Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 4

Bậc Tiểu học là bậc đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững tạo ra những con người có “tàicó “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng về hành vi và tình người được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc đời mỗi em như: chữ viết, kỹ năng cuộc sống hằng ngày . Những gì được hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, cải tạo lại. Chính vì vậy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.

 Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Trong suốt thời gian học tập từ nhỏ đến lớn, học sinh sử dụng hoạt động đọc là nhiều nhất. Đọc giúp trẻ lĩnh hội được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học các môn khác, tạo điều kiện để cho học sinh tiến lên nắm lấy kho tàng tri thức, văn hóa của loài người lưu giữ trong sách vở.

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 23661 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đã làm thường xuyên trong giờ tập đọc và bắt buộc học sinh phải suy nghĩ tìm ra cách đọc đúng, từ đó các em có hứng thú học và đọc đúng do vậy giờ học đạt kết quả cao hơn.
 b2)Cách ngắt giọng của một bài thơ 
 Thơ thể hiện sắc thái tình cảm, vì vậy phải đọc đúng nhịp điệu mới thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong từng từ, từng dòng thơ để truyền cảm đến người nghe.
 Khi ngắt nhịp trong thơ, các em dựa vào quan hệ ý nghĩa ngữ pháp sẽ giúp các em ngắt nhịp đúng.
 Ví dụ: Trong bài “ Mẹ ốm ” ( trang 9- TV4- Tập1) có câu:
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
 Câu thơ trên ta ngắt nhịp 2/4 thể hiện đúng vị ngữ của câu.
 Vậy khi đọc thơ việc ngắt giọng không chỉ phụ thuộc bởi dấu câu mà còn căn cứ vào tình tiết nhịp điệu của thơ, chỗ ngắt giọng phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn, tạo ra âm hưởng nối tiếp giữa các từ ngữ, như các dấu luyến trong âm nhạc.
 Ví dụ: Mai sau
 Mai sau,
 Mai sau,
 Đất xanh / tre mãi / xanh màu tre xanh//
 Ngắt giọng đúng nhịp câu thơ, câu văn là mục đích của việc dạy học, từ đó học sinh tiếp nhận, chiếm lĩnh được nội dung bài học một cách sâu sắc, giờ học đạt kết quả cao.
c) Rèn đọc nhanh: 
 Khi dạy đọc nhiều em còn ngập ngừng giáo viên cần cho học sinh hiểu đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy là nói đến kỹ năng đọc về mặt tốc độ.Vấn đề tốc độ chỉ đặt dấu khi đọc đúng, đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Để đạt yêu cầu về đọc nhanh giáo viên cần có những biện pháp sau:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ, đọc bằng cách giữ nhịp, dự tính bài đó đọc mấy phút. Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn đọc nối tiếp trên lớp sự kiểm tra của thầy, của bạn bè để điều chỉnh tốc độ. Những bài có nội dung khó hiểu cần đọc chậm hơn những bài có nội dung đơn giản. Thơ cần đọc chậm hơn các bài văn xuôi. Với những biện pháp đó dần dần học sinh đã biết phối hợp các cơ quan phát âm (thị giác, thính giác) nên viêc đọc đúng đọc nhanh ngày càng có hiệu quả.
d) Rèn đọc hay và đọc diễn cảm
 Đọc hay, đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những bài có yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật. Đọc hay, đọc diễn cảm không những đạt yêu cầu đọc đúng ngữ điệu với các yếu tố kèm theo như nét mặt cử chỉ, lời nói để góp phần diễn tả nội dung bài. Bên cạnh đó còn phải có khả năng làm chủ ngữ điệu, làm chủ các thông số âm thanh như tốc độ, chỗ ngừng giọng. Để biểu đạt đúng ý nghĩa tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài tập đọc đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.
 d1) Chuẩn bị kỹ bài dạy:
 Lên kế hoạch bài dạy chu đáo, nắm được nội dung của bài, đọc ở nhà thể hiện ngữ điệu đọc, cường độ đọc của bài đó ra sao, đọc cao giọng ở những từ nào? Nét mặt vui, buồn thể hiện như thế nào trong bài văn bài thơ.
