Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường Tiểu học

Với phương châm:"Thư viện là trái tim của nhà trường" là bộ phận không thể thiếu trong trường học. Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh các loại Sách giáo khoa, Sách tham khảo, Sách nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng của GV và HS, tổ chức các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học cũng như phù hợp với nhiệm vụ của từng năm học cụ thể. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh. Đối với bạn đọc là giáo viên, Thư viện là kho tàng lưu giữ những kiến thức bổ ích được lưu trữ qua từng thời gian, đồng thời cung cấp, bổ sung và cập nhật khối lượng thông tin làm cho nội dung bài giảng ngày càng phong phú, giáo viên có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau để làm giàu vốn kiến thức của mình, truyền tải đến học sinh lượng kiến thức tốt nhất. Đối với bạn đọc là học sinh, thư viện đóng vai trò gián tiếp, xây dựng thói quen tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức cho học sinh trong học tập. Mặt khác, thư viện giúp bạn đọc tạo dựng được tính chủ động và hình thành hướng phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập của mình.

Thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường giúp giáo viên và học sinh giải trí sau những giờ học căng thẳng mệt nhọc, nắm bắt được nhu cầu đọc từ đó giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu nhằm sử dụng triệt để sách, báo, tài liệu của thư viện. Trong lịch sử tồn tại của mình, thư viện trường học từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong các trường phổ thông.

 

doc22 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 6181 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đến đây để tìm tòi và khám phá những tri thức nâng cao hiểu biết, chất lượng dạy và học.
Công tác người đọc hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là một hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức. Công tác người đọc bao gồm các hình thức tổ chức và phương pháp phục vụ người đọc ở trong và ngoài thư viện. Đồng thời công tác người đọc còn là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nó trong đời sống. 
Với ý nghĩa đó: Công tác người đọc luôn được coi là công tác quan trọng nhất của thư viện. Bởi vì, thông qua công tác này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới được sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được tác dụng trong phát triển mọi mặt của đất nước, từ đó vị trí, vai trò xã hội của thư viện mới được khẳng định. Trong thực tiễn hoạt động của các thư viện và cơ quan thông tin cho thấy công tác người đọc có rất nhiều vai trò khác nhau song nổi bật là công tác người đọc được ví như “chiếc cầu” nối liền người đọc với vốn tài liệu thông qua vai trò của người cán bộ thư viện. Thông qua công tác người đọc vốn tài liệu của thư viện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người đọc và chính điều đó là cơ sở của các hoạt động khác trong thư viện. Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác phục vụ người đọc trong thư viện nói riêng và trong xã hội nói chung, trong những năm gần đây công tác phục vụ người đọc của các thư viện ở nước ta đã và đang đạt được nhiều tiến bộ trên các mặt hoạt động:
 Chương III: Các biện pháp thực hiện
Các biện pháp được lựa chọn để nghiên cứu và thực hiện:
Qua nghiên cứu lý luận và tình hình thực tế của thư viện trường tiểu học Kim Thư . Tôi đã đề ra các biện pháp thực hiện như sau:
+ Vệ sinh kho sách
+ Chuẩn bị về cơ sở vật chất.
+ Chuẩn bị về vốn tài liệu.
+ Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc của học sinh
+ Sắp xếp, trang trí thư viện.
+ Tuyên truyền giới thiệu sách.
2. Cụ thể các biện pháp thực hiện:
2.1 Biện pháp 1: Vệ sinh kho sách 
 Vệ sinh kho sách là khâu quan trọng trong việc bảo quản vốn tài liệu của thư viện, nó làm tăng giá trị vốn tài liệu, tăng tuổi thọ của tài liệu qua thời gian. Vì vậy, kho sách phải luôn được giữ sạch sẽ, vệ sinh sàn, giá tài liệu. Hơn thế, qua vệ sinh kho sách sẽ tạo nên một không gian thoáng mát, sạch sẽ từ đó sẽ là điểm thu hút bạn đọc tới thư viện.
