Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn cho trẻ 5- 6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh

A. MỞ ĐẦU

 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:

 Như chúng ta đã biết về câu nói của Bác “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” câu nói tuy nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng đầy tình cảm của Bác đối với các thế hệ mai sau.

 Thực tế cho thấy trẻ em nếu được chăm sóc tốt, rèn luyện uốn nắn ngay từ nhỏ, và việc hình thành những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh tốt cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này. Trong thực tế khi là một giáo viên Mầm non, tôi thấy còn rất nhiều điều mà người giáo viên phải tâm huyết không chỉ trong công việc đang đảm nhận, mà còn là cái tâm đối với những tâm hồn bé bỏng, đang từng ngày lớn lên, được khám phá học hỏi, được trải nghiệm những tác động diễn ra trong cuộc sống. Để trẻ khỏe mạnh và cảm thấy hạnh phúc, với sự yêu thương của cô giáo.

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 32638 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn cho trẻ 5- 6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, nhưng chứa đựng đầy tình cảm của Bác đối với các thế hệ mai sau. 
 Thực tế cho thấy trẻ em nếu được chăm sóc tốt, rèn luyện uốn nắn ngay từ nhỏ, và việc hình thành những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh tốt cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này. Trong thực tế khi là một giáo viên Mầm non, tôi thấy còn rất nhiều điều mà người giáo viên phải tâm huyết không chỉ trong công việc đang đảm nhận, mà còn là cái tâm đối với những tâm hồn bé bỏng, đang từng ngày lớn lên, được khám phá học hỏi, được trải nghiệm những tác động diễn ra trong cuộc sống. Để trẻ khỏe mạnh và cảm thấy hạnh phúc, với sự yêu thương của cô giáo.
 Vì vậy mà người giáo viên phải có những biện pháp giáo dục nhân cách của trẻ đúng đắn nhất, bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Khi mà người giáo viên rèn luyện cho trẻ những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh trong cuộc sống hàng ngày để cho trẻ có nền tảng vững chắc cho việc hoàn thiện nhân cách sau này. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin, vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống. Nếu trẻ hình thành và phát triển những kỹ năng vệ sinh tốt trong việc bảo vệ sức khỏe và có những hành vi văn minh trong cuộc sống, thì người giáo viên đã không ngừng kiên trì dạy dỗ trẻ thành người tốt, sống khỏe mạnh có nếp sống văn hóa, và đúng như dân gian có câu “Trăm hay, không bằng tay quen”. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra “Một số biện pháp rèn cho trẻ 5- 6 tuổi về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh”. 
 2. Mục tiêu của sáng kiến:
 Nhằm tìm ra những biện pháp tốt nhất để giúp trẻ có được những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh trong cuộc sống hàng ngày. Để từ đó cùng chia sẻ kinh nhiệm, một số hiệu quả sau khi nghiệm thu được với các đồng nghiệp.
 3. Phạm vi của sáng kiến:
 Đề tài này được triển khai áp dụng tại Trường Mầm Non Lai Hòa và được Ban giám Hiệu nhà Trường chỉ đạo cho áp dụng đối với lớp Lá 1 tại Trường Mầm Non Lai Hòa
 4. Đóng góp của sáng kiến:
 4.1 Về mặt khoa học
 Giúp cho xã hội ngày càng phát triển, văn minh hơn, trẻ càng tiếp cận và làm quen với những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh sớm thì giúp cho trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành sớm hơn... 
 4.2 Về mặt thực tiễn 
 Qua sáng kiến này giúp giáo viên có các biện pháp nhằm giáo dục trẻ về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh tốt hơn, nhằm thu hút gây hứng thú cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có những nền tảng đầu tiên về kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh 
B. NỘI DUNG
 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
 1. Cơ sở lý luận
 Thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, trẻ phải biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân từng ngày, từng giờ theo hướng tốt, nói lời hay ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai cư xử với mọi người niềm nở lịch sự.
 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã suy nghĩ trình bày thực tế để tìm biện pháp thực hiện.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Trong năm học này tôi được phân công giảng dạy tại lớp Mẫu giáo lớn, với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục cho trẻ những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh tốt để bảo vệ sức khỏe. Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và cùng không ít khó khăn
 Chương II: Thực trạng
 1. Đặc điểm tình hình
 1.1 Thuận lợi:
 - Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu cùng với phụ huynh trong việc phối hợp giáo dục trẻ
 - Bản thân tôi luôn kiên trì, rèn luyện cho chính mình lối sống lành mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh” để “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức mẫu mực”. Chính vì vậy mà bản thân luôn phải gương mẫu trước trẻ. Và phải tạo cho trẻ cảm giác của sự yêu thương, gần gũi, an toàn tuyệt đối về tâm sinh lý cho trẻ
 - Các cháu đều ở cùng lứa tuổi, lớp chỉ có 1 lứa tuổi. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho vệ sinh.
