Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư trong trường học

Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư lưu trữ trong nhà trường, tôi nhận thấy công tác văn thư là công tác nhằm đảm bảo thông tin văn bản, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức. Nội dung công tác này bao gồm các việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và các tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan; lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ sơ vào lưu trữ; và quản lý, sử dụng con dấu trong văn thư.

Công tác lưu trữ là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan, tổ chức nhằm lựa chọn, lưu giữ, tổ chức một cách khoa học các hồ sơ, tài liệu để phục vụ yêu cầu khai thác, sử dụng của cơ quan và xã hội. Nội dung công tác lưu trữ bao gồm các việc về thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Giữa công tác văn thư và lưu trữ không có sự tách biệt mà có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy với nhau. Mối quan hệ này thể hiện qua sự liên tục trong quá trình từ soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản đến lưu trữ hiện hành và đưa vào lưu trữ lịch sử. Khi soạn thảo văn bản, việc tìm hiểu các thông tin, các tài liệu đã xử lý trước đó là rất quan trọng để hình thành nên văn bản. Các tài liệu được lưu trữ tốt sẽ là nguồn cung cấp những thông tin có giá trị pháp lý, chính xác và kịp thời nhất cho người soạn thảo văn bản.

Trên thực tế công việc của một cơ quan được tiến hành nhanh hay chậm, thiết thực hay quan liêu là do công văn, giấy tờ có làm tốt hay không, do việc giữ gìn hồ sơ, tài liệu có được cẩn thận hay không. Như vậy, thực hiện tốt công tác lưu trữ sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện tốt công tác văn thư. Ngược lại, thực hiện tốt công tác văn thư cũng sẽ góp phần thực hiện tốt công tác lưu trữ. Cụ thể là việc quản lý văn bản và lập hồ sơ hiện hành có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện tốt công tác lưu trữ. Có thể xem công tác lập hồ sơ như là cầu nối giữa công tác văn thư với công tác lưu trữ. Nếu hồ sơ được lập khoa học sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và tạo điều kiện thuận lợi để công tác lưu trữ phát triển, từ đó từng bước phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu giữ hồ sơ theo Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ. 
Chính những vấn đề chồng chéo, bức xúc trên thúc đẩy tôi tìm giải pháp thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học, hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.	
3. Các biện pháp tiến hành:
* Biện pháp 1: Công tác vận động tuyên truyền: 
Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng, giúp Cán Bộ, Giáo viên, Nhân viên trong nhà trường hiểu rõ, cũng như hiểu đúng về công tác Văn thư - Lưu trữ trong trường học.
Bản thân Tôi đã luôn chủ động báo cáo cũng như xin ý kiến chỉ đạo của Chi bộ, Ban Giám Hiệu nhà trường, tạo điều kiện để Tôi được triển khai nội dung tuyên truyền kết hợp trong các buổi họp Hội đồng nhà trường.
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ đến toàn thể Cán Bộ, Giáo viên, Nhân viên trong trường để nhận thức đúng đắn về vai trò, ý thức trách nhiệm trong công tác văn thư, lưu trữ. Luật Lưu trữ, Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ. 
Hình ảnh tuyên truyền, phổ biến văn bản chỉ đạo quy định 
về công tác văn thư - lưu trữ.
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các văn bản dưới Luật của Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà Nước, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, UBND Quận về công tác văn thư, lưu trữ.
Qua đó mỗi đồng chí Cán Bộ, Giáo viên, Nhân viên trong trường đã hiểu và nắm được những nội dung cơ bản nhất về công tác Văn thư - Lưu trữ cũng là nội dung công việc hàng ngày mà bản thân Tôi đang thực hiện.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ như đầu tư thêm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác văn thư, lưu trữ điện tử để đưa vào khai thác sử dụng thuận tiện, đa dạng hóa các loại hình sử dụng tài liệu một cách hiệu quả, nhằm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
Nhà trường cũng xác định được tầm quan trọng của công tác, nên đã kịp thời đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục cho cho công tác văn thư - Lưu trữ với 02 máy tính (trong đó 01 máy chỉ để xử dụng cài đặt các phần mềm quản lý quan trọng); Bàn làm việc; 04 tủ lưu hồ sơ lưu trữ; Có điều hòa đảm bảo cho việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ không bị ẩm mốc, mối mọt.