- Tất cả các sách ,báo được vận chuyển từ trên giá xuống để lau sạch sẽ,
- Quét mạng nhện bụi bẩn trên trần, lau cửa sổ, nền nhà,
- Vệ sinh tài liệu, sách, báo, tạp chí, 
- Xếp sách cũ riêng, sách mới riêng,
- Báo, tạp chí được đóng hộp tránh sự thất lạc, hạn chế sự giòn gãy.
 Sách được bảo quản tốt vì xếp trên giá sắt không rỉ.
2.2. Biện pháp 2: Tăng cường cơ sở vật chất 
Các trang thiết bị trong thư viện phải phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của bạn đọc. Đối với lứa tuổi tiểu học - các em còn nhỏ, chiều cao còn hạn chế nên các trang thiết bị trong thư viện phải phù hợp với các em: vừa tầm, dễ tìm, dễ lấy (sau khi khảo sát các trang thiết bị có trong thư viện) tôi đã đề xuất với ban giám hiệu nhà trường cho mua sắm, tu bổ cải tạo các trang thiết bị phù hợp với lứa tuổi các em học sinh tiểu học: Cụ thể
+ Các giá sách:
- Giá sách ở trong kho sách là các giá bằng sắt (có kích thước, chiều cao, chiều rộng) theo đúng tiêu chuẩn kích thước quy định...
- Giá sách ngoài phòng đọc của học sinh được làm bằng gỗ có chiều cao vừa phải 1m đến 1,2m. Được chia ra các ngăn nhỏ để các loại sách.
- Bàn ghế của học sinh: Được thiết kế bằng gỗ hình tròn và hình vuông (tất cả giá sách bàn ghế của học sinh được sơn phối màu - các màu sơn khác nhau), màu sắc đẹp từ đó cuốn hút học sinh đến với thư viện. 
+ Về vốn tài liệu:
Để nắm bắt được trong kho sách của mình có số lượng mỗi loại là bao nhiêu và mỗi loại có bao nhiêu đầu sách, bao nhiêu thể loại: tôi đã tiến hành kiểm kê toàn bộ kho sách - sau khi kiểm kê tôi thấy số lượng cụ thể như sau:
Thư viện có: 4330 bản, được phân loại;
 STK gồm: 1860 bản.
 SGK gồm: 545 bản.
 SNVgồm: 525 bản.
 ST gồm:1400 bản
Cùng các loại báo, tạp chí 600 bản.
Rà soát theo các tiêu chuẩn quy định, tôi thấy số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, truyện thiếu nhi, báo, tạp chí đã đủ so với yêu cầu về số lượng: nhưng để thư viện hoạt động được tốt và thu hút bạn đọc đến với thư viện. Cụ thể là các loại sách phải được bổ sung mới thường xuyên, thì kho sách mới đảm bảo chất lượng và cập nhật những thông tin mới - tôi tham mưu và đề xuất với ban giám hiệu, phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tăng vốn sách như sau: Phát động phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc nhiều cuốn sách hay" phong trào phát động trong toàn trường giáo viên và học sinh cùng tham gia. Để phong trào được tập trung và chất lượng sách quyên góp đảm bảo chất lượng, số lượng: Tôi kết hợp với hai đồng chí tổng phụ trách, Bí thư Đoàn trường soạn thảo bảng thông báo và có quy định cụ thể. Để động viên phong trào và khen thưởng những lớp, cá nhân làm tốt chúng tôi đề nghị với ban giám hiệu có khen thưởng kịp thời và phần thưởng cụ thể.
- Tham mưu với ban giám hiệu xã hội hóa công tác thư viện với hội phụ huynh toàn trường nhằm thu hút thêm nguồn vốn (tiền và sách) để tăng vốn sách tài liệu cho thư viện.
- Thực hiện chi tiêu kinh phí bổ sung sách vào thư viện theo quy định. Khi bổ sung sách tôi lựa chọn các danh mục sách được phép đưa vào thư viện và những sách phát hành mới nhất phù hợp với cấp học, môn học phù hợp với chương trình cải cách mới, phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của học sinh.