 - Đa số cháu đi học cả ngày, ăn tại trường nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh
 1.2 Khó khăn:
 - Một số cháu chưa từng qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên trẻ chưa có một số kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh trong sinh hoạt tập thể, cá nhân
 - Đa số phụ huynh đều làm nghề nông, và một số phụ huynh quan trọng việc lo kinh tế gia đình nên chưa thật sự quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh cho con em mình
 - Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy và cũng có một số trẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình
 - Do những yếu tố khách quan từ môi trường gia đình nơi trẻ sinh sống, chưa nhất quán trong cách thức rèn luyện những thói quen kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh tốt cho trẻ, vì vậy mà gây tiêm nhiễm những thói quen hành vi chưa tốt, không đồng nhất trong cách giáo dục ở trường và ở gia đình. 
 2. Một số biện pháp nghiên cứu:
 2.1 Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ.
 - Thói quen vệ sinh cần rèn luyện hằng ngày
 - Ngoài những thói quen vệ sinh cần rèn luyện hằng ngày, giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau:
 + Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, chải đầu, đánh răng.
 + Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch..
 + Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
 + Biết gấp cất trải nệm, gối.
 + Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
 + Khi ra nang biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa.
 2.2 Giáo viên cần nắm được các trình tự sau đây để hình thành một thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
 - Giáo viên hướng dẫn cho trẻ được nội dung yêu cầu. Cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dể hiểu.
 - Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu.
 - Các cháu có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích, cô có thể tập truớc cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo.
 VD: Thao tác đánh răng một cháu thực hiện các cháu khác làm theo- cô đọc lời hướng dẫn.
 - Nhắc nhở các cháu thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Hành động sẽ trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu cầu từ bên trong.
 VD: Cháu Đức Trọng sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu thấy rất khó chịu và không chịu đi ngủ.
 2.3 Giáo viên cần nắm vững một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
 - Vệ sinh môi trường nề nếp của lớp.
 - Các cháu ở lớp hằng ngày, nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Lớp học sạch đẹp cháu không nỡ vất rác bừa bãi, cháu không vất đồ chơi lung tung, khi mọi thứ trong lớp điều được sắp xếp theo đúng chỗ quy định.
 - Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt.
 - Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo.
 2.4 Giáo viên cần tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ có kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh trong sinh hoạt hàng ngày
 * Bước 1: Đầu tư kiến thức:
 - Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo lớn có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh và hành vi văn minh thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành, chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan để nghiên cứu, qua tài liệu tôi đã tiếp thu được các quy trình đúng về rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tổ chức giờ ăn
 Ví dụ: Để giúp trẻ có kỹ năng vệ sinh hằng ngày và áp dụng vào dạy trẻ. Như là: Quy trình 6 bước rửa tay thường quy để dạy cho trẻ:
 + Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau
 + Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
 + Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay
 + Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia
 + Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại
 + Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
 * Bước 2: Tự nghiên cứu, học tập qua các chuyên đề giáo dục để lồng ghép việc giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 
 - Đặc biệt thông qua chuyên đề: “Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ”
 Ví dụ: Tình huống bé làm gì khi có khách đến nhà mà cha mẹ đi vắng chỉ có bé đang ở với nội mà nội đang ở dưới bếp nấu ăn.
 * Mục tiêu: Trẻ biết cách xử lí khi có khách đến nhà mà cha mẹ vắng nhà, biết giúp bà đón khách vào nhà. Có những hành vi tốt khi tiếp khách
 * Chuẩn bị:
 - Tình huống: Ba mẹ bạn A vắng nhà thì có 2 người bạn cũ của cha mẹ bạn A đến thăm
 * Tổ chức thực hiện:
 - Cô tạo tình huống và giải thích cách xử lí để trẻ biết và hiểu vấn đề: Khi có khách đến nhà bé cần báo cho bà trong nhà biết, nếu bà chưa rãnh lên nhà trước để kịp đón khách thì bé có thể giúp bà đón tiếp khách niềm nở, khoanh tay chào khách, mời khách vào nhà, ngồi đợi bà lên trò chuyện hoặc cha mẹ về. Bé có thể giúp bà rót nước mời khách uống. Có thể 
 * Bước 3: Thu thập sưu tầm tư liệu 
 Tôi còn thường xuyên sưu tầm các bài thơ, bài hát câu chuyện về giáo dục: Các bài thơ, bài hát này không những thay đổi không khí cho tiết học mà còn mang tính giáo dục cao. Qua đó trẻ học được rất nhiều những kinh nghiệm, những hành vi tốt làm cho trẻ vui vẻ, tự tin khi giao tiếp với các bạn và mọi người xung quanh. Ví dụ: Bài thơ: Cô dạy, lấy tăm cho bà.
