về cách ứng xử, giao tiếp và nghị lực sống.
	Ví dụ : Câu chuyện kể về tấm gương anh Nick Vujici – một nguời sinh ra đã không có tay, Phần chân dường như cũng không có mà chỉ là hai ngón nhỏ xíu mọc ở dưới phần hông, không thể đi học được như các bạn, có lúc đã tự tử để không phải là gánh nặng cho bố mẹ. Nhưng bằng tất cả sự yêu thương, giúp đỡ, động viên của cha mẹ và ý chí quyết tâm của mình câu bé Nick đã khắc phục những khiếm khuyết của bản thân, học theo cách riêng của mình và anh đã tốt nghiệp đại học Griffith của Úc . Giờ đây anh đã trở thành một diễn giả ,nhà diễn thuyết đi khắp hầu hết các nước trên thế giới, truyền lửa về nghị lực cho biết bao triệu con nguời trên trái đất.Anh còn là giám đốc của công ty phi lợi nhuận Life Without Limbs. Các con may mắn đã được đài truyền hình Việt Nam mời dự buổi họp mặt gặp gỡ Nick Vuijici tại sân vân động Mỹ Đình Hà Nội. Được trực tiếp nhìn thấy con người anh, được nghe anh nói về những khó khăn gian khổ của bản thân và xem những đoạn video về những công việc anh đã làm như tự rán trứng, đi bơi, lướt ván, lên cầu thang trên tầng, Hẳn các con đã biết mình thật may mắn không bị khiếm khuyết về cơ thể. Hãy học tập tinh thần sống của Nick Vuijici – hãy vui lên, quên đi bệnh tật, cố gắng chăm chỉ để học tập, rèn luyện là nguời có ích cho cuộc sống này.
Hình ảnh anh Nick Vuijci diễn thuyết tại sân vận động Mỹ Đình
	Qua câu chuyện, giáo viên giáo dục học sinh học sinh ý chí vươn lên, vượt khó trong cuộc sống. Học sinh còn được học về sự biết ơn những người đã quan tâm chăm sóc, lo lắng cho mình. 
	4.5. Sử dụng phiếu khen thưởng.
	Phiếu khen thưởng là hình thức ghi nhận ,đánh giá việc thực hiện tốt nội quy lớp học của cá nhân học sinh về một mặt hoặc nhiều mặt nào đó.
	- Tặng phiếu khen thưởng cho học sinh 1 tuần 1 lần vào tiết sinh hoạt về các mặt : học tập, đạo đức, phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ giữ vở, chăm chỉ, ngoan ngoãn, để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh.
	Tuy nhiên sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm học chỉ sử dụng một số loại phiếu và cách khen thưởng mà mục tiêu cần đạt như nhau. Giáo viên cần có sự thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về chỉ tiêu cần đạt được, về cách khen thưởng đối với từng loại phiếu. có như thế mới kích thích sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh.
	Ví dụ : Đối với phiếu “ Truy bài tốt” giáo viên thực hiện như sau:
	- Tuần đầu của tháng 9, lớp cần ổn định nề nếp truy bài đầu giờ, học sinh cần thực hiện tốt việc truy bài chuẩn bị cho mỗi buổi học như : ngồi nghiêm túc xem lại bài cũ và học qua các bài mới, trao đổi với bạn về những vấn đề chưa hiểu hoặc chưa biết làm, sửa soạn sách vở, đồ dùng cho tiết học tiếp theo trong buổi.
	Nếu qua tuần đầu tháng 9, giáo viên thấy học sinh đều đã thực hiện tốt nếp truy bài đầu giờ rồi thì có thể không sử dụng phiếu này trong tuần tiếp theo mà thay bằng loại phiếu có nội dung khác mà học sinh lớp mình còn hạn chế.
	Ví dụ: Đối với phiếu khen thưởng “ Học tập tốt”:
	- Giáo viên sử dụng vào tuần 2 của tháng 9. Với các yêu cầu học sinh phải thực hiện tốt các việc sau:
	+ Học bài cũ và chuẩn bị bài đầy đủ
	+ Trong lớp phát biểu ý kiến.
	+ Chú ý nghe giảng.