2.3 Biện pháp 3: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc của học sinh
Nhu cầu hứng thú đọc của học sinh trong nhà trường là vấn đề hết sức quan trọng của người cán bộ thư viện, để nâng cao hiệu quả nhằm thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện. Do vậy ngay từ đầu năm học thư viện trường đã phát phiếu nhu cầu đọc cho học sinh nắm bắt được nhu cầu đọc từ đó cán bộ thư viện đã phân loại hiệu quả và đáp ứng được kịp thời cho học sinh các khối 2,3,4,5. Thư viện nhà trường đã tiến hành phát phiếu thăm dò tới bạn đọc ( phụ lục đính kèm).
Thông qua, phân tích tổng hợp phiếu điều tra cán bộ thư viện nắm bắt hứng thú và nhu cầu của bạn đọc ngoài ra còn nhiều dạng điều tra để hiểu thêm về bạn đọc từ đó có kế hoạch để bổ sung sách, giới thiệu tuyên truyền sách để học sinh có hứng thú đọc. Qua đó thư viện đã có hướng khắc phục bổ sung thêm tài liệu để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, xây dựng kế hoạch một cách hợp lý, khoa học phù hợp với bạn đọc đến với thư viện.
2.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền giới thiệu sách 
Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các thư viện, đặc biệt là thư viện trường học. Đây là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu quả của hoạt động thư viện phổ thông. Hoạt động này nhằm mục tiêu khai thác toàn diện vốn tài liệu đồng thời là phương thức lôi cuốn bạn đọc đến thư viện một cách hữu hiệu nhất. Đây cũng là nghiệp vụ đặc thù của các thư viện trường học. Tuyên truyền, giới thiệu sách đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, khả năng viết, khả năng tổ chức, trưng bày của cán bộ thư viện về sách. Mục đích tuyên truyền, giới thiệu sách báo trong thư viện nhà trường nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; giúp thầy và trò nắm được nội dung cuốn sách báo, để có kế hoạch và phương hướng cụ thể sử dụng tốt thư viện, phục vụ nhu cầu dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi áp dụng hai phương pháp sau: tuyên truyền miệng và tuyên truyền trực quan.
2.4.1.Tuyên truyền miệng. Đây là hình thức phổ biến nhất trong hoạt động tuyên truyền được tiến hành thông qua ngôn ngữ sống động để thuyết phục người nghe. Chính vì vậy mà tôi thường xuyên theo dõi tiến độ giảng dạy của giáo viên để nắm bắt nhu cầu của giáo viên và học sinh về từng loại sách, báo; từ đó giới thiệu những sách, báo có trong thư viện phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học như: sách tham khảo về văn học, toán học, sách giáo dục đạo đức, các sách về tìm hiểu và khám phá khoa học...; thường xuyên tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chuyên môn vào các ngày cuối tuần hoặc các buổi chào cờ đầu tuần. Tôi nghĩ rằng làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đó góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo.
2.4.2.Tuyên truyền trực quan: Giới thiệu hoặc khai thác nội dung các cuốn sách trong các hình thức cảm thụ bằng mắt, để lại dấu ấn lâu bền trong tâm trí bạn đọc. Với hình thức chủ yếu trên sách, báo, trưng bày sách trong thư viện, qua các cuộc thi giới thiệu sách, điểm sách theo chủ đề, triển lãm sách, triển lãm tranh ảnh, treo báo tường... từ đó nâng cao được nhận thức trong cán bộ giáo viên, học sinh về ý thức tự học, tự nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Việc lựa chọn hình thức trưng bày phụ thuộc vào đặc điểm nhu cầu, hứng thú đọc của từng nhóm bạn đọc nhất định cũng như yêu cầu giảng dạy, học tập trong từng thời điểm cụ thể của nhà trường.
Cụ thể từ đầu năm học 2014 - 2015 tôi đã tiến hành một số đợt trưng bày giới thiệu sách qua tủ trưng bày giới thiệu sách như sau:
- Trưng bày, giới thiệu sách tham khảo chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Trưng bày, giới thiệu sách tham khảo chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
- Giới thiệu sách mới nhập thư viện, sách phục vụ cho các kỳ thi; Kỳ thi học kỳ, thi HSG,
2.5. Biện pháp 5: Sắp xếp trang trí trong thư viện: 
2.5.1 Sắp xếp: Để tổ chức sắp xếp kho sách phù hợp với thư viện trường tiểu học và phù hợp với lứa tuổi học sinh tôi đã tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ đã được học trong lớp Trung cấp Thư viện.