d2) Chuẩn bị đồ dùng:
 Giáo viên chuẩn bị đồ dùng: tranh ảnh, vật thật phục vụ cho giờ học (bảng phụ ghi câu văn, đoạn văn, đoạn thơ khó cần luyện đọc cho học sinh ).
d3) Rèn đọc
 Bên cạnh sự chuẩn bị trên thì việc rèn đọc hay, diễn cảm tốt cho học sinh cần có những biện pháp sau:
 + Giáo viên đọc mẫu và nêu lên ý đồ của yếu tố ngôn ngữ để học sinh dùng ngữ điệu cho phù hợp. 
 + Cần hướng dẫn cho học sinh tập lấy hơi và tập thở sâu ở những chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc. 
 Ví dụ : Khi đọc các câu trong bài : “Trung thu độc lập” (trang 66 – TV4 – tập1).
“ Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê huơng thân thiết của các em...”
 ( thở sâu lấy hơi ) : Đêm nay anh đứng gác ở trại.
 (thở sâu lấy hơi đọc tiếp ) : Trăng ngàn và gió núi bao la
 (thở sâu lấy hơi ) : Khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em.
 + Cho HS hiểu được ý đồ của tác giả :
Đối với những bài thơ có lời của các nhân vật còn phân vai để làm sống lại các nhân vật của tác phẩm sau khi học sinh luyện đọc nhiều giáo viên theo dõi sửa sai.
 Khi học sinh biết nhấn giọng, ngừng giọng, thay đổi giọng phù hợp với tình cảm cần diễn đạt sẽ giúp học sinh đọc diễn cảm tốt.
2) Rèn kỹ năng đọc qua hình thức đọc thầm
 Mục đích của đọc thầm là để hiểu, hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Dạy nội dung đọc thầm chính là dạy đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa cụm từ, câu, đoạn bài, tức là toàn bộ những gì được đọc. Để giúp học sinh đọc thầm và hiệu quả giáo viên phải tập cho học sinh tư thế ngồi ngay ngắn, có thói quen đọc hoàn toàn bằng mắt.
 - Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ :
 Ví dụ : Khi đọc bài :“ Cánh diều tuổi thơ ”(trang 146 – TV4 – tập 1)
Nếu không chỉ ra giá trị của từ “ huyền ảo”; “ khát vọng ” trong các câu sau:
 “ Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng ”.
 Mà chỉ khai thác niềm vui của trẻ khi được thả diều như thế nàothì học sinh mới hiểu nội dung của sự việc được thông báo chứ chưa nắm được vẻ đẹp một cách kỳ lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư, từ những cánh diều đó chính là những ước mơ bay cao, bay xa của tuổi thơ.
 Đọc thầm để tìm hiểu bài và cảm thụ nội dung bài tập đọc (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong SGK) giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc hiểu, từng bước hình thành cho học sinh thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, để “nhập thân” và cảm thụ văn học nghệ thuật vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK( hoặc các câu hỏi được chia tách, bổ sung của giáo viên) theo các hình thức dạy học thích hợp.
 Ví dụ: Khi đọc bài “ Con Sẻ ” ( Tuần 27 – TV4 – Tập 2 )
- GV y/c HS đọc thầm đoạn 1,2,3 và trả lời câu hỏi:
+ Trên đường đi con chó thấy gì? (Đánh hơi thấy 1 con sẻ non vừa rơi trên tổ xuống).
+Nó định làm gì sẻ con?(Con chó chậm rãi tiến lại gần sẻ con)
 +Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?( Đột nhiên, một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có 1 sức mạnh làm nó phải ngậm ngùi).
+Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?(Con sẻ già lao xuống như 1 hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết; nhảy hai, ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con).
+ Đoạn 1, 2, 3 kể chuyện gì?( HS trả lời ý1)
 Y1:Kể lại cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏ và con chó khổng lồ.
Tóm lại: Như vậy giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm và tìm hiểu bài nhằm mục đích trau dồi kỹ năng đọc- hiểu, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho học sinh luyện đọc diễn cảm.
 Giáo viên cần tập cho học sinh thói quen đọc thầm suốt cả tiết học: Khi giáo viên đọc mẫu - học sinh đọc thầm, khi các bạn khác đọc mình cũng phải đọc thầm theo.Tăng cường hình thức luyện đọc nối tiếp để học sinh đều chuẩn bị tư thế đến lượt mình đọc. Có như vậy thì hiệu quả đọc thầm sẽ cao, trong giờ tập đọc giáo viên phải luyện cho học sinh hai hình thức đọc (đọc thành tiếng và đọc thầm ). Hai hình thức phải được thực hiện song song với nhau vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đồng thời rèn cho học sinh ham học, hình thành cách học toàn diện cho học sinh. 
Biện pháp 2: Tổ chức giờ học sôi nổi gây hứng thú cho học sinh :
 Học sinh Tiểu học thích hoạt động vui chơi. Nêú giờ học diễn ra đều đều, chỉ luyện đọc và trả lời câu hỏi thì giờ học sẽ tẻ nhạt. Để giờ học diễn ra sôi nổi, tôi đã kết hợp cho học sinh tham gia trò chơi học tập.
1)Đối với bài tập đọc có lời văn đối thoại:
Giáo viên xây dựng màn kịch gắn với nội dung bài học.
 Học sinh sắm vai các nhân vật trong bài.
Ví dụ bài: “ Một người chính trực ”( trang 36- TV4, tập 1)
Trong phần luyện đọc giáo viên phân vai cho học sinh .
- Tô Hiến Thành 
- Đỗ Thái Hậu 
- Người dẫn chuyện 
+ Lời nói của người dẫn chuyện: vừa phải
+ Lời nói của Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định, nhấn giọng ở các cụm từ: hầu hạ, tài ba giúp nước thần xin cử Trần Trung Bá.
+ Lời của Đỗ Thái hậu: hỏi nhẹ nhàng 
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ thay ông?
 Hỏi ngạc nhiên:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao ông không tiến cử?
- Giáo viên gọi học sinh lần lượt lên bảng và nhập vai, tất cả các học sinh đều được hoạt động, đều được luyện nói, được thể hiện bằng cử chỉ, nét mặt thông qua các nhân vật mà mình nhập vai.
 Qua các giờ học như vậy học sinh yếu có tiến bộ rõ rệt, các em tự tin ở bản thân mình hơn. Giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú học bài.
 2) Đối với bài tập đọc khác : 
 Giáo viên tổ chức trò chơi truyền điện, giáo viên gọi học sinh đọc bài, học sinh đó đọc được một đoạn văn, một khổ thơ hay một câu văn, câu thơ, đột nhiên học sinh đó dừng lại và gọi bạn khác đọc tiếp bài của mình, cứ như vậy cho đến hết.
 Đối với cách học này, học sinh đều tập trung vào bài, số học sinh được luyện đọc nhiều, lớp giữ trật tự.
 Giáo viên có thể chia lớp thành 2 tổ xem tổ nào đọc hay. Khi học sinh đọc bài giáo viên lắng nghe để kịp thời sửa chữa cho những học sinh đọc sai, khen ngợi kịp thời đối với học sinh đọc đúng.
 Tổ chức thi đọc hay, diễn cảm dẫn đến tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả.
 III.TIến hành thực nghiệm 
 áp dụng phương pháp đổi mới, dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm để giúp học sinh hiểu và cảm thụ sâu sắc bài văn, bài thơ qua tiết Tập đọc. Xuất phát từ thực tế giảng dạy và những biện pháp đã tiến hành ở trên tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài nghiên cứu, sự hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cũng như giúp các em hiểu và cảm thụ văn học tốt hơn qua mỗi bài tập đọc. Cụ thể:
 - Tôi đã tiến hành thực nghiệm trên lớp 4b do tôi phụ trách.
 - Thời gian thực nghiệm vào thứ 4 tuần 16 của học kì I năm học 2010-2011 và tôi đã tham gia dự thi giáo viên giỏi tuyến huyện năm học 2010-2011và tôi đã thành công tiết dạy này.
 Bài 13 : trong quán ăn " ba cá bống" 
 I. Mục tiêu :
 1-Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Bu-ra -ti -nô, Toóc -ti -la, Đu- rê-ma, A-li-xa, A-ri-li-ô, nốc lắm rượu, ngả mũ, lổm ngổm , ngơ ngác,
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung truyện, từng nhân vật.
 2- Đọc - Hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: mê tín, ngay dưới mũi
 - Hiểu nội dung bài: Chú bé người gỗ Bu -ra -ti -nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiéc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách bắt chú .
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159 SGK (phóng to).
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy học:
 1- ổn định lớp:
 Học sinh hát bài hát :“em yêu trường em ”.
 2- Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - Gọi 1 học sinh đọc bài "kéo co "
 - Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3- Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài (2phút)
Gv treo tranh minh hoạ và nói: Đây là bức tranh kể lại nột đoạn trong những chuyện lì lạ của chú bé bằng gỗ Bu -ra-ti-nô. Đó là một chú bé có cái mũi rất dài và trẻ em trên thế giới rất yêu thích chú.Vì sao chú lại được nhiều bạn nhỏ biết đến như vậy. Các em cùng tìm hiểu đoạn trích "Trong quán ăn ba cá bống".
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc
- Y/C 1 học sinh đọc toàn bài.
- Hỏi: Bài này chia làm mấy đoạn?
* Giáo viên chốt bài: Bài này chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Biết là Ba -ra -ba cái lò sưởi này.
+ Đoạn 2: Bu -ra -ti -nô hét lên các lộ ạ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
+Quan sát, lắng nghe.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
 - Học sinh trả lời.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm một số từ, tiếng khó.
 -Bu -ra- ti -nô: Ra: đọc cong lưỡi, không đọc là da.
 -Toóc -ti -la: Vần: oóc: đọc tròn miệng phân biệt với # óc.
 -ở sau bức traanh trong nhà bác các lô ạ. Đọc là bức tranh nhưng giọng hơi run.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, ngắt nghỉ cho đúng nhịp trong câu (giáo viên treo bảng phụ có chép sẵn câu văn) 
 -Bu -ra -ti -nô tìm cách moi điều bí mật ấy/ ở chính những kẻ độc ác / đang bắt chú hòng đoạt chiếc chìa khoá quý giá.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Một học sinh đọc theo chú giải SGK.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc toàn bài:
 Toàn bài đọc với giọng nhanh, bất ngờ, hấp dẫn. Lời người dẫn truyện phần đầu đọc chậm rãi, phần sau đọc nhanh hơn, bất ngờ, li kì.
 -Lời Bu-ra-ti-nô: thét doạ nạt.
 -Lão Ba-ra-ba: lúc đầu hùng hồn sau ấp úng, khiếp đảm.
 -Lời cáo A-li-xa: chậm rãi, ranh mảnh.
*Nhấn mạnh ở những từ ngữ: im thin thít, tống, sợ tái xanh, cầm cập, ném bốp, đếm đi đếm lại .
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
b,Tìm hiểu bài: (15 phút)
 * Hoạt động cá nhân
 - Gọi một học sinh đọc đoạn 1.
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Bu-ra-ti- nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra -ba? 
+ Chú bé người gỗ làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
 + Đoạn 1 nói lên điều gì?
GV: Bu-ra-ti-nô vào quán chui vào cái bình bằng đất để tìm bí mật kho báu nhưng ai là người phát hiện ra Bu-ra-ti-nô. Bu-ra-ti-nô gặp nguy hiểm gì? chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2, 3 của bài.
*Hoạt động nhóm: ( 3 phút ) 
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh thảo luận.
- Nhóm 1+2 : Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
-Nhóm 3+4: Những hình ảnh chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- Giáo viên kết luận câu trả lời đúng.