	+ Viết bài sạch sẽ, làm bài cẩn thận, đúng thời gian quy định, ít sai sót.
	- Giáo viên cho học sinh ( cán bộ lớp) tự đánh giá các hoạt động của bản thân, sau đó cá thành viên của tổ nêu ý kiến. Giáo viên kết hợp đánh giá để phát phiếu khen thưởng cho học sinh. Để nhận được phần thưởng, giáo viên sẽ cho các tổ thảo luận, chọn ra các học sinh thực hiện tốt các hoạt động, các học sinh có tiến bộ để khen thưởng như học sinh đạt hoa đỏ, hoa xanh, hoa vàng ( như đã nêu ở mục 4.2 phần trên ). Cứ mỗi tháng giáo viên sẽ tổng kết phát thưởng 1 lần. Phần thưởng là những quyển vở, quyển truyện, đồ dùng học tập, chiếc dây buộc tóc hay hộp kẹo, gói bánh nhỏ,. 
Một số phiếu khen thưởng
	4.6. Tạo môi trường học tập thân thiện.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng thực hiện việc trang trí lớp học, sắp xếp trình bày các sản phẩm học tập, đồ dùng học tập, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến kiến thức được học. Qua đó các em học hỏi được những điều hay từ bạn mình.
	- Bên cạnh đó giáo viên tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách cho các em đọc sách báo ở thư viện, xem ti vi nghe tin tức, sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh.
	Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích để các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường, hay các hoạt động giao lưu với các đoàn thanh niên tình nguyện, giao lưu với trẻ ở trung tâm trẻ tàn tật, hoặc hoạt động “ lửa trại yêu thương” của nhóm Chung TayQua đó các em được rèn luyện một số kỹ năng hợp tác, tinh thần đồng đội,
Trang trí lớp học
	4.7. Công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
 	- Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt phụ huynh của các em chính là cán bộ nuôi dưỡng và trực tiếp quản lý các em ở trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng. Giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp với cán bộ quản lý, bàn bạc đưa ra một số giải pháp giúp các em học tốt, giáo dục đạo đức ở gia đình như : cán bộ nhắc nhở, kiểm tra việc học bài buổi tối của các em, hướng dẫn các em biết làm việc nhà phù hợp vào sức mình giúp các cô chú ( dọn bàn ăn, nhặt rau, quét nhà, phụ bếp cùng cán bộ,). Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thông tin cho cán bộ biết tình hình học tập của các em và nhận thông tin từ cán bộ về việc học tập, rèn luyện của các em khi ở nhà từ đó giáo viên, phụ huynh và nhà trường có định hướng để giáo dục các em tốt hơn.
 	- Giáo viên chủ nhiệm phát huy tối đa vai trò các tổ chức chính trị trong nhà trường đặc biệt là đội TNTP Hồ Chí Minh.
	+ Bám sát kế hoạch Đội của Tổng phụ trách nhà trường, phối hợp với Tổng phụ trách và các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh như : giao lưu hái hoa dân chủ kỉ niệm ngày thành lập Đội 15 – 5 và ngày sinh nhật Bác 19 – 5 ( có thưởng ), tổ chức các trò chơi dân gian nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26 – 3
	+ Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động của nhà trường, qua đó giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường sạch sẽ, chăm sóc cây hoa trong công trình măng non nhà trường giao cho lớp và biết giữ vệ sinh cá nhân.
	4.8. Giáo dục lòng biết ơn.
	- Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, các em có điều kiện để sống, học tập tốt như hiện nay là do chính sách và sự quan tâm của Đảng, nhà nước cùng các tổ chức chính trị xã hội cả trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm tài trợ tiền của, dành cho các em tình cảm yêu thương đáng quý. Người giáo viên chủ nhiệm giáo dục các em cần biết ơn những tấm lòng vàng đó bởi nhờ họ mà các em có vật chất đầy đủ hơn trong cuộc sống và sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn về sau nếu các em học hành đến nơi đến chốn ( nhiều tổ chức đứng ra nhận các em vào làm việc với mức lương đảm bảo cuộc sống khi các em hoàn thành những chương trình giáo dục nhất định).