Đối với các sách tham khảo, sách nghiệp vụ sách giáo khoa tôi tiến hành xử lý nghiệp vụ theo quy định của công tác nghiệp vụ thư viện, đăng ký, phân loại vào sổ cá biệt từng loại sách, mô tả ấn phẩm, tổ chức sắp xếp sách trong kho theo từng kho sách, tổ chức sắp xếp phích phân loại theo từng môn loại ở tủ mục lục để giáo viên và các em học sinh dễ tra cứu, chọn sách theo yêu cầu, nhu cầu.
Đối với các sách truyện thiếu nhi tôi áp dụng phân loại theo mã màu (vì đối tượng học sinh tiểu học nhất là các em học sinh lớp một, lớp hai các em còn nhỏ mới tiếp xúc với con chữ, con số, nhiều hình thức nghiệp vụ thư viện còn rất mới mẻ với các em) vì vậy phân loại truyện theo mã màu sẽ rất thuận tiện cho các em khi đến thư viện và lựa chọn sách. Tôi tiến hành phân loại truyện theo mã màu (có quy định cụ thể cho từng loại truyện) ví dụ:
- ĐV11 thơ thiếu nhi tôi định mã màu là hồng nhạt
- ĐV12 kịch thiếu nhi định mã màu là màu xanh chuối
- ĐV13 truyện ngắn, truyện dài định mã màu là màu hồng phấn
- ĐV14 ký sự định mã màu là màu xanh da trời
- ĐV15 tạp văn tiểu luận định mã màu là mầu đỏ
- ĐV16 thư tín định mã màu là màu tím
- ĐV17 truyện dân gian định mã màu là màu cam 
- ĐV18 truyện tranh màu vàng nhạt 
- ĐV19 các thể loại khác định mã mầu là màu hồng đậm
- ĐV1 tác phẩm văn học thiếu nhi định mã màu vàng đậm
- ĐV2 khoa học thiếu nhi định mã màu là màu xanh cốm... 
Sau khi phân loại truyện theo mã màu tôi tiến hành các thao tác dán mã màu cho từng cuốn truyện (để mã màu được bền và sắp xếp trên giá đều, đẹp: trước khi dán tôi kẻ vạch quy định và có dán băng dính trắng để giữ chắc mã màu).
Lập bảng hướng dẫn sử dụng mã màu treo bên trong hoặc ngoài phòng đọc học sinh để các em nhận biết được các màu quy định từng loại truyện. Từ đó các em chọn sách theo đúng yêu cầu mà mình thích, nhanh chóng thuận tiện (cũng như khi đọc xong các em lại cất sách vào đúng nơi quy định).
Sách trong thư viện được xếp theo môn loại, chủ yếu là các ấn phẩm mang tính phổ thông với đầy đủ các môn loại tri thức, trong đó sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách truyện được chú ý bổ sung với tỷ lệ cao.
+ Kho mở tạo nhiều thuận tiện cho bạn đọc như: Trực tiếp tiếp xúc, chủ động lựa chọn những tài liệu phù hợp với nhu cầu bạn đọc; có thể đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà. Để nâng cao hiệu quả phục vụ bằng kho mở, việc sắp xếp chấn chỉnh kho, luân chuyển sách được thực hiện thường xuyên.
+ Kho đóng để lưu trữ những tài liệu hiện có của thư viện, kho đóng nối liền kho mở điều này đã tạo nên thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng trong việc cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc, bạn đọc mượn sách phải thông qua tủ mục lục và phiếu yêu cầu.
Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan trọng. 
