Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục ở trường mầm non Hoa Sen

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Trường mầm non đảm nhận chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi, làm cơ sở, nền tảng cho quá trình phát triển của trẻ thơ, hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào trường tiểu học. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non chính là mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng, chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lý giáo dục là đổi mới quản lý chất lượng giáo dục. Vấn đề có tính quyết định là xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực giáo dục và đưa vào thực hiện trong thực tế. Muốn thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ trên đây thì ngành giáo dục cần phải xây dựng được một hệ thống các nhà trường có đầy đủ điều kiện nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Ngày 03/12/2018, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1677/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non Việt Nam giai đoạn 2016-2025, để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trong đề án thì rất cần phải trang bị kiến thức và kỹ năng phát triển Chương trình giáo dục nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.

Phát triển chương trình giáo dục mầm non là quá trình hoạt động có sự lựa chọn, điều chỉnh chương trình giáo dục quốc gia hoặc chương trình giáo dục địa phương thành một chương trình giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ, với điều kiện hiện tại của nhà trường từ đó đảm bảo hiệu quả trong thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ mầm non.

Phát triển chương trình giáo dục mầm non là một quá trình liên tục, sáng tạo, trong đó nhân vật trung tâm thụ hưởng tác động thay đổi là đưa trẻ, xoay quanh trẻ là giáo viên mầm non, cha mẹ, cộng đồng cùng quan sát, đánh giá, suy ngẫm về đưa trẻ và tìm kiếm những cách thức tốt nhất để giúp đứa trẻ phát triển một cách toàn diện.

Tương ứng với các loại chương trình ở các cấp độ, phạm vi khác nhau mà chúng ta hiểu khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau.

Với nghĩa rộng nhất, phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá trình nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục - đào tạo cho một bậc học, ngành học. Ví dụ: xây dựng chương trình ngành sư phạm mầm non trình độ cao đẳng, xây dựng chương trình cấp tiểu học, xây dựng chương trình Giáo dục mầm non Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa này có thể tương đương với việc nghiên cứu, xây dựng một chương trình hoàn toàn mới.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 6681 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục ở trường mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mà tôi đã chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện trong trường:
Ví dụ 1: 
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tô màu hình ngôi nhà
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Đánh dấu (X) vào một mức độ tương ứng với mức mà trẻ thực hiện được ở mỗi nhiệm vụ:
Tốt 2. Khá 3. Trung bình
Họ và tên
Tô không chờm ra ngoài nét vẽ
Tô màu đều
Cầm bút đúng
1
2
3
1
2
3
1
2
3
Nguyễn văn A
Trần văn B
.
Ví dụ 2: Lĩnh vực phát triển thể chất
Ném và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách xa tối thiểu 3 m
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Đánh dấu (X) vào một mức độ tương ứng với mức mà trẻ thực hiện được ở mỗi nhiệm vụ:
Có 2. Không 
Họ và tên
Di chuyển được theo hướng bóng bay để bắt bóng
Bắt được bóng bằng 2 tay
Không ôm bóng vào ngực
1
2
1
2
1
2
Nguyễn văn A
Trần văn B
.