	- Giáo dục lòng biết ơn không chỉ qua những bài học đạo đức, qua những tiết học kỹ năng sống, những giờ lên lớp mà với tôi có thể giáo dục học sinh ở bất kỳ lúc nào tôi cảm thấy thích hợp, vốn dĩ diễn ra tự nhiên, không phải “ sách vở “ lý thuyết suông. Chẳng hạn nhìn thấy em Lan hôm nay mặc bộ quần áo mới, giờ ra chơi đứng cạnh em ,tôi khen :
	- Bộ quần áo này con mặc đẹp thật. Ai mua cho con vậy?
	Học sinh ( đối tượng ít nói ) tủm tỉm : “ “ Dạ, khách ạ .”
	- Đoàn khách của nhóm “ Chung tay” hôm nay mới lên thăm các con đúng không?
	Và rồi thông qua việc nói chuyện cùng các em tôi giúp các em hiểu : Nhóm “ Chung tay” là các anh, các chị đã cố gắng rất nhiều trong cuộc sống, học tập và bây giờ họ đã thành đạt. Họ cũng rất bận nhưng đã bớt chút thời gian đi một chặng đường xa, mang đến cho chúng ta rất nhiều quà. Các em ai cũng có quà rất thích đúng không. Vậy các em hãy ghi nhớ lòng tốt của họ. Các anh chị ấy luôn mong muốn các con hãy cố gắng học tập, ngoan ngoãn, nghe lời người trên, thầy cô để những lần tới nhóm “ Chung tay “ lại dành cho chúng ta nhiều phần thưởng nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi 1 – 6.
Hoạt động vui hội chợ của học sinh với nhóm Chung Tay
	Cuộc nói chuyện tuy ngắn nhưng đã làm cho em hiểu cần biết ơn những ai đã giúp đỡ mình và hơn thế nữa, học sinh còn hào hứng phấn đấu để lại được nhận phần thưởng, nhận quà,
 	Cuộc sống của các em là muôn vàn những hình ảnh, những câu chuyện về các nhà hảo tâm mà mỗi câu chuyện ấy giáo viên chủ nhiệm phải linh hoạt sáng tạo để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả mà không bị “ xáo rỗng “ hình thức.
	III. Hiệu quả áp dụng.
 	Qua vận dụng các phương pháp nêu trên, công tác chủ nhiệm lớp của tôi tôi đã thu được những kết quả rõ rệt : Học sinh hứng thú học tập, các em có tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra. Với những em cá biệt cũng đều được tìm hiểu và có phương pháp kết hợp, uốn nắn kịp thời.
 	Lớp đã tham gia sôi nổi vào các phong trào của nhà trường như văn hóa, văn nghệ, giao lưu viết chữ đẹp, chơi trò chơi dân gian,
Học sinh vui văn nghệ cùng nhóm Chung Tay
Học sinh luyện viết chữ đẹp
Học sinh làm việc nhà phù hợp với sức mình
	Bên cạnh đó cán bộ nuôi dưỡng, quản lý rất yên tâm với việc dạy bảo của giáo viên. Cán bộ thường xuyên theo dõi được việc học hành và tu dưỡng đạo đức của các em để hỗ trợ đối với công tác giáo dục trẻ của giáo viên chủ nhiệm. Mối quan hệ gia đình – nhà trường chặt chẽ, kịp thời tạo điều kiện cho các em tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện để trở thành trẻ ngoan, học tốt.
 	Vận dụng sáng tạo , linh hoạt các phương pháp trên vào công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã thu được kết quả đáng mừng :
	KẾT QUẢ
Tổng số
HS
Năng lực
Phẩm chất
Tự phục vụ,
tự quản
Hợp tác
Tự học,
GQ VĐ
Chămhọc,
chăm làm
Tự tin,
trách nhiệm
Trung thực,
kỷ luật
Đoàn kết, yêu thương
Mức
đạt
Số
lượng
Mức
đạt
Số
lượng
Mức
đạt
Số
lượng
Mức
đạt
Số
lượng
Mức
đạt
Số
lượng
Mức
đạt
Số
lượng
Mức
đạt
Số lượng
Đ
4=
66,7%
Đ
2=
33,3%
Đ
2=
33,3%
Đ
2=
33,3%
Đ
1=
16,7%
Đ
1=
16,7%
Đ
0
T
2=
33,3%
T
4=
66,7%
T
4=
66,7%
T
4=
66,7%
T
5=
83,3%
T
5=
83,3%
T
6=
100%
	IV. Bài học kinh nghiệm :
	Kết quả trên cho thấy chất lượng giáo dục và giáo dục đạo đức đã được nâng cao rõ rệt, người giáo viên đã đạt những mục tiêu đề ra. Vậy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau :
	1. Giáo viên phải hiểu biết về thực tế cuộc sống, gia đình trẻ đang sống. Thường xuyên trau dồi kiến thức, linh hoạt sáng tạo trong công tác giáo dục, biết phát huy vai trò của sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
	2. Giáo viên phải có tình yêu thương, lòng nhiệt huyết đối với việc dạy trẻ. Yêu thương để gần gũi trẻ và sẻ chia, nhiệt huyết để biết kiên trì khi công việc gặp khó khăn.
	3. Giáo viên giúp trẻ yêu và trân trọng cuộc sống gia đình mình đang có đó là hình ảnh ấp áp, vui vẻ của các ngôi nhà Hoa Mai, Thỏ Đế, Sóc Nhí, Bí Ngô,
	4. Giáo viên có sự quan tâm ,hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ, lựa chọn cách giáo dục phù hợp với từng đối tượng trẻ để đạt hiệu quả giáo dục.
	5. Thật sự xem mỗi học sinh như những đứa con của mình để từ đó giáo dục bằng tất cả tấm lòng, tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm.
	6. Dạy trẻ về lòng biết ơn qua chính hình ảnh, những hành động giàu lòng nhân ái, thiết thực diễn ra nơi trẻ đang sống.
	C. Kết luận và khuyến nghị.
	I. Kết luận: 
	Các phương pháp trên không phải là tối ưu nhưng phù hợp với cuộc sống thực tiễn của trẻ. Nó có tác dụng tích cực đến quá trình giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, giúp các em được gần gũi, yêu thương ,được học tập và rèn luyện đạo đức tốt. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy – học nói chung của lớp, của trường và của ngành giáo dục.
	II. Khuyến nghị.
	Với những kết quả đạt được sau quá trình thực hiện đề tài, với mảng giáo dục trẻ học hòa nhập mà trường đang thực hiện, tôi có một vài khuyến nghị sau 	- Gia đình, nhà trường và xã hội luôn có sự gắn bó, trao đổi,phối kết hợp tạo điều kiện tốt cho công tác giáo dục trẻ. Nhất là xã hội hãy có cách nhìn cảm thông, chia sẻ và nhân văn, không phân biệt đối xử hay kì thị với trẻ nhiễm HIV.
	- Bộ giáo dục cần có những nghiên cứu, đưa ra những tài liệu hướng dẫn cơ bản cho giáo viên dạy học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này, sao cho phù hợp với hoàn cảnh của các em ( cả về mặt trí tuệ, tinh thần, sức khỏe).
	- Phải có giáo viên chuyên dạy mảng giáo dục này để có sự gắn bó,có vốn hiểu biết về cuộc sống thực tế của các em phong phú, có vốn kinh nghiệm khi dạy trẻ. Giáo viên nắm chắc kiến thức dạy kết hợp với kiến thức thực tế, luôn đúc rút kinh nghiệm qua thực tế dạy trẻ và lựa chọn linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức, đối tượng học sinh, thì hiệu quả giáo dục mới cao.
 	Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt – đối tượng học lớp 4. Song phương pháp giáo dục là vô cùng đa dạng phong phú, tôi không thể tránh được những điều còn hạn chế. Vì vậy , tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp, các nhà chuyên môn giàu kinh nghiệm, để tôi có thể nâng cao chuyên môn, đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy mảng giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt này.
	Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi tự viết, không sao chép của ai. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
	D. Tài kiệu tham khảo.
	1. Tạp trí Giáo dục Thủ đô.
	2.Tài liệu tập huấn giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
 3. Các trang web dạy học.
 4. Khắc phục những thói quen xấu cho trẻ trong học tập - Nhà xuất bản Phụ Nữ.
:

File đính kèm:

  • docSkkn_CtacCN_HaYBb.doc