2.5.2.Trang trí trong thư viện:
Đối với học sinh tiểu học ở lứa tuổi này với các em "học mà chơi, chơi mà học" vì vậy tổ chức sắp xếp sách trên giá, chỗ để các em ngồi đọc rất cần thiết đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, tâm lý - nắm bắt được điều đó tôi đề nghị với ban giám hiệu cho mua sắm các trang thiết bị bàn ghế, giá tủ ở phòng đọc học sinh phải phù hợp với các em. Bàn ghế giá tủ phải được làm bằng các chất liệu gỗ có sơn các loại màu, trên tường trang trí một số khẩu hiệu tranh ảnh sinh động để thu hút các em. Trên các giá sách lựa chọn các tiêu đề dễ hiểu, dễ nhớ, trang trí hoa văn nghệ thuật như "Em yêu văn học" "Thế giới truyện cổ tích" "Em thích đọc truyện tranh" "Em tìm hiểu, khám phá khoa học"... 
Đến với thư viện các em không chỉ được đọc sách, được tham gia giới thiệu sách, viết cảm nhận của mình sau khi đọc sách, mà còn được tham gia vẽ tranh, gấp hoa, chơi cờ vua, cờ tướng, xếp hình hay em tập làm ca sỹ,..
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được:
Với một số giải pháp tôi đã tiến hành ở thư viện trường tiểu học Kim Thư qua một thời gian thực hiện tôi thấy: Vốn sách trong thư viện được tăng lên rõ rệt, được bổ sung từ nguồn ngân sách của trường(quỹ buổi hai, quỹ bảo trợ giáo dục). Đặc biệt từ những cuốn sách từ hoạt động quyên góp của học sinh, phụ huynh. Tổng số sách từ 3020 cuốn(tháng 8 năm 2013) giờ 4330 cuốn, có đủ chủng loại, đúng quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo.
 * Trang thiết bị.
Đầu năm học 2014-2015, nhà trường đầu tư cho thư viện với số tiền 50.000.000đồng để tu sửa, trang trí, bổ sung trang thiết bị cùng với số sách cần thiết vào thư viện.
Thư viện trường tiểu học Kim Thư với diện tích 96m2. Được chia ra: Phòng kho 18m2, diện tích phòng đọc dành cho giáo viên 30m2, diện tích phòng đọc của học sinh 48m2. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, với hệ thống đèn, quạt đạt tối đa cho một thư viện đạt tiên tiến cấp Quốc gia, phòng được bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
Với; 7 giá sách, thiết kế phù hợp với đối tượng bạn đọc là học sinh tiểu học.
4 bộ bàn ghế tròn cùng thảm chải đủ phục vụ cho 40 bạn đọc tại chỗ
1tivi, 3 bộ máy tính kết nối Internet	
1 bộ bàn ghế thủ thư cùng với quạt, đèn điện. Tất cả được sắp xếp một cách khoa học.
Nguồn sách phong phú, đa dạng về thể loại sách, được phòng GD&ĐT cấp, nhà trường tự mua sắm, cùng vào đó là một lượng sách lớn Bộ GD tặng vào năm 2008, với tổng giá trị 25triệu đồng ở các thể loạị; Sách tham khảo, Sách nghiệp vụ, Sách truyện thiếu nhi. Hiện nay thư viện Kim Thư có tổng số sách là: 4330 bản, được phân loại;
STK gồm: 1860 bản.
 SGK gồm: 545 bản.
 SNVgồm: 525 bản.
 ST gồm:1400 bản
Cùng các loại báo, tạp chí 600 bản như; Giáo dục thời đại, Hà Nội mới, Nhân dân, thế giới mới, toán tuổi thơ,...Hàng năm, vốn tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quỹ khác nhau nên ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Hàng ngày, thư viện phục vụ gần 39 cán bộ giáo viên và 434 học sinh đến đây để tìm tòi và khám phá những tri thức nâng cao hiểu biết, chất lượng dạy và học.
* Số người đến thư viện và vòng quay cuốn sách
+ Năm học 2011-2012 : tổng lượt bạn đọc đến thư viện: 9.135 lượt
	 Số sách báo lưu hành: 10.440 cuốn
+ Năm học 2012-2013 : Tổng lượt bạn đọc đến thư viện: 9.390 lượt
	 Số sách báo lưu hành: 10.868 cuốn
+ Năm học 2013-2014 : Tổng lượt bạn đọc đến thư viện: 9.520 lượt
	 Số sách báo lưu hành: 11.587 cuốn
Số lượng bạn đọc và số lượng sách báo lưu hành, năm sau tăng hơn so với năm trước rõ ràng. Đây cũng là sự cố gắng nỗ lực của cán bộ thư viện trong công tác phục vụ bạn đọc.