Ví dụ 3: Lĩnh vực phát triển thể chất
Tự mặc, cởi được áo quần
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Có 2. Không 
Họ và tên
Tự mặc áo quần đúng cách
Cài và mở hết được các cúc
So 2 vạt áo, 2 ống quần không bị lệch
1
2
3
1
2
3
1
2
3
Nguyễn văn A
Trần văn B
 	Có thể nói rằng, phiếu đánh giá trẻ ngoài việc sử dụng với mục đích như một lược đồ để hiểu và hướng dẫn sự phát triển của trẻ, để kiểm tra đánh giá sự phát triển và quá trình nhận thức của trẻ thì nó còn có mục đích to lớn đó là một lược đồ với những kiến thức, kỹ năngcơ bản để phát triển chương trình. Khi các chỉ số trong phiếu đánh giá đánh giá được sắp xếp phù hợp với từng độ tuổi, với độ khó tăng dần thì nên giáo viên có thể căn cứ vào phiếu mà quyết định các vấn đề nào của chương trình nên dạy trước, vấn đề nào dạy sau để độ khó của các kiến thức, kỹ năngphù hợp với sự phát triển của trẻ. Vì phiếu đánh giá mô tả các mặt phát triển nên giáo viên có thể dựa vào đó để sử dụng kết quả đánh giá để đề ra kế hoạch giáo dục cá biệt cho trừng trẻ. Kế hoạch giáo dục này không chỉ mô tả những lĩnh vực nội dung như các biểu tượng về toán, môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc. mà gồm cả những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm của mỗi trẻ chưa đạt được và cần được phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
 - Xây dựng bài tập đánh giá
Để có kết quả đánh giá trẻ đảm bảo tính khách quan, chính xác, tôi đã cùng với các đồng chí tổ trưởng các tổ chuyên môn tiến hành xây dựng các bài tập đánh giá trẻ. Các bài tập đánh giá trẻ hoàn toàn dựa trên mục tiêu, nội dung, kế hoạch giáo dục của các nhóm lớp và mang tính đặc trưng, đại diện cho từng nội dung, từng lĩnh vực phát triển.
Trẻ lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, biết viết nên không thể đánh giá trẻ bằng những bài tập đòi hỏi trẻ phải biết đọc, biết viết. Vì vậy, tôi tôi đã chỉ đạo thiết kế các bài tập trong đó yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ bằng các thao tác tay và nếu cần giải thích thì giải thích bằng lời. Các bài tập này có thể tiến hành riêng cho trừng trẻ hoặc tiến hành chung với một nhóm trẻ; cụ thể:
Trong bài kiểm tra “Nhận biết và gọi tên các hình của độ tuổi 3-4 tuổi”; tôi sử dụng các mảnh màu bằng giấy bìa cứng hay nhựa có hình dạng khác nhau để yêu cầu trẻ: “Chỉ cho cô hình nào là hình tròn/vuông/ tam giác/chữ nhật hoặc cô hỏi “Đây là hình gì”. Nếu trẻ trả lời đúng tên hay chỉ đúng loại hình thì tôi tiếp tục hỏi “Cháu hãy tìm xung quanh và nói cho trẻ cô biết vật gì có dạng hình tròn/vuông/ tam giác/chữ nhật” hoặc có thể xếp các hình theo ý thích và theo yêu cầu của cô.
Hay kiểm tra mục tiêu “Trẻ biết nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ”.Tùy khả năng nhận thức của trẻ để hỏi trẻ, nhưng đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cơ bản trẻ phải biết ngày trên lịch và cách xem giờ chẵn trên đồng hồ.
Hoặc khi kiểm tra mục tiêu “Trẻ biết kể truyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân” của trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn, tôi đưa ra 4 bức tranh câu chuyện “Chú chim nhỏ đáng thương”, yêu cầu trẻ kể câu chuyện thứ tự tranh đã sắp xếp, nếu trẻ gặp khó khăn thì tôi sẽ gợi ý để giúp đỡ trẻ hoàn thành câu chuyện. 
Nội dung khái quát của câu chuyện “Chú chim nhỏ đáng thương” là: Hai bạn Hoa và Lan đang dắt tay nhau đi chơi, bỗng từ trên cao, có một chú chim nhỏ bị trúng tên rơi xuống đất, hai bạn vội vàng chạy đến, ôm ấp vỗ về, đem chim nhỏ về nhà chăm sóc. Chẳng bao lâu, chim nhỏ đã khỏe mạnh và được hai bạn sắm cho một chiếc lồng vô cùng xinh xắn. Ngày ngày, chim nhỏ luôn hót vang những bài ca yêu thương để cảm ơn lòng tốt của hai cô bé”
1
2
3
4
1
2
3
4
Bộ tranh chuyện chú chim nhỏ đáng thương
Tuy nhiên, khi kiểm tra, tôi có thể đổi các bức tranh theo thứ tự khác để có một nội dung câu chuyện khác hơn hoặc cho trẻ đổi các bức tranh để kể theo ý trẻ
Vào một ngày chủ nhật, Lan và Hoa rủ nhau ra khu vườn sau nhà để vui chơi, bỗng hai bạn phát hiện một chú chim nhỏ bị thương nằm dưới bãi cỏ, hai bạn vội vàng đem chim nhỏ về nhà chăm sóc và để chim nhỏ trong cái lồng thật xinh xắn. Chẳng bao lâu, chim nhỏ đã dần khỏe mạnh nhưng 2 cô bé không bao giờ thấy chim nhỏ nhảy nhót hát ca, mắt luôn hướng về bầu trời trong xanh, đầy nắng. Hiểu được lòng chim, hai cô bé đã đưa chim nhỏ ra vườn, thả chú về với bạn bè và khu vườn quen thuộc của chú. Từ đó trở đi, khi nào ra vườn, hai bạn cũng đều được nghe tiếng hót thánh thót của chim nhỏ như nói lời cảm ơn tới hai cô bé.
Qua bài kiểm tra, tôi có thể đánh giá khả năng nhận thức của trẻ về nội dung câu chuyện, trẻ hiểu chuyện như thế nào, tình cảm và đánh giá của trẻ về con người, về các hành động xảy ra ra sao?
Nói tóm lại, việc thiết kế, xây dựng mẫu phiếu, các bài kiểm tra đánh giá trẻ để đánh giá việc thực hiện chương trình là hết sức cần thiết. Đây sẽ là cơ sở cho các quyết định về phát triển chương trình giáo dục mầm non tại nhà trường. Kết quả đánh giá cần được sử dụng trong quyết định thay đổi, sửa chữa, bổ sung chương trình. Cần làm cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên hiểu rõ mối quan hệ giữa đánh giá chương trình và các quyết định phát triển chương trình giáo dục để họ thấy được đánh giá không phải là mang tính hình thức mà liên quan trực tiếp đến lợi ích của trẻ và xã hội, từ đó thúc đẩy giáo viên nỗ lực cải tiến, thay đổi nội dung, hình thức giáo dục để việc triển khai thực hiện chương trình đạt hiệu quả và phù hợp với yêu cầu xã hội hơn.
 	2.3. Huy động tài trợ trong phát triển chương trình giáo dục mầm non.
Ngày 03 tháng 8 năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT về việc quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong các quy định về nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ có quy định cho các cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Trường Mầm non Hoa Sen là trường công lập trực thuộc Sở GD&ĐT, các nguồn ngân sách đều do nhà nước cấp, mọi thu chi trong nhà trường đều phải đảm bảo theo các quy định hiện hành, do vậy, việc trích nguồn cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục thực sự gặp rất nhiều khó khăn, cơ bản chỉ để cung ứng các yêu cầu mua sắm tối thiểu trong nhà trường. Nhưng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay, trọng tâm là nâng cao, phát triển chương trình trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục có lồng ghép tổ chức các hoạt động giáo dục theo các chủ đề và theo sự kiện, lễ hội.Cụ thể:
- Huy động hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục: trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, phần lớn các hoạt động đều được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi sẵn có trong nhóm, lớp. Tuy nhiên, để trẻ được tiếp cận với đồ thật, vật thật sẽ giúp cho trẻ được trải nghiệm nhiều hơn, được tiếp nhận kiến thức một cách gần gũi, sinh động hơn, vì vây, tôi đã hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động và huy động sự giúp đỡ của phụ huynh trong nhóm lớp.
Ví dụ: Khi cho trẻ “làm quen với các loại quả” giáo viên sẽ huy động phụ huynh hỗ trợ một số loại quả gần gũi, có trong gia đình đem đến lớp để cô và trẻ cùng tổ chức hoạt động, khám phá; 
Ngoài ra rất nhiều hoạt động cũng được giáo viên vận động rất hiệu quả: các loại hoa trong hoạt động “Một số loại hoa”, Bánh, xúc xích, hoa quả trong hoạt động “bữa tiệc buffet của bé” , chai nước trong hoạt động “Đo dung tích các vật”; quà tặng chú bộ đội nhân dịp nhà trường cho trẻ đi tham quan đơn vị bộ đội; áo quần trong hoạt động “gấp quần áo”; dụng cụ pha caffe, muối, nến trong hoạt động “làm muối”
Các bé lớp mẫu giáo Nhỡ B đang tổ chuẩn bị cho “bữa tiệc buffet
Các bé lớp mẫu giáo Lớn B đang tham gia hoạt động “ làm muối”
- Huy động tài trợ cho các hoạt động giáo dục theo chủ đề, sự kiện: Khai giảng, trung thu, tết và mùa xuân, ngày hội thể thao của bé, tổng kết năm học
Theo kế hoạch trong chương trình, ngoài 35 tuần thực học; tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn dành thời gian cho các tuần tổ chức sự kiện, lễ hội, vì để tổ chức các nội dung này, thì đòi hỏi giáo viên và trẻ phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chương trình giáo dục. Tôi đã chủ động đề xuất về nội dung, hình thức, cách thức huy động, ủng hộ tổ chức các hoạt động với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” như sau:
Kế hoạch kinh phí tổ chức tết trung thu
TT
Nội dung
Số tiền/đ
Nguồn
1
Ma két 
2.000.000
Vận động ngân hàng HDbank
2
Múa lân
1.000.000
Nhà trường
3
Sân khấu
1.000.000
Hội phụ huynh 
4
Trang phục của trẻ
Phụ huynh
5
Tiệc buffet
Nhà trẻ
20.000
Phụ huynh của các nhóm lớp tự thu tiền và lựa chọn các món ăn cho lớp mình
MG 3-4 tuổi
30.000
MG 4-5 tuổi
40.000
MG 5-6 tuổi
50.000
Với các chương trình lễ hội mùa xuân, ngày hội thể thao của bé, cũng được tiến hành với cách thức như trên và thực sự được phụ huynh nhất trí và nhiệt tình ủng hộ, phụ huynh được trực tiếp lựa chọn các món ăn cho con, được trang trí, bày biện, các con được ăn đa dạng các món ăn, được vui chơi tạo nên một không khí lễ hội đầm ấm, trọn vẹn, tránh được tình trạng cả trường thu cào bằng một khoản tiền, cùng ăn 1 món ăn gây cảm giác nhàm chán, ăn không hết xuất gây lãng phí.
Phụ huynh lớp mẫu giáo nhỡ D đang chuẩn bị cho trẻ bữa tiệc trung thu
	- Huy động tài trợ cho các hoạt động tài trợ các hoạt động trải nghiệm, tham quan, dã ngoại
Để cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường thêm phong phú, đa dạng, phù hợp và đáp ứng nhu cầu/mong muốn của phụ huynh, kích thích khả năng, hứng thú, trải nghiệm của trẻ. Tôi đã chỉ đạo các nhóm lớp trao đổi với hội phụ huynh cùng phối hợp để tổ chức cho trẻ được tham quan, tìm hiểu thực tế, tăng cường kiến thức, kỹ năng thực hành, thực tế cho trẻ. Trong năm học 2018-2019, nhà trường đã tổ chức được cho trẻ các khối mẫu giáo đi tham quan trải nghiệm với nguồn kinh phí 100% do phụ huynh đóng góp, tất cả các buổi dã ngoại đều được tổ chức dưới sự phối hợp, giám sát của hội phụ huynh nhà trường, hội phụ huynh các nhóm lớp.
Các bé được bố mẹ và các cô đưa đi tham quan, trải nghiệm ở VRC, trường CĐKT Việt Hàn, khu du lịc sinh thái Mường Thanh – Diễn Châu
 Có thể nói rằng, việc huy động tài trợ trong phát triển chương trình giáo dục mầm non là vô cùng cần thiết, nó giúp cho nhà trường tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục dục thiết thực, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, thích đi học, phụ huynh hiểu hơn về nhà trường, chia sẻ với giáo viên nhiều hơn tạo nên sự gần gũi yêu thương và gắn kết trong nhà trường.
3. Hiệu quả của sáng kiến
Trong xu thế chuyển mình để ngang tầm với các trường mầm non đạt chất lượng cao trong toàn quốc, những năm gần đây, trường Mầm non Hoa Sen đã có những bước đi mạnh dạn, đổi mới trên nhiều phương diện, trong đó có việc triển khai và phát triển chương trình luôn được sự quan tâm và đầu tư hiệu quả. Tổ chuyên môn đoàn kết, hoạt động tốt, làm việc có hiệu quả. Chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng lên, nhiều giáo viên trẻ đã trở thành lực lượng nòng cốt, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn; giáo viên nắm chắc hơn về kỹ năng xây dựng chương trình, biết sắp xếp các chủ đề và các nội dung giáo dục một cách khoa học, sáng tạo hơn, đạt thành tích cao trong các hội thi cấp trường, cấp tỉnh, không có giáo viên yếu, kém, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Vì vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường được khẳng định về các mặt chăm sóc cũng như giáo dục, là địa chỉ tham quan học tập về công tác quản lý nhà trường nói chung, triển khai việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non nói riêng và đã đạt được những kết quả cụ thể:
KẾT QUẢ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học
Tổng số GV dự thi
Kết quả
SX
Tỷ lệ %
Giỏi
Tỷ lệ %
KĐ
Tỷ lệ %
2016 - 2017
23
1
4,3
20
87
2
8,7
2017 - 2018
20
2
10
17
85
1
5
2018-2019
21
3
14.2
17
81
1
4.8
KẾT QUẢ CÁC CUỘC KIỂM TRA NỘI BỘ
Năm học
Kiểm tra các HĐGD
Hồ sơ
Xây dựng môi trường
Số GV 
Kết quả
Số GV
Kết quả
Nhóm/lớp
Kết quả
SX
Khá
SX
Khá
Tốt
Khá
TB
2016 - 2017
12
7
5
8
4
4
15
3
6
3
2017 - 2018
10
7
3
9
6
3
15
6
8
1
2018-2019
14
10
4
28
18
10
15
8
7
0
4. Bài học kinh nghiệm
Trước những thách thức về đổi mới chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi người quản lý và giáo viên mầm non cần chủ động và sáng tạo hơn trong việc xây dựng một chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu hứng thú và sự phát triển của trẻ trong nhà trường cũng như trong lớp mình phụ trách. 
Để khuyến khích sự sáng tạo, dám mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm mới, người giáo viên cần được tạo điều kiện chủ động linh hoạt chọn lựa các nội dung của trương trình cũng như cách thức tổ chức thực hiện phù hợp với thực tế và đạt được mục tiêu đề ra. 
Trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục, giáo viên phải xác định được việc lập KHGD phải bắt đầu từ nội dung chương trình, không thể từ Chủ đề giáo dục như trước đây. Khám phá chủ đề chỉ là 1 trong những hình thức giáo dục và là 1 phần trong KHGD.
Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục không chỉ là sự nỗ lực, cô gắng hết sức mình của nhà trường mà cần rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của phụ huynh và các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường mới thực sự đem lại thành công.
	PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục ở trường Mầm non Hoa Sen” đã được triển khai áp dụng tại trường Mầm non Hoa Sen; trường Mầm non Đại Học Vinh và trường Mầm non Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và bước đầu đã đem lại hiệu quả; cụ thể:
- Ban giám hiệu các nhà trường đã quan tâm hơn trong việc chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện và phát triển chương trình.
- Các tổ chuyên môn hiểu và nắm rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, thực hiện, phát triển chương trình, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong tổ nghiêm túc và triển khai có hiệu quả kế hoạch giáo dục trong.
- Giáo viên chủ động hơn trong việc lựa chọn các chủ đề, nội dung giáo dục. Sáng tạo, linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Các hoạt động cho trẻ trải nghiệm được tổ chức thường xuyên hơn, công tác phối hợp với phụ huynh trong tất cả các hoạt động được phát huy hiệu quả.
- Trẻ ngoan, nề nếp, tự tin, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài lớp học.
- Phụ huynh tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của nhóm lớp. Hiểu và chia sẻ nhiều hơn, có ý thức chung tay xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
2. Kết luận
Việc nâng cao công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non nhằm phục vụ tốt việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho trẻ trước khi chính thức vào bậc tiểu học. Bước đầu tạo được những nhận thức đúng đắn quan trọng, học tập theo phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới.