*Hoạt động cá nhân:
- Y/C học sinh đọc đoạn 2 ,3
- Chúng ta vừa tìm hiểu đoạn 2,3. Vậy ý đoạn này nói gì? 
GV: Bu-ra-ti-nô gặp nguy hiểm nhờ trí thông minh nên đã thoát thân. Qua đây ta thấy cáo và mèo là nhân vật như thế nào? ta cần học tập ai? Vì sao lại phải học tập?
+Nội dung của bài nói lên điều gì?
- Một học sinh đọc thanh tiếng.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời
+Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
+Chú chui vào một cái bình băng đất trên bàn ăn, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình thét lên:" Ba-ra-ba kho báu ở đâu nói ngay!"khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
-Đoạn 1: Bu-ra-ti-nô vào quán để tìm bí mật kho báu.
-Học sinh đọc thầm đoạn 2,3 và thảo luận theo nhóm.
-Học sinh nhóm 1 báo cáo
-Học sinh nhóm 2 nhận xét 
+Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình vỡ xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình . Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
-Học sinh nhóm 3 báo cáo.
-Học sinh nhóm 4 nhận xét.
+Em thích chi tiết Bu-ra-ti-nô chui vào bình ngồi im thin thít.
+Em thích hình ảnh lão Ba-ra-ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài.
+Em thích hình ảnh mọi người đang há hốc mồm nhìn Bu-ra-ti-nô lao ra ngoài 
Đoạn 2 ,3 của bài nói lên:
+Bu-ra-ti-nô gặp nguy hiểm nhờ trí thông minh và đã thoát thân. 
* Nội dung bài:Nhờ trí thông minh Bu-ra-ti-nô đã biết được điều bí mật
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm (7 phút )
Gọi 4 hs đọc phân vai ( người dẫn truyện, Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, cáo A-li-xa.
-Hs đọc tìm ra giọng đọc phù hợp.
Giáo viên giới thiệu đoạn đọc diễn cảm.
Cáo lễ phép ngả mũ chào rồi nói:
-Ngài cho chúng cháu mười đồng tiền vàng, chúng cháu xin nộp ngay thằng người gỗ ấy.
Lão Ba-ra-ba luồn tay vào túi, móc ra mười đồng.
Cáo đếm đi đếm lại mãi, rồi thở dài / đưa cho mèo một nửa. Nó lấy chân trỏ vào cái bình:
-Nó ở ngay dưới mũi ngài đây.
 Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
 4. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi: Câu truyện nói lên điều gì? -chuẩn bị bài "Rất nhiều mặt trăng"
* Đánh giá sau tiết dạy thực nghiệm
 Sau khi thực hành tiết dạy thí nghiệm tôi thấy học sinh hào hứng học tập, hiểu bài, đọc bài tốt. Học sinh làm việc nhiều đã phát huy được tính tích cực. Học sinh có khả năng tư duy tìm tòi, khám phá ra nội dung của bài một cách chắc chắn và đặc biệt sau khi học xong bài HS đã hiểu bài ngay tại lớp và đã nhập vai vào từng nhân vật. Qua đó học sinh học tập được trí thông minh qua nhân vật Bu-ra-ti-nô và biết sử lí các tình huống nguy hiểm có thể xẩy ra trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đó chính là các em đã rèn đọc tốt và hiểu được ý nghĩa của câu truyện qua phân môn tập đọc.
phần III : kết luận
1.Kết quả đạt được:
 Qua quá trình áp dụng các biện pháp và các giải pháp trên, tôi thấy kỹ năng đọc của học sinh ngày càng chuyển biến rõ rệt. Trong giờ tập đọc các em đã mạnh dạn xung phong đọc và xây dựng nội dung bài. Hạn chế được tình trạng đọc ấp úng, ngắt nghỉ không chính xác. Nhiều em đọc diễn cảm tốt thể hiện được giọng đọc của nhân vật.
 + Khảo sát chất lượng môn tập đọc: Tổng số lớp 18 HS
 Giữa kỳ II: G: 5 em đạt tỷ lệ 27,5 %
 K: 8 em đạt tỷ lệ 45 %
 TB: 5 em đạt tỷ lệ 27,5 %
 Y: 0 em
 Kết quả cho thấy đây là dấu hiệu khả quan đáng khích lệ, khiến tôi càng tin tưởng vào những giải pháp và biện pháp nêu trên và luôn tìm những cái mới để áp dụng một cách phù hợp vào giảng dạy.
2.Bài học kinh nghiệm :
 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng muốn rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung trước hết người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn luôn trau dồi kiến thức cho bản thân ngày càng vững hơn và phải có lòng yêu nghề mến trẻ, có lòng nhiệt huyết với nghề của mình. Đặc biệt trong giờ Tập đọc phải rèn cho học sinh các biện pháp như: Biện pháp rèn đọc đúng, biện pháp tổ chức giờ học sôi nổi tạo hứng thú cho học sinh trong đó rèn đọc đúng là biện pháp được coi là quan trọng trong phân môn Tập đọc.
 Cụ thể trong tiết dạy giáo viên bao giờ cũng phải làm tốt các bước sau:
 + Trong giờ Tập đọc giáo viên phải chuẩn bị bài kỹ, đọc nhiều lần để đọc tốt, hiểu kỹ những yêu cầu về kỹ năng đọc, ngữ điệu của bài để hướng dẫn học sinh. + Khi đọc mẫu giáo viên phải đứng ở vị trí thuận tiện để bao quát lớp. ổn định trật tự cho học sinh chú ý vào bài gây hứng thú khi đọc.
 +Phải hướng dẫn cho học sinh biết phối hợp đồng bộ 3 cơ quan (cơ quan phát âm, cơ quan thị giác và cơ quan thính giác ) để nâng cao khả năng tổng hợp giúp học sinh đọc đúng, đọc nhanh.
 + Cần khắc sâu cho học sinh yêu cầu về kỹ năng đọc nhất là đọc diễn cảm. Chỉ dẫn cách đọc các tiếng, từ, câu khó, đoạn văn khó và cách ngắt nhịp, nhấn giọng hoặc gợi ra những đặc điểm nội dung sắc thái được biểu cảm qua giọng đọc. 
 + Trong một tiết Tập đọc phải cho học sinh luyện đọc nhiều (2/3 số học sinh trong lớp). Khi học sinh đọc giáo viên chú ý lắng nghe phát hiện những chỗ sai để học sinh đọc lại cho đúng. giáo viên cần động viên những em có tiến bộ, những em có giọng đọc hay để gây hứng thú cho học sinh.
 Tóm lại: Việc rèn kỹ năng đọc là 1 kỹ năng phức tạp đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài, vì vậy giáo viên phải bền bỉ kiên trì trong giảng dạy. Rèn kỹ năng đọc không chỉ trong môn Tập đọc mà cả trong giờ học của các môn khác.
 Để giờ học Tập đọc đạt kết quả cao bản thân mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi đổi mới phương pháp dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Coi trọng thực hành lấy lợi ích học sinh làm đích. Chú trọng rèn kỹ năng đọc cho học sinh cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, giúp giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm và ước mơ tốt đẹp. Vì vậy dạy đọc có một ý nghĩa quan trọng ở các trường Tiểu học nói chung và ở trường Tiểu học Điền Lư II nói riêng.
 Tuy kết quả môn Tập đọc chưa được mỹ mãn nhưng đó là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy, đặc biệt trong quá trình đổi mới phương pháp. Chắc chắn rằng những kinh nghiệm này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong hội đồng khoa học góp ý bổ sung để việc tổ chức giảng dạy phân môn Tập đọc của tôi ngày càng đạt kết quả cao hơn.
 Tôi chân thành cảm ơn !
 Điền Lư, ngày 5 tháng 4 năm 2011
 Người viết :
 Trịnh Thị Đức

File đính kèm:

  • docSKKN_lop_4.doc
Sáng Kiến Liên Quan