* Biện pháp 2: Giải quyết chi tiết, cụ thể từng công việc trong công tác Văn thư - Lưu trữ trong trường học:
Các biện pháp đánh máy soạn thảo một văn bản đúng yêu cầu, đầy đủ nội dung, chính xác cao để trình ký. Người làm công tác văn thư muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nói chung, soạn thảo được một văn bản đúng yêu cầu, đầy đủ nội dung, chính xác để trình ký nói riêng cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau: 
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là cập nhật thông tin, kiến thức qua mạng Internet, tìm kiếm đầy đủ, kịp thời các văn bản mới nhất phục vụ chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực mình công tác. 
- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Từ việc đã hiểu và thực hiện đúng theo Thông tư 01/2011/TT-BNV. 
Đối với mỗi văn bản của các bộ phận trong nhà trường được sản sinh ra đều phải qua bộ phận văn phòng, Tôi đều xem và sửa thể thức, kỹ thuật trình bày rồi mới in ra ký nháy vào văn bản đó trước khi mang đi trình ký. Chính vì vậy mà văn bản của nhà trường luôn mang tính thống nhất về nội dung cũng như hình thức, văn phong văn bản luôn đảm bảo theo hướng dẫn trong Thông tư 01 của Bộ Nội Vụ.
Để giúp các bộ phận cũng như mỗi đồng chí Cán Bộ, Giáo viên, Nhân viên nhà trường cùng nắm được nội dung của Thông tư này để cùng thực hiện cho đồng nhất. Bản thân Tôi cũng đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường cho phép được tuyên truyền rộng hơn tới toàn thể nhà trường, với mục đích để mỗi bộ phận đều nắm được kỹ thuật trình bày văn bản theo Thông tư hướng dẫn mới nhất, sẽ không còn tình trạng văn bản sai thể thức cũng như kỹ thuật hình thành trong nhà trường.
Hình ảnh triển khai tập huấn về kỹ thuật trình bày văn bản theo 
Thông tư 01/2011/TT-BNV.
- Luôn tìm hiểu, nắm rõ đầy đủ thông tin về mọi hoạt động của nhà trường, nhất là về lĩnh vực mình phụ trách để thuận lợi trong soạn thảo văn bản. 
- Phải năng động, sáng tạo trong công việc; mạnh dạn, thẳng thắn trong công tác tham mưu với cấp trên. 
- Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, bộ phận chuyên trách trong mọi hoạt động của nhà trường. 
- Đảm bảo đúng, chính xác, trình bày rõ, đẹp, đúng thể thức. 
 Tổ chức quản lý công văn đến.
Những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ thông tin các đơn vị trao đổi văn bản qua hộp thư điện tử, đây là phương tiện vừa nhanh và dễ lưu trữ. Vì vậy, hàng ngày văn thư vào hộp thư lấy văn bản về đưa vào thư mục văn bản đến đã tạo theo từng năm, tháng để lưu trữ sau đó in ra vào sổ theo dõi văn bản đến và trình Hiệu trưởng phê chuyển cho các bộ phận, đồng thời thư mục này được chia sẻ rộng để khi chuyển văn bản cho các bộ phận có thể vào thư mục này và lấy văn bản về thực hiện công việc. Đây là phương pháp lưu trữ văn bản đến vừa khoa học lại tra cứu nhanh, tiếp kiệm được giấy cho đơn vị. 
Khi có công văn chuyển đến tôi là người trực tiếp tiếp nhận và đăng ký vào sổ công văn đến và có theo dõi công văn đến từ nguồn nào (Nơi gửi công văn). Kiểm tra sơ bộ có phải đúng công văn gửi cho đơn vị mình không và phân loại hồ sơ, (ghi vào sổ). 
Liên kết tên loại và trích yếu nội dung với tệp tin (file) văn bản tương ứng trong thư mục chứa văn bản đã nhận.
- Muốn tìm một văn bản, ta mở File “So van ban den”, trong file đã để đường dẫn văn bản lúc này ta chỉ việc nhấn phím Ctrl + nháy vào liên kết để mở file văn bản cần tìm và có thể in ấn khi cần thiết để phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng. Đây là biện pháp cơ bản đã và đang thực thực hiện trong thời gian qua, góp phần nâng cao hiệu quả công tác văn phòng nói chung và công tác văn thư lưu trữ nói riêng.
Công văn đến có thể chia thành 4 loại: Loại nguyên tắc; Loại công việc; Loại tác nghiệp; Loại tham khảo. Sau đó, đóng dấu đến và ghi vào sổ công văn đến (đây là việc làm cần thiết để xác định công văn đã qua bộ phận văn thư, biết được ngày công văn đến, giúp cho việc tìm kiếm sau này được dễ dàng). 
Từ đó lưu trữ sắp xếp hồ sơ theo những nội dung sau:
- Lưu trữ và sử dụng hồ sơ theo tên.
+ Bên ngoài ghi tên và một số thông tin cơ bản khác, bên trong sắp xếp các kí hiệu theo ngày gần nhất đến xa nhất, nếu phát sinh liên tục chia từng giai đoạn.
- Lưu trữ hồ sơ theo chủ đề.
+ Tên chủ đề cần đặt cụ thể không chung chung (Có thể tạo lập trên máy).
- Lưu trữ hồ sơ theo địa danh.
+ Cần thuyết lập hồ sơ giống như chủ đề cần có cách tra cứu theo tên, chủ
đề để dễ truy tìm.
- Lưu trữ hồ sơ theo số, mã số.
+ Hệ thống lưu trữ số liên tục tăng dần.
- Lưu trữ sắp xếp hồ sơ theo thời gian.
+ Phương pháp này dễ phân loại thuận lợi cho việc tìm kiếm nó mang lại bảo mật nào đó.
Sau đó vào sổ công văn đến.
Thực tế thì mỗi hằng năm, phòng Nội Vụ Quận có tổ chức tập huấn về công tác văn thư - lưu trữ, qua đó mỗi một lần tập huấn là một lần đúc rút được một số kinh nghiệm, quan trọng là phù hợp với từng đơn vị thực hiện.
Đối với các đơn vị trường học thường thì số lượng văn bản đến là không nhiều nên có thể chọn hình thức lưu theo tháng là hợp lý và dễ tả tìm nhất. Vậy nên Tôi luôn áp dụng lưu theo hình thức này.
Tôi mở bìa hồ sơ theo từng tháng, với mỗi văn bản đến được in ra, tôi sẽ đóng dấu đến, vào sổ và lưu vào bìa hồ sơ của tháng đó, đến ngày cuối cùng của tháng sẽ được khép hồ sơ và mở hồ sơ cho tháng tiếp theo.
Tương ứng với việc đó, sẽ hình thành một hộp lưu giữ văn bản đến gồm: 01 quyển văn bản đến theo quy định và bìa kẹp văn bản đến đã được vào sổ lưu từ tháng 01 đến tháng 12 của năm đó.
Hình ảnh Hồ sơ lưu văn bản đến của nhà trường.
 Tổ chức giải quyết công văn đi.
	Công văn đi là các văn bản, báo cáo, thông báo, kế hoạch, công văn đề nghị, Tờ trình, Quyết định được nhà trường phát hành ra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và được gửi đến các cơ quan đơn vị, cá nhân trong và ngoài cơ quan. Bởi vậy mà Tôi đã thực hiện cơ bản các yêu cầu về việc quản lý văn bản đi theo đúng quy định.
Cũng như cách quản lý văn bản đến, thì văn bản đi Tôi cũng đã hình thành 1 hộp lưu giữ văn bản đi, bên trong gồm có: Sổ đăng ký văn bản đi và các bìa kẹp từng loại văn bản đi được chia cụ thể thành từng loại Báo cáo, kế hoạch, Quyết định, Tờ trình, Công văn, Thông báo.. khác nhau, phục vụ cho việc lưu trữ cũng như tr tìm rất thuận tiện và khoa học.
Hình ảnh Hồ sơ lưu văn bản đi của nhà trường.
Các văn bản chuyển đi, nhất thiết phải in làm 3 bản: 1 bản gửi đi, 1 bản để lưu công văn đi, 1 bản lưu vào kẹp hồ sơ theo Chuẩn Quốc gia quy định và đánh số theo từng văn bản, có ký hiệu riêng của nội bộ, ghi rõ ngày tháng phát hành, người ký văn bản. Tất cả các công văn chuyển đi phải được ghi vào sổ công văn đi trước khi phát hành.
	Những công văn trước khi ký và gửi đi đều được kiểm tra kỹ về mặt thể thức và thủ tục.
	Các văn bản của cơ quan gửi đi hoặc để lưu hành nội bộ đều phải qua bộ phận văn thư để đăng ký vào sổ công văn đi và xếp vào hồ sơ lưu công văn đi.
	Công văn được chuyển đi bằng nhiều cách nhưng luôn luôn lúc nào văn thư cũng phải vào sổ chuyển công văn đi, người nhận công văn có thể qua hộp thư điện tử hoặc nhận trực tiếp bảng cứng. 
Ngoài ra, trong cơ quan còn một số giấy tờ khác như: Giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy xác nhận đều phải được quản lý chặt chẽ, đồng thời phải vào sổ để tiện cho việc theo dõi. 
Công tác bảo quản tốt hồ sơ và lưu trữ văn bản trong trường học.
Công tác bảo quản tốt hồ sơ và lưu trữ văn bản trong trường học là một công tác rất quan trọng, nó đòi hỏi người làm công tác này phải thận trọng, tỷ mỉ, ngăn nắp và phải khoa học.
	Làm tốt công tác lưu trữ văn bản sẽ góp phần thực hiện tốt ba mục tiêu quản lý: Năng suất, chất lượng và hiệu quả của cơ quan. Ngược lại, nếu làm không tốt công tác văn bản sẽ hạn chế đến kết quả hoạt động quản lý, làm giảm hiệu lực chỉ đạo điều hành của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác của cơ quan, tổ chức và bộ máy Nhà nước nói chung và trường học nói riêng. 
Bởi vậy bản thân Tôi luôn xác định rõ tầm quan trọng và thực hiện theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Hằng năm, sau khi kết thúc năm, thu hồ sơ của các bộ phận về phân loại, rà soát rồi biên mục nộp lưu vào lưu trữ nhà trường và gói hồ sơ của năm trước là Tôi lại căn cứ số lượng hồ sơ phát hành ra trong 1 năm để xây dựng Danh mục hồ sơ cho năm sau. Số lượng bìa hồ sơ công việc cũng được căn cứ vào đầu Danh mục hồ sơ để phát hành cho các bộ phận thực hiện việc lưu hồ sơ theo đúng đầu việc cũng như mảng công việc được phân công. Cứ như vậy kết thúc năm, các bộ phận sẽ phải nộp lưu vào lưu trữ nhà trường, sau đó Tôi sẽ căn cứ vào Danh mục hồ sơ đầu năm mình đã xây dựng để thu và phân loại hồ sơ, biên mục hồ sơ trước khi đưa vào lưu trữ.
Chính vì việc xây dựng được Danh mục công việc hằng năm mà nhà trường sẽ không có tình trạng bỏ sót công việc, cũng như hồ sơ lưu lại các mặt hoạt động trong một năm. Giúp cho Hiệu trưởng quản lý thuận tiện hơn, việc thực hiện theo Kế hoạch năm học sẽ được xuyên xuốt và việc quản lý hồ sơ của nhà trường sẽ được chặt chẽ hơn rất nhiều so với trước kia chưa thực hiện việc lập Danh mục hồ sơ. Việc tra cứu và khai thác được dễ ràng hơn, khoa học hơn.
Sẽ không còn tình trạng hồ sơ bị bó gói, không rõ nội dung như trước kia.
Hình ảnh hồ sơ chưa được phân loại, xác định giá trị theo Danh mục.
	- Quy định mở sổ theo dõi theo từng năm. Bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết 31/12 của năm tài chính. Mở sổ lấy số thứ tự mới như: 01, 02,  bắt đầu từ ngày 01/01, tương tự như vậy thực hiện các năm kế tiếp.
	- Phân loại theo tính chất của văn bản như: Tờ trình, báo cáo, quyết định,  theo thứ tự thời gian, dùng bìa hồ sơ để kẹp lưu giữ lại cho khỏi rơi, đựng vào hộp hồ sơ, phía trên có ghi tờ mục lục.
	- Cuối năm tất cả được đóng lại thành tập hồ sơ có bài kẹp thể hiện rõ nội dung và nơi phát hành sồ sơ đó, được phân loại theo mảng hoạt động, mục lục hồ sơ, biên mục từng loại và đưa vào lưu trữ từng nội dung cũng như thành phần hồ sơ, được lưu trữ rất ngăn nắp, khao học ở tủ lưu trữ của nhà trường.
Hình ảnh tủ hồ sơ lưu trữ sau khi được phân loại và nộp lưu theo quy định.
Hình ảnh tủ hồ sơ lưu trữ sau khi được phân loại và nộp lưu theo quy định.
Hình ảnh tủ hồ sơ lưu trữ sau khi được phân loại và nộp lưu theo quy định.
	Quản lý hồ sơ học sinh, sổ đăng bộ:
	Đối với công tác văn thư việc quản lý học bạ học sinh là một việc hết sức quan trọng để tra cứu và thống kê Phổ cập giáo dục chính xác. Để quản lý tốt học bạ nhất thiết phải có:
	- Sổ đăng bộ học sinh (theo mẫu thống nhất chung của ngành giáo dục).
	­ Trình tự quản lý và theo dõi:
	- Sổ đăng bộ:
	+ Sau khi hồ sơ tuyển sinh xong và được phân bổ theo lớp. Văn thư tập hợp danh sách của các lớp, xếp theo thứ tự vần A, B, C,  và ghi vào sổ đăng bộ tuyệt đối chính xác, cẩn thận, sạch sẽ và đầy đủ thông tin (theo mẫu quy định).
	+ Mỗi năm học cần bổ sung hồ sơ học sinh như: lên lớp, ở lại lớp, chuyển đi, chuyển đến, bỏ học.
	+ Ghi kết thúc mỗi năm học số lượng đầu năm, cuối năm, chuyển đi, chuyển đến, bỏ học và phải có xác nhận của hiệu trưởng.
	 Hồ sơ cán bộ, công chức - viên chức:
	- Thực hiện sắp xếp thành phần hố sơ cán bộ, công chức theo đúng Quyết Định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/06/2007 của Bộ Nội Vụ về việc Ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV, ngày 06 tháng 11 năm 2016, về việc ban hành quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức của Bộ Nội Vụ.
	Xác định được tầm quan trọng của từng thành phần hồ sơ với mỗi cán bộ, viên chức trong nhà trường. Tôi đã cập nhật kịp thời, chủ động đề xuất với ban Giám hiệu đầu tư toàn bộ hệ thống hồ sơ theo mẫu QĐ 06/2007/QĐ-BNV với đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Sau khi nghiên cứu kỹ và chi tiết, Tôi đã tổ chức hướng dẫn viên chức khai lý lịch theo Hồ sơ mới.
Hình ảnh triển khai hồ sơ viên chức theo QĐ 06/2007/QĐ-BNV.
Hình ảnh hướng dẫn viên chức khai lý lịch theo yêu cầu của hồ sơ mới.
	- Các hồ sơ trên phải được Hiệu trưởng nhà trường xác nhận và chứng minh. 
	- Khi chuyển giao hồ sơ cán bộ, công chức hoặc tiếp nhận hồ sơ công chức cần thực hiện theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ ngày 18/06/2007 về việc Ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.
- Sắp xếp các hồ sơ theo vần tên A, B, C đảm bảo các nguyên tắc dễ tìm thấy, dễ thấy hay không thất lạc hồ sơ.
Quản lý sử dụng con dấu.
- Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Con dấu phải được quản lý và sử dụng tại trụ sở của đơn vị. 
- Cán bộ văn thư được giao giữ con dấu có trách nhiệm thực hiện những quy định sau: 
- Không giao con dấu cho người khác quản lý và sử dụng khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền.
- Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của đơn vị.
- Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ đúng thể thức và sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền. Không được đóng dấu khống chỉ, hoặc đóng dấu trước khi ký.
 	III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
	Qua một thời gian làm công tác văn thư, nhờ đưa ra một số giải pháp và cách thực hiện có khoa học, bản thân tôi đã đạt được một kết quả như sau:
	- Thông tin báo cáo kịp thời, đúng, nhanh, đáp ứng được các yêu cầu của nhà trường cũng như của cấp trên đề ra.
	- Hồ sơ, văn bản được cập nhật kịp thời, lưu trữ cẩn thận, sắp xếp khoa học, ngăn nắp theo danh mục, thuận tiện trong việc tra cứu khi cần thiết.
	- Tủ đựng hồ sơ ngăn nắp, phân loại cụ thể, khoa học, đẹp mắt.
Hình ảnh tủ hồ sơ lưu trữ của nhà trường
	- Công việc đều được chủ động giải quyết và mang tính thường xuyên.
	- Đối với hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức đã cập nhật các thông tin kịp thời đối với từng thành phần trong hồ sơ và được lưu trữ cẩn thận theo đúng yêu cầu của Quyết định 06/2007/QĐ - BNV và được các đoàn kiểm tra các cấp đánh giá cao. 
	- Hàng tháng, hàng tuần, tôi kiểm tra và vệ sinh toàn diện khu vực lưu trữ không để xảy ra tình trạng bị mối mọt.
	Nói chung, để bảo quản tốt hồ sơ và lưu trữ trong trường học là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, thận trọng, khoa học và ngăn nắp. 
	IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
Hiện nay công tác văn thư ở trường đã đi vào nề nếp, phát huy được hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, giảng dạy và hoạt động khác trong nhà trường nhờ biết khai thác tốt các thế mạnh sẵn có và ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công tác văn thư lưu trữ. Bản thân tôi được phân công làm nhiệm vụ Văn thư nhà trường. Ý thức đầy đủ được vai trò và tầm quan trọng của công tác văn thư lưu trữ nhà trường nên trong quá trình công tác tôi luôn tìm tòi, cải tiến công tác, tìm ra những biện pháp tích cực nhất, đem lại hiệu quả cao trong công tác văn thư hành chính, góp phần tích cực trong việc tham mưu cho lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường và cũng như để chia sẻ cùng đồng nghiệp. 
 * Bài học kinh nghiệm:
Là người làm công tác văn thư cần phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi trao dồi kinh nghiệm, vận dụng một cách linh hoạt hoàn cảnh thực tế ở mỗi nơi. biến cái khó thành cái dễ, thành thói quen của mình, thì công việc lúc nào cũng trôi chảy và đạt hiệu quả cao, luôn có tính kiên trì học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Công tác văn thư là một bộ mặt của cơ quan đơn vị nên trước tiên người làm công tác này phải nhạy bén, phương pháp làm việc khoa học, nhanh chóng và chính xác
Áp lực công việc đối với người làm công tác văn thư là rất lớn nên đòi hỏi người làm công tác này phải bình tỉnh và có phương pháp khoa học giải quyết công việc nhanh chóng mang tính kiên trì.
 Người làm công tác văn thư luôn luôn trực tiếp xử lý từng công việc một nhưng với thái độ phải hết sức hoà nhã, ân cần, siêng năng, không nóng nảy. Phải thật sự yêu quý công việc, xem việc của mình làm là tạo điều kiện cho lãnh đạo để cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học.
	Trên đây, tôi chỉ xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tuy không được hoàn hảo lắm, nhưng đã giúp cho tôi hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
- Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ;
- Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu;
- Nghị định số 31/2009/ NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP ngày 06 tháng 5 năm 2002 của Bộ Công an và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ;
- Thông tư số 07/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2009/ NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ;
- Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; 
- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. 
- Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ ngày 18/06/2007 về việc Ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức;
	- Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV, ngày 06 tháng 11 năm 2016, về việc ban hành quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức của Bộ Nội Vụ.

File đính kèm:

  • dockhacpham_thi_huyenmnhtt_123201910.doc
Sáng Kiến Liên Quan