Trong sáng kiến cứu của mình, tôi đã đưa ra những thực trạng của việc quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non tại trường Mầm non Hoa Sen như: trường có một đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, đa dạng phương pháp giảng dạy, nhưng lại chưa thực sự linh hoạt, chủ động, chưa thực sự dám thay đổi những thói quen, nề nếp cũ trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện chương trình.
Từ những thực trạng đó, tôi đã đề xuất ra 03 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non. Qua nghiên cứu lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục và các biện pháp tăng cường quản lý phát triển chương trình giáo dục tại trường Mầm non Hoa Sen, các biện pháp tiếp cận qua khảo sát ý kiến và đánh giá của các cán bộ quản lý đã đạt những kết quả khả quan, một số biện phát có mức độ cần thiết và tính khả thi cao trong khả năng phát triển của trường và đã thu được những kết quả tích cực sau:
 - Xây dựng được chương trình giáo dục đảm bảo tính linh hoạt , sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
	- Xây dựng được bộ công cụ, mẫu phiếu đánh giá trẻ căn cứ vào mục tiêu giáo dục của trẻ ở từng độ tuổi.
	- Chương trình Giáo dục của nhà trường mới cơ bản đang ở cấp độ thứ 3 và 4 của khái niệm phát triển chương trình, trên cơ sở được phát triển từ Chương trình Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kèm theo đó là hướng dẫn phát triển và thực hiện chương trình giúp cán bộ quản lý, giáo viên hiểu rõ cách thức phát triển, triển khai, thực hiện.
Những lý luận và kết quả đạt được trên đây cũng giúp tôi khẳng định hơn nữa tính cần thiết và khả thi của đề tài. Tôi tin tưởng rằng, các cơ sở giáo dục mầm non nói chung và các trường mầm non công lập chỉ cần nắm rõ cách thức phát triển và quản lý phát triển chương trình thì đều có thể đạt được những kết quả tích cực mang lại cho cả cơ sở nói chung và cho trẻ em Việt Nam nói riêng.
Những lý luận và kết quả đạt được trên đây đã khẳng định hơn nữa tính cần thiết và khả thi của đề tài. Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian sắp tới nhà trường sẽ tiếp tục tiếp cận với các chương trình giáo dục tiên tiến của các trường trong nước và trong khu vực để phát triển chương trình nhà trường theo bước đột phá hơn, tiến tới xây dựng trường mầm non Hoa Sen thành trường mầm non công lập chất lượng cao đầu tiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Kiến nghị, đề xuất
3.1. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng xây dựng và phát triển chương trình cho CBQL, GV mầm non
- Biên tập, xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn việc phát triển chương trình trong các cơ sở giáo dục mầm non.
3.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An
- Tăng cường hơn nữa việc tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, xây dựng, thực hiện chương trình.
- Hàng năm, tiếp tục có các văn bản hướng dẫn cụ thể về hướng dẫn, xây dựng chương trình trong các cơ sở giáo dục mầm non.
3.3. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường Mầm non Hoa Sen 
- Có kế hoạch, chương trình cụ thể bồi dưỡng năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Có sự bố trí hợp lý giáo viên giữa các nhóm/lớp để phát huy có hiệu quả chương trình giáo dục.
- Đối với Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện chương trình để kịp thời điều chỉnh những nội mục tiêu, nội dung chưa phù hợp 
- Bổ sung tư liệu, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu; đồ dùng dạy học; phương tiện dạy học; động viên, khen thưởng xứng đáng, kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp trong quá trình triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục; giáo viên đạt thành tích trong các hội thi, nghiên cứu và học tập. Vận dụng sáng tạo vào điều kiên thực tiễn của trường mình cho phù hợp.
 3.4. Đối với giáo viên
 - Thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Mầm non, Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định, nội quy của nhà trường. 
 - Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, tích cực, chủ động trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học; triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN và các chuyên đề mà ngành học mầm non đang triển khai. Khi có khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phản ánh với tổ trưởng hoặc Ban Giám hiệu; chủ động đề xuất những sáng kiến hay, những khó khăn vướng mắc cần giải quyết để được góp ý, hỗ trợ.
 NGƯỜI VIẾT
 Hồ Thị An

File đính kèm:

  • docffdab77e7baebeff11a213560f790c10.doc
Sáng Kiến Liên Quan