 2.5 Giáo dục trẻ những kỹ năng vệ sinh và có hành vi văn minh thông qua các hoạt động trong ngày ở trường.
 Các nội dung giáo dục về thói quen tốt được tôi lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày .
 ** Trong giờ đón trẻ: Tôi thường trò chuyện với trẻ về công việc hằng ngày sau mỗi buổi sáng thức dậy: Bé làm những gì? Vì sao phải làm như thế? Làm như thế nào? 
 Trẻ chia sẻ những ý kiến của mình và cô nhắc nhở trẻ làm đúng về cách giữ gìn vệ sinh các nhân để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh như: Đánh răng, rửa mặt, tắm rửa sau khi thức dậy, cắt ngắn móng tay, móng chân, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
 ** Trong giờ thể dục sáng:
 Giáo dục trẻ biết xếp hàng ngay ngắn, không chạy giỡ, xô đẩy bạn, biết tập theo cô
 ** Trong giờ điểm đanh, cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
 Trong giờ nêu tiêu chuẩn bé ngoan hằng ngày tôi đưa nội dung giáo dục hành vi văn minh trong ăn uống để trẻ có hành vi tốt trong khi ăn: Ăn hết suất ăn, không nói chuyện, khạc nhổ khi ăn, không làm rơi vã...
 ** Trong giờ tham quan- dạo chơi ngoài trời: 
 Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát: Các cây xanh, vườn hoa trong khuôn viên, ao cátừ đó giáo dục trẻ có những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh đối với môi trường xung quanh như: Biết bắt sâu, lượm lá vàng, chăm sóc, tưới cây. Khi thấy lá vàng rụng, rác trên sân trường trẻ nhặt bỏ vào thùng rác,không khạc nhổ, tiểu tiện trong bồn hoa của lớp, trường.
 ** Trong giờ hoạt động học có chủ đích:
 Tôi thường lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh như trong giao tiếp như: Biết chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, biết giơ tay đẹp phát biểu, ngồi ngoan, chăm chú nghe cô, không nói leo, biết chờ đến lượt khi thực hiện. Khi nói chuyện với bạn, cô phải lấy tay bịt miệng khi có ắt xì
 ** Trong giờ chơi hoạt động góc:
 Tôi thường giáo dục trẻ có hành vi tốt khi chơi, chơi xong biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, đẹp mắt sau khi chơi...Để từ đó trẻ được làm quen với những hành vi văn minh trong giao tiếp như: Vòng tay chào hỏi, phép lịch sự, nói chuyện lịch sự, nhẹ nhàng với khách, người mua, biết nói cám ơn khi khách ra về
 ** Trong hoạt động sinh hoạt chiều:
 Tôi thường xuyên ôn luyện cho trẻ các thói quen về vệ sinh và hành vi văn minh để bảo vệ sức khỏe bản thân, đồng thời phân tích cho trẻ thấy những tác hại khi không biết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng như: Thói quen vệ sinh cá nhân, thói quen biết bảo vệ môi trường, thói quen có những hành vi văn minh, thói quen lao động (Lau bàn ghế, phụ cô dọn bàn ăn, chăm sóc hoa kiểng)
 2.6 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc rèn những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
 Ngoài việc được chăm sóc tốt ở trường, trẻ cần được sự quan tâm chăm sóc, giáo dục, rèn luyện từ gia đình do đó phụ huynh phải nắm bắt kiến thức trong nhịp sống mới. Tôi thường tuyên truyền đến phụ huynh bằng các hình thức sau:
 - Tôi thường in những bài kinh nghiệm về cách giáo dục trẻ trẻ các trang web phụ nữ, dân trí về những vấn đề cần quan tâm đặc biệt, chú ý đến trang chăm sóc sức khỏe lứa tuổi mầm non. 
 - Những thông tin tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe, những kỹ năng vệ sinh cho trẻ:
 Ví dụ: Sức khỏe con người:
 - Thông tin về một số dịch bệnh (Tay-chân-miệng, dịch tả, sốt suất huyết, viêm phổi, cúm H5N1): Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh
 - Đưa những mẫu tin qua phát thanh, góc phụ huynh của lớp, tuyên truyền trực tiếp qua giờ đón trả trẻ ở lớp.