2. Bài học kinh nghiệm.
Nhờ thực hiện tốt các biện pháp trên một cách có hiệu quả, chúng tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Hoạt động thư viện phải luôn gắn liền với nhiệm vụ năm học và kế hoạch chuyên môn của nhà trường, thư viện phải biết gắn kết với các đoàn thể như; Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Công đoàn và các tổ chức chuyên môn.
- Cán bộ thư viện phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, có thái độ phục vụ bạn đọc ân cần, chu đáo, tích cực học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, áp dụng nhiều hình thức phong phú tuyên truyền, giới thiệu sách tới đông đảo cán bộ giáo viên và học sinh.
- Cán bộ thư viện phải thường xuyên tham mưu, tranh thủ sự ủng hộ của BGH và phụ huynh học sinh.
3. Những đề xuất và khuyến nghị:
3.1. Với nhà trường.
- Tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung sách báo cho thư viện.
- Đề nghị nhà trường tăng nguồn kinh phí mua Sách truyện, Sách tham khảo, nhất là các tài liệu theo chương trình đổi mới, để thư viện có thể kết hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức các buổi thi kể chuyện theo sách, các buổi hoạt động ngoại khóa.
- Nhà trường và Phòng giáo dục trang bị thêm cho phòng đọc một số trang thiết bị để thư viện có phương tiện hoạt động tốt hơn.
3.2. Với cấp trên.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ thư viện để cán bộ giáo viên thư viện nâng cao nghiệp vụ.
- Tổ chức các buổi tham quan tại các thư viện điển hình trong huyện, thành phố để cán bộ thư viện được giao lưu, học hỏi, nâng cao nghiệp vụ.
- Quan tâm hơn nữa tới công tác thư viện trường học, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi nhà trường đều có một cán bộ thư viện chuyên trách, để công tác thư viện trường học hoạt động ngày càng hiệu quả.
Trên đây là một vài kinh nghiệm để thu hút bạn đọc đến với thư viện trường tiểu học. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng chí đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn ! 
 Kim Thư, ngày 24 tháng 2 năm 2015
 TÁC GIẢ
 Vũ Khánh Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa môn Tiếng Việt các lớp 1,2,3,4,5.
2.Sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 1,2,3,4,5.
3.Nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt bậc tiểu học.
4.Thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt các lớp 1,2,3,4,5.
5. Một số tạp chí giáo dục năm 2014.
MỤC LỤC 
STT
Nội dung
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Phần mở đầu
Tên đề tài
Lý do chon đề tài
Mục đích nghiên cứu
 Khách thể và đối tương nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
 Dự kiến nội dung
Phần nội dung chính 
Chương1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
Quy định của ngành giáo dục về bậc học tiểu học
Nội dung dạy học ở tiểu học nói chung
Nội dung dạy học ở tiểu học nói chung
Chương 2: Thực trang vấn đề công tác chuyên môn dạy và học môn Tiếng Việt tại trường tiểu học KimAn
Chương 3: Các biện pháp thực hiện
BP1: Tăng cường bồi dưỡng trình độ hiểu biết và ý thức nghề ngiệp của giáo viên.
BP2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhăm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt.
BP3:Phân công chuyên môn theo đúng năng lực sở trường, tâm tư nguyện vọng của giáo viên.
BP4: Đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên thông qua kết quả học tập của học sinh.
Phần 3: Kết luận
1. Kết quả thực hiện
2. Bài học kinh nghiệm
3. Những khuyến nghị
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6
6
8
9
9
10
11
13
15
21
22
25
CÁC HÌNH ẢNH THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM THƯ
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của HĐKHCS
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của HĐKH huyện

File đính kèm:

  • docSKKN_ve_cong_tac_thu_vien_Mot_so_bien_phap_thu_hut_hoc_sinh_den_thu_vien_doc_sach.doc
Sáng Kiến Liên Quan