 Ví dụ: Về hành vi văn minh trong giao tiếp
 - Thông tin về vai trò, cách ứng xử văn minh trong cuộc sống hằng này: Vòng tay chào hỏi khi gặp người lớn, biết xưng hô nhẹ nhàng, phù hợp với giới tính, lứa tuổi, biết mời cô, mời bạn khi ăn, khi ăn không làm rơi vãi cơm, thức ăn, biết che miệng khi ngáp, hắt xì 
 - Bên cạnh đó tôi còn: Trao đổi thăm hỏi tình hình sức khỏe của trẻ, về những thói quen hành vi của trẻ để cùng phụ huynh đưa ra những giải pháp tốt nhất dành cho những bé yêu của các phụ huynh.
 Đồng thời bản thân tôi cũng không ngừng lắng nghe phụ huynh giải bày những tâm tư tình cảm nguyện vọng đối với con em mình. Đồng thời tư vấn cho phụ huynh chú ý tiếp thu những biện pháp nuôi dưỡng giáo dục trẻ qua truyền thông, bản tin của lớp, qua báo chí, internet, và qua phát thanh, bản tin của nhà trường 
 3. Kết quả nghiên cứu:
 * Đối với giáo viên:
 - Nâng cao được nhận thức của giáo viên về việc hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày
 - Giáo viên đã nâng cao được chuyên môn của mình và có biết cách lồng ghép về việc hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ trong tất cả các hoạt động
 * Đối với trẻ:
 Qua một năm học áp dụng nội dung yêu cầu và các biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ lớp lá 1, nhìn chung cuối năm học các cháu đã hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh một cách khả quan. Kết quả đạt được như sau:
Một số nội dung điều tra
Trước khi áp dụng các biện pháp
Sau khi áp dụng các biện pháp
- Trẻ biết tự rửa mặt, rửa tay chải đầu, thay quần áo sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh
75%
95%
- Trẻ biết bỏ rác vào giỏ, không vứt rác bừa bãi
40%
100%
- Biết đi tiêu tiểu đúng nơi quy định.
35%
100%
- Biết giữ vệ sinh lịch sự nơi công cộng, thông khạc nhổ bừa bãi, khi ho ngáp hắt hơi, hỉ mũi, phải lấy tay che miệng.
10%
95%
3. Bài học kinh nghiệm:
 Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải:
 - Trau dồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết.
 - Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
 - Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.
 - Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời.
 - Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Qua việc thực hiện nghiên cứu sáng kiến trên tôi nghiệm thu rằng nó đã giúp giáo viên xác định được phương pháp tốt nhất và tầm quan trọng của việc rèn những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh trong tất cả các hoạt động của trẻ và đó là hành trang để trẻ có những hiểu biết, những thói quen cần thiết về những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh trong cuộc sống hằng ngày được tốt hơn. 
 2. Kiến nghị
 Để các cháu mẫu giáo nói chung và cháu 5-6 tuổi nói riêng có điều kiện được rèn luyện những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh trong tất cả các hoạt động một ngày của cháu. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tôi xin có những kiến nghị đến nhà trường, các cấp, các bạn ngành như sau:
 - Cần trang bị thêm các trang thiết bị, đồ dùng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác rèn luyện những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh cho cháu
 - Phổ biến tranh ảnh, loa đài ở góc tuyên truyền của nhà trường đến các bậc phụ huỵnh để có sự phối hợp tốt giữa nhà trường phụ huynh trong công tác rèn luyện những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh 
 - Tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi giữa nhà rường với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn để từ đó tìm ra những giải pháp tốt nhất để giáo dục cháu có những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh ngay từ bậc mầm non
 Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình công tác của bản thân tôi và đang thực hiện tại lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non Lai Hòa- xã Lai Hòa. Tôi mong được sự đóng góp của Ban giám hiệu và các bạn để từ đó bản thân tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức rèn luyện cho trẻ những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Chương trình giáo dục mầm non
 - Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non và hướng dẫn thực hiện chương trình 5-6 tuổi
 - Tạp chí giáo dục mầm non
 - Đặc điểm phát triển trẻ mầm non theo từng độ tuổi
 - Tài liệu giúp bé có kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong xã hội của tác giả Vũ Thị Ngọc Minh- Nguyễn Thị Nga
 - Các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non của tác giả Lương Thị Bình- Phan Lan Anh
 - www.mam non.com
 Người viết sáng kiến kinh nghiệm
	 Trần Thị Thu Thảo

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan